Chữ tài đi với chữ tai một vần là gì năm 2024

Con làm gì cũng cân nhắc là mình thật tâm vì lợi người lợi mình hay không. Con rất sợ không dám theo đuổi cái gì đến cùng để phát huy bản thân trong tục đế cả vì sợ đụng đến cái "tài" kia sẽ mang "tai" đến.

Chuỗi vòng may mắn của bạn, xem ngay!.

Câu hỏi:

Kính thầy, bài thơ của cụ Nguyễn Du cứ như là kim chỉ nam cho con và cũng là sự ám ảnh trên đường đời của con, mong thầy gỡ giúp: "Có tài mà cậy chi tài Chữ "tài" liền với chữ "tai" một vần .... Thiện căn ở tại lòng ta Chữ "tâm" kia mới bằng ba chữ "tài"" Đến bây giờ con vẫn rất hoang mang vì sợ mình sẽ thành công ở tục đế (điều này nhiều người sẽ cười con vì tự cho là mình hay), nhưng những câu thơ trên lúc nào cũng nhắc nhở con cả. Bây giờ công việc có thể giúp người nhà và giúp mình, vừa có thể làm điều mình thích nhưng con vẫn rất sợ. Con xin tri ân thầy.

Chữ tài đi với chữ tai một vần là gì năm 2024

Ảnh minh hoạ

Trả lời:

Đó là những người cậy tài mà lấn át người khác nên mới liền với chữ tai một vần, còn có tài mà làm lợi mình lợi người thì càng tốt, đâu có sao.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

... Do nhận thấy rằng, cái “tài”, từ trong bản thể của nó ẩn chứa nguyên nhân tai hoạ, vì người tài khó tránh khỏi bị đố kỵ, ghen ghét, Lão Tử đưa ra một cách xử thế sâu kín, thâm hậu để tránh tai hoạ: “Thông minh duệ trí thủ chi dĩ ngu, dũng lực chấn thế thủ chi dĩ khiếp”, nghĩa là người thông minh phải biết giữ mình bằng cách khiêm nhường....


Có một câu Kiều không dùng đến điển tích, không cần phải chú giải mà ai cũng dễ dàng hiểu được, đó là câu: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nhưng không phải câu Kiều tưởng dễ dàng hiểu được này hoàn toàn được hiểu đúng thần thái thâm hậu của nó trong bất kỳ mọi nơi, mọi lúc, trong những dịp “lẩy Kiều”. Những người có “chữ tâm” đích thực trong đời này không phải là ít và hết thảy họ đều yêu mến, nâng niu câu Kiều nhân nghĩa lung linh này.

Nhưng những người nhân danh “chữ tâm” lại cũng không phải là ít và đôi khi “chữ tâm” nhân danh này bị đem đối lập với chữ tài. Và như thế chữ tài lại bị dè bỉu, bị đố kỵ. Và như thế hai chữ “tâm, tài” tương đố. Ngày xưa, khi viết Truyện Kiều để chứng minh cho thuyết “tài mệnh tương đố” (“Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”), Nguyễn Du đã không ngờ đến cái tình cảnh “tâm, tài tương đố” này.

Thực ra, đại thi hào Nguyễn Du chỉ đem chữ tài đối lập với chữ mệnh chứ chưa hề đem chữ tài đối lập với chữ tâm bao giờ cả. Không đối lập hai chữ “tâm-tài” nhưng lại bảo: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, “rắc rối” chữ nghĩa là ở chỗ đó. Chẳng lẽ Nguyễn Du viết đến 3254 câu thần bút để ca ngợi một trang tuyệt thế về Tài-Tình-Sắc như Thuý Kiều mà lại đi dè bỉu “chữ tài” chăng? Hoàn toàn không, chữ tài trong cách hiểu của Nguyễn Du cũng như của cổ nhân là đã bao hàm cả chữ tâm, chữ đức ở trong đó nữa. Chả thế mà cha ông ta đã từng quý trọng, nâng niu hai chữ “hiền tài” và chính người tài là bậc hiền nhân ở đời cho nên phải “chiêu hiền đãi sĩ” (trong câu thành ngữ này thì chữ hiền chính là chữ tài, hai chữ từ chỗ gắn kết nhau đã trở nên đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa).

