Chùm bao là gì

Lạc tiên là một loại dược liệu thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thanh nhiệt cơ thể,… Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây lạc tiên cũng có một số tác dụng dược lý rất có lợi cho sức khỏe.

Chùm bao là gì
Hình ảnh cây lạc tiên
  • Tên gọi khác: Chùm bao, nhãn lồng, tây phiên liên, dây bầu đường.
  • Tên khoa học: Passiflora foetida L.
  • Họ: Lạc tiên (Passifloraceae).

Lạc tiên là cây thuộc dạng thân leo, có nhiều tua cuốn, bên trong rỗng. Toàn cây có lông mềm, lá dài khoảng 7cm, rộng khoảng 10cm, chia thành 3 thùy nhọn, mọc so le. Các tua cuốn thường mọc ở các nách lá, hoa màu trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả lạc tiên hình tròn, được bao bọc bởi lá bắc. Quả sống có màu xanh vị chua, quả chín vàng có vị ngọt, ăn được. 

Cây lạc tiên thuộc loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn. Ngoài ra, cây còn được trồng tại một số vườn thuốc để làm dược liệu.

Hầu hết các bộ phận của lạc tiên đều được sử dụng để làm dược liệu (trừ phần rễ). 

Cây lạc tiên được thu hái vào tất cả các mùa, nhưng tốt nhất là mùa xuân. Sau khi thu hái, người ta sẽ rửa sạch dược liệu, cắt ngắn thảo dược và đem phơi, sấy khô.

Chùm bao là gì

Dược liệu lạc tiên được bảo quản trong bì nilong kín gió hoặc nơi có độ ẩm dưới 12%.

Các nghiên cứu hiện đại phát hiện ra trong cây lạc tiên có chứa 3 thành phần hóa học chính đó là:

  • Tính vị: Lạc tiên có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt, chỉ thống. 
  • Quy kinh: Quy vào kinh Tâm, Can.
  • Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thành phần alcaloid có nhân harman trong chiết xuất của lạc tiên có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ nhờ ngăn cản được hoạt động của cafein trên cơ thể thỏ.
  • Ngoài ra, cây lạc tiên khô còn chứa lượng lớn flavonoid, có tác dụng khắc phục chứng tim đập nhanh tại một số thí nghiệm trên cơ thể chuột.
Chùm bao là gì
Cây lạc tiên có tác dụng gì?
  • Dạng thuốc sắc: Ngày dùng khoảng 20 – 40g dược liệu lạc tiên để sắc lấy nước uống. Bệnh nhân có thể uống 3 – 4 cốc lạc tiên sắc nước mỗi ngày. Uống trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.
  • Dạng chiết xuất lỏng: Có thể dùng khoảng 45 giọt/ngày trước khi đi ngủ. Với các trường hợp liên quan đến việc cai nghiện, có thể sử dụng khoảng 60 giọt tinh chất kết hợp với 0,8mg clonidine.
  • Dạng viên nang: Liều dùng trung bình khoảng 90mg/ngày.

Liều dùng của lạc tiên của mỗi bệnh nhân hoàn toàn khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và một số vấn đề liên quan. Để sử dụng lạc tiên an toàn, tốt nhất bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ trước khi áp dụng.

Khi sử dụng quá liều, dược liệu lạc tiên có khả năng để lại một số tác dụng phụ sau đây:

  • Rối loạn chức năng vận động
  • Người mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn
  • Không tỉnh táo
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh bất thường
  • Luôn buồn ngủ

Không phải ai cũng gặp phải tất cả các tác dụng trên hoặc những tác dụng phụ chưa được liệt kê đủ. Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ thông tin đảm bảo an toàn nào về việc sử dụng thảo dược này lên da. 

Lạc tiên được bào chế dưới dạng:

  • Thuốc sắc
  • Trà
  • Ngâm rượu
  • Chiết xuất chất lỏng

Ứng dụng cây lạc tiên trong các bài thuốc dân gian và hiện đại có rất nhiều. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến nhất:

1. Cây lạc tiên chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh

  • Dùng khoảng 16g lạc tiên sắc lấy nước uống mỗi ngày. Uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
  • Hoặc có thể kết hợp lạc tiên với lá vông, lá dâu, tâm sen để nấu thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng khoảng 4 – 5g cao lỏng để uống, sử dụng trước khi đi ngủ.

2. Khắc phục chứng ghẻ ngứa, viêm da

Dùng khoảng 100g lạc tiên tươi hoặc khô nấu với 2 lít nước. Để nước nguội thì dùng tắm hoặc rửa lên vùng da viêm ngứa.

3. Khắc phục chứng bệnh lỵ

Dùng khoảng 60g quả lạc tiên đem rửa sạch, sắc lấy nước. Pha thêm chút đường và chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.

4. Điều trị chứng mất ngủ, trợ tim, thư giãn thần kinh

Chuẩn bị 12g hạt sen, 15g cỏ mọc, 20g lạc tiên, 10g cỏ tre, 10g lá dâu, 12g lá vông nem, 6g cam thảo, 6g xương bồ, 10g táo nhân sao. Cho các dược liệu vào ấm, sắc với 600ml nước với lửa nhỏ. Đợi cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì chia thành 2 lần và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng.

5. Thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan

Chuẩn bị khoảng 500g quả lạc tiên chín đem đi bổ đôi, nạo lấy phần ruột và đem ép lọc lấy dịch quả. Hòa khoảng 250g đường với 200ml nước sôi để cho nguội. Cho phần nước ép quả lạc tiên vào nước đường và trộn đều. Nước ép quả lạc tiên có mùi thơm khá đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin B2 rất cần thiết cho việc thanh lọc cơ thể.

Chưa có bằng chứng cụ thể về việc sử dụng lạc tiên đối với một số trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật.
Chùm bao là gì
Lạc tiên không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Lạc tiên có khả năng tương tác với một số loại thuốc như:

  • Thuốc an thần: phenobarbital (Luminal®), secobarbital (Seconal®), lorazepam (Ativan®), zolpidem (Ambien®), clonazepam (Klonopin®) hoặc pentobarbital (Nembutal®).
  • Thuốc chống đông máu: aspirin, clopidogrel (Plavix®), warfarin (Coumadin®).
  • Thuốc MAOI: phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®), isocarboxazid (Marplan®).

Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị nào khác, có thể trao đổi với bác sĩ khi có ý định sử dụng lạc tiên.

  • Sử dụng dược liệu đúng liều lượng quy định.
  • Không sử dụng dược liệu bị ẩm mốc, có mùi lạ.
  • Không được tự ý kết hợp thuốc với thảo dược khi chưa được chỉ định cụ thể.

Một số thông tin và tác dụng của lạc tiên trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng bạn đọc có thể tìm thấy thông tin hữu ích.

Bạn đọc muốn tham khảo thêm: Bạch hoa xà thiệt thảo: Công dụng và cách dùng

Cây chùm bao còn có các tên gọi khác như lạc tiên, hồng tiên, dây nhãn lòng, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái), tây phiên liên. Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Thân mềm dạng dây leo, có lông mềm dài 1,5 mm, lá hình tim, mọc so le, có 3 thùy, hoa đơn độc 5 cánh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài), chín rất thơm, ăn được.

Theo y học cổ truyền, để làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm. Trước khi dùng sao hơi vàng, dùng dần. Chùm bao đặc trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Được chiết xuất hoạt chất chế tác dược phẩm an thần giúp chống stress dành cho người lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh, dẫn đến hậu quả suy nhược tim mạch, cơ thể.

Chùm bao là gì

Chùm bao, vị thuốc an thần đặc trị chứng mất ngủ.

Một số bài thuốc từ chùm bao:

Bài 1: Chùm bao nấu thành cao lỏng với tỷ lệ 1 phần chùm bao 1 phần nước, pha thêm chút đường cho dễ uống, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 50 - 100ml, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Cũng có thể phối hợp với một số dược liệu an thần khác như lá vông, lá dâu, lá sen, mỗi loại 20g, tâm sen 4g. Sắc uống ngày một thang. Uống 2 - 3 tuần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bài 2: Thu hái quả, rửa sạch, bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả, thêm ít nước đun sôi để nguội và chút mật ong hoặc đường đủ ngọt để uống. Dịch quả chùm bao thơm, ngon, bổ, mát; thích hợp cho giải nhiệt mùa hè. Hoặc hái phần ngọn và lá non của lạc tiên mỗi lần khoảng 100 - 200g nấu canh ăn giúp ngủ ngon.

Cũng có thể thu hoạch chùm bao mọc hoang ở hàng rào, lùm bụi cây khắp đồng ruộng, vườn cây. Đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), thái dài 3cm, sao khử thổ, tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm (khoảng 5 kg/chùm bao), vo viên tròn cỡ ngón tay út. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục trong 60 - 90 ngày trị mất ngủ.

Bài 3: Chùm bao tươi (cả lá, dây, quả) 300g, phơi 2 nắng (hoặc sao khử thổ vừa vàng), 200g râu ngô vừa ngậm sữa rửa sạch, 100g rau má (sao khử thổ vừa héo), sắc chung với 500ml nước có pha 1/4 muỗng muối hạt, còn lại 200ml nước, uống 2 lần/ngày trưa, tối. Liên tục 7 ngày có tác dụng an thần, chống mệt mỏi.

Bài 4: 500g chùm bao (cả rễ, dây lá, quả non), 300g hoa thiên lý, 100g lá mướp đắng non. Tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn dạng bột, cho thêm 50g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Công dụng: Trị khó ngủ, đau nhức ở người cao tuổi, phụ nữ hành kinh sớm hoặc phụ nữ sau mãn kinh. 10 ngày là một liệu trình.

Bài 5: Hạt sen 12g, lá tre 10g, cỏ mọc 15g, lá dâu 10g, chùm bao 20g, vông nem 12g, cam thảo 6g, xương bồ 6g, táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 thang.

Bác sĩ Thu Vân