Chờ 123.doc duyệt bài mất bao nhiêu ngày năm 2024

Trình bày lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động. Hãy nêu ngắn gọn một số hiểu biết của em về thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay

  • Kinh tế chính trị mac lenin
  • Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và 2
  • Bài luận môn kinh tế chính trị (cô Liên) chương 5
  • BÀI TẬP LỚN- KTCT - Grade: 9
  • THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
  • BÀI TẬP LỚN - TRIẾT - Grade: 8
  • BT lớn Kinh tế Chính trị - BT lớn KTCT
  • Kinh tế chính trị thi cuoi ki tu luan 4 cau

Preview text

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--

BÀI TẬP LỚN

MÔN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ-NIN

Đề tài: LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ VẬN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET NĂM 2020

Sinh viên : Trần Thị Hồng Nhung Mã sinh viên : 11214635 Lớp học phần : 63 CLC B Người hướng dẫn : PGS. Tô Đức Hạnh

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

**I. Lý luận về lợi nhuận:

  1. Quan điểm trước Mác về lợi nhuận** 1. Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về lợi nhuận Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản ra đời. Nguyên lý cơ bản trong học thuyết của những người trọng thương là: lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông, là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt lẫn nhau; và không một người nào thu được lợi nhuận mà không làm thiệt hại đến kẻ khác. Dân tộc này làm giàu thì dân tộc khác phải chịu thiệt thòi, trong trao đổi luôn có bên thiệt và bên lợi.

1. Quan điểm của chủ nghĩa trọng nông về lợi nhuận Giống như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông ra đời trong thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng ở giai đoạn kinh tế phát triển hơn.

Chủ nghĩa trọng nông cho rằng giá trị thặng dư là quà tặng vật chất của thiên nhiên và nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm thuần túy. Tức là, lợi nhuận thương nghiệp có được là nhờ các khoản tiết kiệm chi phí thương mại, trong đó, thương mại là trao đổi ngang giá trị này lấy giá trị khác vì vậy không bên nào có lợi hay có hại. Cũng chính vì vậy không ai có được lợi nhuận và nhà tư bản không sinh ra của cải.

1. Quan điểm của trường phái cổ điển Anh về lợi nhuận Adam Smith (1723-1790): Ông là người đầu tiên tuyên bố rằng “lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư”. Theo cách giải thích của ông thì lợi nhuận, địa tô và lợi tức chỉ là hình thức khác nhau của giá trị do công nhân tạo ra ngoài tiền lương.

chi phí sản xuất, họ mang số tiền đó so với tổng tư bản ứng trước và gọi là lợi nhuận.

Giá trị thặng dư được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận, tức là giá trị thặng dư là nội dung bên trong được tạo ra trong quá trình sản xuất và kết tinh trong hàng hóa còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện của nó ở ngoài xã hội thông qua lưu thông.

Lợi nhuận thể hiện sự lời lãi của đầu tư tư bản, là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

2. Tỷ suất lợi nhuận (P’) Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư với tổng tư bản ứng trước.

Tỷ suất lợi nhuận thường được tính hàng năm, phản ánh mức doanh lợi của việc đầu tư kinh doanh, chỉ cho các nhà tư bản biết đầy đủ hơn mức độ hiệu quả kinh doanh để ra quyết định nên đầu tư vào ngành nào có lợi nhất. Vì vậy tỷ suất lợi nhuận đã trở thành động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.

 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ bộ phận giá trị mới do công nhân làm thuê tạo ra thì người công nhân nhận được bao nhiêu phần trăm và nhà tư bản lấy của họ bao nhiêu phần trăm. Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Thực tiễn phát triển kinh tế ngày nay ở nước ta cho thấy, cả ba yếu tố: thời gian lao động, cường độ lao động và năng suất lao động đều quan trọng, cần được sử dụng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. - Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v)

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cấu tạo hữu cơ (c/v) của tư bản càng thấp thì tỷ suất lợi nhuận càng cao nhưng trong một xí nghiệp cá biệt cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên sẽ dẫn tới nâng cao năng suất lao động trong xí nghiệp ấy và giá trị cá biệt của hàng hóa do xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội và làm cho xí nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do đó thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao trình độ của người lao động,... thể hiện sự gia tăng không ngừng của cấu tạo hưu cơ tư bản.