Thuý Kiều, nhân vật chính của Truyện Kiều mà Nguyễn Du đã thác ngụ trọn vẹn tư tưởng nghệ thuật tuyệt diệu của mình, Thuý Kiều, về nhiều mặt lại chính là một phiên bản đắt giá về “cái tôi” của Nguyễn Du, nhân vật ấy có đủ hai chữ tâm, tài gắn kết nhau (thực ra, hai chữ tâm, tài trong hình tượng nghệ thuật Thuý Kiều là không thể chia cắt nhau được, có chia cắt là chia cắt tương đối theo lô gích hình thức thôi chứ không chia cắt được trong lô gích nghệ thuật và trong “phép biện chứng” của Nguyễn Du). Bảo chứng cho phẩm hạnh Thuý Kiều quả không có gì đáng giá hơn lời khen, lời đánh giá của các vị cao tăng. Sư Giác Duyên khen:

“Người sao hiếu nghĩa đủ đường

Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi?”

Sư Tam Hợp đạo cô khen cả hai chữ tài, chữ tình gắn kết nhau trong con người Thuý Kiều:

“Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành

Lại mang lấy một chữ tình

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong”

hoặc:

“Lấy tình thâm trả nghĩa thâm

Bán mình đã động hiếu tâm đến trời”

Không riêng gì các vị sư đạo cao đức dày mà ngay cả đến những kẻ thù của Thuý Kiều, những kẻ từng đày đoạ, hành hạ Thuý Kiều đến độ vùi hoa, dập liễu không xót tay, những kẻ ấy không những không dè bỉu mà còn vô cùng nể trọng một Thuý Kiều tài tình quá đỗi. Hoạn Thư nhiều lần khen ngợi cái tài của Thuý Kiều giá đáng nghìn vàng:

“Rằng: Tài nên trọng mà tình nên thương

Ví chăng có số giàu sang

Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên!”

hay:

“Tiếc thay lưu lạc giang hồ

Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài!”

Thúc ông (cha Thúc Sinh), người đã đem Thuý Kiều ra hành hạ, đánh đòn trước cửa công vì cái tội quyến rũ Thúc Sinh chơi bời hoa nguyệt, rút cuộc, chính Thúc ông cũng phải nể trọng cái tài nghiên bút “giá đáng Thịnh Đường” của Thuý Kiều:

“Thương vì hạnh trọng vì tài

Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba”

Đáng chú ý, dưới con mắt dù khắt khe của chính mình, Thúc ông đã hiểu rằng trong con người Thuý Kiều, cái tài và cái đức hạnh gắn kết đi đôi với nhau.

Chữ tài đi với chữ tai một vần là gì năm 2024

Thế thì tại vì sao những người có được “chữ tài” (cũng tức là đã có đủ các chữ tâm, chữ đức nói chung) lại phải tu tâm, theo cách của Nguyễn Du đề xướng, trong khi chính những kẻ bất tài lại làm điều ác nữa chẳng hề phải tu tâm và cũng chẳng ai buộc được họ phải tu tâm cả? Khi viết nên câu Kiều nổi tiếng: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, Nguyễn Du hoàn toàn không có ý cho rằng cái “tai” mà người tài phải gánh chịu do bởi họ sống mất nhân tâm hay thất đức mà rõ ràng, cái “tai” ấy chính là do kẻ xấu, kẻ ác, là do bầy Ưng Khuyển gây nên.

Để tránh đi hoặc vượt qua cái “tai”, các nhà hiền triết ngày xưa đã đưa ra những cách thức, những phép hoá giải mầu nhiệm khác nhau. Do nhận thấy rằng, cái “tài”, từ trong...bản thể của nó ẩn chứa nguyên nhân tai hoạ, vì người tài khó tránh khỏi bị đố kỵ, ghen ghét, Lão Tử đưa ra một cách xử thế sâu kín, thâm hậu để tránh tai hoạ: “Thông minh duệ trí thủ chi dĩ ngu, dũng lực chấn thế thủ chi dĩ khiếp”, nghĩa là người thông minh phải biết giữ mình bằng cách khiêm nhường, coi mình như người ngu, bậc anh hào có sức mạnh chấn động thế giới phải biết giữ mình bằng cách làm như người nhát sợ.

Cũng giống như Lão Tử, Nguyễn Du đã soi xét nguyên nhân gây nên tai hoạ cho người tài không chỉ nảy sinh từ phía xã hội, cụ thể là từ phía cái xấu, cái ác ("Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") mà còn soi xét nguyên nhân này từ trong chính bản thể của cái tài, thành thử "Có tài mà cậy chi tài" (anh bị "tai" vì anh có tài, cũng như người phụ nữ đa đoan vì quá nhan sắc, "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"). Từ đó, Nguyễn Du, cũng giống như Lão Tử đã nghĩ ra cách “chế định” khôn khéo cho người tài bảo trọng thân mình. Nhưng Nguyễn Du không đưa ra cách xử thế “giấu mình” để tránh tai hoạ như Lão Tử nêu mà chọn cách khác, cách “tu tâm”.

Cái cách “tu tâm” mà Nguyễn Du nêu ra (phê bình văn học trước đây thường cho rằng điều này thể hiện sự bất lực của Nguyễn Du trước thực tại xã hội cũ) vừa chịu ảnh hưởng rõ nét của tư tưởng Phật giáo, vừa mang sắc thái riêng của Nguyễn Du. Dĩ nhiên, người “tu tâm” ở đây không phải do thiếu tâm, hay do tội lỗi phải sám hối mà là vì những lẽ đời nhiệm màu khác. “Tu tâm” ở đây đồng nghĩa với việc dùng sức mạnh của “chữ tâm” để hoá giải oan khiên, lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu tan. Khi luận cho sư Giác Duyên nghe về cuộc đời chìm nổi của Kiều, sư Tam Hợp đạo cô đã nêu: “Có trời mà cũng tại ta, tu là cội phúc...”. Người “tu tâm” sẽ làm chủ được nhân quả, làm chủ được hoạ phúc của đời mình. Trước hết là “trừ hoạ” từ quá khứ, công đức của Kiều ở kiếp này đã đủ để rửa sạch oan khiên từ kiếp trước, nói theo cách của nhà Phật:

“Thửa công đức ấy ai bằng

Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi

Khi nên trời cũng chiều người

Nhẹ nhàng nợ trước, đền bồi duyên sau”

Sau nữa là hưởng được quả phúc trong kiếp này: Kiều đã được sư Giác Duyên thuê người cứu sống sau khi nàng trầm mình trên sông Tiền Đường, giúp nàng dứt ra khỏi định mệnh Đạm Tiên, khiến cho Đạm Tiên đã phải “thông báo” là tên nàng Kiều từ nay được rút ra khỏi “sổ đoạn trường”:

“Tâm thành đã thấu đến trời

Bán mình là hiếu cứu người là nhân

Một niềm vì nước vì dân

Âm công cất một đồng cân đã già

Đoạn trường sổ rút tên ra

Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau”

Cái cách “tu tâm” trên đây còn là cách mà Nguyễn Du “hờn lẫy”, “hờn mát” với cuộc đời (“Có tài mà cậy chi tài”) và cũng là cách để chọi lại với cái ác, cái xấu. Lưu ý rằng với cách “tu tâm” mà Nguyễn Du xướng lên này, những người “đạt đạo” sẽ không chỉ tự tu dưỡng được đạo đức cho riêng mình mà còn góp phần cảnh tỉnh, nhắc nhở, hoá giải và “cứu chuộc tội lỗi” cả cho những ai đã thiếu tài lại thất đức, chẳng chịu tu tâm. Quả đúng như Tế Hanh viết: