Có nên uống nội tiết tố estrogen

Nồng độ estrogen bắt đầu sụt giảm từ độ tuổi 30 và rõ rệt từ sau 40 tuổi

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, buồng trứng không còn khả năng tiết Estrogen nữa, cũng là lúc nồng độ Estrogen trong cơ thể sụt giảm trầm trọng. Khi đó, việc bổ sung Estrogen từ bên ngoài chỉ nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt mà không mang lại hiệu quả lâu dài.
Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “khi nào cần bổ sung nội tiết tố nữ?” chính là nên bổ sung Estrogen và nuôi dưỡng buồng trứng từ sớm, ngay từ khi buồng trứng bắt dầu có sự suy giảm tự nhiên. Đây là thời điểm vàng để áp dụng các biện pháp chăm sóc nhằm kéo dài tuổi thanh xuân của chị em phụ nữ.

Tình trạng suy giảm nội tiết tố ở các chị em thường được biểu hiện khá rõ ràng với nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau. Thông thường, chị em chỉ cần gặp 2-3 dấu hiệu là cũng có thể đã có nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ, thậm chí chỉ gặp triệu chứng liên quan đến sinh lý hoặc kinh nguyệt là cũng đủ để cho thấy hàm lượng Estrogen của chị em đang bị sụt giảm.
Một số dấu hiệu điển hình có thể kể ra như:

1. Rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu có kinh của chu kỳ này đến ngày có kinh của chu kỳ tiếp theo. Bình thường chu kỳ kinh của chị em rơi vào khoảng thời gian 28 ngày đến 32 ngày. Nếu chu kỳ của chị em không còn đều, chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài, tình trạng rong kinh, rong huyết thường xuyên xảy ra thì có thể chị em đã bị rối loạn nội tiết tố nữ.

2. Giảm ham muốn, khô hạn, thường xuyên đau rát khi quan hệ

Nội tiết tố đầy đủ giúp tăng khoái cảm cho cuộc yêu thăng hoa, khiến phụ nữ dễ lên đỉnh. Nhưng vì một lý do nào đó khiến loại hormone này bị rối loạn sẽ khiến cho âm đạo bị teo và tiết ra ít chất nhầy hơn. Tình trạng khô hạn, đau rát khi quan hệ kéo dài khiến chị em sợ yêu, tình trạng suy giảm ham muốn hoặc không còn ham muốn xảy ra. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của chị em, những cuộc yêu giờ chỉ là nỗi đau về cả thể xác và tinh thần.

3. Thường xuyên mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần

Nhiều chị em nghĩ mình bị viêm nhiễm phụ khoa thường xuyên, tái phát nhiều lần là do cơ địa, do vệ sinh không đúng cách… nhưng thực tế thì ngoài những nguyên nhân bên ngoài đó ra thì nguyên nhân bên trong là do chị em bị mất cân bằng nội tiết tố nữ khiến âm đạo không tiết ra đủ chất nhờn để giữ ẩm, mất đi sự cân bằng PH làm môi trường axit trong âm đạo bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu phát triển gây viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa.

4. Thay đổi làn da

Khi nội tiết bị rối loạn khiến làn da kém sự đàn hồi, bã nhờn tiết ra nhiều hơn, da trở nên khô sạm, nhiều mụn, các vết nám, tàn nhang, chân chim xuất hiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sắc đẹp của chị em.

5. Thay đổi Tâm lý

Phụ nữ khi bị rối loạn nội tiết tố nữ sẽ khó kiểm soát được tâm lý của mình. Trở nên cáu gắt, hay tự ai, tự ti về bản thân.

6. Thay đổi vóc dáng

Rối loạn nội tiết tố nữ cũng là một trong những “thủ phạm” khiến mỡ tích nhiều ở vùng mông và bụng, chị em không còn vòng eo thon gọn nữa. Ngoài ra ngực sẽ bị chảy sệ không còn săn chắc.

7. Sức khỏe giảm sút

  • Chị em sẽ hay gặp tình trạng bốc hỏa.
  • Hay đổ mồ hôi.
  • Thường xuyên mất ngủ.
  • Hay bị đau đầu.
  • Luôn trong tình trạng mệt mỏi.
  • Huyết áp thất thường, có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.
    Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này chị em cần đi kiểm tra và xét nghiệm nội tiết tố nữ ngay để biết mức độ suy giảm để từ đó có biện pháp bổ sung kịp thời.

Có nên uống nội tiết tố estrogen

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng gây ra do suy giảm nội tiết tố mà những biện pháp bổ sung Estrogen khác nhau được áp dụng. Trong đó, liệu pháp thay thế hormone là một trong những phương pháp được chỉ định ở phụ nữ với những biểu hiện nặng trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc này thường kèm theo những tác dụng không mong muốn như: tăng cân, tăng nguy cơ ung thư vú, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu… Do đó, để bổ sung nội tiết tố nữ hiệu quả, an toàn chị em nên bổ sung Estrogen từ độ tuổi 30, bằng cách luyện tập thể thao, xây dựng chế độ ăn giàu Estrogen và vitamin như: – Sắp xếp thời gian tập thể dục hàng ngày một cách khoa học để giảm căng thẳng và thư giãn. Nên ưu tiên tập Yoga, vì Yoga có nhiều bài tập giúp kích thích sản xuất nội tiết tố nữ. – Ăn đủ bữa, đủ chất, không kiêng hoàn toàn chất béo vì cơ thể thiếu chất béo thì quá trình sản xuất Estrogen của cơ thể cũng bị sụt giảm. – Hạn chế thức khuya sau 23h00 và dậy sớm trước 5h00 sáng vì đây là lúc Estrogen sản sinh nhiều nhất. – Không sử dụng các chất rượu bia, kích thích vì sẽ giảm sản xuất Estrogen. – Bổ sung các loại thực phẩm giàu Estrogen như: Đậu nành, hạt lanh, hạt vừng, tỏi, quả đào, các loại quả mọng, cám mì, bông cải trắng, súp lơ xanh, mầm cải Brussel (bắp cải tí hon), bắp cải…

– Bổ sung Vitamin: Ngoài những loại thực phẩm chứa nhiều Estrogen kể trên, chị em có thể bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể như: Vitamin E, Vitamin D, B3, B6, B12… giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể. Từ đó có thể cân bằng nội tiết tố nữ.

Đăng trong Chưa phân loại | Tags: CÂN BẰNG NỘI TIẾT, NỘI TIẾT TỐ

Giai đoạn tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh là thời điểm cơ thể phụ nữ bị thiếu hụt estrogen do buồng trứng thoái hóa và suy tàn, không còn khả năng sản sinh đủ lượng estrogen nuôi dưỡng các tế bào. Vì vậy, để “níu kéo” tuổi thanh xuân cũng như bảo vệ sức khỏe, nhiều chị em lựa chọn uống thuốc estrogen nhằm cải thiện và cân bằng nội tiết tố estrogen trong cơ thể.

Có nên uống nội tiết tố estrogen

Thuốc bổ sung estrogen là gì?

Thuốc bổ sung estrogen có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: dạng viên uống bổ sung estrogen, dạng miếng dán trực tiếp, dạng gel bôi, dạng kem bôi, thuốc tăng estrogen dùng đặt tại chỗ… Các loại thuốc tăng nội tiết tố nữ estrogen này đều hoạt động dựa trên một nguyên lý gốc là bổ sung, bù đắp lượng estrogen bị thiếu hụt cho cơ thể nữ giới.

Có thể xem thuốc bổ sung estrogen là một trong nhiều liệu pháp thay thế hormone (HRT) nhằm mục đích bổ sung và cân bằng nồng độ estrogen trong cơ thể nữ giới.

Khi nào nên dùng thuốc bổ sung estrogen cho phụ nữ?

Lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ phát triển, trưởng thành và lão hóa giống như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Cụ thể là:

Khi ở tuổi thiếu nhi (từ khoảng 0 – 10 tuổi), lượng estrogen trong cơ thể còn thấp, các nang trứng chưa phát triển mạnh mẽ => cơ thể của các bé gái không có sự khác biệt nhiều so với các bé trai.

