Chứng minh câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn

Bài làm

Ta đã biết rằng lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được từ trước đến nay. Và để không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ chúng ta như vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, đồng thời đó cũng chính là sự rèn luyện lễ nghĩa. Ta như thấy được một điều hiển nhiên đó chính là cứ mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ ngắn gọn và hấp dẫn này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” được đánh giá là câu tục ngữ hay, câu tục ngữ đã bao gồm hai vế song song với nhau, đó chính là sự sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ mà cha ông ta đã gửi gắm như thật là ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Thật dễ có thể thấy được ở vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ được hiểu đó chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với tất cả những người và những việc xung quanh. Ta như xét thấy được rằng ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa. Ngoài ra đó cũng là cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, để sao mà cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội nước ta.

>> Xem thêm:  Tổng hợp nhiều bài văn mẫu các lớp 2-12 của học sinh giỏi văn

Chứng minh câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn

Chứng minh câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn”

Trong vế thứ hai là “hậu học văn”. Từ “Hậu” được hiểu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, đó cũng chính là các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. Và như vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, và như để có thể trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh mình nữa.

Như vậy, ta đánh giá cả ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước. Tiếp sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa cần có.

Qủa thật ta như thấy được với những câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Và cũng chính bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, và như đã được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược, ta cũng cần phải biết lại người không biết cách ứng xử với mọi người xung quang. Ta như thấy được những hành động phi ngĩa, vô nhân tính như là đã không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy, ta như thấy được rằng những thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Và ngày nay ta như biết được rằng một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

>> Xem thêm:  Hãy sống trọn vẹn nhất

Con người chúng ta hiện nay khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Cho dù những kiến thức có sâu rộng bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết. Con người là tổng hào của các mối quan hệ xã hội, cũng chính bởi vậy mà không chỉ học để có thêm những kiến thức để chúng sống với môi trường xung quanh mà còn phải biết được làm như thế nào để sống nhận được những sự yêu thương của những người xung quanh.

Qủa thực chúng ta như thấy được những lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Ta như có thể đánh giá và nhận thấy được rằng người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Dường như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng nói đi cũng phải nói lại đó chính là đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức. Đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Người có tài mà không có đức thì thật vô dụng”.

Ta cũng nên biết được rằng chính mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, hay đó có cả sự lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó, chắc chắn rằng sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, đồng thời để có thể trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

>> Xem thêm:  MS412 - Phát biểu cảm nghĩ về cây tre Việt Nam

Như vậy câu tục ngữ hấp dẫn chứa đựng bài học sâu sắc “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó dường như cũng chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người vậy. Hãy cố gắng học tập thật tốt để có thể xây dựng nước nhà đẹp hơn, giàu hơn và sánh vai với các cường quốc năm châu.

Minh Nguyệt

Các em hãy cùng tìm hiểu bài Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn để thấy được tầm quan trọng của lễ nghĩa, đạo đức trong đời sống của chúng ta và từ đó thấy được bài học to lớn mà ông cha ta gửi gắm qua những câu tục ngữ nhé.


Đề bài: Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn

I. Dàn ýNghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về câu tục ngữ "Tiên học lễ, Hậu học văn".

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ
- "Lễ": lễ nghĩa, là phép tắc, thể hiện ở cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức, biết trước biết sau, biết kính trên, nhường dưới của con người.
- "Văn": văn hóa, văn chương hay nói rộng ra nó chính là vốn sống, vốn hiểu biết, kĩ năng của con người, giúp mỗi người có thể tham gia các kì thi và đỗ đạt.
→ Câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" muốn khuyên mỗi người việc trước tiên cần phải học đó chính là lễ nghi, là những chuẩn mực đạo đức rồi sau đó mới học văn hóa, mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết, vốn sống của mình.

b. Phân tích, chứng minh, bình luận về câu tục ngữ
- Trước khi cắp sách đến trường học chữ với những phép toán, những bài văn để mở rộng vốn kiến thức hiểu biết chúng ta đã được học lễ nghi, phép tắc.
- Đạo đức, lễ nghĩa, cách ứng xử là những yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc sống:
+ Đạo đức, lễ nghi là một trong số những yếu tố quyết định đến thái độ học tập và kết quả của mỗi con người.
+ Người có đạo đức, lễ nghi sẽ biết cách sử dụng kiến thức của mình vào những mục đích tốt đẹp, phù hợp, không đi ngược lại những chuẩn mực văn hóa, đạo đức của truyền thống dân tộc.
- Nếu chúng ta chỉ chăm chú vào học kiến thức, trở thành những con người tài giỏi nhưng lại thiếu đi đạo đức, không biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh thì tất yếu sẽ không nhận được sự yêu mến của người khác, đồng thời nó cũng sẽ biến ta thành con người thủ đoạn.

c. Mở rộng vấn đề và bài học rút ra cho bản thân
- Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta bài học có giá trị sâu sắc và to lớn trong mọi thời đại.
- Tuy nhiên, không nên chỉ chăm chú vào một vấn đề mà quên đi những yếu tố khác. Phải vừa cố gắng rèn luyện đạo đức vừa không ngừng học hỏi để có thể mở mang tri thức, vốn hiểu biết của bản thân mình.
- Cần phê phán những người chỉ chăm chú vào học tập để đạt được điểm cao mà quên đi rèn luyện đạo đức, cách ứng xử, luôn nói tục, chửi bậy.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ "Tiên học lễ, Hậu học văn" và nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu tục ngữ.

II. Bài văn mẫuNghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn (Chuẩn)

Từ ngàn đời nay, dân tộc Việt Nam ta luôn được biết đến với truyền thống đề cao đạo đức, lễ nghi để trở thành những người có văn hóa, đạo đức. Trải qua thời gian, lời nhắc nhở về nếp sống ấy đã được ông cha ta gửi gắm cho thế hệ sau vào trong những câu tục ngữ, thành ngữ. Và câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" là một trong số đó. Tìm hiểu về câu tục ngữ sẽ mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống.

Có thể thấy, câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" là câu tục ngữ gần gũi, quen thuộc với tất cả mỗi người, Vậy nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào? Trước hết, "lễ" chính là lễ nghĩa, là phép tắc, thể hiện ở cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức, biết trước biết sau, biết kính trên, nhường dưới của con người. Còn "văn" chính là văn hóa, văn chương hay nói rộng ra nó chính là vốn sống, vốn hiểu biết, kĩ năng của con người, giúp mỗi người có thể tham gia các kì thi và đỗ đạt. Từ cách hiểu đó có thể thấy, câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" muốn khuyên mỗi người việc trước tiên cần phải học đó chính là lễ nghi, là những chuẩn mực đạo đức rồi sau đó mới học văn hóa, mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết, vốn sống của mình.

Câu tục ngữ đã nêu ra một bài học đúng đắn, có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với mỗi người. Trong cuộc sống, lễ nghi, đạo đức luôn có vai trò quan trọng hàng đầu, là yếu tố đầu tiên mà mỗi người được dạy dỗ, được học tập trước khi tiếp thu những kiến thức sách vở. Có thể dễ dàng nhận thấy, trước khi cắp sách đến trường học chữ với những phép toán, những bài văn để mở rộng vốn kiến thức hiểu biết chúng ta đã được học lễ nghi, phép tắc. Những lễ nghi, phép tắc ấy chính là lễ nghi với ông bà, với cha mẹ, với những người xung quanh. Nó được biểu hiện ra như khi gặp người lớn tuổi thì phải chào, nói chuyện với người hơn tuổi thì phải thưa,....

Đạo đức, lễ nghĩa, cách ứng xử là bài học trước tiên mà mỗi người phải học, phải rèn luyện bởi chúng là những yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc sống. Đạo đức, lễ nghi là một trong số những yếu tố quyết định đến thái độ học tập và kết quả của mỗi con người bởi lẽ những người có đạo đức, lễ nghi sẽ biết suy nghĩ trước khi hành động. Cùng với đó, những người có đạo đức, lễ nghi sẽ biết cách sử dụng kiến thức của mình vào những mục đích tốt đẹp, phù hợp, không đi ngược lại những chuẩn mực văn hóa, đạo đức của truyền thống dân tộc. Chính bởi lẽ đó những việc làm của họ sẽ mang đến hiệu quả cao hơn và họ luôn nhận được sự yêu mến, kính trọng của những người xung quanh. Song, nếu chúng ta chỉ chăm chú vào học kiến thức, trở thành những con người tài giỏi nhưng lại thiếu đi đạo đức, không biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh thì tất yếu sẽ không nhận được sự yêu mến của người khác, đồng thời nó cũng sẽ biến ta thành con người thủ đoạn, bởi như Bác Hồ từng nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng".

Như vậy, câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta bài học có giá trị sâu sắc và to lớn trong mọi thời đại. Mỗi người cần biết những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội trước khi học văn hóa, mở rộng kiến thức. Tuy nhiên, không nên chỉ chăm chú vào một vấn đề mà quên đi những yếu tố khác. Phải vừa cố gắng rèn luyện đạo đức vừa không ngừng học hỏi để có thể mở mang tri thức, vốn hiểu biết của bản thân mình. Trong cuộc sống ngày nay, có nhiều người chỉ chăm chú vào học tập để đạt được điểm cao mà quên đi rèn luyện đạo đức, cách ứng xử, luôn nói tục, chửi bậy. Thật đáng lên án, chê trách trước những con người có hành động như thế. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải có ý thức tự giác, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức, cách ứng xử với việc học tập, mở mang kiến thức để trở thành người toàn diện, có ích cho gia đình, xã hội.

Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta những bài học có giá trị to lớn, ý nghĩa đối với mỗi người trong mọi thời đại. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng cố gắng rèn luyện đạo đức và học tập để trở thành người có ích.

----------------------HẾT-----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-cau-tuc-ngu-tien-hoc-le-hau-hoc-van-57376n.aspx
Trên đây là bài Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn, để mở rộng kiến thức và kĩ năng làm bài, các em có thể tham khảo thêm một số bài viết: Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,Nghị luận xã hội về câu tục ngữ có chí thì nên, Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,Nghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biết đây...