- Tốc độ chu chuyển của tư bản (n) Các biện pháp rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản đều là các biện pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận, thời gian sản xuất và thời gian lưu thông càng rút ngắn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Do đó trong khâu sản xuất, nhà tư bản tích cực tìm tòi, chủ động nâng cao năng suất lao động và đồng thời mở rộng thị trường đối tác mua và bán nhằm giảm thời gian lưu thông hàng hóa nhằm thu được nhiều của cải nhất cho doanh nghiệp.

- Sự tiết kiệm tư bản bất biến (c) Các đã chỉ ra những biện pháp tiết kiệm tư bản bất biến mà các nhà tư bản trong thế kỷ XIX đã sử dụng để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, bao gồm: kéo dài lao động thặng dư và kéo dài ngày lao động; “tiết kiệm về những điều kiện sản xuất đặc trưng cho nền sản xuất quy mô lớn với tư cách là những điều kiện của lao động xã hội” , “biến những chất thải của sản xuất, những cái gọi là phế liệu, trở thành những yếu tố sản xuất mới”, tiết kiệm trong việc sử dụng bản thân tư bản bất biến, sử dụng những điều kiện lao động của công nhân một cách tiết kiệm, tiết kiệm nhờ những phát minh, cải tiến trong khoa học- kĩ thuật.

2. Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân .

hành khách, với 139 đường bay gồm 48 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và 95 đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia,... Vietjet có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới. Tuy có một số đường bay nội địa tạm dừng khai thác do tác động của đại dịch Covid-19 song VietJet đã có lộ trình khai thác trở lại trong năm 2021.

Theo Báo cáo tài chính thường niên 2020 của Vietnam Airlines ghi nhận sự giảm mạnh của tổng lượng khách và số chuyến bay. Cụ thể, từ cuối tháng 3/2020, mạng bay quốc tế đi/đến Việt Nam gần như tạm dừng khai thác, hoạt động vận tải hành khách quốc tế hoàn toàn đình trệ, khách tổng thị trường quốc tế đạt 3 triệu khách, giảm 79% so với 2019. Đối với nội địa, mặc dù có rất nhiều chương trình khuyến mại, giá vé ưu đãi cùng sự phổ biến của vaccin Covid nhưng khách tổng thị trường nội địa chỉ đạt 31,7 triệu khách, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt bằng giá vé cũng giảm mạnh do dư thừa cung ứng làm doanh thu thuần toàn thị trường chỉ bằng 64% so với 2019.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 tuy đạt được chỉ tiêu do đại hội đồng cổ đông đề ra nhưng không tránh khỏi sự sụt giảm nặng nề so với năm 2019 khi dịch bệnh chưa bùng phát. Tổng doanh thu và thu nhập khác năm 2020 của công ty mẹ đạt 18 tỷ đồng, giảm 64% so với năm 2019 (bằng 102% kế hoạch cả năm do đại hội đồng cổ đông phê duyệt). Trong đó, doanh thu vận tải hành khách giảm 1 tỷ đồng (152%), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 57,8%, doanh thu vận tải hàng hóa giảm 22,8%. Tuy nhiên doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác tăng khoảng 146% (1 tỷ đồng) so với năm 2019 (721 tỷ đồng).

Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2020 có biến động khá lớn so với 2019, giảm 98% từ 3 tỷ đồng xuống tới 69 tỷ đồng tuy nhiên vẫn đủ để giúp VietJet là hãng hàng không hiếm hoi có lợi nhuận năm 2020.

2. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty 2. Những kết quả đạt được Năm 2020 được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) nhận định là năm khó khăn trong lịch sử ngành hàng không dân dụng thế giới. Dịch COVID- 19 đã khiến doanh thu của ngành giảm 510 tỷ USD so với năm 2019. Sản lượng hành khách toàn cầu giảm 60,5%, tương đương với lượng hành khách được vận chuyển trong năm 2003.

Là doanh nghiệp chủ lực của hàng không Việt Nam, VietJet cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Tuy nhiên so với kế hoạch điều chỉnh chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2020 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, VietJet Air đã đạt được những kết quả khả quan hơn mong đợi. Doanh thu của công ty mẹ năm 2020 đạt 15 tỉ đồng và lỗ hoạt động vận tải hàng không chỉ ở mức 1 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với dự kiến. Doanh thu hợp nhất đạt 18. tỉ đồng và lợi nhuận hợp nhất đạt 68 tỉ đồng. Với kết quả trên, Vietjet trở thành một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới duy trì được toàn bộ hoạt động khai thác chính, không để người lao động mất việc làm và đạt kết quả kinh doanh có lợi nhuận trong năm 2020

Đặc biệt, trong số những chuyến bay được thực hiện, Vietjet đã thực hiện 7 chuyến bay nhân đạo (cập nhật đến tháng 7/2020) đưa được gần 10 công dân Việt Nam ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Sri Lanka, Bangladesh, Philippines, Brunei, Indonesia và Myanmar về nước an toàn. Cùng với đó là những cánh bay chở theo hàng vạn tấn hàng hóa hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và tiếp sức cho người dân miền Trung trong đợt lũ lịch sử. Khi dịch COVID-19 lần nữa trở lại Việt Nam, Vietjet cũng tiên phong triển khai các kế hoạch khai thác đảm bảo an toàn tối đa cho

- Nguy cơ về an ninh thông tin mạng: vẫn còn có một số trường hợp ý thức của nhân viên chưa cao dẫn đến xảy ra tình trạng vô tình/cố tình làm lọt thông tin nội bộ và dữ liệu cá nhân, thậm chí bị lừa đảo. b. Nguyên nhân - Năm 2020, dưới tác động của dịch bệnh, Việt Nam ngừng các chuyến bay vận chuyển quốc tế, chỉ thực hiện các chuyến bay vận chuyển công dân về nước và chở hàng hóa (Ví dụ: từ ngày 22/7/2020, đường bay nối Hà Nội và TP HCM giảm còn hai chuyến chở khách mỗi ngày, chỉ do Vietnam Airlines khai thác, các hãng khác không được tham gia). Ngoài ra, VietJet còn phải duy trì một số tàu bay cùng lực lượng phi công, thợ máy, tiếp viên, ... sẵn sàng hoạt động để phục vụ các yêu cầu chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ. Điều này đã tạo áp lực lên nguồn vốn của hãng, buộc VietJet phải cắt giảm chuyến bay để cầm cự qua dịch bệnh. - Máy bay bị chậm chuyến và hủy chuyến do nhiều nguyên nhân khách quan như thời tiết hay các nguyên nhân chính khác như: máy bay về muộn, do trang thiết bị tại Cảng hàng không và do đơn vị quản lý, điều hành bay,.... - Việc đào tạo đội ngũ nhân lực không theo kịp tốc độ phát triển. - Cơ sở hạ tầng hàng không xuống cấp hay quá tải cơ sở hạ tầng, như Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài có lưu lượng dày đặc, thỉnh thoảng máy bay phải bay lòng vòng trên trời để chờ được hạ cánh, hoặc nhiều khi máy bay hạ cánh rồi thì hành khách phải chờ đợi một khoảng thời gian dài để có xe đưa vào nhà ga. - Trong bối cảnh tình hình an ninh mạng trên thế giới đang diễn biến ngày càng phức tạp, hành lang pháp lý về bảo vệ thông tin, đặc biệt là thông tin cá nhân chưa hoàn chỉnh, dẫn đến tình trạng có nhiều vi phạm về sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng hoặc mua bán thông tin cá nhân. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, VietJet đã tổ chức phương án làm việc từ xa cho một lượng lớn cán bộ nhân viên làm tăng nguy cơ rủi ro về thông tin.

**III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Air)

  1. Môi trường pháp lý có những điều kiện thuận lợi** Về góc độ hành lang pháp lý trong lĩnh vực hàng không, các chuyên gia cho rằng, với nhiều quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải hàng không và kinh doanh cảng hàng không được quy định mới trong Nghị định số 89/2019/NĐ-CP vừa có hiệu lực đầu năm 2020 sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi xin giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, đặc biệt là điều kiện về vốn pháp định được giảm xuống.

Trước tình hình khó khăn của các hãng hàng không và đánh giá vai trò của ngành hàng không đối với nền kinh tế và xã hội, Chính phủ các quốc gia nên đưa nhiều gói hỗ trợ tài chính nhằm duy trì hoạt động hàng không và ngăn chặn việc sa thải nhân viên. IATA cũng cảnh báo khoảng 1,3 triệu việc làm trong ngành hàng không đang gặp rủi ro và tiềm ẩn tác động xấu tới hàng triệu người lao động khác.

2. Nâng cao chất lượng lao động Hiện nay trong ngành hàng không đang “khát” nhân lực. Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á. Điều này thể hiện nhu cầu vận tải hàng không rất cao của thị trường nội địa Việt Nam cũng như nhu cầu từ thị trường quốc tế đến Việt Nam. Từ đó, xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực trong nội bộ ngành hàng không.

Cho nên, để có nguồn lao động chất lượng và chuyên nghiệp đáp ứng cho các doanh nghiệp nói chung và VietJet Air nói riêng thì yếu tố đào tạo, giáo dục rất quan trọng. Ban điều hành VietJet Air cần phải: Phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý đủ về số lượng và chất lượng, trong đó tập trung đào tạo cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn chức danh, đảm bảo 100% các bộ được đào tạo chuyên sâu,

nhiều khách hàng bởi nhu cầu đi lại hiện nay là rất lớn và vẫn có nhiều người lựa chọn di chuyển đường dài bằng xe khách. Khi thuê hoặc mua lại tàu bay cũ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, sẽ gặp những bất lợi vì các khoản gia tăng chi phí, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, gây ô nhiêm môi trường và những trải nghiệm bay không thực sự thoải mái cho hành khách. Cho nên việc đầu tư vào những đội bay hiện đại, mới giúp hãng tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc sửa chữa, bảo dưỡng, tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và giảm lượng khí thải ra môi trường, điều kiện để mô hình kinh doanh này có những nền tảng để phát triển bền vững. Hoặc VietJet Air có thể trang bị hệ thống giải trí không dây (wireless streaming). Thông qua ứng dụng này, hành khách sẽ được trải nghiệm các thiết bị điện tử cá nhân (máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính xách tay...) ở chế độ máy bay để truy cập hệ thống giải trí trên chuyến bay. Như vậy sẽ lôi kéo được nhiều khách hàng trải nghiệm bởi sự tiện lợi và thông minh. 4. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng Đứng trước hoàn cảnh quá tải cơ sở hạ tầng hàng không, VietJet cần có những biện pháp khắc phục để có thể thích ứng và nâng cao hiệu quả kinh doanh: Phát triển đội tàu và phân bổ lịch bay hợp lý trong quá trình khai thác tại 5 căn cứ khai thác chính; Hợp tác với các công ty cung ứng dịch vụ mặt đất nhằm cải thiện quy trình hoạt động, phối hợp các bộ phận chức năng; Trực tiếp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các sân bay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác vận hành; Liên doanh với các đối tác trong việc xây dựng, mở rộng các cảng hàng không mới.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chủ trương và định hướng rõ ràng trong việc đầu tư, nâng cấp mở rộng các cảng hàng không, nâng cao năng lực khai thác. Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành hàng không cần được cải thiện trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác, kinh doanh của VietJet và các hãng hàng không khác.

5. Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu Hàng năm, VietJet có thể trích một số nguồn tài chính để thực hiện những hoạt động vì cộng đồng hướng đến việc hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, tri ân các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, trợ cấp các đối tượng chính sách và trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, việc VietJet luôn chú trọng vào đầu tư mở rộng, nâng công suất phục vụ hành khách tại các cảng hàng không, cải tiến chất lượng dịch vụ như nâng cấp phòng chờ, cung cấp dịch vụ ca bin ngủ, khu vui chơi trẻ em,..ẽ là tiền đề khiến cho các doanh nghiệp luôn muốn trở thành đối tác chiến lược của VietJet Air. 6. Tăng cường hoạt động Marketing mở rộng thị trường Dù VietJet hiện là một trong những hãng hàng không đẳng cấp có thương hiệu lớn hàng đầu Việt Nam và trên thị trường hàng không thế giới nhưng vị thế lớn đến đâu thì cũng tiềm ẩn rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nhất là sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ tập trung khai thác khu vực nội địa, nhằm chiếm ngôi vị đứng đầu như: Jetstar Pacific, Bamboo Airways,... Bởi vậy, VietJet Air cần đầu tư vào việc quảng bá hình ảnh, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm tạo sự tin tưởng của khách hàng và liên kết với các hãng hàng không khác để đưa thương hiệu của mình ngày càng phát triển, có được doanh thu cao.