Đến tuổi dậy thì (từ khoảng 11 – 17 tuổi) và độ tuổi phát triển (từ khoảng 18 – 35 tuổi), buồng trứng bắt đầu phát triển mạnh mẽ, các nang trứng kích thích sản sinh estrogen – hormone sinh dục nữ chính. Từ đây giúp làm hình thành các nét đặc điểm khác biệt trên cơ thể nữ giới cũng như phát triển hoàn thiện một số bộ phận: các cơ quan sinh dục nữ, xương, da, hệ tim mạch, hệ thần kinh và não bộ.

Có nên uống nội tiết tố estrogen

Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh nên tìm hiểu thêm về thuốc bổ sung estrogen

Nhưng khi bước vào độ tuổi lão hóa (khoảng từ 45 – ngoài 50 tuổi), buồng trứng suy yếu dần làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản sinh nội tiết tố nữ estrogen. Điều này khiến cơ thể nữ giới xảy ra tình trạng thiếu hụt estrogen và lão hóa cơ thể.

Vì vậy, để hạn chế quá trình lão hóa cũng như giúp cân bằng lượng estrogen trong cơ thể thì chị em phụ nữ nên tìm hiểu và dùng thuốc bổ sung estrogen từ khoảng đầu giai đoạn lão hóa (khoảng từ 38 tuổi trở lên) nhằm giữ gìn sức khỏe cũng như “giành giật lại thanh xuân” lâu nhất có thể.

Cụ thể, sự lão hóa ở phụ nữ xảy ra theo 2 giai đoạn là giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh với các triệu chứng như:

  • Làn da: Bắt đầu xuất hiện các vết nám, tàn nhang với mật độ dày hơn; da có cảm giác khô, nhăn, chảy xệ; độ đàn hồi của da kém.
  • Ngoại hình: Vùng ngực và mông bị nhão, chảy sệ, không có độ săn chắc tự nhiên; cơ thể dễ tăng cân làm ảnh hưởng xấu đến vóc dáng.
  • Gặp các vấn đề về sinh lý như: khô hạn âm đạo, giảm ham muốn, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, có thể bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục hoặc xuất hiện các bệnh phụ khoa.
  • Về tâm lý: Dễ cáu giận và nổi nóng nhưng không rõ nguyên nhân, gặp khó khăn trong việc tự kiềm chế cảm xúc;
  • Về sức khỏe: Cơ thể gặp phải các vấn đề như: bốc hỏa, mất ngủ, đổ mồ hôi, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, đau nhức xương khớp.

Các loại thuốc tăng nội tiết tố nữ, thuốc bổ sung estrogen phụ nữ nên biết

Như đã trình bày ở trên, thuốc bổ sung estrogen cho phụ nữ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau tùy vào từng mực đích sử dụng. Cụ thể, có 4 dạng thuốc bổ sung estrogen thường gặp hiện nay là:

  • Viên uống bổ sung estrogen.
  • Thuốc tăng nội tiết tố nữ estrogen dạng đặt
  • Thuốc bổ sung estrogen dạng miếng dán da.
  • Thuốc nội tiết estrogen dạng gel bôi.

Thuốc estrogen dạng viên uống

Thuốc bổ sung estrogen dạng viên uống thường được bào chế theo dạng estrogen liên hợp – dạng estrogen dược phẩm đầu tiên được sử dụng trong Y học hiện đại dùng qua đường uống. Một số loại thuốc bổ sung estrogen cho phụ nữ dạng viên uống như:

Thuốc Ogen

Ogen (dạng viên nén estropipate) là một chất estrOgenic tự nhiên được điều chế từ estrone (E1) – một phân loại yếu của hormone estrogen kết tinh tinh khiết, dễ hòa tan dưới dạng sulfat và ổn định với piperazine.

Có nên uống nội tiết tố estrogen
Thuốc Ogen

Ogen có thể hòa tan đáng kể trong nước và hầu như không có mùi hoặc vị – những đặc tính lý tưởng cho việc uống trực tiếp.

Tác dụng:

  • Điều trị chứng teo âm đạo (từ mức độ trung bình đến nặng) hoặc một số bệnh âm đạo liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh ở phụ nữ.
  • Làm giảm các triệu chứng do suy buồng trứng nguyên phát, tăng ham muốn, khoái cảm cho người phụ nữ.
  • Bổ sung estrogen bị thiếu hụt, từ đó giúp phòng ngừa loãng xương, đau xương ở phụ nữ tuổi trung niên.

Tác dụng phụ: ít xảy ra các tác dụng phụ.

Thuốc Premarin

Đây cũng là một loại estrogen liên hợp phổ biến được dùng sử dụng nhằm cân bằng estrogen trong cơ thể phụ nữ.

Có nên uống nội tiết tố estrogen
Thuốc Premarin

Tác dụng:

  • Bổ sung estrogen giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh ở phụ nữ như: khô hạn, bốc hỏa, dễ cáu gắt, khó tự kiểm soát cảm xúc, trầm cảm…
  • Có thể sử dụng trong phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ trung tuổi do bị thiếu hụt estrogen.

Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn, bụng đầy hơi, đau đầu, đau lưng, khó ngủ, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt…

Thuốc Cenestin

Tác dụng: Thuốc Cenestin là dạng estrogen tổng hợp A được sử dụng trong điều trị làm giảm các cơn bốc hỏa, khô hạn âm đạo, rát, ngứa âm hộ, mất ngủ, khó kiềm chế cảm xúc… ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Tác dụng phụ thường gặp: Dịch tiết âm đạo thay đổi, có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ, có cảm giác đau ở vú, ợ hơi, ợ chua, đau lưng, đau đầu, thị lực giảm và có thể xuất hiện nhìn hình đôi…

Thuốc Estrace

Tác dụng:

Có nên uống nội tiết tố estrogen
Thuốc Estrace
  • Cũng giống như đa phần các loại thuốc estrogen liên hợp khác, Estrace có tác dụng cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh nhờ khả năng bổ sung estrogen bị thiếu hụt cho cơ thể.
  • Thay thế estrogen bị thiếu hụt ở phụ nữ bị suy buồng trứng.
  • Được dùng trong phòng ngừa loãng xương, đau nhức xương khớp ở phụ nữ ngoài 50 tuổi.

Tác dụng phụ thường gặp: Xuất hiện các triệu chứng tai, mũi họng như nghẹt mũi, viêm xoang, đau họng; cảm giác buồn nôn, nôn; chướng bụng, tiêu chảy; đau lưng, đau bầu ngực; tăng cân; làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Thuốc Femtrace

Tác dụng:

  • Bổ sung estrogen cho cơ thể nhằm làm giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh gây ra ở phụ nữ.
  • Sử dụng thay thế estrogen ở phụ nữ bị suy tàn buồng trứng hoặc một số bệnh lý khác gây thiếu hụt estrogen tự nhiên trong cơ thể.
  • Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Ngoài ra, Femtrace cũng có thể được sử dụng một phần trong điều trị ung thư ở phụ nữ và nam giới.

Tác dụng phụ có thể gặp: Xuất hiện tàn nhang, da sạm, bị rụng tóc, bầu ngực có cảm giác căng sưng, đầu nhũ hoa hơi đau; xuất hiện dịch âm đạo, chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.

Thuốc tăng nội tiết tố nữ estrogen dạng đặt

Thuốc tăng nội tiết tố nữ estrogen dạng đặt có thành phần chủ yếu là Es-tra-di-ol (E2) – loại hormone mạnh nhất của estrogen, có khả năng duy trì sự vận hành của bộ máy sinh dục nữ cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể nữ giới.

Một số tên biệt dược thường gặp:

Có nên uống nội tiết tố estrogen
Thuốc Yuvafem
  • Estrace Vaginal
  • Estring
  • Vagifem
  • Yuvafem

Tác dụng:

Đây là dạng thuốc estrogen đặt trực tiếp vào trong âm đạo nhằm tăng cường estrogen trong cơ thể, làm giảm các triệu chứng thiếu hụt estrogen như: âm đạo khô hạn, bốc hỏa, bị kích ứng, đau rát khi quan hệ… ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp như:

  • Đau đầu.
  • Rụng tóc.
  • Bụng khó chịu, cảm giác buồn nôn.
  • Đau lưng.
  • Vị trí đặt thuốc có thể bị phồng, rộp.
  • Chuột rút.

Khuyến cáo: Các thuốc đặt dạng này không nên dùng trong các trường hợp:

  • Bị chảy máu âm đạo bất thường.
  • Người bị bệnh gan;
  • Người có tiền sử các bệnh: đau tim, đột quỵ hoặc cục máu đông;
  • Người có tiền sử ung thư liên quan đến các bệnh: ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung.

Thuốc bổ sung estrogen dạng miếng dán da

Đây là các loại thuốc estrogen được làm thành dạng miếng dán trực tiếp trên da nhằm tiện lợi cho việc sử dụng. Hiện nay, miếng dán da bổ sung estrogen ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

Một số tên biệt dược thường gặp:

Có nên uống nội tiết tố estrogen
Thuốc Climara
  • Alora
  • Climara
  • Es-tra-di-ol Patch
  • Menostar
  • Minivelle
  • Vivelle-Dot.

Tác dụng:

Bổ sung lượng estrogen bị thiếu hụt trong cơ thể. Nhờ đó làm giảm các triệu chứng ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh như: khô hạn, bốc hỏa, bị đau rát khi quan hệ, kích ứng hoặc ngứa âm hộ……

Estrogen dạng miếng dán da cũng được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị rối loạn buồng trứng hoặc phòng ngừa loãng xương, đau xương sau thời kỳ mãn kinh.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể xảy ra:

  • Âm đạo có tiết dịch nhày, trắng, có mùi nhẹ hoặc không mùi.
  • Có thể bị ngứa hoặc đau vùng âm đạo.
  • Bị tăng cân.
  • Đau lưng.
  • Đau đầu hoặc đau nhức cơ thể.
  • Gặp một số vấn đề về tai mũi họng như: nghẹt mũi, sổ mũi, ho, đau họng…

Khuyến cáo: Hãy cho bác sĩ điều trị biết nếu bạn từng mắc các bệnh lý dưới đây để từ đó nhận được sự tư vấn chính xác có nên dùng miếng dán da bổ sung estrogen hay không? Một số bệnh lý cần cân nhắc trước khi sử dụng miếng dán da bổ sung estrogen:

  • Bệnh tim mạch
  • Rối loạn tuyến giáp.
  • Bệnh về thận.
  • Bệnh đau nửa đầu.
  • Bệnh về túi mật.
  • Bệnh hen suyễn.
  • Bệnh về thần kinh (đặc biệt là động kinh).
  • Bệnh phụ khoa: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
  • Các vấn đề về gan hoặc vàng da.

Thuốc bổ sung estrogen cho phụ nữ ở dạng gel

Thuốc bổ sung estrogen dạng gel thường dùng bôi trực tiếp ngoài da. Đây thường là dạng gel trong suốt, không màu, không mùi (hoặc có mùi nhẹ), dễ thẩm thấu vào sâu bề mặt da sau khi bôi từ 1 – 2 phút.

Một số tên biệt dược thường gặp:

Có nên uống nội tiết tố estrogen
Thuốc Divigel (dạng gel)
  • Divigel
  • Elestrin Pump
  • Estrasorb
  • EstroGel Pump
  • Evamist.

Tác dụng:

Thuốc giúp tăng nội tiết tố nữ estrogen bị thiếu hụt thông qua bề mặt da, từ đó điều trị làm giảm bớt triệu chứng ở phụ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh như: bốc hỏa, dễ cáu giận thất thường, khô hạn, nóng rát âm đạo, mất ngủ, trầm cảm…

Từ đó giúp hỗ trợ ổn định và cân bằng lượng estrogen trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ trung tuổi.

Tác dụng phụ: Có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau ngực, đau nhũ hoa (đầu ti).
  • Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi.
  • Âm đạo có tiết dịch, hơi ngứa hoặc có thể làm chảy máu âm đạo dạng nhẹ.
  • Đau đầu, buồn nôn hoặc nôn.
  • Cảm giác đầy bụng, bị co thắt dạ dày – đại tràng.
  • Có thể gây rụng tóc.

Khuyến cáo: Không nên dùng thuốc bổ sung estrogen dạng gel nếu như có bất kỳ một trong các chứng bệnh sau:

  • Có tiền sử bệnh đau tim, đột quỵ hoặc cục máu đông (vì một số thành phần trong gel estrogen có thể là gia tăng nguy cơ và mức độ các bệnh này).
  • Có tiền sử dị ứng với estrogen tại chỗ.
  • Có các bệnh liên quan đến gan.
  • Bị chảy máu âm đạo bất thường.
  • Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

(Nguồn: https://www.drugs.com/drug-class/estrogens.html)

☛ Xem thêm:

  • Viên uống tiền mãn kinh
  • Thuốc tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh

Sử dụng thuốc tăng estrogen cần thận trọng điều gì?

