Chiến lược cắt giảm chi phí của Samsung

Để nhằm mục đích có thể giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển vững mạnh, bên cạnh việc các chủ thể cần cho mình môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng với sự đồng hành của cơ quan, chính quyền các cấp trong cắt giảm chi phí đầu vào thì bản thân mỗi doanh nghiệp cũng rất cần có giải pháp cắt giảm chi phí trong hoạt động của mình. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chiến lược cắt giảm là gì? Đặc trưng, trường hợp sử dụng?

Chiến lược cắt giảm chi phí của Samsung

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Chiến lược cắt giảm là gì?

Ta hiểu về chiến lược cắt giảm như sau:

Chiến lược cắt giảm hay chúng ta còn có thể gọi là chiến lược thu hẹp. Chiến lược cắt giảm trên thực tế cũng chỉ xảy ra khi một doanh nghiệp cơ cấu lại nhằm mục đích để có thể cắt giảm chi phí và tài sản trong nỗ lực lật ngược lại xu hướng suy giảm của doanh thu và sản lượng tiêu thụ.

Cắt giảm chi phí được hiểu cơ bản chính là một hoạt động đặc biệt diễn ra trong nội bộ công ty. Mục đích của hoạt động cắt giảm chi phí được thể hiện là đưa các chi phí hoạt động về mức tối thiểu. Tuy nhiên các chủ thể nếu muốn thực hiện hiệu quả thì không có công thức chung cho các công ty khác nhau. Để nhằm mục đích có thểtiến hành hoạt động này cần xem xét các phản ánh trong hoạt động công ty với các kỳ kế toán nhất định.

Cắt giảm chi phí cũng được đánh giá chính là tiến đến chỉ sử dụng kinh phí cho hoạt động thực sự cần thiết. Cũng thông qua đó mà các lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tăng cao. Đây trên thực tiến được coi là hoạt động đưa ra giải pháp tiết kiệm tiền, cắt giảm những chi phí không cần thiết. Các nội dung cắt giảm về bản chất cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động và vận hành của công ty.

2. Chiến lược cắt giảm trong tiếng Anh là gì?

Chiến lược cắt giảm hay chúng ta còn có thể gọi là chiến lược thu hẹp trong tiếng Anh là: Retrenchment Strategy.

3. Các vấn đề liên quan về chiến lược cắt giảm:

Đặc trưng của chiến lược cắt giảm:

– Trong suốt thời kì thực hiện việc cắt giảm, các chủ thể là những nhà chiến lược phải hoạt động trong phạm vi nguồn lực hạn chế và đối mặt với áp lực đến từ các chủ thể là những chủ sở hữu, người lao động hay giới truyền thông.

– Chiến lược cắt giảm khi xảy ra cũng có thể dẫn đến việc bán đất đai và bất động sản để từ đó sẽ có thể huy động lượng tiền mặt cần thiết, cơ cấu lại tuyến sản phẩm, đóng cửa các nhà máy cũ kĩ, các lĩnh vực kinh doanh phân tán, tự động hóa quá trình, cắt giảm lao động và thiết lập hệ thống kiểm soát chi phí.

Ví dụ cụ thể về chiến lược cắt giảm:

Chiến lược cắt giảm của Samsung trong cuộc Khủng hoảng tài chính Châu Á 1996 – 1997.

Người có công đầu vực dậy Samsung là kiến trúc sư Yun Jong Yong – Tổng giám đốc điều hành kiêm Phó chủ tịch. Trong chiến lược cắt giảm và tái cấu trúc của mình, ông Yun Jong Yong – Tổng giám đốc điều hành kiêm Phó chủ tịch đã mạnh dạn sử dụng các biện pháp cụ thể có thể kể đến như:

– Sa thải 1/3 lượng công nhân (24.000 người).

– Thay 1/2 số nhà quản trị cấp cao.

– Bán tài sản thừa (1,9 tỉ USD): 16 nhà máy, máy bay riêng…

– Cắt giảm 50% chi phí các loại.

Những trường hợp sử dụng chiến lược cắt giảm:

– Theo Fred R.David thì chiến lược cắt giảm có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp cụ thể sau đây:

+ Chiến lược cắt giảm có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu khi một doanh nghiệp có năng lực riêng biệt nhưng thất bại trong việc đạt được các mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn.

+ Chiến lược cắt giảm có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu khi doanh nghiệp ở vị thế cạnh tranh yếu hơn tron ngành.

+ Chiến lược cắt giảm có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu khi doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận thấp, người lao động không có động lực làm việc đồng thời chủ sở hữu gây áp lực nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

+ Chiến lược cắt giảm có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu khi doanh nghiệp thất bại trong việc tận dụng các cơ hội từ bên ngoài, tối thiểu hóa các nguy cơ, tận dụng được các điểm mạnh và khắc phục được các điểm yếu của doanh nghiệp.

+ Chiến lược cắt giảm có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu khi một doanh nghiệp tăng trưởng quá nhanh và quá rộng đến mức việc cấu trúc lại tổ chức là cần thiết.

4: Vai trò của cắt giảm chi phí:

Cắt giảm chi phí có những ý nghĩa như sau:

– Thứ nhất: Cắt giảm chi phí có thể làm tăng lợi nhuận và giảm được giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất được biết đến chính là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Cắt giảm chi phí giúp doanh nghiệp tạo thế cạnh tranh. Giảm chi phí hợp lý là tiền đề để các doanh nghiệp chuyển mình theo hướng mong đợi; tự tin tham gia các dự án có tiềm năng và hướng phát triển mũi nhọn. Lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí.

Cắt giảm chi phí cũng cần phải được tiến hành sao cho hiệu quả. Có những cắt giảm cho lợi ích trước mắt nhưng lại gây hại cho vị thế và tăng trưởng về lâu dài. Ví dụ như cắt giảm  số lượng công nhân trong một số trường hợp.

– Thứ hai: Cắt giảm chi phí góp phần vào sự quyết định thành công hay thất bại của Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ cần phải kiểm soát được chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cắt giảm chi phí thực tế có tác động đến việc nên hay không nên cắt giảm chi phí. Chính vì vậy, quản lý chi phí là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản lý.

Đối với các chủ thể là những nhà quản lý, sẽ cần phải nhận diện các loại chi phí, đề ra biện pháp kiểm soát phù hợp. Để nhằm mục đích có thể quản lý chi phí hiệu quả cần tiến hành các nội dung sau đây:

– Để nhằm mục đích có thể quản lý chi phí hiệu quả cần tiến hành phân tích, đưa ra cơ cấu chi phí bắt buộc và dự phí; ước lượng nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ;

– Để nhằm mục đích có thể quản lý chi phí hiệu quả cần tiến hành phân chia chi phí sử dụng cho từng hoạt động, lợi nhuận thu được một cách hợp lý. Lợi nhuận làm tiếp tục trở thành chi phí cho các khoản đầu tư tiếp theo, phân chia như thế nào,…

Kinh phí tiết kiệm của việc cắt giảm chi phí có thể dùng xử dụng trong những thời điểm khó khăn và tạo tiềm lực phát triển mới.

Một số giải pháp giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí hiệu quả:

Để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được các hiệu quả đặt ra, mỗi doanh nghiệp sẽ cần phải đưa ra được các biện pháp giảm chi phí, cách thức quản lý và kiểm soát cho phí tốt nhất. Cụ thể ta có thể kể đến các giải pháp như:

-Thứ nhất, cần phải xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Tất các các doanh nghiệp khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với các chủ thể là những nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp.

– Thứ hai: các chủ thể cũng sẽ cần phải xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Các chủ thể cũng sẽ cần lưu ý, nếu cắt giảm thì sẽ gây hậu quả không hay cho việc tăng năng suất lao động, tác động đến kết quả của giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp muốn có. Cho nên cần cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. 

– Thứ ba: các chủ thể cần phải sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để nhằm mục đích khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững. Cần phải tiết kiệm những khoản chi phí hoạt động cơ bản nhưng vẫn dành ra một khoản tiền lớn để đầu tư cho tiếp thị, giao dịch với đối tác và đổi mới quản lý, kinh doanh nhằm mục đích để có thể hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao. 

– Thứ tư: bên cạnh đó sẽ cần thường xuyên rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể. Một mặt, các doanh nghiệp sẽ cần đặt ra những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn để nhằm mục đích có thể động viên các chủ thể là những nhà quản lý cắt giảm những chi phí khác nhau nhằm mục đích để có thể phục vụ tăng trưởng, nhưng mặt khác cũng cần xác định rõ bao nhiêu phần trăm trong số lợi nhuận thu được từ việc cắt giảm chi phí và bao nhiêu phần trăm có được từ những nỗ lực cải thiện, phát triển kinh doanh khác.

– Thứ năm: Đó là cần xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Doanh nghiệp cũng nên xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận doanh nghiệp và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ. 

– Thứ sáu đó là việc cắt giảm các chi phí nhưng vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng phải có sự thích hợp giữa những chỉ đạo từ trên xuống dưới và các đề xuất được nêu cụ thể từ dưới lên trên. Các chủ thể là những nhà quản lý cấp cao đóng vai trò xây dựng những trọng điểm và mục tiêu quản lý chi phí, còn các nhà quản lý cấp dưới sẽ chính là người thực thi những nhiệm vụ được đặt ra, trực tiếp xử lý các chi tiết kinh doanh, cũng như có nhiệm vụ tìm ra những chi phí tốt và chi phí xấu; bên cạnh đó cũng cần đánh giá các mặt lợi hại của việc cắt giảm các chi phí do các chủ thể là những đối tượng nhà quản lý cấp cao đề ra.