Thuốc tăng cường nội tiết tố nữ estrogen có hiệu quả trong việc bổ sung cải thiện estrogen cho cơ thể nữ giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng gây ra những rủi ro không nhỏ liên quan tới sức khỏe phụ nữ. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng thuốc bổ sung estrogen, bạn hãy cẩn trọng những điều sau đây:

Không tự ý mua thuốc bổ sung estrogen về uống khi chưa qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, chưa kiểm tra sức khỏe và chưa có chỉ định uống thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.

Có nên uống nội tiết tố estrogen
Cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc bổ sung estrogen

Trong thời gian sử dụng thuốc, chị em cần được theo dõi trong thời gian 3 tháng, sau đó là kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần nhằm kiểm tra hiệu quả sử dụng thuốc cũng như phát hiện các bất thường kịp thời.

Không tự ý dùng tăng liều thuốc bổ sung estrogen. Cần tuân thủ đúng theo các chỉ định, hướng dẫn do bác sĩ điều trị đề ra để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất; tránh nguy cơ xuất hiện ung thư tử cung do bổ sung Es-tra-di-ol (E3) quá liều.

Ngừng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu xảy ra các triệu chứng bất thường sau:

  • Có các triệu chứng đau tim, đau, tức ngực.
  • Có các dấu hiệu của đột quỵ như: bị tê hoặc yếu một bộ phận/một bên cơ thể một cách đột ngột; đau đầu dữ dội đột ngột; nói lắp; gặp các vấn đề về thị lực (nhìn đôi); mất thăng bằng.
  • Có các triệu chưng bị cục máu đông: bị ho ra máu; khó thở; đau nhói ở ngực; đau hoặc nóng một bên/cả 2 chân.
  • Có dấu hiệu tăng canxi trong máu: buồn nôn, nôn, hay khát nước, đi tiểu nhiều, người mệt mỏi.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Gặp các vấn đề về trí nhớ; nhầm lẫn; có các hành vi bất thường.
  • Vú nổi cục hoặc có khối u bất thường.
  • Đau vùng chậu.
  • Bị chảy máu âm đạo một cách bất thường và kéo dài.

Viên uống QueenUp – Giải pháp cải thiện estrogen cho phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Estrogen là một loại hormone do buồng trứng tiết ra, nó được ví như dòng nhựa sống giúp phụ nữ duy trì được vóc dáng và làn da mịn màng, duy trì ham muốn tình dục… Sau tuổi 35, trung bình mỗi năm phụ nữ mất đi 1% nội tiết tố Estrogen, mức độ suy giảm tăng mạnh hơn sau sau mỗi kì sinh đẻ. Vì vậy, tăng cường estrogen có thể xem là liều thuốc điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, giảm đau bụng kinh, làm giảm bốc hỏa, cáu gắt, giúp da sáng, tóc khỏe hơn, ngăn ngừa các bệnh như viêm nhiễm đường tiết niệu, dễ ung thư vú…

Có nên uống nội tiết tố estrogen
Viên uống QueenUp – Giải pháp cải thiện estrogen cho phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

QueenUp được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học) chính là giải pháp bổ sung Estrogen tự nhiên đẩy lùi lãnh cảm ở phụ nữ sau sinh, giữ lại nét thanh xuân quyến rũ nhờ 2 cơ chế tác động kép:

  • Thành phần độc quyền Shatavadin (chiết xuất giàu phytoestrogen từ rễ cây Thiên môn chùm) giúp bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân gây hại, đồng thời nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh, từ đó tăng khả năng sản sinh Estrogen nội sinh.
  • Bổ sung phytoestrogen từ thực vật cho các cơ quan cần estrogen để hoạt động, từ đó giúp giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố gây ra.

Bấm vào đây để đặt mua hàng QueenUp chính hãng

Tìm nhà thuốc có bán QueenUp chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY