Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Website: http://www.fmt.hcmut.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Vật liệu thuộc Khoa Công nghệ Vật liệu.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu được đào tạo theo hướng ngành rộng. Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu được trang bị đủ những kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học của ngành Kỹ thuật Vật liệu để có thể hiểu biết nền tảng chung các nhóm vật liệu chính như Kim loại, Ceramic, Polyme, Compozit và các vật liệu tiên tiến như vật liệu bán dẫn, vật liệu siêu dẫn, vật liệu y sinh, vật liệu nano… từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu. Đây là nền tảng khoa học mà người Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu cần có.

Để người kỹ sư Kỹ thuật vật liệu có đủ năng lực đáp ứng ngay nhu cầu sản xuất thực tế, một khối lượng lớn kiến thức kỹ thuật chuyên ngành của 3 lãnh vực vật liệu Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme bắt đầu được cung cấp vào học kỳ 3 của quy trình đào tạo. Đó là các môn học công nghệ, các bài thí nghiệm, đồ án môn học, thực tập kỹ thuật, thực tập tốt nghiệp và luận văn tốt nghiệp.

Ngoài ra, chương trình đào tạo rất quan tâm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động thông qua các môn học chuyên ngành tự chọn. Vào một thời điểm nào đó, một ngành nghề nào đó đang có nhu cầu lớn về nhân lực, Khoa sẽ ưu tiên chọn các môn học thích hợp cho ngành này để SV ra trường có đủ kiến thức chuyên sâu đáp ứng ngay nhu cầu sản xuất.

Chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu cũng được thiết kế theo hướng chuẩn bị cho SV tiếp tục học ở trình độ cao hơn (Thạc sĩ và Tiến sĩ) sau này khi có nguyện vọng và nhu cầu.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Với mục tiêu và nội dung đào tạo vừa rộng vừa chuyên sâu, sau khi tốt nghiệp KS CNVL có khả năng làm việc trong nhiều lãnh vực :

– Trong các Công ty sản xuất, gia công vật liệu như các Công ty luyện cán kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su…

– Trong các Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như các Công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…

– Trong các Công ty Cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.

– Trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, VL trang trí nội thất.

– Trong các Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: kim loại, gốm, nhựa …

– Trong các Công ty, Hãng sản xuất và kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại VN.

– Trong các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện về lãnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.

– Trong các Cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ.

– Trong các Cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

- Các điểm đặc biệt

  • Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật Vật liệu được thiết kế theo phương pháp tiếp cận CDIO nhằm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình là đào tạo kỹ sư có kiến thức và khả năng lập luận kỹ thuật, có kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân, có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 2

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Website: http://www.cse.hcmut.edu.vn ;  http://www.cse.hcmut.edu.vn/site/vi/Page?item=54

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Ngành Kỹ thuật Máy tính thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kỹ thuật Máy tính thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin. Mục tiêu của chương trình ngành Kỹ thuật Máy tính là đào tạo ra những kỹ sư có chất lượng cao, có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai những hệ thống phần mềm và phần cứng cho máy tính và các thiết bị điều khiển nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Máy tính cũng được trang bị những kiến thức cần thiết để có thể học tiếp cao học và tiến sỹ trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin.

Chương trình sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin, kiến thức cốt lõi ngành Kỹ thuật Máy tính, và kiến thức, công nghệ chuyên sâu của ngành như vi xử lý, vi điều khiển, thiết kế vi mạch, phần mềm nhúng, phần mềm cho các thiết bị điều khiển tự động, robot công nghiệp.

- Triển vọng nghề nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp chương trình ngành Kỹ thuật Máy tính của Trường Đại học Bách Khoa, các kỹ sư có thể đảm nhiệm nhiều công việc trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin như:

   - Thiết kế và xây dựng các phầm mềm, phần cứng cho các thiết bị điều khiển tự động như các thiết bị điều khiển trong ô tô, thiết bị điện tử, thiết bị đọc mã vạch, robot công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp. 

   - Thiết kế và xây dựng các hệ thống dựa trên nền tảng vạn vật kết nối phục vụ thành phố thông minh như hệ thống giám sát môi trường, giám sát giao thông,…

   - Quản trị và xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hệ thống máy tính và mạng máy tính.

   - Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu.

   - Tư vấn, thẩm định và phát triển các dự án, giải pháp công nghệ thông tin.

Theo số liệu thống kê những năm gần đây, 100% kỹ sư tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính của trường có việc làm hoặc học tiếp sau đại học trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp. Mức lương của các kỹ sư mới tốt nghiệp từ hai ngành nay thuộc hàng cao nhất trong nhóm các ngành kỹ thuật.

Hiện nay, những kỹ sư tốt nghiệp lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách Khoa đã được tuyển dụng và làm việc tại hầu hết các công ty lớn trong lĩnh vực này tại Việt Nam và một số công ty lớn trên thế giới như công ty IBM (Mỹ), Intel (Mỹ), NEC (Nhật), Renesas (Nhật), NTT Data (Nhật), ELCA (Thụy Sĩ), Tập đoàn Viettel, Tập đoàn FPT, Mobifone, KMS Technology Vietnam, TMA Solutions, CSC Vietnam, Global CyberSoft, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Công thương, v.v.

Nhiều cựu sinh viên của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính hiện phụ trách các vị trí lãnh đạo, kỹ thuật quan trọng tại các tập đoàn, công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam. 

- Các điểm đặc biệt:

Từ năm 2008, Trường Đại học Bách Khoa tiến hành xây dựng hai chương trình đào tạo Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính theo chuẩn ABET. Đây là một chuẩn dành cho các chương trình đào tạo về kỹ thuật và công nghệ được áp dụng phổ biến tại các trường đại học của Mỹ. Từ năm 2014, chương trình Kỹ thuật Máy tính cùng với chương trình Khoa học Máy tính chính thức được kiểm định bởi ABET. Cho đến thời điểm này, đây là hai chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ABET kiểm định. Qua hoạt động xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn ABET, chất lượng của hai chương trình Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính được nâng cao đến các chuẩn mực quốc tế. Kỹ sư tốt nghiệp từ những chương trình được ABET kiểm định sẽ được công nhận rộng rãi bởi các công ty và tổ chức của Mỹ.

Chương trình đào tạo ngành KTMT sẽ đóng góp nhân lực chủ yếu cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển thành phố thông minh dựa trên công nghệ vạn vật kết nối (Internet of Things – IoTs).

Hoạt động nghiên cứu khoa học:

Bên cạnh việc học tập kiến thức chuyên môn trong các giờ học trên lớp, sinh viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính rất tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học cùng tập thể cán bộ giảng dạy của Khoa. Nhiều bạn sinh viên có được các bài báo khoa học trong các hội nghị, tạp chí khoa học quốc tế có uy tín ngay trong thời gian còn đang theo học chương trình đào tạo đại học. Một số sản phẩm các bạn tham gia xây dựng có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn như hệ thống thông tin giao thông cho địa bàn TP.HCM (http://traffic.hcmut.edu.vn), ứng dụng hướng dẫn người đi đường trong đô thị giúp tránh những điểm có tình hình giao thông phức tạp trên Android (ứng dụng Road Maester trên Google Play), ứng dụng nhận diện và đếm xe trong đô thị qua các camera giao thông, các hệ thống quan trắc môi trường tại các khu công nghiệp, ứng dụng xe điều khiển không người lái, hệ thống điều khiển robot lặn biển, hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn, v.v…

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hệ thống quan trắc môi trường.

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Thiết bị thu thập dữ liệu quan trắc môi trường. 

Hoạt động sinh viên:

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn và hoạt động hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của mình, và động thời làm cho môi trường hoạt động của sinh viên được sinh động, cuốn hút hơn. Các hoạt động tiêu biểu được tổ chức định kỳ hàng năm như Hội chợ việc làm, Tuần lễ công nghệ thông tin, các cuộc thi chuyên môn như BKIT Car Rally, các seminar về công nghệ mới và kỹ năng nghề nghiệp có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM. Ngoài ra, sinh viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các hoạt động chuyên môn trong trường như tham gia các chiến dịch mùa hè xanh, xuân tình nguyện, v.v…

Một số video clip về hoạt động sinh viên:

- Tuần lễ công nghệ thông tin (BKIT Week 2016): https://www.youtube.com/watch?v=ARFiRxXd9Zs

- Cuộc thi BKIT Car Rally: https://www.youtube.com/watch?v=9jCySUhi1Fk 

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết, Xem từ khóa 2014 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 3

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

Website: http://www.cse.hcmut.edu.vn ; http://www.cse.hcmut.edu.vn/site/vi/Page?item=50

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Ngành Khoa học Máy tính thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Khoa học Máy tính thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin. Mục tiêu của chương trình ngành Khoa học Máy tính là đào tạo ra những kỹ sư có chất lượng cao, có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai những hệ thống phần mềm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Kỹ sư tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính cũng được trang bị những kiến thức cần thiết để có thể học tiếp cao học và tiến sỹ trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin.

Chương trình sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin, kiến thức cốt lõi ngành Khoa học Máy tính, và kiến thức, công nghệ chuyên sâu của ngành như trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng Internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường Web.

- Triển vọng nghề nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp chương trình ngành Khoa học Máy tính của Trường Đại học Bách Khoa, các kỹ sư có thể đảm nhiệm nhiều công việc trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin như:

- Thiết kế và xây dựng các phầm mềm máy tính cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính, hành chính và thương mại, v.v.

- Thiết kế và xây dựng các ứng dụng cho các thiết bị di động, ứng dụng thương mại điện tử trên nền Web, các trò chơi trên máy tính và thiết bị di động, v.v.

- Quản trị và xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hệ thống máy tính và hệ thống mạng máy tính.

- Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu.

- Tư vấn, thẩm định và phát triển các dự án, giải pháp công nghệ thông tin.

Theo số liệu thống kê những năm gần đây, 100% kỹ sư tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính của trường có việc làm hoặc học tiếp sau đại học trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp. Mức lương của các kỹ sư mới tốt nghiệp từ hai ngành này thuộc hàng cao nhất trong nhóm các ngành kỹ thuật.

Hiện nay, những kỹ sư tốt nghiệp lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách Khoa đã được tuyển dụng và làm việc tại hầu hết các công ty lớn trong lĩnh vực này tại Việt Nam và một số công ty lớn trên thế giới như công ty IBM (Mỹ), Intel (Mỹ), NEC (Nhật), Renesas (Nhật), NTT Data (Nhật), ELCA (Thụy Sĩ), Tập đoàn Viettel, Tập đoàn FPT, Mobifone, KMS Technology Vietnam, TMA Solutions, CSC Vietnam, Global CyberSoft, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Công thương, v.v.

Nhiều cựu sinh viên của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính hiện phụ trách các vị trí lãnh đạo, kỹ thuật quan trọng tại các tập đoàn, công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam. 

- Các điểm đặc biệt:

Từ năm 2008, Trường Đại học Bách Khoa tiến hành xây dựng hai chương trình đào tạo Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính theo chuẩn ABET. Đây là một chuẩn dành cho các chương trình đào tạo về kỹ thuật và công nghệ được áp dụng phổ biến tại các trường đại học của Mỹ. Từ năm 2014, chương trình Khoa học Máy tính cùng với chương trình Kỹ thuật Máy tính chính thức được kiểm định bởi ABET. Cho đến thời điểm này, đây là hai chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ABET kiểm định. Qua hoạt động xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn ABET, chất lượng của hai chương trình Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính được nâng cao đến các chuẩn mực quốc tế. Kỹ sư tốt nghiệp từ những chương trình được ABET kiểm định sẽ được công nhận rộng rãi bởi các công ty và tổ chức của Mỹ.

Hoạt động nghiên cứu khoa học:

Bên cạnh việc học tập kiến thức chuyên môn trong các giờ học trên lớp, sinh viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính rất tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học cùng tập thể cán bộ giảng dạy của Khoa. Nhiều bạn sinh viên có được các bài báo khoa học trong các hội nghị, tạp chí khoa học quốc tế có uy tín ngay trong thời gian còn đang theo học chương trình đào tạo đại học. Một số sản phẩm các bạn tham gia xây dựng có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn như hệ thống thông tin giao thông cho địa bàn TP.HCM (http://traffic.hcmut.edu.vn), ứng dụng hướng dẫn người đi đường trong đô thị giúp tránh những điểm có tình hình giao thông phức tạp trên Android (ứng dụng Road Maester trên Google Play), ứng dụng nhận diện và đếm xe trong đô thị qua các camera giao thông, các hệ thống quan trắc môi trường tại các khu công nghiệp, ứng dụng xe điều khiển không người lái, hệ thống điều khiển robot lặn biển, hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn, v.v… 

Hoạt động sinh viên:

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn và hoạt động hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của mình, và động thời làm cho môi trường hoạt động của sinh viên được sinh động, cuốn hút hơn. Các hoạt động tiêu biểu được tổ chức định kỳ hàng năm như Hội chợ việc làm, Tuần lễ công nghệ thông tin, các cuộc thi chuyên môn như BKIT Car Rally, các seminar về công nghệ mới và kỹ năng nghề nghiệp có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM. Ngoài ra, sinh viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các hoạt động chuyên môn trong trường như tham gia các chiến dịch mùa hè xanh, xuân tình nguyện, v.v…

Một số video clip về hoạt động sinh viên:

- Tuần lễ công nghệ thông tin (BKIT Week 2016): https://www.youtube.com/watch?v=ARFiRxXd9Zs

- Cuộc thi BKIT Car Rally: https://www.youtube.com/watch?v=9jCySUhi1Fk 

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 4

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Website: http://www.fme.hcmut.edu.vn

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

   Chương trình đào tạo Kỹ sư Cơ khí, được xây dựng theo hướng kỹ thuật, đào tạo kỹ sư cơ khí có năng lực chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp, có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt.

Ngành Kỹ thuật Cơ khí gồm có 3 chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật Chế tạo, Kỹ thuật Thiết kế, Kỹ thuật Máy xây dựng và nâng chuyển.

- Triển vọng nghề nghiệp

  • - Kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào có liên quan đến máy móc, thiết bị. 
  • - Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí có thể đảm nhiệm những vị trí như: Kỹ sư chế tạo, kỹ sư thiết kế, kỹ sư điều hành sản xuất, kỹ sư chất lượng, kỹ sư bảo trì, kỹ sư nghiên cứu và phát triển, kỹ sư cung ứng, kỹ sư bán hàng, giảng viên, .. 
  • - Những công ty thường tuyển dụng kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí tốt nghiệp từ trường Đại học Bách khoa Tp.HCM: Công ty Trường Hải, công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, công ty Vinamilk, công ty xây dựng Sài gòn, công ty cổ phần Acecook, công ty TNHH cơ khí Duy Khanh,…
  • - Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế,sản xuất, quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, … các máy móc, thiết bị trong các nhà máy sản xuất như: hệ thống nâng vận chuyển trong hệ thống dây chuyền tự động, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng (nhà máy xi măng, máy sàng, máy nghiền, máy trộn...), nhà máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng (cột bê tông, ống cống,…) và trong các lĩnh vực máy thi công cơ giới và máy chuyên dụng (máy xúc, máy ủi, máy nạo vét ...).

- Các điểm đặc biệt

  • Thiết kế và chế tạo các thiết bị nâng vận chuyển; các dây chuyền sản xuất tự động

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

  • - Nghiên cứu công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị sản xuất bún dạng mini dùng gạo lứt trang bị cho các nhà khách sạn trong và ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu ẩm thực VN trên toàn thế giới
  • - Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đầu dập đa năng tiết kiệm năng lượng
  • - Nghiên cứu và chế tạo thiết bị tự hành có dẫn hướng phục vụ công tác kho vận nhà kho
  • - Nghiên cứu và chế tạo hệ thống băng tải con lăn chủ động
  • - Nghiên cứu công nghệ rửa rau ứng dụng sóng siêu âm, vi bọt khí và nước Ozone kết hợp
  • - Thiết kế,chế tạo thiết bị bóc tách vỏ cứng hạt điều để nâng cao tuổi thọ và thẩm mỹ để phục vụ xuất khẩu
  • - Nghiên cứu giải pháp tạo hình màng mỏng dạng tròn từ nguyên liệu gạo, mì
  • - Nghiên cứu tối ưu các thông số của công nghệ fdm (Fused Deposition Modeling) ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
  • - Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy phân loại nhân hạt điều ứng dụng công nghệ xử lý ảnh
  • - Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị tráng hấp bánh tráng gạo dạng tròn
  • - Thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất bún tươi công suất nhỏ phục vụ xuất khẩu và thị trường nội địa
  • - Nghiên cứu quy trình công nghệ và thiết kế mô hình sản xuất bánh tráng bía tự động
  • - Nghiên cứu , thiết kế và chế tạo thiết bị sản xuất tự động bánh tráng rế dạng tròn thay cho phương pháp sản xuất thủ công
  • - Thiết kế, chế tạo Robot làm vệ sinh ống thông khí
  • - Nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị tháo lắp sản phẩm nổ
  • - Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy đo hệ số ma sát hiển thị số trên màn hình máy vi tính
  • - Nghiên cứu hoàn chỉnh thiết bị thử nghiệm cắt tách vỏ trái chôm chôm
  • - Nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị tái chế nhân điều thứ phẩm nhằm gia tăng giá trị sử dụng của nhân điều xuất khẩu.
  • - Nghiên cứu và thực nghiệm nguyên lý bóc tách vỏ trái chôm chôm
  • - Phương pháp xác định sai số hệ thống của máy CNC
  • - Tính toán thiết kế kết cấu bằng các phương pháp số (các loại vật liệu truyền thống cũng như các loại vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu composite).
  • - Thiết kế máy và xây dựng các phần mềm hỗ trợ công việc thiết kế cơ khí (cả phần tính toán và phần đồ họa).
  • - Cấp rung trong dây chuyền cấp xúc xích tự động
  • - Nghiên cứu - hợp lý hóa các thông số làm việc của máy san đầm trục lăn trong quá trình đầm bêtông
  • - Mô hình mô phỏng và thực nghiệm của bộ công tác đầm trục lăn trên bề mặt bê tông xi măng
  • - Động học và động lực học.
  • - Tay máy nối tiếp và song song.
  • - Cơ cấu đàn hồi và các ứng dụng trong việc tạo vi chuyển động và đo lực/moment.
  • - Robot hàn.
  • - Thiết kế thiết bị công nghiệp.
  • - Vi cơ điện tử.
  • - Dao động kỹ thuật.
  • - Nhận dạng, xử lý hình ảnh và tín hiệu.
  • - Chẩn đoán hư hỏng.

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài  báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

  • - Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm hệ thống sử dụng robot cấp phôi chính xác cho máy in lụa 6 trạm trong công nghiệp giày
  • - Nghiên cứu phương pháp xử lý ảnh ứng dụng trong điều khiển chính xác vị trí
  • - Khảo sát, hiệu chỉnh và điều khiển mô hình robot di động hàn đường thẳng ứng dụng trong hàn đứng và hàn trần
  • - Thiết kế, chế tạo robot hàn di động hàn đường thẳng của mối hàn góc sử dụng máy hàn MIG
  • - Thiết kế, chế tạo thử nghiệm Welding Carriage
  • - Thiết kế, chế tạo và điều khiển mô hình robot di động dùng để hàn đường thẳng trong mặt phẳng
  • - Nghiên cứu thiết kế, chế tạo cơ cấu điều khiển điện cực tự động dùng cho máy tia lửa điện RC
  • - Tạo vạch bằng phương pháp quang hóa
  • - Tính toán thiết kế các kết cấu composite nền polymer trong điều kiện Việt Nam
  • - Thiết kế chế tạo máy gia công tia lửa điện
  • - Tính toán thiết kế các kết cấu composite bằng phương pháp phần tử hữu hạn
  • - Phân tích động học cơ cấu Cardan-Oldham bằng phương pháp ma trận
  • - Nghiên cứu ứng dụng và chế tạo hệ thống băng tải ống
  • - Nghiên cứu và thiết kế cơ cấu dẫn động cho chuyển động thẳng cấp micron
  • - Phân tích và thiết kế cơ cấu song song đàn hồi dẫn động tùy chọn sáu bậc tự do
  • - Thiết kế cảm biến lực và moment phẳng sử dụng cơ cấu đàn hồi
  • - Mô phỏng và thử nghiệm cảm biến đo lực và moment phẳng sử dụng cơ cấu đàn hồi
  • - Cơ cấu dẫn động cho chuyển động thẳng với độ phân giải micromet (chế tạo và thử nghiệm)
  • - Nghiên cứu điều khiển robot thực hiện công tác hàn trong mặt phẳng đứng
  • - Nghiên cứu thiết lập mô hình và mô phỏng động lực học cơ hệ tay máy di động
  • - Nghiên cứu ứng dụng Laser sensor dùng cho robot hàn di động
  • - Phần mềm hỗ trợ thiết kế cơ khí BKCAD
  • - Nghiên cứu giải thuật điều khiển và thiết kế hệ thống camera tuỳ động
  • - Nghiên cứu điều khiển robot thực hiện công tác hàn trong mặt phẳng thẳng đứng
  • - Nghiên cứu tính toán độ tin cậy máy và chi tiết máy trong giai đoạn thiết kế
  • - Nghiên cứu mô phỏng động học và các ứng dụng trong thiết kế máy
  • - Nghiên cứu ứng dụng kỹ  thuật độ tin cậy trong thiết kế máy
  • - Sử dụng bề mặt đáp ứng và mô phỏng Monte Carlo để thiết kế tối ưu bền vững hình dạng kết cấu trên cơ sở độ tin cậy

- Các cựu sinh viên tiêu biểu

  • - Lê Văn Dĩnh, Chủ tịch HĐQT tập đoàn mía đường Thành Thành Công, cựu sinh viên Quốc gi Kỹ sư Công nghệ khóa 1 năm 1956.
  • - Trần Bá Dương, Chủ tịch hội đồng quản trị Cty oto Trường Hải.
  • - Hồ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng trường ĐHQT, ĐHQG.
  • - Võ Hoàng Giang, Tổng giám đốc Cty Cảng Sài gòn.
  • - Trần Văn Quân, Phó giám Cty môi trường Đô thị Tp. HCM.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH:  Xem chi tiết

Đây là Cấu trúc chương trình đào tạo, quý Thầy Cô xem trên web www.aao.hcmut.edu.vn/tuyensinh >> ĐH, CĐ chính quy >> Ngành tuyển sinh >> chọn ngành tương ứng

Nếu có cập nhật phần này, xin vui lòng gửi file riêng (file Cấu trúc chương trình đào tạo)

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:  Từ khóa 2014200820092010201120122013

Chương trình đào tạo của ngành KT Máy xây dựng & Nâng chuyển sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về thiết kế, chế tạo các máy xây dựng, thiết bị nâng vận chuyển, đặc biệt là các dây chuyền tự động.

Chương trình đào tạo hướng đến các mục tiêu giúp sinh viên:

  • - Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
  • - Có các kiến thức cơ sở kỹ thuật và ngành: các quá trình vật lý của kỹ thuật cơ khí, hệ thống sản xuất và bảo trì, thiết kế và phát triển sản phẩm giúp đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo trong các hệ thống sản xuất công nghiệp.
  • - Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.
  • - Có hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:   từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước

a

Khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên và cơ sở kỹ thuật cơ khí

b

Khả năng thiết kế và tiến hành thực nghiệm các hệ thống cơ khí, nhiệt, lưu chất… ngoài ra còn phân tích và giải thích kết quả

c

Khả năng thiết kế chi tiết, quá trình và hệ thống đáp ứng các yêu cầu mong muốn về giá thành, khả năng chế tạo, môi trường, xã hội,  đạo đức, tính bền vững và các ràng buộc khác

d

Khả năng thực hiện thành công chức năng của một thành viên trong nhóm giải quyết vấn đề đa lãnh vực và đa chức năng

e

Khả năng xác định, mô hình hóa và giải quyết các vấn đề mới (không giới hạn và ràng buộc)  hoặc sẵn có (đã mô tả rõ ràng) trong lãnh vực kỹ thuật cơ khí

f

Khả năng nhận biết và thực hiện các trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp

g

Khả năng giao tiếp hiệu quả, trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450

h

Khả năng nhận biết và áp dụng kiến thức để giảiquyết các vấn đề cơ khí trong một bối cảnh kinh tế toàn cầu, môi trường, và xã hội

i

Khả năng nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia vào việc học tập suốt đời

j

Khả năng áp dụng kiến thức vào các vấn đề hiện tại và đương đại

k

Khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho việc thực hành cơ khí

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỘ MÔN, HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, TRANG THIẾT BỊ: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu


Page 5

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT DỆT

Textile Engineering

Website: http://www.fme.hcmut.edu.vn (thông tin thêm trên web của Khoa)

Chuyên ngành:

- Kỹ thuật dệt (Textile Engineering)

- Kỹ thuật hóa dệt (Textile Chemistry Engineering)

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kỹ thuật dệt dành cho các sinh viên yêu thích kỹ thuật tạo sợi vải phục vụ cho may mặc, công nghiệp và các lĩnh vực khác. Chương trình học bao gồm các kiến thức chuyên sâu về vật liệu dệt, kỹ thuật tạo sợi, vải, in nhuộm hoàn tất, quản lý điều hành sản xuất sợi dệt nhuộm và thiết bị dệt. Ngoài ra, chương trình còn có các môn tự chọn về quản lý sản xuất hiện đại, các vấn đề thời sự trong ngành dệt may như sinh thái, môi trường và các kỹ thuật vật liệu hiệu năng cao, kỹ thuật dệt tiên tiến, ứng dụng tin học trong thiết kế và vận hành công nghiệp dệt.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Hiện nay, công nghiệp dệt từ các nước đã phát triển đang chuyển dần sang Việt nam. Nhằm tạo thế chủ động từ khâu nguyên liệu đến xuất khẩu sản phẩm may mặc cuối cùng, ngành công nghiệp dệt đang được đầu tư từ nguyên liệu cho đến sợi, vải, hoàn tất và vật liệu chức năng. Số lượng các nhà máy sợi, dệt có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh không ngừng trong 3 năm gần đây.
Sinh viên ngành Kỹ thuật Dệt …150% có việc làm khi ra trường, do nhu cầu kỹ sư dệt trên thị trường hiện đang cao hơn số lượng sinh viên mà Bộ môn đào tạo.Kỹ sư đào tạo cơ bản, chuyển sâu về kỹ thuật dệt còn rất thiếu, số lượng khoảng 35 kỹ sư dệt mỗi năm là không đủ đáp ứng
cho nhu cầu của số lượng lớn các công ty sợi dệt nhuộm khu vực phía Nam cũng như cả nước.

Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc như:

-                    Kỹ sư công nghệ, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất sợi dệt nhuộm;

               -  Thiết kế kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật;

               -  Quản đốc xưởng sản xuất;

               -  Kỹ sư- giám đốc kinh doanh cho các công ty thương mại về ngành dệt;

               -  Chuyên viên tại các viện nghiên cứu

               -  Giảng viên các trường đại học, cao đẳng

               -  Các phòng kiểm định chất lượng của quốc tế và Việt Nam

               -  Đại diện cho các công ty dệt may nước ngoài ở Việt Nam.

Các công ty thường tuyển dụng:

Các công ty thuộc Tập đoàn dệt may Vinatex, các công ty sản xuất vốn đầu tư nước ngoài như Ilshin,Texhong,Kondo,Esquel các công ty cổ phần-liên doanh như Công ty cổ phần dệt may Thành Công, Tổng công ty cổ phần Phong Phú, các công ty tư nhân lớn như Kéo sợi Thiên Nam, Đông Quang, các công ty thương mại như Timtex, Tri-Union, C.Illies &Co, các công ty kiểm định như  Intertek,Fiti, MTS v.v và nhiều công ty khác.

- Các chương trình học bổng dành riêng cho sinh viên Kỹ thuật Dệt

    - Học bổng hàng năm dành cho sinh viên xuất sắc nhất lớp và sinh viên có điểm bảo vệ tốt nghiệp cao nhất hội đồng ( do hãng Uster AG, Groz-Beckert tài trợ)

    - Học bổng “Tài trợ học phí, cam kết việc làm” do Công ty TNHH Dệt sợi Kondo tài trợ

    - Học bổng tuần học tại nước ngoài cho sinh viên (giải thưởng Rieter Award và một số giải thưởng của các hãng, hiệp hội khác)

    - Qũy học bổng “Tiếp sức sinh viên” dành cho sinh viên vượt khó (do các cựu cán bộ, cựu sinh viên và các doanh nghiệp Dệt May ủng hộ)

    -  Học bổng ADIDAS cho sinh viên năng động tài năng

- Các điểm đặc biệt

  • Là một trong “chỉ” hai trường đại học hiện nay ở Việt Nam có thể đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật dệt (dệt sợi, in nhuộm hoàn tất).
  • Chương trình đào tạo mới được xây dựng và liên tục được cập nhật trên cơ sở tham khảo các trường đại học dệt may nổi tiếng trên thế giới.
  • Bộ môn Kỹ thuật dệt may có mối liên hệ chặt chẽ với các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo dệt may uy tín ở nước ngoài và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

  •  Nghiên cứu khả năng chống tia UV trên vải nhuộm từ một số chất nhuộm tự nhiên (2015-2016) -TS. Bùi Mai Hương

  •  Nghiên cứu ứng dụng xơ bông gòn (CeibaPentandra) làm vật liệu thấm dầu thân thiện với môi trường (2014-2015) – TS.Bùi Mai Hương

  • Xử lý chống nhàu vải cotton 100% bằng chất liên kết không  có formandehyde (2012-2013)- TS. Bùi Mai Hương

  • Nghiên cứu tính hòa tan của bông Việt Nam trong các hệ dung môi khác nhau sử dụng để tạo aerogel (2012) – TS.Bùi Mai Hương

  • Nghiên cứu công nghệ hấp sợi bông và ứng dụng tại Việt Nam (2005-2005) TS.Bùi Mai Hương

  • Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu đề xuất công nghệ tái chế chất thải rắn cho Ngành Da Giày TP (2012-2013) –TS. Hà Dương Xuân Bảo

  • Các phương pháp mới kích hoạt, thúc đẩy nhanh quá trình thuộc da (1991) - TS. Hà Dương Xuân Bảo

  • Khảo sát tính bền nhiệt, chống ma sát của vật liệu composite (1985) – TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Chế tạo mô hình và khảo sát các thử nghiệm thuộc da dưới tác nhân thuỷ-xung động  (1990) – TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Khảo sát tính kết dính của keo hữu cơ (1984) TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch trong phương pháp thuộc da bằng tác nhân thuỷ-xung động (1991) TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Khảo sát quá trình thuộc da bằng phương pháp thuỷ-xung động học theo chế độ tia (1990 TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Nghiên cứu xây dựng phần mềm tra cứu thông tin chuyên ngành Dệt kim (2009-2010) – TS.Hồ Thị minh Hương

  • Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế rập cơ sở nữ thông qua mô phỏng trên phần mềm 3D – V. Stitcher (Nguyễn Thị Mộng Hiền)

Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

  •  Xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin chuyên ngành dệt kim-phát triển khoa học và công nghệ tập 16,79  (Hồ Thị Minh Hương - Trần Đại Nguyên)

  • Đánh giá tính cạnh tranh của sản phẩm may từ vật liệu xơ đay, Tạp chí Công Nghiệp Nhẹ Moscow (Hồ thị Minh Hương, PEREZNENKO X N)

  • Khả năng phát triển sản phẩm may từ vật liệu xơđay, Tạp chí Công Nghiệp Nhẹ Moscow (Hồ thị Minh Hương, PEREZNENKO X N)

  •  Huong Mai Bui, NaOH/Urea aqueous solutions improving properties of regenerated cellulosic fabrics, Journal of Applied PolymerScience,published, Volume 115(5), 2865 2874,2010

  • Huong Mai Bui, Pilling in Cellulosic Fabrics – Part 2 A Kinetic Study of Pilling Formation in Alkali Treated Lyocell Fabric, (Doi 10.1002/app. 28570), Journal of Applied Polymer Science Volume 109(6), 3696-3703., 2008

  • Huong Mai Bui, CI Reactive Black 5 Dye as A Visible Crosslinker to Improve Physical Properties of Lyocell Fabrics. (Doi 10.1007/s10570-008-9239-z), Cellulose, Vol 6, Number1, 27-35., 2008

  • Huong Mai Bui, Pilling in Man-Made Cellulosic Fabrics – Part 1 Assessment of Pilling Formation Methods. (Doi 10. 1002/app.28653), Journal of Applied Polymer Science, Volume110(1), 531-538., 2008

  •  Huong Mai Bui, Treatment in Swelling Solutions Modifing Cellulose Fiber Reactivity – Part 2:Accessibility and Reactivity. (Doi:10.1002/masy.200850206), Macromolar Symposia, 262,50-64., 2008

  • Bùi Mai Hương, Trịnh thị Kim Huệ, Application of self-cleaning treatment on cotton andPES/Co fabric using TiO2 and SiO2 coating synthesized by sol-gel method, Journal ofScience and Technology, Volume 55,Number 1B , 77-84, 2017

  • Tran Thi Van, Ha Duong Xuan Bao, Quantifying the relationship between impervious surface and urban heat environment in the Southeast Megalopolis of Vietnam. , Journal of Biodiversity and Environmental Sciences (JBES), 10(3), , 2017

  • Tran Thi Van, Ha Duong Xuan Bao , Study of the Impact of Urban Development on Surface Temperature Using Remote Sensing in Ho Chi Minh City, Northern Vietnam, 2009, Geographical Research: Journal of the Institute of Australian Geographers, 48(1), 86-96, 2010

  • Application of self-cleaning treatment on cotton and PES/Co fabric using TiO2 and SiO2 coating synthesized by sol-gel method, Journal of Science and Technology, Volume 55,Number 1B , 77-84, 2017( Bùi Mai Hương, Trịnh thị Kim Huệ)

  • Ảnh hưởng của phương pháp chiết đến tính chất dịch màu và quá trình nhuộm vật liệu len và tơ tằm - nhuộm từ dịch chiết lá Sa kê, Tạp chí Cơ Khí Việt Nam, 1+2 , 209-216, 2017 Bùi Mai Hương, Lê Thị Hồng Nhan, Lê thị Lệ Hoa

  • Applying bi-functional dyeing and UV protection on protein textile materials with waste from used teabags and mangosteen hulls, Journal of Science and Technology , Volume 55,Number 1B, 91-98, 2017 Bùi Mai Hương, Trịnh thị Kim Huệ

  • Design and control of a specific hand-building machine applying for silk fabric, Tạp chí Cơ Khí Việt Nam, Số đặc biệt tháng 10-2016, 48-53, 2016 Bui Mai Huong, Vo Tuong Quan

  • Applying natural cellulosic fiber for environmental-friendly oil sorbent materials,Part 1: Influence of Acetylation and alkali treatment on the oil sorption behavior of kapok, coir and jute fibers , Tạp chí Cơ Khí Việt Nam, Số đặc biệt tháng 10 năm 2016, 98-102, 2016 Bui Mai Huong

  • Applying natural cellulosic fiber for environmental-friendly oil sorbent materials,Part 2: A design and control of an automatic kapok fruits breaking system, Tạp chí Cơ Khí Việt Nam, Số đặc biệt tháng 10 năm 2016, 142-148, 2016 Bui Mai Huong,Vo Tuong Quan

  • Bi-functional dyeing and UV protection on silk fabric dyed with eucalyptus leaf and mangrove bark extracts, Tạp chí Hóa Học-Vietnam Journal of Chemistry, 6e3 53, 39-44, 2015 Bùi Mai Hương,Trịnh thị Kim Huệ

  • Nguyễn Thị Mộng Hiền, Phân tích vóc dáng nữ Việt Nam và mô phỏng trên phần mềm thiết kế 3D - V. Stitcher, tại chí Cơ khí Việt Nam, 0866-7056.

  • Nguyễn Thị Mộng Hiền, Nghiên cứu số hạng điều chỉnh thiết kế áo cơ sở nữ Việt Nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần mềm thiết kế trang phục 3 chiều V-Stitcher, Phát triển khoa học & công nghệ, 19, Kỳ 2-2016 , 70-80, 2016.

  • Nguyễn Thị Mộng Hiền, Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở phụ nữ Việt Nam và mô phỏng trên phần mềm 3D-V-Stitcher , Tạp chí Phát triển khoa học & Công nghệ, 19, 61-75, 2016.

  • Nguyễn Thị Mộng Hiền, Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ, Phát triển khoa học & công nghệ, 18, 25-36, 2015.

- Các cựu sinh viên tiêu biểu

  • Võ Trung Luân, nguyên giám đốc Legamex

  • Bùi Văn Xuân, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Gia Định GIDITEX

  •  Nguyễn Thế Tuyền – Giám đốc Bán hàng cao cấp, Công ty THHH Thương mại và dịch vụ GROZ-BECKERT Việt Nam

  • Ông Nguyễn Anh Kiệt - Trưởng phân viện Viện Kinh tế Kỹ thuật dệt may- Phân viện TP.Hồ Chí Minh

  • Ông Trần Bạch Hùng Công ty Peja Việt Nam

  • Trần Thị Thanh Nga (Cựu sinh viên khóa 98) Hiện là chủ thương hiệu Defined Moment, Paris, France

  • Trần Quang Tường Thanh(Cựu sinh viên CK2006) Hiện là Giám đốc công ty CPSX&TM Trường Thắng thương hiệu Couple TX

  • Võ Tường Luân . Hiện là giám đốc Công ty Legamex

- Các link đến các video giới thiệu

      + https://www.youtube.com/watch?v=uafhExkUblQ

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

Đây là Cấu trúc chương trình đào tạo, quý Thầy Cô xem trên web www.aao.hcmut.edu.vn/tuyensinh >> ĐH, CĐ chính quy >> Ngành tuyển sinh >> chọn ngành tương ứng

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỘ MÔN, HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, TRANG THIẾT BỊ:

5.1 Hình ảnh thầy cô Bộ môn Kỹ thuật Dệt May năm 2016

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.2 Dệt May Hội Ngộ, cuộc gặp gỡ thường niên đầy ý nghĩa của Bộ môn

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.3 Lễ trao giải Học bổng Groz-Beckert năm 2014

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.4 Sinh viên Dệt May đến với Thụy Sỹ qua học bổng của hãng Rieter

 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.5 Sinh viên Dệt May tại lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế khăn Songwol Vina

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.6 Cán bộ và sinh viên Dệt May tại Hội thảo “Công nghệ Đức gặp gỡ ngành Dệt May Việt Nam” với 23 báo cáo viên đến từ các hãng thuộc Hiệp hội máy dệt Đức

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.7 Lễ Ký kết với đại diện Hiệp hội máy Dệt Italia ACIMIT với sự tham dự của Tổng lãnh sự Italia tại TP.HCM, Tham tán thương mại Italia tại TP.HCM  trường ĐH Bách Khoa về thành lập Trung tâm Ý-Việt về Công nghệ Dệt tại ĐH Bách Khoa

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 

5.8 Buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp 

 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.9  HọcThiết kế mẫu đầm trên mannequin

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu


Page 6

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

Website: http://www.fme.hcmut.edu.vn (thông tin thêm trên web của Khoa)

Chuyên ngành:

- Công nghệ may (Clothing Technology)

- Công nghệ thiết kế thời trang (Fashion Design Technology)

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Công nghệ may dành cho các sinh viên có sở thích và năng khiếu về kỹ thuật may công nghiệp và thời trang. Chương trình học bao gồm các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật may cơ bản và nâng cao, thiết bị may, mỹ thuật trang phục, quản lý sản xuất trong dây chuyền may công nghiệp hiện đại, ứng dụng tin học trong thiết kế và vận hành công nghiệp may. Ngoài ra, chương trình còn có các môn tự chọn về sản xuất tinh gọn, kinh doanh thời trang và quản lý dự án trong ngành may

- Triển vọng Nghề nghiệp

Ngành công nghiệp may là ngành giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tuy nhiên kỹ sư đào tạo cơ bản, chuyển sâu về công nghệ may còn rất thiếu, các công ty thường xuyên liên hệ với bộ môn để tuyển dụng sinh viên. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc như: kỹ sư công nghệ, thiết kế trong các dây chuyền sản xuất; thiết kế kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật; quản đốc xưởng sản xuất; kỹ sư- giám đốc kinh doanh cho các công ty thương mại về ngành may; chuyên viên tại các viện nghiên cứu- phòng thí nghiệm-kiểm định; đại diện cho các công ty dệt may nước ngoài ở Việt Nam, quản lý các dự án về ngành may.

Các công ty thường tuyển dụng:

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Công nghệ may tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: Các công ty thuộc Tập đoàn dệt may Vinatex, các công ty sản xuất vốn đầu tư nước ngoài như Esquel, Adidas,Puma, NiKe, Oxylane, Decathlon các công ty cổ phần-liên doanh như Công ty cổ phần dệt may Thành Công, Công ty may Nhà Bè, Công ty may Bình Dương, Tổng công ty 28, các viện và trường đại học đào tạo ngành Công nghệ may

- Các điểm đặc biệt

  • Chương trình đào tạo mới được xây dựng và liên tục được cập nhật trên cơ sở tham khảo các trường đại học dệt may nổi tiếng trên thế giới.

  • Bộ môn Kỹ thuật dệt may có mối liên hệ chặt chẽ với các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo dệt may uy tín ở nước ngoài và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

  •  Nghiên cứu khả năng chống tia UV trên vải nhuộm từ một số chất nhuộm tự nhiên (2015-2016) -TS. Bùi Mai Hương

  •  Nghiên cứu ứng dụng xơ bông gòn (CeibaPentandra) làm vật liệu thấm dầu thân thiện với môi trường (2014-2015) – TS.Bùi Mai Hương

  • Xử lý chống nhàu vải cotton 100% bằng chất liên kết không  có formandehyde (2012-2013)- TS. Bùi Mai Hương

  • Nghiên cứu tính hòa tan của bông Việt Nam trong các hệ dung môi khác nhau sử dụng để tạo aerogel (2012) – TS.Bùi Mai Hương

  • Nghiên cứu công nghệ hấp sợi bông và ứng dụng tại Việt Nam (2005-2005) TS.Bùi Mai Hương

  • Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu đề xuất công nghệ tái chế chất thải rắn cho Ngành Da Giày TP (2012-2013) –TS. Hà Dương Xuân Bảo

  • Các phương pháp mới kích hoạt, thúc đẩy nhanh quá trình thuộc da (1991) - TS. Hà Dương Xuân Bảo

  • Khảo sát tính bền nhiệt, chống ma sát của vật liệu composite (1985) – TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Chế tạo mô hình và khảo sát các thử nghiệm thuộc da dưới tác nhân thuỷ-xung động  (1990) – TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Khảo sát tính kết dính của keo hữu cơ (1984) TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch trong phương pháp thuộc da bằng tác nhân thuỷ-xung động (1991) TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Khảo sát quá trình thuộc da bằng phương pháp thuỷ-xung động học theo chế độ tia (1990 TS.Hà Dương Xuân Bảo

  • Nghiên cứu xây dựng phần mềm tra cứu thông tin chuyên ngành Dệt kim (2009-2010) – TS.Hồ Thị minh Hương

  • Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế rập cơ sở nữ thông qua mô phỏng trên phần mềm 3D – V. Stitcher (nguyễn Thị Mộng Hiền)

Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

  •  Xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin chuyên ngành dệt kim-phát triển khoa học và công nghệ tập 16,79  (Hồ Thị Minh Hương - Trần Đại Nguyên)

  • Đánh giá tính cạnh tranh của sản phẩm may từ vật liệu xơ đay, Tạp chí Công Nghiệp Nhẹ Moscow (Hồ thị Minh Hương, PEREZNENKO X N)

  • Khả năng phát triển sản phẩm may từ vật liệu xơđay, Tạp chí Công Nghiệp Nhẹ Moscow (Hồ thị Minh Hương, PEREZNENKO X N)

  •  Huong Mai Bui, NaOH/Urea aqueous solutions improving properties of regenerated cellulosic fabrics, Journal of Applied PolymerScience,published, Volume 115(5), 2865 2874,2010

  • Huong Mai Bui, Pilling in Cellulosic Fabrics – Part 2 A Kinetic Study of Pilling Formation in Alkali Treated Lyocell Fabric, (Doi 10.1002/app. 28570), Journal of Applied Polymer Science Volume 109(6), 3696-3703., 2008

  • Huong Mai Bui, CI Reactive Black 5 Dye as A Visible Crosslinker to Improve Physical Properties of Lyocell Fabrics. (Doi 10.1007/s10570-008-9239-z), Cellulose, Vol 6, Number1, 27-35., 2008

  • Huong Mai Bui, Pilling in Man-Made Cellulosic Fabrics – Part 1 Assessment of Pilling Formation Methods. (Doi 10. 1002/app.28653), Journal of Applied Polymer Science, Volume110(1), 531-538., 2008

  •  Huong Mai Bui, Treatment in Swelling Solutions Modifing Cellulose Fiber Reactivity – Part 2:Accessibility and Reactivity. (Doi:10.1002/masy.200850206), Macromolar Symposia, 262,50-64., 2008

  • Bùi Mai Hương, Trịnh thị Kim Huệ, Application of self-cleaning treatment on cotton andPES/Co fabric using TiO2 and SiO2 coating synthesized by sol-gel method, Journal ofScience and Technology, Volume 55,Number 1B , 77-84, 2017

  • Tran Thi Van, Ha Duong Xuan Bao, Quantifying the relationship between impervious surface and urban heat environment in the Southeast Megalopolis of Vietnam. , Journal of Biodiversity and Environmental Sciences (JBES), 10(3), , 2017

  • Tran Thi Van, Ha Duong Xuan Bao , Study of the Impact of Urban Development on Surface Temperature Using Remote Sensing in Ho Chi Minh City, Northern Vietnam, 2009, Geographical Research: Journal of the Institute of Australian Geographers, 48(1), 86-96, 2010

  • Application of self-cleaning treatment on cotton and PES/Co fabric using TiO2 and SiO2 coating synthesized by sol-gel method, Journal of Science and Technology, Volume 55,Number 1B , 77-84, 2017( Bùi Mai Hương, Trịnh thị Kim Huệ)

  • Ảnh hưởng của phương pháp chiết đến tính chất dịch màu và quá trình nhuộm vật liệu len và tơ tằm - nhuộm từ dịch chiết lá Sa kê, Tạp chí Cơ Khí Việt Nam, 1+2 , 209-216, 2017 Bùi Mai Hương, Lê Thị Hồng Nhan, Lê thị Lệ Hoa

  • Applying bi-functional dyeing and UV protection on protein textile materials with waste from used teabags and mangosteen hulls, Journal of Science and Technology , Volume 55,Number 1B, 91-98, 2017 Bùi Mai Hương, Trịnh thị Kim Huệ

  • Design and control of a specific hand-building machine applying for silk fabric, Tạp chí Cơ Khí Việt Nam, Số đặc biệt tháng 10-2016, 48-53, 2016 Bui Mai Huong, Vo Tuong Quan

  • Applying natural cellulosic fiber for environmental-friendly oil sorbent materials,Part 1: Influence of Acetylation and alkali treatment on the oil sorption behavior of kapok, coir and jute fibers , Tạp chí Cơ Khí Việt Nam, Số đặc biệt tháng 10 năm 2016, 98-102, 2016 Bui Mai Huong

  • Applying natural cellulosic fiber for environmental-friendly oil sorbent materials,Part 2: A design and control of an automatic kapok fruits breaking system, Tạp chí Cơ Khí Việt Nam, Số đặc biệt tháng 10 năm 2016, 142-148, 2016 Bui Mai Huong,Vo Tuong Quan

  • Bi-functional dyeing and UV protection on silk fabric dyed with eucalyptus leaf and mangrove bark extracts, Tạp chí Hóa Học-Vietnam Journal of Chemistry, 6e3 53, 39-44, 2015 Bùi Mai Hương,Trịnh thị Kim Huệ

  • Nguyễn Thị Mộng Hiền, Phân tích vóc dáng nữ Việt Nam và mô phỏng trên phần mềm thiết kế 3D - V. Stitcher, tại chí Cơ khí Việt Nam, 0866-7056.

  • Nguyễn Thị Mộng Hiền, Nghiên cứu số hạng điều chỉnh thiết kế áo cơ sở nữ Việt Nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần mềm thiết kế trang phục 3 chiều V-Stitcher, Phát triển khoa học & công nghệ, 19, Kỳ 2-2016 , 70-80, 2016.

  • Nguyễn Thị Mộng Hiền, Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở phụ nữ Việt Nam và mô phỏng trên phần mềm 3D-V-Stitcher , Tạp chí Phát triển khoa học & Công nghệ, 19, 61-75, 2016.

  • Nguyễn Thị Mộng Hiền, Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ, Phát triển khoa học & công nghệ, 18, 25-36, 2015.

- Các cựu sinh viên tiêu biểu

  • Võ Trung Luân, nguyên giám đốc Legamex

  • Bùi Văn Xuân, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Gia Định GIDITEX

  •  Nguyễn Thế Tuyền – Giám đốc Bán hàng cao cấp, Công ty THHH Thương mại và dịch vụ GROZ-BECKERT Việt Nam

  • Ông Nguyễn Anh Kiệt - Trưởng phân viện Viện Kinh tế Kỹ thuật dệt may- Phân viện TP.Hồ Chí Minh

  • Ông Trần Bạch Hùng Công ty Peja Việt Nam

  • Trần Thị Thanh Nga (Cựu sinh viên khóa 98) Hiện là chủ thương hiệu Defined Moment, Paris, France

  • Trần Quang Tường Thanh(Cựu sinh viên CK2006) Hiện là Giám đốc công ty CPSX&TM Trường Thắng thương hiệu Couple TX

  • Võ Tường Luân . Hiện là giám đốc Công ty Legamex

- Các link đến các video giới thiệu

      + https://www.youtube.com/watch?v=uafhExkUblQ

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

Đây là Cấu trúc chương trình đào tạo, quý Thầy Cô xem trên web www.aao.hcmut.edu.vn/tuyensinh >> ĐH, CĐ chính quy >> Ngành tuyển sinh >> chọn ngành tương ứng

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỘ MÔN, HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, TRANG THIẾT BỊ:

5.1 Hình ảnh thầy cô Bộ môn Kỹ thuật Dệt May năm 2016

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.2 Dệt May Hội Ngộ, cuộc gặp gỡ thường niên đầy ý nghĩa của Bộ môn

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.3 Lễ trao giải Học bổng Groz-Beckert năm 2014

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.4 Sinh viên Dệt May đến với Thụy Sỹ qua học bổng của hãng Rieter

 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.5 Sinh viên Dệt May tại lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế khăn Songwol Vina

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.6 Cán bộ và sinh viên Dệt May tại Hội thảo “Công nghệ Đức gặp gỡ ngành Dệt May Việt Nam” với 23 báo cáo viên đến từ các hãng thuộc Hiệp hội máy dệt Đức

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.7 Lễ Ký kết với đại diện Hiệp hội máy Dệt Italia ACIMIT với sự tham dự của Tổng lãnh sự Italia tại TP.HCM, Tham tán thương mại Italia tại TP.HCM  trường ĐH Bách Khoa về thành lập Trung tâm Ý-Việt về Công nghệ Dệt tại ĐH Bách Khoa

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 

5.8 Buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp 

 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

5.9  HọcThiết kế mẫu đầm trên mannequin

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu


Page 7

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT NHIỆT

Website: nhietlanh.net (http://fme.hcmut.edu.vn/fme/index.php?tin=123)

Ngành Kỹ thuật Nhiệt thuộc nhóm ngành Cơ khí – Cơ điện tử.

Chuyên ngành: Kỹ thuật Nhiệt lạnh

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh có thể tính toán thiết kế được các hệ thống nhiệt công nghiệp, nhiệt điện, hệ thống sấy, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống điều hòa không khí trung tâm, các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời, gió), đưa ra các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong các hệ thống đã thiết kế.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh có thể làm việc trong các lĩnh vực:

- Trong các nhà máy, xí nghiệp có sử dụng nhiệt năng: nhà máy giấy, chế biến thực phẩm, dệt may, mía đường, ngành nhựa – chất dẻo, xí nghiệp dược phẩm...

- Các nhà máy đông lạnh thủy hải sản.

- Nhà máy nhiệt điện.

- Bảo trì, vận hành các hệ thống nhiệt và hệ thống điều hòa không khí trung tâm.

- Các công ty sản xuất, kinh doanh thiết bị nhiệt - lạnh.

- Các công ty, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo.

- Các công ty tư vấn thiết kế hệ thống nhiệt, lạnh trong và ngoài nước cùng các lĩnh vực khác có liên quan.

Theo thống kê hàng năm thì kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đều tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành đã học. Ngoài ra có một số đông sinh viên sau khi thực tập tốt nghiệp cũng tìm được việc làm. 

Các công ty thường tuyển dụng sinh viên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh: DaiKin, Bách Khoa, Ree, Mitsubishi, Searefico, Arico, Coteccons, Unicons,… 

- Các điểm đặc biệt

Sinh viên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh sẽ được tham dự các khóa tập huấn và tham quan các công ty hoạt động trong lĩnh vực nhiệt lạnh. Ngoài ra, hằng năm Bộ môn Công nghệ nhiệt lạnh phối hợp với các công ty thực hiện các báo cáo chuyên đề về các công nghệ mới. Bên cạnh đó các sinh viên có thành tích học tập tốt sẽ được nhận rất nhiều học bổng tài trợ của các công ty. 

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

Nghiên cứu chế tạo hệ thống nước nóng mặt trời trên cơ sở sử dụng ống nhiệt trọng trường loại tách dòng độc lập

Nghiên cứu xác định một số đặc tính kỹ thuật của bộ trao đổi nhiệt compact ứng dụng trong máy điều hòa không khí cỡ nhỏ làm việc với môi chất lạnh CO2

Nghiên cứu chế tạo động cơ Stirling công suất 500W

Nghiên cứu tối ưu hóa công nghệ mới sản xuất nước đá cây với tốc độ nhanh thay thế cho công nghệ cũ có tốc độ chậm hiện nay

Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến cà chua sau thu hoạch

Nghiên cứu đặc tính thuỷ động học và xác định các tiêu chuẩn không thứ nguyên ở chế độ tầng sôi của một số biomass để phục vụ công nghệ biến đổi năng lượng

Thu hồi nhiệt thải từ máy điều hòa không khí trung tâm đun nước nóng để tiết kiệm năng lượng

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

Le Chi Hiep, Hoang An Quoc, Hoang Duong Hung . Experimental Studies of Solar Heat Pipe Used to Operate Absorption Chiller in Conditions of Vietnam . ISES Solar World Congress - Vol. II, pp. 785-788 (2007) -ISBN/ISSN: 978-3-540-75996-6

Nguyen Van Tuyen. Experimental research on fluidation of rice-husk pellets in atmospheric conditions. Journal of Engineering Technology and Education, National Kaohsiung University of Applied Sciences - Volume 9 Number 0, 362 - 366 (2013)

+ Nguyen Minh Phu, Nguyen Thi Minh Trinh. Modelling and experimental validation for off-design performance of the helical heat exchanger with LMTD correction taken into account. Journal of Mechanical Science and Technology - 30, 3357~3364 (2016) -ISBN/ISSN: 1738-494X

Võ Kiến Quốc, Lê Chí Hiệp, Nguyễn Văn Tuyên . Ứng dụng phân tích Pinch để tối ưu hóa thu hồi nhiệt trong hệ thống khử muối bằng phương pháp phun tách ẩm cấp nhiệt bằng năng lượng mặt trời. Journal of Science & Technology – Technical Universities - 108, 84-90 (2015) -ISBN/ISSN: 2354-1083

Võ Kiến Quốc, Lê Chí Hiệp, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Thị Minh Trinh. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước phun và chênh lệch nhiệt độ tối thiểu đến hệ số năng suất của hệ thống khử muối bằng phương pháp phun tách ẩm. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ ĐHQG-HCM - K3, 34-42 (2016) -ISBN/ISSN: 1859-0128

 - Các cựu sinh viên tiêu biểu

Lý Thị Phương Trang – Tổng giám đốc Công ty DaiKin Việt Nam

Huỳnh Khôi Bình – Giám đốc Công ty TNHH MTV Kỹ Nghệ Lạnh Á Châu - ARICO

- Các link đến các video giới thiệu

www.nhietlanh.net

 Facebook: Nhiệt Lạnh Đhbk Hcm

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỘ MÔN, HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, TRANG THIẾT BỊ: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Lễ trao học bổng Bitzer

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Trang thiết bị phòng thí nghiệm

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty Mitsubishi Electric


Page 8

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ – ĐIỆN TỬ

Website: http://fme.hcmut.edu.vn/fme/index.php

Chuyên ngành:

- Cơ điện tử

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Cơ Điện Tử dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến thiết kế, chế tạo và tự động hóa trong các hệ thống sản xuất công nghiệp. Chương trình đào tạo có tính liên ngành bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử và kỹ thuật lập trình.

Chương trình Cơ Điện Tử được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo người kỹ sư có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc thiết bị cơ điện tử trong các qui trình sản xuất và chế tạo của các nhà máy và xí nghiệp; có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước...

- Triển vọng Nghề nghiệp

Nhu cầu về nhân lực ngành Cơ Điện Tử đã rất cao và cũng sẽ duy trì được sức hút của nó trong khoảng 10 năm tới khi đất nước ở vào giai đoạn phát triển nhanh và mạnh các nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất. Với những kiến thức và kỹ năng liên ngành, các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Cơ Điện Tử tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: tập đoàn Intel, tập đoàn Bosch, tập đoàn Nidec, tập đoàn Holcim, tập đoàn Unilever, tập đoàn P&G,…

- Các điểm đặc biệt

  • Chương trình đào tạo được xây dựng theo cách tiếp cận tiên tiến: tích hợp kiến thức và kỹ năng kỹ thuật trong việc nhận thức ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống cơ điện tử.
  • Chương trình đào tạo được thực hiện triển khai ở một đơn vị hàng đầu cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các ngành nghề công nghiệp công nghệ cao, với một đội ngũ giảng viên đông đủ và đa số là có trình độ tiến sĩ, được đào tạo ở nước ngoài đúng chuyên ngành Cơ Điện Tử.

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

TT

Tên đề tài

1

Nghiên cứu, thiết kế bộ điều khiển khử rơ cho các hệ truyền động cơ khí

2

Nghiên cứu xây dựng giải thuật sơn tự động cho mô hình robot 5DOF

3

Nghiên cứu thiết kế và mô phỏng dây chuyền hàn bấm tự động thùng mui bạt xe tải nhỏ KIA K3000S

4

Mô hình hóa và điều khiển vây hông cho Robot cá dạng Carangiform

5

Nghiên cứu phương pháp mới trong phân tích động lực học và điều khiển chuyển động của robot cá dạng  Carangiform

6

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị tạo mẫu nhanh theo phương pháp FDM

7

Phát triển hệ thống khử dao động tích hợp hệ thống vision cho cầu trục container

8

Thiết kế bộ điều khiển thích nghi cho hệ thống vận chuyển vật liệu mềm tốc độ cao

9

Thiết kế bộ điều khiển đa biến

10

Thiết kế điều khiển và bảo mật cho cửa tự động trong hệ thống nhà thông minh

11

Thiết kế và điều khiển robot song song dạng Stewart cho hệ thống mô phỏng lái xe

12

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị chuyên dùng cho nhà tang lễ

13

Nghiên cứu thiết kế chiến thuật cho nhóm robot đá banh

14

Xây dựng bộ điều khiển thích nghi cho hệ thống vận chuyển vật liệu mềm tốc độ cao

15

Xây dựng bộ điều khiển đa biến cho hệ thống vận chuyển vật liệu mềm tốc độ cao

16

Nghiên cứu thiết kế chế tạo và điều khiển Robot cá dạng Carangiform 3 khớp hoạt động trong môi trường nước ngọt

17

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm thời gian thực Xenomai trong điều khiển robot công nghiệp

18

Nghiên cứu thiết kế và mô phỏng dây chuyền hàn bấm tự động thùng mui bạt xe tải nhỏ kiak3000S

19

Nghiên cứu thiết kế và ứng dụng điều khiển vi bước ( micro - stepping ) trong điều khiển chuyển động chính xác của bơm vi lượng

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

TT

Tên bài báo

Tạp chí, Hội nghị

Tên tác giả

Tháng, Năm

Bài báo xuất sắc đăng trên tạp chí quốc tế thuộc ISI

 1

Nonlinear tracking control of vibration amplitude for a parametrically excited microcantilever beam

Journal of Sound and Vibration Vol. 338 (No. 3)

Q. C. Nguyen & S. Krylov

3/2015

 2

Transverse vibration control of axially moving web systems by regulation of axial tension

International Journal of Control, Automation, and Systems 13, No. 3

Q. C. Nguyen, T. H. Le & K. S. Hong

3/2015

Bài báo đăng trên tạp chí quốc tế KHÔNG thuộc ISI

1

Nonlinear tracking control of a 3-d overhead crane with friction and payload compensations

Journal of Mechatronics, Electrical Power and Vehicular Technology, 9, 999, 2016

Võ Anh Huy, Ngô Hà Quang Thịnh, Nguyễn Quốc Chí

2016

Bài báo đăng trên kỷ yếu hội nghị quốc tế uy tín

1

Input Shaping Control to Reduce Residual Vibration

2015 the 15th International Conference on Control, Automation and Systems, 2015, Busan - Korea, South, ISBN: 987-89-93215-090-0

Ngô Hà Quang Thịnh, Nguyễn Quốc Chí, Won-Ho Kim

2015

2

Nonlinear adaptive control of a 3D overhead crane

2015 the 15th International Conference on Control, Automation, and Systems, 2015, Busan - Korea, South, ISBN: 987-89-93215-090-0

Ngô Hà Quang Thịnh, Nguyễn Quốc Chí, Won-Ho Kim

2015

3

Pid - Neural Networks Controller For Ship Autopilot System

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải 2015, pp. 310 – 313, TP.HCM, VN, ISBN: 978-604-76-0594-1

Võ Hồng Hải, Nguyễn Phùng Hưng, Nguyễn Duy Anh

2015

4

Adaptive Controller design for Mechanical transmission systems with Backlash

The 2nd international conference on advanced engineering - theory and application 2015, HoChiMinh, VN, ISBN: 978-3-319-27245-0

Nguyen Duy Anh, Tran Ngoc Cong Thuong, Nguyen Tan Tien

2015

5

A research on Designing and controlling of an automatic loading system used inside containers

The 2nd international conference on advanced engineering - theory and application 2015, HoChiMinh, VN, ISBN: 978-3-319-27245-0

Nguyen Duy Anh, Nguyen Xuan Ha, Tae Young Hur

2015

6

Research on Design and Simulation of an Automatic Car Painting system in Thaco-Kia Company

The 2nd international conference on advanced engineering - theory and application 2015, HoChiMinh, VN, ISBN: 978-3-319-27245-0

Tri Cong Phung, Duy Anh Nguyen

2015

7

A research on designing manufacturing and controlling of a motion simulation system for contaniers

The 2nd international conference on advanced engineering - theory and application 2015, HoChiMinh, VN, ISBN: 978-3-319-27245-0

Nguyen Duy Anh, Tran Ngoc Hoang, Kim Hwan Seong

2015

8

Design and Control automatic Chess-Playing Robot Arm

The 2nd international conference on advanced engineering - theory and application 2015, HoChiMinh, VN, ISBN: 978-3-319-27245-0

Nguyen Duy Anh, Luong Thanh Nhat, Tran Van Phan Nhan

2015

9

Redesign water turbine generator apply for highlands of Vietnam

The 2015 International Capstone design contest on Renewable Energy Technology, Mokpo, Korea-South, pp.45-48, 2015

Ha Nguyen Xuan, Anh Nguyen Duy, Hieu Nguyen Hong, Dung Luong Quy Phi

2015

10

Study on Digitizing 3D Object using Two Cameras

CORE 2016 International Capstone Design Contest on Renewable Energy Technology, January 21,2016, Mokpo-Korea, South.

Nguyen Huu duoc, Doan The Thao

2016

11

Remote Gaze Estimation with Single Camera on Raspberry Board Embedded Linux Platform

CORE 2016 International Capstone Design Contest on Renewable Energy Technology, January 21,2016, Mokpo-Korea, South.

Nguyen Tan Dai, Doan The Thao

2016

12

Accuracy improvement for MARG sensor using in control of quadroto

9th South East Asian Technical University Consortium (SEATUC) Symposium, 27-30/7/2015, Nakhon Ratchasima – Thailand

Trần Việt Hồng

2015

 13

5 DOFs Robot picking of simple objects using 2 cameras

The 2015 international capstone design contest on renewable technology, Mokpo - Korea, South

Cao Chi Tho, Nguyen Duy Anh, Doan The Thao

2015

 14

An Empirical Model For Prediction Of Process Parameters With Genetic Algorithm

EU-SEA Workshop, Advanced Computing for Control and Performance Optimization: Algorithms and Applications, 2015, North Pattaya, Chonburi – Thailand

Doan The Thao, Ill Soo, Kim

2015

 15

Improving control performance of a container crane using adaptive control

14th International Conference on Control, Automation and Systems

Q. C. Nguyen, H. Q. Le & K. S. Hong

22-24/10/ 2014

 16

An Application of Digital Image Processing Technology in Crease Recovery Automatic Tester

The 7th UTIB International R&D Project Brokerage Event in Turkish Textile and Clothing Sector, Bursa – Turkey

Tuong Quan Vo, Huong Mai Bui

27 - 29 May 2015, 2015

 17

An Application of Nonwoven Fabric Using in Medical and Baby Mask Manufacturing System

The 7th UTIB International R&D Project Brokerage Event in Turkish Textile and Clothing Sector, Bursa – Turkey

Tuong Quan Vo, Huong Mai Bui

27 - 29 May 2015, 2015

 18

A New Design of Integral Automatic Coating and Sizing Machine

The 7th UTIB International R&D Project Brokerage Event in Turkish Textile and Clothing Sector, Bursa – Turkey.

Tuong Quan Vo, Huong Mai Bui

27 - 29 May 2015, 2015

 19

A New Design of Natural Dyes Extract Machinery

The 7th UTIB International R&D Project Brokerage Event in Turkish Textile and Clothing Sector, Bursa – Turkey

Huong Mai Bui, Tuong Quan Vo

27 - 29 May 2015, 2015

 20

Application of Self-Cleaning Technology on Cotton and Cotton Blended Fabric Served for Military

The 7th UTIB International R&D Project Brokerage Event in Turkish Textile and Clothing Sector, Bursa – Turkey

Huong Mai Bui, Kim Hue Trinh, Tuong Quan Vo

27 - 29 May 2015, 2015

Bài báo đăng trên tạp chí trong nước(trong danh mục tính điểm các hội đồng học hàm)

1

Input shaping control to reduce residual vibration of a flexible beam

Journal of Computer Science and Cybermetics, 16, 1-4, 2016

Ngô Hà Quang Thinh, Nguyễn Quốc Chí

2016

2

Nhận dạng và xây dựng bộ điều khiển cho hệ thống có độ rơ

Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật, số 31, 2015

Nguyễn Duy Anh, Phùng Vũ Lâm

2015

3

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo cơ cấu hỗ trợ Robot leo cầu thang

Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật, số 33, pp30-36, 2015

Lê Thanh Hải, Nguyễn Duy Anh, Phạm Thị Thu Hiền

2015

4

An application of combined algorithm of genetic algorithm and sequential quadratic programming to measure intact stability of ship

Tạp chí Giao thông Vận tải, pp.63-66, 08/2015

Vo Hoang Duy, Le Tat Hien, Nguyen Duy Anh, Nam Jong-Ho,

2015

5

Nghiên cứu thiết kế và mô phỏng dây chuyền hàn bấm tự động thùng mui bạt xe tải nhỏ KIA K3000S

Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật, số 34 ngày 10/01/2016

Phùng Trí Công, Nguyễn Duy Anh

2016

6

Turning Control of a 3-Joint Carangiform Fish Robot Using Sliding Mode Based Controllers

Science & Technology Development Journal, Vol. 18, No. K1-2015,

Tuong Quan Vo

14-26, 2015

7

An Application of Genetic Algorithm to Optimize the 3-Joint Carangiform Fish Robot's Links to Get the Desired Straight Velocity

Science & Technology Development Journal, Vol. 18, No. K1-2015,

Phu Duc Huynh, Tuong Quan Vo

27 - 36, 2015

8

Một Phân Tích Động Lực Học Mới Để Điều Khiển Robot Cá Dạng Carangiform Bám Theo Quỹ Đạo Cho Trước

Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật, 33

Hoàng Khắc Anh, Phạm Văn Anh, Nguyễn Tấn Tiến, Võ Tường Quân

2015

9

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo cơ cấu hỗ trợ Robot leo cầu thang

Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật, 33

Lê Thanh Hải, Nguyễn Duy Anh, Phạm Thị Thu Hiền

2015

10

Nhận dạng và xây dựng bộ điều khiển cho hệ thống có độ rơ

Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật,  số: 31,

Nguyễn Duy Anh, Phùng Vũ Lâm

2015

11

An application of combined algorithm of genetic algorithm and sequential quadratic programming to measure intact stability of ship

Tạp Chí Giao Thông Vận Tải , số: 06/2015

Vo Hoang Duy, Le Tat Hien, Nguyen Duy Anh, Nam Jong-Ho

2015

Bài báo đăng trên kỷ yếu hội nghị trong nước

1

Development of storage and retrieval algorithm for automated rectangular parking systems (RPS)

National conference on machines and mechanisms 2015 (NCOMM 2015)  Ho Chi Minh, VN, pp. 188-197, 2015, ISBN: 978-604-73-3752-1

Nguyen Duy Anh, Nguyen Xuan Ha, Phung Tri Cong

2015

2

Research design and control 2-wheel balancing robot

National conference on machines and mechanisms 2015 (NCOMM 2015)  Ho Chi Minh, VN, pp. 153-162, 2015, ISBN: 978-604-73-3752-1

Nguyen Duy Anh, Truong Hoai Vu Anh, Phung Tri Cong

2015

3

Design and control automatic chess-playing robot arm

National conference on machines and mechanisms 2015 (NCOMM 2015)  Ho Chi Minh, VN, pp. 62-71, 2015, ISBN: 978-604-73-3752-1

Nguyen Duy Anh, Luong Thanh Nhat, Tran Van Phan Nhan

2015

4

Research on building an algorithm for a 5 DOF robotic arm to assemble objects on a moving conveyor belt

National conference on machines and mechanisms 2015 (NCOMM 2015)  Ho Chi Minh, VN, pp. 31-40, 2015, ISBN: 978-604-73-3752-1

Phung Tri Cong, Tran Ngoc Hoang, Nguyen Duy Anh

2015

5

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và điều khiển hệ thống mô phỏng chuyển động trên Container

National conference on machines and mechanisms 2015 (NCOMM 2015)  Ho Chi Minh, VN, pp. 526-535, 2015, ISBN: 978-604-73-3752-1

Nguyễn Duy Anh, Trần Ngọc Hoàng, Kim Hwan Seong

2015

6

Nghiên cứu thiết kế bàn tay robot mô phỏng cử động bàn tay người

National conference on machines and mechanisms 2015 (NCOMM 2015)  Ho Chi Minh, VN, pp. 101-110, 2015,  ISBN: 978-604-73-3752-1

Phùng Trí Công, Nguyễn Duy Anh, Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Ngọc Sơn

2015

7

Thiết kế bộ điều khiển chính xác vị trí cho các hệ thống truyền động cơ khí có rơ

National conference on machines and mechanisms 2015 (NCOMM 2015)  Ho Chi Minh, VN, pp. 152-161, 2015,  ISBN: 978-604-73-3752-1

Nguyễn Duy Anh, Trần Ngọc Công Thương, Nguyễn Hữu Chúc

2015

8

Nghiên cứu đề xuất kết cấu và điều khiển robot mang đầu dò siêu âm kiểm tra bồn chứa xăng dầu

National conference on machines and mechanisms 2015 (NCOMM 2015)  Ho Chi Minh, VN, pp. 220-231, 2015,  ISBN: 978-604-73-3752-1

Tô Thanh Tuần, Đặng Thiện Ngôn, Nguyễn Duy Anh

2015

9

Nghiên cứu điều khiển robot tự hành bám mục tiêu di động

Hội nghị toàn quốc Máy và Cơ cấu 2015 (NCOMM 2015), 30/10/2015 – 01/11/2015, Tp.HCM, VN, ISBN: 978-604-73-3156-7

Võ Tường Quân, Lê Bảo Khanh

2015

10

Nghiên cứu thiết kế và điều khiển máy nghiền trái gòn tự động

Hội nghị toàn quốc Máy và Cơ cấu 2015 (NCOMM 2015), 30/10/2015 – 01/11/2015, Tp.HCM, VN, ISBN: 978-604-73-3156-7

Bùi Mai Hương, Trần Hoàng Dương, Võ Tường Quân

2015

11

Nghiên cứu thiết kế và điều khiển hệ thống nhuộm màu tự nhiên

Hội nghị toàn quốc Máy và Cơ cấu 2015 (NCOMM 2015), 30/10/2015 – 01/11/2015, Tp.HCM, VN, ISBN: 978-604-73-3156-7

Bùi Mai Hương, Trần Minh Thiên, Võ Tường Quân

2015

12

Nghiên cứu, thiết kế và điều khiển máy tách hạt gòn tự động

Hội nghị toàn quốc Máy và Cơ cấu 2015 (NCOMM 2015), 30/10/2015 – 01/11/2015, Tp.HCM, VN, ISBN: 978-604-73-3156-7

Bùi Mai Hương, Trần Hoàng Dương, Võ Tường Quân

2015

13

Nghiên cứu ứng dụng tự động hóa trong việc đo độ hồi nhàu của vải

Hội nghị toàn quốc Máy và Cơ cấu 2015 (NCOMM 2015), 30/10/2015 – 01/11/2015, Tp.HCM, VN, ISBN: 978-604-73-3156-7

Từ Lê Chí Vinh, Võ Tường Quân, Bùi Mai Hương

2015

14

A study on flexible pectoral fins modelling of a carangiform fish robot

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Van Anh Pham, Khac Anh Hoang, Tan Tien Nguyen, Tuong Quan Vo

2015

15

A study on trajecttory tracking control of a snake-like robot

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Mai Thanh Thai, Tuong Quan Vo

2015

16

The new dynamic for tail of 3-joint carangiform robotic fish

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Khac Anh Hoang, Van Anh Pham, Tan Tien Nguyen and Tuong Quan Vo

2015

17

A swimming hydrodynamic model of carangiform robotic fish driven by flexible pectoral fins

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Van Anh Pham, Khac Anh Hoang, Tan Tien Nguyen, Tuong Quan Vo

2015

18

A new approches for dynamic and kinematic modelling of a snake-like robot

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Mai Thanh Thai, Tuong Quan Vo

2015

19

Study on design of controlling position of object in magnetic

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Minh Phu Bui, Quang Vinh Dang, Tuong Quan Vo

2015

20

Modelling of a high-speed 2DOF Delta Robot,

Hội nghi máy và cơ cấu toàn quốc 2015, 2015, Hồ Chí Minh - Việt Nam, ISBN: 987-604-73-3752-1

Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Tiến Trực

2015

21

Tính toán thiết kế và điều khiển cho hệ thống nhiệt đầu đùn máy tạo mẫu nhanh FDM

Hội nghị Khoa học kỹ thuật Đo lường toàn quốc lần VI, 2015, Hà Nội-VN, ISBN: 978-604-67-0521-5

Trần Hồng Phúc, Huỳnh Hữu Thịnh, Thái Thị Thu Hà, Võ Tường Quân

2015

22

Study and Development of Parallel Robots Based on 5-bar Linkage

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Manh Tuong Hoang, Trung Tin Vuong, Cong Bang Pham

2015

23

Xây dựng đề cương môn học theo nguyên lý giảng dạy nhất quan với chuẩn đầu ra

Hội nghị toàn quốc Máy và Cơ cấu 2015 (NCOMM 2015), 30/10/2015 – 01/11/2015, Tp.HCM, VN, ISBN: 978-604-73-3156-7

Phạm Công Bằng

2015

24

Study, design and control robot palletizer

The 4th National conference on Mechanical science and technology, Nov 06 2015, Ho chi Minh-VN

Van Linh Tran, Quang Vinh Bui, tuan Anh Nguyen, Xuan Hao Nguyen, Cong Bang Pham, Viet Anh Dung

2015

25

Study and Development of Belt-driven Laser Engraving System

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Duc Thinh Bui, Minh Van Nguyen Phan, Cong Bang Pham

2015

26

3D eye gaze estimation with a single camera on arm board embedded Linux platform

Hội nghị toàn quốc Máy và Cơ cấu 2015 (NCOMM 2015), 30/10/2015 – 01/11/2015, Tp.HCM, VN, ISBN: 978-604-73-3156-7

Dinh Quang Tri, Nguyen Tan Dai, Doan The Thao

2015

27

Remote gaze estimation with single camera on embedded system

Hội nghị Khoa học và Công nghệ Thường niên Cơ khí, 2016, Hồ Chí Minh-VN

Nguyen Tan Dai, Nguyen Huu Duoc, Doan The Thao

2016

28

Nghiên cứu mô phỏng robot chạy 6 chân outrunner sử dụng phần mềm universal mechanism

Hội nghị Khoa học và Công nghệ Thường niên Cơ khí, 2016, Hồ Chí Minh-VN

Nguyễn Ngọc Thịnh, Đoàn Thế Thảo

2016

29

Nghiên cứu phương pháp số học vật thể sử dụng hai camera

Hội nghị Khoa học và Công nghệ Thường niên Cơ khí, 2016, Hồ Chí Minh-VN

Nguyễn Hữu Được, Nguyễn Tấn Đại, Đoàn Thế Thảo

2016

30

Digitizing three-dimesional objects by triangulation method

Hội nghị toàn quốc Máy và Cơ cấu 2015 (NCOMM 2015), 30/10/2015 – 01/11/2015, Tp.HCM, VN, ISBN: 978-604-73-3156-7

Tran Dac Trinh, Nguyen Huu Duoc, Doan The Thao

2015

31

The application on trajectory control of electro

Hydraulic excavator using fuzzy pid neural network

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Le Duc Hanh

2015

32

Design of hand signal recognition using kinect sensor

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Vu Le, Thi-Thu-Hien Pham, Thanh-Hai Le

2015

33

Visual tracking based on combining efficient second-order

Minimization and pd controller

National Conference on Machines and Mechanisms 2015, 30 October 01 November, 2015 (NCOMM 2015), 2015, Ho Chi Minh City-VN, ISBN: 978-604-73-3752-1

Le Duc Hanh

2015

34

Điều khiển phi tuyến hai tay máy phối hợp di chuyển vật trong điều kiện ràng buộc

Hội nghị toàn quốc máy và cơ cấu (NCOMM2015), 30/10/2015 - 01/11/2015, Hồ Chí Minh - Việt Nam

Trn Vit Hồng, Đàm Thành Long

2015

35

Performance improvement for AHRS in quadrotor control using two Kalman filters

Hội nghị toàn quốc máy và cơ cấu (NCOMM2015), 30/10/2015 - 01/11/2015, Hồ Chí Minh - Việt Nam

VietHong Tran, Minh Phung Tran

2015

36

Kinematic Modelling and Geometric Optimization of a Cable-driven Hand Exoskeleton for Haptic Applications

World Conference on Applied Sciences, Engineering and Technology (WCSET), 2–4/6/2016, Hồ Chí Minh - Việt Nam

Trần Việt Hồng

2016

37

Regulation of pH and EC in Green House Irrigation System

pp35-40, Proceeding of DAAD Conference 2014, Cantho

Nguyen Tan Tien, Le Quoc Dat, Tran Thanh Hung and Tran Thien Phuc

Nov. 6-7, 2014

38

Nghiên cứu thiết kế giường y tế cho bệnh nhân quá trọng

pp.583-590, Tuyển tập Hội nghị Cơ điện tử Toàn quốc VCM2014, Tp. Hồ Chí Minh (ISBN: 978-604-913-306-0)

Trịnh Minh Tuấn và Nguyễn Tấn Tiến

21-22/11/2014

39

Smooth Tracking Controller for AGV Through Junction using CMU Camera

pp.597-601, Tuyển tập Hội nghị Cơ điện tử Toàn quốc VCM2014, Tp. Hồ Chí Minh (ISBN: 978-604-913-306-0)

Huu Danh Lam, Tran Duc Hieu Le, Tan Tung Phan, Tan Tien Nguyen and Hoai Quoc Le

21-22/11/2014

40

Study on an Automation Solution for Glue Painting on Shoe Soles

pp.528-535, Tuyển tập Hội nghị Cơ điện tử Toàn quốc VCM2014, Tp. Hồ Chí Minh (ISBN: 978-604-913-306-0)

Le Nhu Ngoc Thanh Ha, Thanh Tung Luu, Thien Phuc Tran, Tan Tien Nguyen and Hoang Thai Son Nguyen

21-22/11/2014

41

Số Hóa Vật Thể Bằng Phương Pháp Tam Giác

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Thường Niên Cơ Khí, Lần 6, 2015, Ho Chi Minh - Việt Nam

Trần Đắc Trịnh, Lê Cảnh Nhật Quang, Đoàn Thế Thảo

2015

42

Design and Control Autonomous Chess-Playing Robot Arm

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Thường Niên Cơ Khí, Lần 6, 2015, Ho Chi Minh - Việt Nam

Luong Thanh Phat, Tran Van Phan Nhan, Doan The Thao, Nguyen Duy Anh

2015

43

Research On Manipulator Positioning And Orientation Based On Stereo Vision

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Thường Niên Cơ Khí, Lần 6, 2015, Ho Chi Minh - Việt Nam

Cao Chi Tho, Nguyen Duy Anh, Nguyen Duy Anh, Doan The Thao

2015

44

Compute Distance from Camera to Object Using Monocular Camera

Hội nghị Cơ điện tử Toàn quốc lần thứ 7 (VCM-2014), 2014, Đồng Nai - Việt Nam

Duy Anh Nguyen, The Thao Doan and Duy Anh Nguyen

2014

45

Active Learning Aproached for Programmable Logic Controller Course

Vietnam Engineering Education Conference (VEEC), Danang, Vietnam

Thanh-Hai Le, The-Thao Doan, Ngoc-Bich Le, Quoc-Toan Truong

March 16-17, 2015

46

Input shaping control of a overhead crane

7th Vietnam Conference on Mechatronics

D. T. Ho & Q. C. Nguyen

21-22/11/2014

47

Tính toán thiết kế và điều khiển cho hệ thống nhiệt đầu đùn máy tạo mẫu nhanh FDM

Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Đo lường Toàn Quốc lần thứ 6, Hà Nội

Trần Hồng Phúc, Huỳnh Hữu Thịnh, Thái Thị Thu Hà, Võ Tường Quân

21 – 22/05/2015

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

a

Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực liên ngành cơ khí và điện-điện tử.

b

Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực liên ngành cơ khí và điện-điện tử.

c

Khả năng thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình trong lĩnh vực liên quan để đáp ứng các nhu cầu mong muốn.

d

Khả năng hoạt động nhóm hiệu quả để hoàn thành một mục đích chung.

e

Khả năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực cơ điện tử.

f

Có sự hiểu biết sâu sắc về ngành nghề và trách nhiệm đạo đức trong việc hành nghề trong lĩnh vực cơ điện tử.

g

Có khả năng giao tiếp hiệu quả thông qua báo cáo và thuyết trình

h

Hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu.

i

Nhận thức về sự cần thiết và khả năng học tập suốt đời.

j

Có kiến thức về các vấn đề đương thời.

k

Sử dụng tốt các phần mềm tính toán kỹ thuật (Matlab, LabVIEW, Visual C++, Maple), các phần mềm lập trình cho PLC và hệ SCADA, các phần mềm mô phỏng robot, CAD/CAM-CNC, và các phần mềm thiết kế, mô phỏng mạch điện tử (Orcad, Multisim, Proteus).

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỘ MÔN, HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, TRANG THIẾT BỊ: 

- Các hình ảnh về tập huấn ppsp

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

- Các hình ảnh về tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

- Các hình ảnh về tăng cường học tập trải nghiệm

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

- Các hình ảnh về tăng cường học tập chủ động ngay trên lớp

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu


Page 9

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT DẦU KHÍ

Website: www.geopet.hcmut.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Dầu khí thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Địa chất – Dầu khí.

Ngành Kỹ thuật Dầu khí có 02 chuyên ngành: Kỹ thuật Khoan và Khai thác Dầu khí, Địa chất Dầu khí.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Chương trình đào tạo kỹ sư dầu khí là đào tạo kỹ sư có trách nhiệm chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc và có khả năng:

  • Nắm bắt được những kiến thức và yêu cầu cơ bản của một trí thức trẻ trong cộng đồng xã hội và những kiến thức của một kỹ sư dầu khí.
  • Tư duy và tiếp cận các vấn đề của ngành dầu khí, khả năng tự nghiên cứu tiếp thu những kiến thức chuyên môn.
  • Phân tích, thiết kế, nghiên cứu và xử lý các vấn đề thuộc kỹ thuật dầu khí như: Địa chất dầu khí, Tìm kiếm-thăm dò dầu khí; Kỹ thuật khoan - khai thác và công nghệ dầu khí.

SV tốt nghiệp ngành dầu khí phải đạt được các kỹ năng sau:

  • Các kiến thức về khoa học tự nhiên như toán, lý, hoá, xác suất thống kê; cũng như các kiến thức cơ bản về khoa học trái đất và các quá trình địa chất. Các kiến thức tổng quan về dầu khí.
  • Các kỹ năng trong tìm kiếm thăm dò, thao tác xử lý và thực hành các công tác thí nghiệm, khoan khai thác tại hiện trường, các kỹ năng đo vẽ bản đồ, phân tích-đánh giá tầng chứa, tính trữ lượng dầu khí.
  • Có khả năng thiết kế một hệ thống hay một thành phần của hệ thống hay một qui trình công nghệ trong kỹ thuật khoan - khai thác và công nghệ dầu khí.
  • Kỹ năng kết hợp hoạt động với các chuyên gia trong các ngành liên quan như địa kỹ thuật, địa chất môi trường, địa vật lý, địa chất khoáng sản.
  • Có năng lực phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý mỏ, kỹ thuật khoan - khai thác và công nghệ dầu khí.
  • Sự hiểu biết về các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí.
  • Năng lực giao tiếp một cách hiệu qủa, kỹ năng lắng nghe, đọc, tra cứu tài liệu, kỹ năng ghi chép, viết, thuyết trình, báo cáo.
  • Có tinh thần trách nhiệm chuyên môn và ý thức đạo đức nghề nghiệp về việc ứng dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến trong việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phù hợp với bối cảnh phát triển toàn cầu và xã hội.
  • Hiểu biết về giá trị của việc học, thừa nhận về nhu cầu học tập là suốt đời và khả năng của bản thân trong việc tham gia vào việc học tập, nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin về những vấn đề đang nảy sinh, những vấn đề xã hội có liên quan đến hoạt động dầu khí.
  • Khả năng sử dụng các kỹ thuật công nghệ, các công cụ hiện đại cần thiết trong thực tế vào trong ngành nghề. Có kỹ năng lập trình trong kỹ thuật dầu khí. Khả năng tận dụng internet trong việc trao đổi thông tin và tài liệu. Biết sử dụng các phần mềm chuyên môn như Petrel, Pipesim, Hysys, Eclipse, Geostatistics...

- Triển vọng Nghề nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty dầu khí trong và ngoài nước:

  • Các công ty trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PVEP, PVD, PTSC, PIDC, VPI...)
  • Các công ty liên doanh và điều hành chung (Vietsovpetro, JVPC, Petronas, Cửu Long JOC, Hoàng Long JOC, Hoàn Vũ JOC, Trường Sơn JOC...)
  • Các công ty dầu khí đa quốc gia (BP, Unocal, Exxon Mobile…), các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí quốc tế (Schlumberger, BJ, Halliburton, Geoservices, Baker Hughes, Weatherford, …)
  • Các Trường đại học, Viện dầu khí, XN khoan và khai thác nước ngầm, Sở KHCN – MT các tỉnh, Sở NN và PTNT, Sở Công nghiệp các tỉnh)

- Các điểm đặc biệt

  • Là đơn vị đào tào kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật dầu khí lớn nhất tại phía Nam với lịch sử đào tạo trên 35 năm. Các kỹ sư dầu khí tốt nghiệp từ trường Bách Khoa luôn được các công ty dầu khí nước ngoài và trong nước đánh giá cao về chất lượng đào tạo và kiến thức sau khi ra trường. Rất nhiều các kỹ sư tốt nghiệp sau một thời gian làm việc đã trở thành các lãnh đạo, các cán bộ kỹ thuật chủ chốt trong các doanh nghiệp dầu khí. Kỹ sư dầu khí tốt nghiệp từ Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu Khí có khả năng làm việc ở môi trường quốc tế, đa văn hóa và chịu được áp lực công việc. Ngoài chương trình đào tạo chính qui, Khoa Kỹ thuật Địa Chất và Dầu Khí còn có chương trình đào tạo Kỹ sư dầu khí quốc tế nhận bằng từ Đại Học Adelaide là một trong 3 trung tậm đại học đào tạo dầu khí của Australia. Các chương trình đào tạo đại học luôn được cập nhật và cải tiến theo các tiêu chuẩn của khu vực và thế giới (AUN và CDIO).

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết, Xem từ khóa 2014 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 10

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT

Website: www.geopet.hcmut.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Địa chất thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Địa chất – Dầu khí.

Ngành Kỹ thuật Địa chất có 03 chuyên ngành: Địa kỹ thuật, Địa chất Khoáng sản, Địa chất Môi trường.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành KT Địa chất có 3 chuyên ngành: Địa kỹ thuật, Địa chất khoáng sản, Địa chấtmôi trường.

Năm thứ nhất, CTĐT cung cấp một khối lượng kiến thức nền tảng cốt yếu đối với một kỹ sư (theo chuẩn mực chung của toàn trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM).

Tiếp theo chương trình sẽ cung cấp một khối lượng kiến thức chung cần thiết cho các kỹ sư hoạt động liên quan đến địa chất, nắm bắt được qui luật vận động của vỏ Trái đất để có thể khai thác và sử dụng chúng cho các mục đích kinh tế; chương trình cung cấp kiến thức và kỹ năng để khảo sát và đánh giá các đối tượng nằm sâu dưới mặt đất. Các kỹ năng điều tra hiện trạng, thiết kế và tiến hành các thí nghiệm trong phòng cũng như ngoài trời, đo đạc, lấy mẫu, ghi nhận cũng như phân tích, xử lý, tổng hợp và quản lý dữ liệu.

Những năm cuối, chương trình sẽ đào tạo cho SV kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành:

  1. Ngành Địa kỹ thuật đào tạo SV có kiến thức về nước ngầm và nước dưới đất; kiến thức về cơ học đất, các hành vi và ứng xử của nó khi có công trình tác động bên trên và các công trình ngầm sâu trong lòng đất. Chương trình cung cấp kiến thức về quy luật vận động của nước ngầm, nước dưới đất ảnh hưởng đến chất lượng nền móng công trình. Chương trình đào tạo huấn luyện SV sử dụng các phần mềm chuyên môn để hỗ trợ cho việc nghiên cứu và đánh giá tác động công trình lên sự ổn định của nền móng. SV sau tốt nghiệp có khả năng tư vấn, thiết kế, xử lý nền và móng, các công trình dân dụng và công nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợi; đánh giá tiềm năng trữ lượng, thiết kế hệ thống khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
  2. Ngành Địa chất môi trường: áp dụng và khai thác những tri thức của khoa học Trái Đất để tìm hiểu các qui luật vận động của Trái Đất để giúp con người khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường an toàn – bền vững. Chương trình cung cấp kiến thức và kỹ năng làm việc như: kỹ thuật môi trường địa chất, quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường trong các lĩnh vực liên quan như bảo vệ môi trường trong ngành công ngiệp dầu khí, môi trường trong khai thác mỏ, bảo vệ môi trường lưu vực sông, hồ và đới bờ biển; ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên và môi trường.

Chuyên ngành Địa chất khoáng sản đào tạo chuyên môn về thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản: các loại hình khoáng sản bao gồm sự phân bố, tính kinh tế, phương thức tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ, môi trường trong khai thác mỏ, và quản lý dự án. Chương trình sẽ đào tạo những kỹ sư địa chất khoáng sản có kỹ năng trong việc lập các đề án và báo cáo trong tìm kiếm thăm dò, thiết kế và khai thác mỏ, có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành về thiết kế khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, viễn thám, GIS..

- Triển vọng Nghề nghiệp

  • Các SV Địa kỹ thuật sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh viên có thể làm việc trong các công ty trong nước hoặc nước ngoài cũng như có thể tự lập công ty để hoạt động. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm Thí nghiệm đất đá; các công ty tư vấn xây dựng, xử lý nền móng, khoan khảo sát địa chất; Thiết kế vật liệu địa kỹ thuật; Khai thác nước, Gia cố nền đất, xử lý địa chất động lực công trình; các liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất; quy hoạch…
  • Các SV Địa chất Môi trường sau tốt nghiệp có thể làm việc về quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, cải tạo môi trường địa chất; Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám và GIS trong khai thác và bảo vệ tài nguyên dầu khí, khoáng sản rắn, và tài nguyên nước trong cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường, công ty khoáng sản, công ty dầu khí, các viện nghiên cứu, các trung tâm chuyển giao công nghệ, …
  • Các SV Địa chất khoáng sản sau sốt nghiệp có thể làm việc về tư vấn về địa chất và hoạt động khai thác thăm dò khoáng sản, quản lý tài nguyên và môi trường, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài nguyên Trái Đất; thăm dò và đánh giá trữ lượng khoáng sản; điều hành mỏ trong các mỏ khai thác,…

Một số các công ty thường tuyển dụng các sinh viên sau khi tốt nghiệp.

  • Các công ty khảo sát và tư vấn xây dựng
  • Công ty CP Tư vấn Xây dựng Tổng hợp
  • Liên Đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền Nam
  • Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng & Địa chất Thế Kỷ
  • Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam.
  • Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Phương Đông
  • Công ty TNHH Tư Vấn FUKKEN & MINAMI
  • Công ty TNHH Địa Kỹ Thuật FUGRO Việt Nam
  • Công ty CP Tư vấn khảo sát Kiểm định XD Trường Sơn
  • Công ty CP Tư vấn Khảo sát Dầu Khí
  • Tập đoàn dầu khí Việt Nam,
  • Trung tâm An toàn môi trường dầu khí,
  • Các công ty dầu khí trong và ngoài nước như PVD, Cuu Long JOC, PVEP, Con Son, Lam Son, Phu Quy, JVPC, Vietsopetro v.v...
  • Trung tâm ứng cứu tràn dầu, các công ty bảo vệ môi trường trong công nghiệp thăm do, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
  • Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam
  • Các công ty về địa chất, khoáng sản – môi trường, các Sở khoa học công nghệ và Sở tài nguyên môi trường ở các tỉnh thành trong cả nước.

- Các điểm đặc biệt

  • Là đơn vị đào tào kỹ sư chuyên ngành trong các lĩnh vực tài nguyên trái đất của khu vực phía Nam với lịch sử đào tạo trên 35 năm. Các kỹ sư địa chất, kỹ sư môi trường, kỹ sư địa kỹ thuật  có thể giải quyết được những vấn đề trong khai thác tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường, phòng chống tai biến và thảm họa thiên nhiên. Các chương trình đào tạo đại học đang được cập nhật và cải tiến theo các tiêu chuẩn của khu vực và thế giới (AUN và CDIO).

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 11

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Website: http://www.dch.hcmut.edu.vn/

Ngành Công nghệ Thực phẩm thuộc nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành công nghệ thực phẩm dành cho sinh viên có đam mê và sở thích về công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở quy mô công nghiệp. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi về kỹ thuật, công nghệ, khoa học thực phẩm và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa (phô mai, kem…), đường và bánh kẹo, trà – cà phê – cacao, thịt và các sản phẩm từ thịt (xúc xích, đồ hộp, paté…), sản phẩm từ thủy sản, dầu béo,…

Người học sẽ được đào tạo để trở thành những kỹ sư có tay nghề cao, nắm bắt được kỹ thuật và công nghệ sản xuất thực phẩm hiện đại, có thể thiết kế quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm thực phẩm; đảm bảo chất lượng quy trình và sản phẩm; có thể vận hành và triển khai sản xuất thực phẩm quy mô công nghiệp.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Những năm gần đây, ngành thực phẩm đứng đầu trong đóng góp ngân sách nhà nước. Các kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm từ đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp nhận được sự quan tâm rất cao từ nhà tuyển dụng và đã đạt nhiều vị trí chủ chốt trong ngành sản xuất thực phẩm. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các vị trí trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: vận hành sản xuất thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm, phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm, thiết kế sản phẩm thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm, phụ trách dinh dưỡng thực phẩm…Nơi làm việc của kỹ sư sau khi tốt nghiệp đa dạng bao gồm: phòng thí nghiệm của nhà máy, bộ phận vận hành - quản lý nhà máy và phân xưởng sản xuất, bộ phận đảm bảo chất lượng, phòng thí nghiệm tại các cơ quan quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, phòng thí nghiệm, đội ngũ giảng dạy của các Viện - trường về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm. Ngoài ra, kỹ sư ngànhthực phẩm có thể sử dụng kiến thức để sản xuất và kinh doanh thực phẩm, nguyên- phụ liệu sản xuất thực phẩm.

Nhiều công ty sử dụng nguồn kỹ sư ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm từ đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, có thể kể đến:

  • Masanfood: Nước mắm, nước tương Tam thái tử, Chin-su, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng…
  • Nestlé: Bột ngũ cốc, bột cacao Milo, nước khoáng Lavie…
  • Dutch Lady: Sữa cô gái Hà Lan,…
  • Tân Hiệp Phát: Trà xanh O độ, trà và thức uống khác…
  • Nam Dương: Nước tương Nam Dương…
  • Acecook: sản phẩm ăn liền…
  • Kinh Đô: Các loại bánh, snack…
  • Unilever: Bột nêm từ thịt Knorr, trà Lipton…
  • Vissan: Xúc xích, đồ hộp thịt,…
  • Ajinomoto: Sản phẩm bột ngọt, bột nêm, cà phê lon, sốt mayonnaise,…
  • Pepsi: Pepsi, Trà Oolong…
  • Vinacafe: cà phê, bánh kẹo…

- Các điểm đặc biệt

Điểm mạnh của chương trình đào tạo ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm tại Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh là:

  • Điểm mạnh cạnh tranh thứ nhất: Chương trình cung cấp kiến thức vững chắc về Kỹ thuật thực phẩm giúp sinh viên có thể vận hành tốt dây chuyền sản xuất, quản lý sản xuất tốt khi làm việc tại nhà máy.
  • Điểm mạnh thứ  hai: Chương trình cung cấp kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành mạnh về Khoa học thực phẩm nhằm giúp kỹ sư ra trường có thể vận dụng trong nghề nghiệp, đưa ra các giải pháp công nghệ hợp lý, giải quyết hiệu quả các vấn đề trong sản xuất thực phẩm và thiết kế sản phẩm mới đồng thời đảm bảo chất lượng, sự an toàn và dinh dưỡng của thực phẩm.
  • Điểm mạnh thứ ba: Chương trình cung cấp cho người học nền tảng công nghệ vững chắc, bao gồm các công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, các nguyên lý công nghệ cốt lõi nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể giải quyết các vấn đề công nghệ một cách hiệu quả cho nhà máy và nơi làm việc.
  • Điểm mạnh thứ tư: Chương trình học rèn luyện cho người học một phong cách năng động, tự tinphương cách tiếp cận vấn đề và làm việc hiệu quả, có khả năng tự rèn luyện bản thân, khả năng học tập và nâng cao kiến thức trọn đời.

Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện (khoảng 5 đề tài)

STT

Tên đề tài

Năm thực hiện

1

Chế tạo thiết bị và cơ giới hóa quá trình lên men để sản xuất hạt ca cao thương phẩm

2006-2009

2

Phát triển kit phân tích nhanh malachite green và ure trong thực phẩm

2007-2008

3

Sản xuất gelatin và collagen từ da cá da trơn

2008-2010

4

Chế biến các sản phẩm thực phẩm từ rong sụn

2010-2013

5

Sản xuất nước uống từ rong lá mơ và dược thảo

2012

6

Sử dụng cám ngũ cốc để sản xuất thực phẩm giàu chất xơ

2015-2017

Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện (khoảng 5-10 bài báo)

STT

Thông tin bài báo (tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí)

Năm công bố

1

Tra, N.N.T, Le, H.A.V, Pham, D.A and Tran, T.N.Y. Evaluation of physical, nutritional and sensorial properties cookie supplied with Hibiscus sabdariffa L. seed powder, International Food Research Journal  (accepted in March 2016)

2016

2

Vuong, H.T.H., Tran, N.M.C., Tran, T.T.T., Ton, N.M.N. and Le, V.V.M. Effects of pH and salt concentration on functional properties of rambutan (Nephelium lappaceum L.) seed albumin concentrate, International Journal of Food Science and Technology, 51, 1212-1219.

2016

3

Tu, G.L., Bui, T.H.N., Tran, T.T.T., Ton, N.M.N. and Le, V.V.M. Comparison of Enzymatic and Ultrasonic Extraction of Albumin from Defatted Pumpkin (Cucurbita pepo) Seed Powder, Food Technology and Biotechnology, 53, 479-487

2015

4

Ho, L.P., Pham, A.H., Le, V.V.M. Effects of core/wall ratio and inlet temperature on the retention of antioxidant compounds during the spray drying of sim (Rhodomyrtus tomentosa) juice, Journal of Food Processing and Preservation, 39, 2088-2095

2015

5

LE, H.D., LE, V.V.M. Application of ultrasound to microencapsulation of coconut milk fat by spray-drying, Journal of Food Science and Technology, 52, 2474-2478

2015

6

TRAN, V.N., LE, V.V.M., Comparison of alcoholic fermentation performance of the free and immobilized yeast on water hyacinth stem pieces in medium with different glucose contents, Applied Biochemistry and Biotechnology, 172, 963-972.

2014

7

Mai, T.H.A., Tran, V.N., Le, V.V.M. Biochemical studies on the immobilized lactase in the combined alginate-carboxymethyl cellulose gel, Biochemical Engineering Journal, 74, 81–87

2013

Các cựu sinh viên tiêu biểu (khoảng 5-10 cựu sinh viên)

STT

Tên cựu sinh viên – Khoá (nếu được)

Đơn vị công tác – chức vụ

1

Nguyễn Quốc Khánh (Khóa 1982)

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt nam Vinamilk

2

Lý Lạc Bích Ngọc (Khóa 1988)

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần nguyên liệu thực phẩm Á châu - Sài gòn

3

Đặng Thị Phương Ninh (Khóa 1992)

Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN)

4

Huỳnh Thanh Hải (Khóa 1999)

Giám đốc Công ty cổ phần chế biến dừa Á châu

5

Nguyễn Như Ý (Khóa 2001)

Giám đốc khối phát triển sản phẩm, Tập đoàn ORANA Đan mạch

6

Nguyễn Hải Ninh (Khóa 2005)

Người sáng lập và tổng giám đốc chuỗi nhà hàng The Coffee House

7

Đinh Trần Nhật Thu (Khóa 1995)

Phó giáo sư Bộ môn Khoa học về động vật và sữa, Mississippi State University, Hoa kỳ

8

Lê Thị Hồng Ánh (Khóa 1990)

Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TpHCM

9

Phan Tại Huân (Khóa 1996)

Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông lâm TpHCM

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 12

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Website: http://www.dch.hcmut.edu.vn/

Ngành Công nghệ Sinh học thuộc nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Chương trình Công nghệ Sinh học dành cho các sinh viên yêu thích khoa học sự sống và quan tâm đến việc ứng dụng cũng như cải tạo các quy luật sinh học trong tự nhiên để tạo ra những sản phẩm có ích trong cuộc sống. Chương trình bao gồm các môn học cơ bản nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, những kiến thức cần thiết về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại ngữ, cũng như các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.

Với định hướng phát triển công nghệ sinh học tiến tới công nghiệp công nghệ sinh học, chương trình nhằm đào tạo những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu, có kỹ năng nghiên cứu và làm việc trong các ngành công nghiệp tạo ra những sản phẩm công nghệ sinh học có ích phục vụ cho nông nghiệp, y dược học, thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường…

- Triển vọng Nghề nghiệp

Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở các trường đại học, các cơ quan pháp y, các trung tâm và viện nghiên cứu, các công ty, xí nghiệp, cơ sở, nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; tính toán, thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất cũng như quản lý, điều hành và kiểm soát quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học ở các qui mô khác nhau; xây dựng và thực hiện các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường sống…

Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM có thể được tuyển dụng bởi các công ty, nhà máy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học như công ty sản xuất và chế biến sữa Vinamilk, nhà máy chế biến bột ngọt Ajinomoto, nhà máy bia Sài gòn, … cũng như bởi các công ty khác sản xuất kháng sinh, vitamin, vaccine, protein, enzyme, thực phẩm chức năng, thức ăn gia súc và gia cầm, phân bón vi sinh, giống động-thực vật phục vụ phát triển nông nghiệp… và các công ty, nhà máy xử lý nước thải, chất thải…

- Các điểm đặc biệt

  • Kỹ sư ngành Công nghệ Sinh học tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM không những được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ Sinh học mà còn được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nghiên cứu và làm việc trong những môi trường công nghiệp hiện đại như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tính toán, thiết kế, điều hành, kiểm soát qui trình sản xuất, những vấn đề công nghệ…
  • Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

STT

Tên đề tài

Năm thực hiện

1

HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG:

Xây dựng kit sinh học xác định độc tính phục vụ quan trắc ô nhiễm nước mặt vùng Tây Nam Bộ

2015-2018

2

HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:

Khái thác các ứng dụng từ hệ vi sinh vật lên men trà Kombucha

2016-2017

3

HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM/ THỦY SẢN:

Liệu pháp thực khuẩn thể (Phage therapy) trong phòng và trị bệnh cá tra tại Đồng bằng Sông Cửu Long

2016-2019

4

HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGUYÊN LIỆU DƯỢC:

Xây dựng quy trình vi nhân giống cây xạ đen (Ehretia asperula Zol. & Mor.) và đánh giá khả năng phát triển trong vườn ươm tại TPHCM

2015-2017

5

HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGUYÊN LIỆU DƯỢC:

Screening of xanthine oxidase inhibitory activity of Cordyceps sp. isolated in Vietnam.

2016-2017

6

HƯỚNG TIN SINH HỌC:

Nghiên cứu sự sắp xếp của các DNA trimer trong nhiễm sắc thể vi khuẩn Bacillus cereus ATCC 10987

2015-2017

  • Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học ISI tiêu biểu đã thực hiện

STT

Thông tin bài báo (tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí)

Năm công bố

1

Hong CY, Lee HJ, Choi NR, Jung SH, Vo MC, Hoang MD, Kim HJ, Lee JJ, Sarcoplasmic reticulum Ca(2+) ATPase 2 (SERCA2) reduces the migratory capacity of CCL21-treated monocyte-derived dendritic cells., Exp Mol Med., 48, e253, 2016

2016

2

Hoang AH, Le TD (2015) Rapid and Simple Colorimetric Detection of Escherichia coli O157:H7 in Apple Juice Using a Novel Recombinant Bacteriophage-Based Method Biocontrol Science, 20 (2), 99-103, Biocontrol Science, 20 (2), 99-103.

2015

3

Hoang MD, Jung SH, Lee HJ, Lee YK, Nguyen-Pham TN, Choi NR, Vo MC, Lee SS, Ahn JS, Yang DH, Kim YK, , Dendritic Cell-Based Cancer Immunotherapy against Multiple Myeloma: From Bench to Clinic., Chonnam Med J., 51, 1-7, 2015

2015

4

Nguyen Khoi Nguyen, HuongThuy Nguyen, Effects of Lactobacillus casei supplementation and alterations in fermentation conditions on glucuronic acid production by a Dekkerabruxellensis-Gluconacetobacterintermediuskombucha symbiosis model system, Food Biotechnology, 29 (4), 356-370, 2015

2015

5

Nguyen Khoi Nguyen, Phuong Bang Nguyen, Huong Thuy Nguyen,  Screening the optimal ratio of symbiosis between isolated yeast and acetic acid bacteria strain from traditional kombucha for high-level production of glucuronic acid, LWT - Food Science and Technology, 64, 1149-1155, 2015

2015

6

Nguyen Khoi Nguyen, Ngan Thi Ngoc Dong , Huong Thuy Nguyen, Phu Hong Le , Lactic acid bacteria: promising supplements for enhancing the biological activities of kombucha, SpringerPlus, 4:91, 1-6, 2015

2015

7

Hoang AH, Abe M, Nakasaki K., Hoang, A.H., Abe, M., Nakasaki, K. (2014) A novel colorimetric method for the detection of Escherichia coli using cytochrome c peroxidase-encoding bacteriophage. FEMS Microbiol Lett, 352, 97-103, FEMS Microbiol Lett, 352, 97-103.

2014

8

Le Thi Nhi Cong, Cung Thi Ngoc Mai, Vu Thi Thanh, Le Phi Nga and Nghiem Ngoc Minh , Application of a biofilm formed by a mixture of yeasts isolated in Vietnam to degrade aromatic hydrocarbon polluted wastewater collected from petroleum storage. Water Science and Technology, 70(2), 329-336, 2014

2014

  • Các cựu sinh viên tiêu biểu (khoảng 5-10 cựu sinh viên)

STT

Tên cựu sinh viên – Khoá (nếu được)

Đơn vị công tác – chức vụ

1

TS. Lê Quang Anh Tuấn- khóa 2001

Giảng viên đại học mở TPHCM

2

KS. Trần Thanh Hoàng - khóa 2002

Manager R&D công ty Orion

3

KS. Trần Thị Hồng Yến – khóa 2002

4

TS. Nguyễn Ngọc Phương Thảo- khóa 2003

Giảng viên khoa Y, đại học Tân tạo

5

TS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh- khóa 2003

Trưởng bộ phận Vi sinh- Tâp đoàn Masan

6

ThS. Nguyễn Tấn Đức- khóa 2006

Trưởng nhóm nghiên cứu- Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM

7

ThS. Tống Thành Trung- khóa 2007

QA, QC, công ty Nestle VN

8

ThS. Đặng Văn Linh- khóa 2007

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 13

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Website: http://www.dch.hcmut.edu.vn/

Ngành Kỹ thuật Hóa học thuộc nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kỹ thuật Hóa học dành cho các sinh viên có sở thích về kỹ thuật và quá trình ngành Hóa, đặc biệt trong các lĩnh vực: lọc - hóa dầu, hóa dược, sản xuất sản phẩm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, kỹ thuật phân tích, công nghệ điện hóa- chống ăn mòn,...Chương trình bao gồm các môn cốt lõi cần thiết về kỹ thuật hóa học và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chuyên ngành. Ngoài ra, chương trình được gắn kết với chương trình đào tạo thạc sỹ/tiến sỹ ngành Kỹ thuật Hóa học tại trường đại học Bách Khoa TP.HCM.

Chương trình sẽ đào tạo thành những Kỹ sư Hóa học có tay nghề cao, có thể thiết kế các giải pháp kỹ thuật về quy trình công nghệ, tính toán kỹ thuật, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực công nghiệp liên quan (lọc - hóa dầu, hóa dược, sản xuất sản phẩm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, kỹ thuật phân tích, công nghệ điện hóa- chống ăn mòn,...).

- Triển vọng Nghề nghiệp

Các kỹ sư Hóa học sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về quản lý vận hành và vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành Hóa, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích - quản lý chất lượng sản phẩm,…

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Hóa học tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa:

  • Dầu khí: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Chế biến Khí, Lọc Dầu Dung Quốc, Khí Điện
  • Đạm, Thiết kế dầu Khí, Nghiên cứu Dầu Khí, Petrolimex,…), Sài gòn Petro
  • Các công ty tư vấn thiết kế về quy trình công nghệ (Technip, Toyo,…)
  • Các công ty thực phẩm- dược phẩm (Domesco, Acecook, Tân Hiệp Phát, Ajinomoto, Sabeco, Coca-cola, Lavie,…)
  • Công ty sản xuất sản phẩm ngành hóa, hàng tiêu dùng (Unilever, P&G, Nhựa Rạng Đông, Sơn Á Đông, Sơn Kova, …)
  • Công ty xử lý môi trường (Greentech,…)
  • Công ty xi măng (Holcim, Hà Tiên 1,…)
  • Phân bón (Bình Điền, Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ,…)

- Các điểm đặc biệt

  • Điểm đặc biệt 1 (về nội dung chương trình): Chương trình cung cấp kiến thức nền tảng vững chắc về kỹ thuật Hóa học để sinh viên có khả năng:

- Dễ dàng tiếp thu các kiến thức chuyên sâu (được dạy trong chương trình) như: lọc-hóa dầu, hóa dược, công nghệ hóa hữu cơ, công nghệ hóa vô cơ, công nghệ điện hóa- chống ăn mòn,… 

- Dễ dàng tiếp cận các kiến thức về các lĩnh vực liên quan khác như: công nghệ thực phẩm, công nghệ vật liệu, công nghệ môi trường,…

  • Điểm đặc biệt 2 (về lực lượng cựu sinhviên): kỹ sư Hóa học tốt nghiệp đại học Bách Khoa TP.HCM từ năm 1968 đến nay đang công tác tại các công ty, tổ chức luôn đồng hành và là chỗ dựa vững chắc cho các thế hệ kỹ sư Hóa học tiếp theo của Bách Khoa.
  • Điểm đặc biệt 3 (về đội ngũ giảng viên): với trên 40 giảng viên có bằng Tiến Sỹ, phần lớn được đào tạo tại nước ngoài, trong đó có 18 giáo sư và phó giáo sư.
  • Điểm đặc biệt 4 (Hỗ trợ sinh viên): với hệ thống quản lý tiến độ học tập online, hệ thống hỗ trợ học tập – giảng dạy online, hệ thống giáo viên chủ nhiệm tư vấn sinh viên,…
  • Điểm đặc biệt 5 (Chương trình kỹ sư tài năng): là chương trình đặc biệt dành cho các sinh viên giỏi được tuyển chọn từ cuối năm thứ nhất với các hỗ trợ từ nhà trường.

Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện (khoảng 5 đề tài)

STT

Tên đề tài

Năm thực hiện

1

Khảo sát, đánh giá, xây dựng các giải pháp công nghệ hiện đại, tối ưu để sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm sinh khối (trấu) theo hướng sản xuất năng lượng bền vững, phục vụ phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ

2015-2017

2

Chiêt xuất nano- curcumin từ nghệ và ứng dụng trong thực phẩm, mỹ phẫm và dược phẩm

2013-2015

3

Nghiên cứu sản xuất gạch không nung từ đất bồi lắng Cà Mau

2015-2017

4

Nghiên cứu ứng dụng vật liệu khung hữu cơ- kim loại (MOFs) làm xúc tác cho các phản ứng ghép đôi mới

2015-2017

5

Chế tạo vật liệu xử lý khí H2S trong biogas làm nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện

2015-2017

6

Development Integrated Technologies for Sustainable Utilization of Spent Coffee Ground (SCG) for Production of Nutraceuticals and Biofuels: Case study in Vietnam and Indonesia

2015-2017

7

Nghiên cứu vật liệu dùng cho pin nhiên liệu SOFC

2014- 2016

8

Nghiên cứu xúc tác và công nghệ tăng chỉ số octane của xăng

2013- 2015

9

Nghiên cứu thành phần và ứng dụng của tinh dầu từ cây có múi

2014- 2016

10

Sản xuất nhiên liệu biodiesel bằng công nghệ cavitation

2015-2017

Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện (khoảng 5-10 bài báo)

STT

Thông tin bài báo (tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí)

Năm công bố

1

Phuong T. M. Ha, Thien N. Lieu, Son H. Doan, Trang T. B. Phan, Tung T. Nguyen, Thanh Truong, Nam T. S. Phan, ‘Indium-based metal-organic frameworks as catalysts: Synthesis of 2-nitro-3-arylimidazo[1,2-a]pyridines via oxidative amination under air using MIL-68(In) as an effective heterogeneous catalyst’, RSC Advances, 2017, 7, 23073-23082.

2017

2

Tu V. Nguyen, Toan D. Ong, Anh H.M. Lam, Vu T. Pham, Nam T.S. Phan, Thanh Truong, ‘Nucleophilic trifluormethylation of aryl boronic acid under heterogeneous Cu(INA)2 catalysis at room temperature: The catalytic copper-based protocol’, Molecular Catalysis (Formerly known as Journal of Molecular Catalysis A: Chemical), 2017, 436, 60-66.

2017

3

Phung T.K. Le , Quan T.H. Vu , Quan T.V. Nguyen , Khoa A. Tran , Kien A. Le , Spent Coffee Grounds as a Valuable Source of Bioactive Compounds and Bioenergy, Chemical Engineering Transactions, VOL. 56, 37-42, 2017

2017

4

Nguyen B. Nguyen,  Giao H. Dang,  Dung T. Le, Thanh Truong, Nam T. S. Phan, Synthesis of 1,2-dicarbonyl-3-enes via hydroacylation of 1-alkynes with glyoxal derivatives using metal-organic framework Cu-MOF-74 as an efficient heterogeneous catalyst, ChemPlusChem, Volume 81, Issue 4, 361-369, April 2016

2016

5

Mohammad-Ali Ahmadi, Zainal Ahmad, Le Thi Kim Phung, Tomoaki Kashiwao, Alireza Bahadori, Evaluation of the ability of the hydrophobic nanoparticles of SiO2 in the EOR process through carbonate rock samples, Petroleum Science and Technology, Volume 34, Issue 11-12, 1048-1054, 2016

2016

6

Minh-Vien Le, Dah-Shyang Tsai, Proton Conducting Fuel Cells Using the Indium-doped Cerium Diphosphate Electrolyte, Chemical Engineering Transactions, 56, pp 361-366, 2016

2016

7

Nguyễn Quang Long, Trần Xuân Lộc, Experimental and modeling study on room-temperature removal of hydrogen sulfide using a low-cost extruded Fe2O3-based adsorbent, Adsorption, Volume 22, Issue 3, pp 397-408, April 2016

2016

8

Khanh-Duy Huynh, H. Ibrahim, L. Bouchardy, C. Bournaud, E. Kolodziej, M. Toffano, Giang Vo-Thanh, Biosourced Ligands from Isosorbide for Ethylation of Aldehydes or Alkynylation of Imines, Asian Journal of Organic Chemistry, Volume 5, Issue 10, Pages 1242–1246, October 2016.

2016

9

Hung, P.V., Vien, N.L., Lan Phi, N.T., Resistant starch improvement of rice starches under a combination of acid and heat-moisture treatments, Food Chemistry, 191, pp 67-73. 2016

2016

10

Van Hung, P., Chau, H.T., Phi, N.T.L, In vitro digestibility and in vivo glucose response of native and physically modified rice starches, Food Chemistry, 191, pp 74-80, 2016

2016

Các cựu sinh viên tiêu biểu (khoảng 5-10 cựu sinh viên)

STT

Tên cựu sinh viên – Khoá

Đơn vị công tác – chức vụ

1

Phạm Văn Thiên Chương – (Khoá 1998)

Giám đốc vùng Châu Á – Tập đoàn Unilever

2

Phan Minh Quốc Bình- (Khoá 1994)

Viện phó Viện nghiên cứu dầu khí kiêm hiệu trưởng Trường Đại học Dầu khí

3

Dương Minh Hải – (Khoá 1991)

Giáo sư - Trường Đại học Quốc Gia Singapore

4

Lê Trí Thông – (Khoá 1997)

Phó chủ tịch - Cty Cổ Phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ)

5

Phan Thanh Sơn Nam – (Khoá 1994)

Giáo sư – Trưởng Khoa – Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

6

Võ Văn Phu - (Khoá 1987)

Phó tổng giám đốc - Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền

7

Bùi Công Hưng – (Khoá 1998)

Phó quản đốc – Nhà máy chế biến khí Dinh Cố

8

Nguyễn Vĩnh Luận – (Khoá 2002)

Giám đốc nhân sự – Công ty dược Domesco

9

Lê Anh Kiên – (Khoá 1993)

Phó viện trưởng – Viện Nhiệt đới môi trường – Bộ quốc phòng

10

Lê Thành Luân – (Khoá 1993)

Giám đốc công ty QMS – Việt Nam

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 14

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KIẾN TRÚC

Website: http://www.dce.hcmut.edu.vn/

Ngành Kiến trúc thuộc Khoa Kỹ thuật Xây dựng.

Ngành Kiến trúc có 01 chuyên ngành: Kiến trúc Dân dụng và Công nghiệp

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kiến trúc dành cho các thí sinh có khả năng tư duy chiến lược (giỏi toán), năng khiếu nghệ thuật (hội họa, bố cục tạo hình), có tìm hiểu và đam mê Kiến trúc…

Chương trình đào tạo Kiến trúc sư của Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa được phát triển nhằm mục tiêu đào tạo kiến trúc sư có kiến thức chuyên môn, khả năng sáng tạo, hiểu biết kỹ thuật, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt để có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến nghiên cứu, thiết kế, thi công, quản lý vận hành cho các công trình xây dựng, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao về kiến trúc, xây dựng của đất nước.

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Thời gian đào tạo 4,5 năm (9 học kỳ).

Khối lượng kiến thức:  171 tín chỉ, chia làm 4 khối kiến thức:

Kiến thức Cơ bản           : 28 tín chỉ, chiếm 16,4%

Kiến thức Cơ sở ngành : 14 tín chỉ, chiếm 08,2%

Kiến thức Chuyên ngành: 98 tín chỉ, chiếm 57,3%

Kiến thức Hỗ trợ              : 31 tín chỉ, chiếm 18,1%

Đây là chương trình học lấy sinh viên làm trung tâm. Sinh viên được cung cấp nền tảng cơ bản về kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tiên tiến, được hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu các vấn đề ngay năm thứ 1, với mục tiêu sinh viên có thể thể hiện các ý tưởng sáng tạo đẹp, đúng, hợp lý sớm nhất.

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình này có sự giáo dục khoa học và nghề nghiệp cho phép họ có thể thành công ở công việc của người kiến trúc sư, họ có thể:

1)    Biết áp dụng các kiến thức đã thu nhận được vào việc thiết kế, vận hành và cải thiện các hệ thống, các tiến trình và các môi trường.

2)    Hình dung và có khả năng giải quyết các vấn đề kiến trúc tổng hợp, phức tạp.

3)    Hiểu rõ và giải quyết được các tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của công trình kiến trúc.

4)    Có thể trao đổi có hiệu quả với khách hàng, cộng đồng.

5)    Luôn có ý thức học tập suốt đời và phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường.

6)    Nắm vững và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiến trúc sư.

7)    Tích cực ủng hộ và phát triển tốt hơn các môi trường dành cho con người trong xã hội đương đại.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Kiến trúc sư, chuẩn bị cho các vị trí trong công việc thiết kế các công trình kiến ​​trúc, nội thất và quy hoạch đô thị; xây dựng, quản lý và phát triển bất động sản; cũng như cho các chương trình học sau đại học về kiến trúc, xây dựng dân dụng và kinh doanh.

Sinh viên được dự kiến ​​sẽ có thể là các kiến trúc sư, các trưởng nhóm thiết kế kiến trúc, các nhà lãnh đạo kiến trúc với tinh thần kinh doanh, là những người có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo hoàn toàn khả thi để trả lời các nhu cầu kiến trúc đô thị hóa hiện tại và tương lai.

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 1. Kiến trúc sư Nguyễn Minh Châu, tốt nghiệp năm 2015, hiện đang làm việc tại công ty CPG Singapore tại TP.HCM

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 2. Kiến trúc sư Trương Đại Thạnh (bên trái), tốt nghiệp năm 2016, hiện đang làm việc tại công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 3. Kiến trúc sư Nguyễn Thanh Bình (thứ 2 từ trái sang), tốt nghiệp năm 2016, hiện đang làm việc tại Viện Quy hoạch Xây dựng TP.HCM

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 4. Các kiến trúc sư Châu Minh Tiến (ngoài cùng bên trái), Trần Thị Hà Phương (thứ 5 từ trái sang) và Đặng Thị Tuyết Linh (thứ 6 từ trái sang), tốt nghiệp năm 2017, hiện đang làm việc tại NDA Group, một công ty của Pháp tại TP.HCM

- Các điểm đặc biệt

Thế mạnh:

  • Khoa Kỹ thuật Xây dựng là nơi hội tụ đầy đủ các lĩnh vực chuyên sâu- chất lượng cao của Trường đầu ngành cho công tác xây dựng (bao gồm kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng, kết cấu); đồng hành là đội ngũ giảng viên hàng đầu được đào tạo bài bản từ nhiều quốc gia trên thế giới và trong nước nhiều năm qua.
  • Ngành Kiến trúc, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa được nhấn mạnh 4 điểm: (1) Phương pháp thiết kế mới- tiên tiến; (2) Hiệu suất và hiệu quả; (3) Quan điểm hệ thống và quản lý; (4) Ý thức bảo vệ môi trường và đổi mới kinh doanh.
  • Cơ sở vật chất rất đầy đủ với thư viện, các phòng thí nghiệm, các dãy nhà học mới xây dựng, các phòng họa thất rộng rãi và tiện nghi, các không gian linh hoạt dành cho sinh viên ngành Kiến trúc.

 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 5. Sinh viên thuyết trình và trình bày mô hình dự án kiến trúc tại phòng họa thất

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 6. Sinh viên trao đổi với doanh nghiệp trong một workshop về công trình xanh

  • Đội ngũ Kiến trúc sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật quan tâm hỗ trợ sinh viên Kiến trúc Bách khoa đến từ gần 30 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các cơ quan hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng hàng đầu tại thành phố. Sinh viên Kiến trúc Bách khoa có nhiều cơ hội thực tập và làm việc sau khi tốt nghiệp tại những nơi này.
  • Có rất nhiều cơ hội cho sinh viên để dành được học bổng ngay trong khóa học và sau đại học nhờ mạng lưới liên kết rộng lớn với các trường Đại học trên thế giới.
  • Đội ngũ giảng viên Bộ môn Kiến trúc rất tâm huyết, đã đào tạo được nhiều thế hệ kiến trúc sư, đã đạt được nhiều giải thưởng thiết kế trong nước và quốc tế.

 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 7. Nhóm sinh viên niên khoá 2011-2016 đoạt giải thưởng BCI Châu Á năm 2015

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 8. Một buổi lễ “Homecoming Day” được tổ chức vào tháng 6/2016

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 9. Các giải thưởng trong và ngoài nước mà sinh viên ngành Kiến trúc đã đạt được

Điểm khác biệt:

  • Sinh viên được sớm thích nghi với môi trường thực tế qua nhiều môn học và dự án đặc biệt. Sinh viên được trải nghiệm tại những địa phương có nhiều di sản kiến trúc đặc biệt thông qua môn học Tham quan. Sinh viên được tham gia thiết kế công trình trong các dự án thật thông qua các môn đồ án Thiết kế kiến trúc. Sinh viên được tiếp cận với công nghệ mới về vật liệu, xây dựng, các tiêu chuẩn công trình xanh và các giải pháp thiết kế kiến trúc thực tế thông qua các chuyên đề mở. Hơn nữa, hàng năm sinh viên có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động quốc tế như chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, workshop quốc tế tại Singapore, Thái Lan…   

 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 10. Sinh viên được học tập ngoại khoá miễn phí về Công trình xanh (trái) và tham quan công trình thực tế (phải)

  • Số lượng tín chỉ các đồ án thiết kế kiến trúc chiếm đến 27,48% tổng số tín chỉ. Trong mỗi đồ án thiết kế, sinh viên có tổng thời gian nghiên cứu từ 8 đến 14 tuần và thực hiện thiết kế hoàn chỉnh. Sinh viên được hướng dẫn thực hiện công việc theo quy trình thực tế từ năm thứ 2, gồm (i) Phân tích đánh giá hiện trạng, xác định nhu cầu thiết kế, xây dựng nhiệm vụ và dữ liệu thiết kế; (ii) Thiết kế ý tưởng; (iii) Thiết kế cơ sở và giải quyết các vấn đề kỹ thuật công trình; (iv) Thể hiện và Thuyết trình.

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 11. Quy trình thực hiện đồ án thiết kế

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Hình 12. Buổi báo cáo đồ án quy hoạch của sinh viên năm thứ 4

  • Trong các đồ án thiết kế kiến trúc, sinh viên sẽ được hướng dẫn giải quyết các vấn đề kỹ thuật công trình (kết cấu, hạ tầng, điện, nước…) do đội ngũ giảng viên từ các bộ môn chuyên ngành của Khoa Kỹ thuật Xây dựng. Đây là điểm khác biệt lớn so với các chương trình đào tạo ngành Kiến trúc khác.
  • Sinh viên được tham gia thực nghiệm các vấn đề Nhiệt, Thông gió, Quang học và Âm học công trình tại Phòng thí nghiệm Vật lý kiến trúc với những dụng cụ và thiết bị hiện đại. Đây là điểm khác biệt nổi trội trong chương trình đào tạo này.
  • Sinh viên Kiến trúc Bách Khoa luôn được tạo mọi điều kiện tham gia các cuộc thi thiết kế Kiến trúc – Quy hoạch trong nước, quốc tế và được tôn vinh với những thành tựu đạt được trong những năm qua.
  • Các hoạt động sinh viên rất hấp dẫn, phong phú và đa dạng được tổ chức thường xuyên như lễ “Homecoming day”, “Chào đón tân sinh viên”, “Prom”, “Giải bóng đá Kiến trúc Bách khoa”…

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

Với mục đích là cung cấp cho sinh viên Kiến trúc, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường ĐH Bách Khoa tiềm năng thực hành trên toàn cầu, mang đến cho công việc của họ một mức độ cao về năng lực kỹ thuật và kiến thức khoa học trong khi được hòa hợp với các cơ hội kinh doanh và cộng hưởng văn hóa mà sẽ làm cho các đề xuất thiết kế của họ hiệu quả nhất, có 11 chuẩn đầu ra đối với sinh viên Kiến trúc, bao gồm:

1)    Khả năng sáng tạo trong thiết kế kiến trúc nhằm đáp ứng yêu cầu mỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật.

2)    Có kiến thức phù hợp về lịch sử và lý thuyết kiến trúc, nghệ thuật, công nghệ liên quan và khoa học nhân văn.

3)    Có kiến thức về nghệ thuật chuẩn mực có sức ảnh hưởng đối với thiết kế kiến trúc.

4)    Có kiến thức đầy đủ về thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, và các kỹ năng liên quan đến quá trình quy hoạch.

5)    Có hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ giữa con người - công trình - môi trường trên cơ sở đáp ứng nhu cầu và phù hợp tỷ lệ của con người.

6)    Hiểu rõ nghề và vai trò của KTS trong xã hội và các yếu tố xã hội.

7)    Có hiểu biết về các phương pháp khảo sát và chuẩn bị một tóm tắt cho dự án thiết kế.

8)    Có hiểu biết về thiết kế kết cấu, các vấn đề xây dựng và kỹ thuật liên quan đến công tác thiết kế công trình.

9)    Có hiểu biết về các vấn đề cơ học, kỹ thuật và công năng công trình để thiết kế biện pháp bảo vệ và thích nghi với điều kiện khí hậu khu vực.

10) Có kỹ năng thiết kế cần thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu của người sử dụng công trình trong mối quan hệ giữa chi phí và các quy định, tiêu chuẩn thiết kế.

11) Có hiểu biết đầy đủ đối với công nghiệp xây dựng, tổ chức liên quan, quy định, quy trình liên quan để có thể triển khai thiết kế từ ý tưởng cho đến khi công trình đưa vào sử dụng và vận hành.


Page 15

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH VẬT LÝ KỸ THUẬT

Website: www.fas.hcmut.edu.vn

Ngành Vật lý Kỹ thuật thuộc nhóm ngành Vật lý Kỹ thuật – Cơ kỹ thuật.

Ngành Vật lý Kỹ thuật có 01 chuyên ngành: Kỹ thuật Y sinh.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Vật lý kỹ thuật là ngành đào tạo mang tính liên ngành, ứng dụng các nguyên lý vật lý và toán học để phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật và ứng dụng liên ngành. Mục tiêu tổng quát của ngành là đào tạo kỹ sư Vật lý Kỹ thuật có năng lực chuyên môn, được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng lãnh đạo, sáng tạo và khả năng tự học suốt đời trong lĩnh vực Vật lý kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước. 

Chương trình Vật lý Kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở kiến thức nền tảng về vật lý, toán-tin, kỹ thuật công nghệ cơ bản và các nội dung tự chọn chuyên ngành một cách linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho nhiều lĩnh vực vật lý hiện đại có tính ứng dụng thời sự của nền khoa học và kinh tế nước nhà, đặc biệt:

- Kỹ thuật Y sinh (chế tạo và dịch vụ thiết bị y tế, vật liệu sinh học, cơ sinh học, kỹ thuật lâm sàng…)

- Vật lý tính toán (mô hình hoá và mô phỏng các quá trình vật lý trong ứng dụng vật liệu mới, khoa học sự sống, dược động học…, giải bài toán vật lý ứng dụng bằng phương pháp số, đa phương tiện hoá giảng dạy vật lý…)

- Kỹ thuật quang sinh học (diode phát quang - LED và ứng dụng, ứng dụng laser trong y học và kỹ thuật, quang bán dẫn ứng dụng…)

- Kỹ thuật hạt nhân (ứng dụng trong y sinh học, môi trường, nhà máy điện hạt nhân…)

Liên quan đến 2 chuyên ngành đào tạo, trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh, bên cạnh việc cung cấp kiến thức nền tảng về Lý Sinh và Cơ sở Kỹ thuật thiết bị y tế, chương trình định hướng các nghiên cứu chuyên sâu về Y khoa 4.0 (liên quan đến các phương tiện kỹ thuật và dịch vụ y tế IoT), các ứng dụng kỹ thuật quang học trong chẩn đoán và điều trị lâm sàng.

Trong lĩnh vực Vật lý tính toán, bên cạnh việc cung cấp kiến thức nền tảng về Vật lý, công nghệ thông tin và kỹ thuật tính toán máy tính, chương trình định hướng các nghiên cứu chuyên sâu (do các nhóm nghiên cứu mạnh phụ trách) về vật liệu mới, y sinh học tính toán, dược động học… 

Chương trình Vật lý Kỹ thuật còn cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp giải pháp học tập nghiên cứu xuyên suốt nâng cao bậc Cao học và Tiến sĩ trong và ngoài nước.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Trong giai đoạn trước mắt, chương trình ưu tiên cho chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh đáp ứng nhu cầu chuyên gia thiết bị y tế cho ngành y tế Việt nam. Các kỹ sư chuyên ngành Vật lý Kỹ thuật Y sinh có khả năng làm việc như kỹ sư lâm sàng (phụ trách quản lý vận hành trang thiết bị y tế trong các cơ sở chẩn đoán điều trị y khoa), chuyên gia thiết bị y tế tại các bệnh viện và cơ sở y tế nhà nước và tư nhân, các công ty kinh doanh và sản xuất thiết bị y tế, thiết bị trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ môi trường. Nhiều cựu SV của chuyên ngành đã trở thành các lãnh đạo phòng trang thiết bị y tế bệnh viện, các chuyên gia ứng dụng thiết bị y tế của các công ty lớn, các doanh nhân thành dạt trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh, các giảng viên, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực ở các Trường Viện…  

Các kỹ sư chuyên ngành Vật lý tính toán có thể làm việc tại các cơ sở ứng dụng lập trình tính toán vật lý kỹ thuật ứng dụng, các trường đại học và viện nghiên cứu vật lý khác; có triển vọng lớn học tập nghiên cứu nâng cao ở trong và ngoài nước.

SV tốt nghiệp với kết quả tốt có nhiều cơ hội được tuyển chọn học tập nâng cao sau đại học ở nước ngoài (Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Mỹ, Canada…) và có nhiều cơ hội thăng tiến về chuyên môn cũng như nghề nghiệp cả trong và ngoài nước. 

Các công ty và cơ sở y tế thường tuyển dụng các kỹ sư ngành Vật lý kỹ thuật: các bệnh viện tuyến trung ương, công lập và tư nhân các tỉnh thành phía Nam, các công ty về trang thiết bị và giải pháp dịch vụ y tế nước ngoài, liên doanh hoặc trong nước, Viện Vật lý Y sinh học, Các Viện Trường nghiên cứu liên quan Vật lý kỹ thuật vv… 

- Các điểm đặc biệt

  • Phòng thí nghiệm Công nghệ laser đã chế tạo được nhiều chủng loại thiết bị laser bán dẫn công suất thấp ứng dụng trong điều trị nhiều chứng và bệnh và chuyển giao hơn 1000 thiết bị cho các bệnh viện và cơ sở y tế của 22 tỉnh thành phố phía Nam, triển khai đến tận tuyến xã; là đơn vị đã góp phần xây dựng và đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật trường Đại học Bách khoa TP.HCM từ năm 2002 đến nay.
  • Phòng thí nghiệm Vật lý tính toán là nhóm nghiên cứu mạnh phụ trách đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mô phỏng vật liệu, y sinh tính toán có tầm vóc quốc tế, đã công bố hơn 150 bài báo  trên các tạp chí quốc tế trong năm 2005 - 2018.
  • Nhiều nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng do các Tiến sĩ trẻ tốt nghiệp ở Nhật, Đài loan, Hàn quốc, Canada trong các lĩnh vực quang sinh học, công nghệ plasma, ứng dụng LED, thiết bị chẩn đoán và điều trị IoT… là những hạt nhân ươm tạo cho những ý tưởng mới, những đồ án nghiên cứu cho SV từ những năm đầu học đại học.   

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 16

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH CƠ KỸ THUẬT

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Website: www.fas.hcmut.edu.vn

Ngành Cơ Kỹ thuật thuộc nhóm ngành Vật lý Kỹ thuật – Cơ kỹ thuật.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Cơ Kỹ thuật dành cho sinh viên quan tâm đến lĩnh vực tính toán mô phỏng, đo lường, điều khiển các kết cấu cơ học (máy cơ khí, công trình xây dựng, phương tiện giao thông, thiết bị công nghiệp, y tế, quân sự, …) bằng cách lập trình hoặc sử dụng các chương trình ứng dụng máy tính, kết hợp thực nghiệm và chế tạo máy điều khiển chương trình số. Chương trình bao gồm các khối kiến thức như:

- Kiến thức chuyên ngành cốt lõi về cơ học kỹ thuật, cơ học vật rắn, về toán học ứng dụng, kỹ thuật lập trình, thiết kế kỹ thuật, xử lý số liệu, điều khiển động lực học và các môn lựa chọn nâng cao khác

- Các kiến thức cơ sở vững vàng, đảm bảo sinh viên có khả năng sáng tạo, khả năng tự học suốt đời và năng lực lãnh đạo trong lĩnh vực Cơ học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.

Chương trình đào tạo những kỹ sư có tay nghề cao, có thể tính toán mô phỏng và lập trình điều khiển các hệ thống kỹ thuật và máy trong công nghiệp và khoa học ứng dụng. 

- Triển vọng Nghề nghiệp

Hiện nay, cùng với nhu cầu công nghiệp hóa đất nước, đặc biệt nhu cầu về sản xuất công nghiệp và nghiên cứu phát triển sản phẩm, xã hội luôn đòi hỏi đội ngũ kỹ sư Cơ Kỹ thuật, là những người có khả năng nghiên cứu, tính toán mô phỏng, tối ưu hóa sản phẩm công nghiệp có liên quan đến cơ học.

Với các kiến thức được đào tạo, các kỹ sư Cơ Kỹ thuật sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm và có cơ hội nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm các công việc về

- Tính toán mô phỏng ứng xử kết cấu thuộc lĩnh vực cơ học trong kỹ thuật,

- Thiết kế, lập trình điều khiển máy (CNC) bằng chương trình số,

- Kỹ thuật đo lường trong cơ học…

Kỹ sư Cơ Kỹ thuật có khả năng làm việc tính toán cơ học phục vụ trực tiếp trong các lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật giao thông, kỹ thuật xây dựng, khai thác dầu khí, kỹ thuật quân sự và các ngành phục vụ lĩnh vực y tế, môi trường, …

Các công ty thường xuyên tuyển dụng các kỹ sư ngành Cơ kỹ thuật làm việc trong nước và nước ngoài: Robert Bosch Engineering and Business Solutions Vietnam, Mercedes-Benz, Vietsopetro, Công ty CP Xây lắp Dầu khí Miền nam Alpha-ECC, Công ty Dịch vụ Cơ khí và Xây Lắp Dầu Khí PTSC, Công ty CP Tư vấn và Thiết kế Dầu khí DK-Engineering, PV Engineering, Vietubes Corp. Ltd., Danieli, Cty TNHH Schirder Vietnam, ATAD Steel Structure Co.,Ltd, Coteccons, … Đặc biệt, hai năm gần đây có nhiều công ty nước ngoài đã tuyển kỹ sư Cơ Kỹ thuật làm việc tại Nhật, Singapore, Úc, Châu Âu, …

Ngoài ra, kỹ sư tốt nghiệp chương trình Cơ Kỹ thuật có khả năng tiếp tục học tập nghiên cứu nâng cao bậc Cao học và Tiến sĩ trong và ngoài nước. 

- Các điểm đặc biệt

  • Năm 2015, ngành Cơ Kỹ thuật đã đạt chuẩn kiểm định quốc tế AUN-QA, được công nhận đạt chuẩn trong khối các trường Đại học khu vực Đông Nam Á.
  • Phòng thí nghiệm Cơ học Ứng dụng do NGND.GS.TS. Ngô Kiều Nhi phụ trách đã được trao tặng giải thưởng Khoa học công nghệ Nhà nước năm 2005 với những thành tựu trong thiết kế chế tạo máy CNC đa trục, máy cân bằng động, các hệ đo lường đa thông số thời gian thực, là đơn vị đã góp phần xây dựng và đào tạo ngành Cơ kỹ thuật trường Đại học Bách khoa TP.HCM từ năm 2002 đến nay. 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

- Các cựu sinh viên tiêu biểu

- Video giới thiệu nghành

 

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 17

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Website: http://dee.hcmut.edu.vn/index.php?route=product/category&path=81_105

Ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử thuộc nhóm ngành Điện – Điện tử.

Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kỹ thuật điện dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến điện năng. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật điện – điện tử nói chung, và kỹ thuật điện nói riêng, cùng với nhiều môn học lựa chọn về thiết bị điện, điện tử công suất, nhà máy điện, mạng điện, hệ thống điện, và năng lượng tái tạo.

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế các giải pháp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện trong công nghiệp, thương mại, khoa học, giải trí và xã hội.

- Triển vọng nghề nghiệp

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ relay và tự động hóa hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, vật liệu cách điện, phân tích dữ liệu khoa học, phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời gian thực và lập trình giao tiếp người sử dụng.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật điện tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: tổng công ty Điện lực Tp. HCM, tổng công ty Điện lực Miền Nam, công ty Holcim, công ty Unilever, công ty P&G, Schneider Electric Vietnam, Siemens, ABB, …

- Các điểm đặc biệt

· Ngành nghề then chốt, kỹ thuật cao

· Có việc ngay, mức lương tốt

· Có truyền thống lâu đời, đội ngũ giảng viên tâm huyết vì sinh viên, và nhiều kinh nghiệm

· Chương trình đào tạo uy tín, được thiết kế theo chương trình CDIO và định hướng ABET, đã được kiểm định AUN.

· Môi trường học tập năng động, toàn diện, nhiều môn học sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh

· Cơ hội có bằng thứ hai do ĐH Bách Khoa Tp.HCM cấp (bằng 2 kỹ sư)

· Tự hào là sinh viên khoa Điện-Điện tử có truyền thống lâu đời.

· Nhiều cơ hội tiếp cận các việc làm và học bổng quốc tế.

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

1. Phạm Đình Anh Khôi, Mở rộng giải tích vùng tần số trong phân tích đáp ứng tần số đo lường trên một máy biến áp phân phối, Đề tài NCKH Cấp cơ sở, mã số T-ĐĐT-2015-18, nghiệm thu loại tốt.

2. Phạm Đình Anh Khôi, Xác định đáp ứng điện áp của thiết bị biến đổi điện áp trong đo lường cao thế bằng khai triển Wavelet, Đề tài NCKH Cấp cơ sở, mã số T-ĐT-2007-20, nghiệm thu loại tốt.

3. Huỳnh Quang Minh, Điều khiển hệ thống điện gió độc lập không nối lưới, Đề tài NCKH Cấp cơ sở, mã số T-ĐĐT-2015-21, nghiệm thu đạt.

4. Nguyễn Văn Liêm, Lập trình mô phỏng điều khiển hệ thống điện, Đề tài NCKH Cấp trường trọng điểm, mã số T-ĐĐT-2012-14, nghiệm thu đạt.

5. Nguyễn Văn Liêm, Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình mô phỏng vận hành trạm biến áp, Đề tài NCKH Cấp trường, mã số T-ĐĐT-2013-72, nghiệm thu đạt.

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

+ Các công trình nghiên cứu khoa học

+ Các bài báo khoa học 

1.    D.A.K. Pham, E. Gockenbach, “Analysis of Physical Transformer Circuits for Frequency Response Interpretation and Mechanical Failure Diagnosis”, IEEE Transactions on Dielectrics and Electrical Insulation, vol. 23, issue 3, pp. 1491-1499, June 2016.

2.    D.A.K. Pham, T.M.T. Pham, H. Borsi and E. Gockenbach, “A New Diagnostic Method to Support Standard FRA Assessments for Diagnostics of Transformer Winding Mechanical Failures”, IEEE Electrical Insulation Magazine, vol. 30, no. 2, pp. 34-41, March 2014.

3.    D.A.K. Pham, T.M.T. Pham, H. Borsi and E. Gockenbach, “A new method for purposes of failure diagnostics and FRA interpretation applicable to power transformers”, IEEE Transactions on Dielectrics and Electrical Insulation, vol. 20, no. 6, pp 2026-2034, December 2013.

4.    T. Q. Bui, M. N. Nguyen, C. Zhang and D.A.K. Pham, “An efficient mesh free method for analysis of two-dimensional piezoelectric structures”, Journal of Smart Materials and Structures, vol. 20, pp. 1-11, 2011.

5.    Huynh Quang Minh et al., “Power management of a variable speed wind turbine for stand-alone system using fuzzy logic,” IEEE International Conference on Fuzzy Systems, June 2011.

6.    Huynh Quang Minh et al., “Fuzzy control of variable speed wind turbine using permanent magnet synchronous machine for stand-alone system,” International conference on Sustainability in Energy and Buildings, June 2011.

7.    Huynh Quang Minh et al., “Control of permanent magnet synchronous generator wind turbine for stand-alone system using fuzzy logic,” 7th conference of the European Society for Fuzzy Logic and Technology, July 2011.

8.    Huynh Quang Minh et al., “Control of Stand-Alone Hybrid Wind/Photovoltaic System Using Fuzzy Logic,” International conference on Sciences and Techniques of Automatic control & computer engineering, December 2011.

9.    Huynh Quang Minh et al., “A new MPPT method for stand-alone wind energy conversion system,” International Symposium on Environment-Friendly Energies and Applications, June 2012.

10.  Huynh Quang Minh et al., “Fuzzy Control for Stand-Alone Wind/Photovoltaic System,” International Conference on Systems and Control, June 2012.

11.  Huynh Quang Minh et al., “Gestion Par Logique Floue D'une Installation Hybride Eolienne/Photovoltaïque Pour l'Alimentation d'Un Site Isolé,” Conférence International Francophone d'Automatique, July 2012.

12.  Huynh Quang Minh et al., “A fuzzy-logic based MPPT method for stand-alone wind turbine system,” American Journal of Engineering Research, 2014.

13.  Huynh Quang Minh et al., “Maximum power point tracking for stand-alone wind turbine system using permanent magnet synchronous,” The 10th GMSARN International Conference generator, 2015.

14.   Huynh Quang Minh et al., “A comparison of conventional and modified perturb & observe algorithm for stand-alone system using permanent magnet synchronous generator wind turbine,” The 11th SEATUC Symposium, March 2017.

15.  Huynh Quang Minh et al., “Comparative study of MPPT algorithms for wind turbine using permanent magnet synchronous generator,” Tạp chí phát triển KH&CN, 2007.

16.  Nguyen, T.T., and Nguyen, V.L., “Representation of line optimisation control in unified power flow controller model for power-flow analysis”, IET Generation, Transmission and Distribution, Vol. 1,No. 5, 714-723, 2007.

17.  T.T. Nguyen, V.L. Nguyen, A. Karimishad, “Transient stability-constrained optimal power flow for online dispatch and nodal price evaluation in power systems with flexible AC transmission system devices,” IET Generation, Transmission and Distribution, Vol. 5,No. 3, 332-346, 2011

18.  Nguyen Van Liem, Dang Tuan Khanh, Ho Thanh Phuong, Nguyen Hoang Minh Tuan, Tran Dinh Bien, Duong Thanh Nhan, “Training simulation system for substation operation,” Tạp chí Phát trien Khoa hoc & Công nghệ, số 18, trang 150-156, 2015.

19.  Vo Ngoc Dieu and WeerakornOngsakul, Enhanced augmented Lagrangian Hopfield network for unit commitment, IEE Proc. Generation, Transmission and Distribution, vol. 153, no. 6, pp. 624-632, Nov. 2006.

20.  Vo Ngoc Dieu and WeerakornOngsakul, Improved merit order and enhanced augmented Lagrange Hopfield network for unit commitment, IET Generation, Transmission & Distribution, vol. 1, no. 4, pp. 548-556, July 2007.

21.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Ramp rate constrained unit commitment by improved priority list and augmented Lagrange Hopfield network, Electric Power Systems Research, vol. 78, no. 3, pp. 291-301, Mar. 2008.

22.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Enhanced merit order and augmented Lagrange Hopfield network for hydrothermal scheduling, International Journal of Electrical Power and Energy Systems, vol. 30, no. 2, pp. 93-101, Feb. 2008.

23.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Improved merit order and augmented Lagrange Hopfield network for short term hydrothermal scheduling, Energy Conversion and Management, vol. 50, no. 12, Dec. 2009, pp. 3015-3023.

24.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Augmented Lagrange Hopfield Network for Economic Load Dispatch with Combined Heat and Power, Int. J. Electric Power Components and Systems, vol. 37, no. 12, Dec. 2009, pp. 1289 – 1304.

25.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Enhanced Augmented Lagrange Hopfield Network for Constrained Economic Dispatch with Prohibited Operating Zones, International Journal of Engineering Intelligent Systems, vol. 17, no. 4, Dec. 2009, pp. 199-208.

26.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Augmented Lagrange Hopfield Network Based Lagrangian Relaxation for Unit Commitment, Int. J. Electrical Power and Energy Systems, vol. 33, no. 3, pp. 522-530, Mar. 2011.

27.  Vo Ngoc Dieu and Peter Schegner, Real Power Dispatch on Large Scale Power Systems by Augmented Lagrange Hopfield Network. International Journal of Energy Optimization and Engineering, vol. 1, no. 1, Jan.-Mar. 2012, pp. 19-38.

28.  Dieu Ngoc Vo and Weerakorn Ongsakul, Economic Dispatch with Multiple Fuels by Enhanced Augmented Lagrange Hopfield Network, Applied Energy, vol. 91, no. 1, Mar. 2012, pp. 281-289.

29.  Vo Ngoc Dieu, Weerakorn Ongsakul, and Jirawadee Polprasert, Augmented Lagrange Hopfield Network for Economic Dispatch with Multiple Fuel Options, Mathematical and Computer Modelling, vol. 57, no. 1-2, Jan. 2013, pp. 30-39.

30.  V.N Dieu and P. Schegner, Augmented Lagrange Hopfield Network Initialized by Quadratic Programming for Economic Dispatch with Piecewise Quadratic Cost Functions and Prohibited Zones. Applied Soft Computing, vol. 13, no. 1, Jan 2013, pp. 292-301

31.  Jirawadee Polprasert, Weerakorn Ongsakul, and Vo Ngoc Dieu. A New Improved Particle Swarm Optimization for Solving Nonconvex Economic Dispatch Problems. International Journal of Energy Optimization and Engineering, vol. 2, no.1, 2013, pp. 60-77.

32.  V.N. Dieu, P. Schegner, and W. Ongsakul, “Cuckoo Search Algorithm for Nonconvex Economic Dispatch”, IET Generation, Transmission and Distribution, vol. 7, no. 6, pp. 458-464, June 2013.

33.  Le Dinh Luong, Vo Ngoc Dieu and Pandian Vasant, “Artificial Bee Colony Algorithm for Solving Optimal Power Flow Problem,” The Scientific World Journal, vol. 2013, article ID 159040, http://dx.doi.org/10.1155/2013/159040.

34.  Dieu Ngoc Vo and Weerakorn Ongsakul, “Refined augmented Lagrange Hopfield network-based Lagrange relaxation for hydrothermal scheduling,” Int. J. Energy Technology and Policy, vol. 9, nos. 3/4, 2013, pp. 258-278.

35.  Luong Dinh Le, Jirawadee Polprasert, Weerakorn Ongsakul, Dieu Ngoc Vo, and Dung Anh Le, “Stochastic Weight Trade-Off Particle Swarm optimization for Optimal Power Flow,” J. Automation and Control Engineering, vol. 2, no. 1, Mar. 2014, pp. 31-37.

36.  T.H. Khoa, P.M. Vasant, M.S. Balbir Singh and V.N. Dieu, “Solving economic dispatch problem with valve-point effects using swarm-based mean–variance mapping optimization (MVMOS),” Cogent Engineering, vol. 2, no. 1, Aug. 2015, pp. 1-18.

37.  Thang Trung Nguyen and Dieu Ngoc Vo, “Solving Short-Term Cascaded Hydrothermal Scheduling Problem Using Modified Cuckoo Search Algorithm,” International Journal of Grid and Distributed Computing, Vol. 9, No. 1, pp. 67-78, Jan. 2016.

38.  Ly Huu Pham, Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo and Cuong Dinh Tran, “Adaptive Cuckoo Search Algorithm based Method for Economic Load Dispatch with Multiple Fuel Options and Valve Point Effect,” International Journal of Hybrid Information Technology, Vol.9, No.1, pp. 41-50, Jan. 2016.

39.  Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo, Anh Viet Truong and Loc Dac Ho, “An Efficient Cuckoo-Inspired Meta-Heuristic Algorithm for Multiobjective Short-Term Hydrothermal Scheduling”, Advances in Electrical and Electronic Engineering, vol. 14, no. 1, Mar. 2016, pp. 18-28.

40.  Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo, and Bach Hoang Dinh, “Cuckoo Search Algorithm Using Different Distributions for Short - Term Hydrothermal Scheduling with Reservoir Volume Constraint,” International Journal on Electrical Engineering and Informatics, vol. 8, no. 1, Mar. 2016, pp. 76-92.

41.  Bach Hoang Dinh, Thang Trung Nguyen and Dieu Ngoc Vo, “Adaptive Cuckoo Search Algorithm for Short-Term Fixed-Head Hydrothermal Scheduling Problem with Reservoir Volume Constraints,” International Journal of Grid and Distributed Computing, Vol. 9, No. 5, pp. 191-204, May 2016.

42.  Ly Huu Pham, Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo and Bach Hoang Dinh, “Optimal Generation Coordination of Hydrothermal System,” International Journal of Hybrid Information Technology, Vol.9, No.5, pp. 13-20, May. 2016.

43.  Thang Nguyen-Trung and Dieu Vo-Ngoc, “Hopfield Lagrange network based method for economic emission dispatch problem of fixed-head hydro thermal systems,” Advances in Electrical and Electronic Engineering, vol. 14, no. 2, June 2016, pp. 113-121.

44.  Dung Anh Le and Dieu Ngoc Vo, “Cuckoo Search Algorithm for Minimization of Power Loss and Voltage Deviation,” International Journal of Energy Optimization and Engineering, vol. 5, no. 1, January-March 2016, pp. 28-40.

45.  Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo, and Bach Hoang Dinh, “A Cuckoo Bird-Inspired Meta-Heuristic Algorithm for Optimal Short-Term Hydrothermal Generation Cooperation,” Cogent Engineering, vol. 3, no. 1, December 2016.

46.  Bach Hoang Dinh, Thang Trung Nguyen and Dieu Ngoc Vo, “Adaptive Cuckoo Search Algorithm for Short-Term Fixed-Head Hydrothermal Scheduling Problem with Reservoir Volume Constraints,” International Journal of Grid and Distributed Computing, Vol. 9, No. 5, pp. 191-204, May 2016.

47.  Ly Huu Pham, Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo and Bach Hoang Dinh, “Optimal Generation Coordination of Hydrothermal System,” International Journal of Hybrid Information Technology, Vol.9, No.5, pp. 13-20, May. 2016.

48.  Thang Nguyen-Trung and Dieu Vo-Ngoc, “Hopfield Lagrange network based method for economic emission dispatch problem of fixed-head hydro thermal systems,” Advances in Electrical and Electronic Engineering, vol. 14, no. 2, June 2016, pp. 113-121. 

49.  Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo, and Bach Hoang Dinh, “A Cuckoo Bird-Inspired Meta-Heuristic Algorithm for Optimal Short-Term Hydrothermal Generation Cooperation,” Cogent Engineering, vol. 3, no. 1, December 2016.

50.  T. H. Khoa, P. M. Vasant, M. S. Balbir Singh, and V. N. Dieu, “Swarm based Mean-Variance Mapping Optimization for Convex and Non-convex Economic Dispatch Problems”, Memetic Computing, vol. 9, no. 2, June 2017, pp. 91-108.

- Các cựu sinh viên tiêu biểu 

TT

Tên SV, HVCH

Khóa

Bậc đào tạo

Vị trí hiện tại

1

Nguyễn Lê Quốc Khánh

K2015

Thạc sĩ

Chuyên viên công ty Tư vấn thiết kế xây dựng điện 2

2

Nguyễn Xích Quân

K2015

Thạc sĩ

GV trường Vĩnh Long

3

Đinh Lê Duy Nghĩa

K2014

Thạc sĩ

Chuyên viên công ty ATS

4

Lê Huỳnh Bảo Long

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Điều độ HTĐ Miền Nam

5

Nguyễn Khôi Nguyên

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Tư vấn thiết kế xây dựng điện 2

6

Huỳnh Minh Phát

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Thí nghiệm điện Miền Nam

7

Ung Quang Tiến

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty ESEC

8

Đoàn Nhật Tín

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Tư vấn thiết kế xây dựng điện 2

9

Trương Sĩ Toàn

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Điều độ HTĐ Miền Nam

10

Hà Duy Long

K98

Đại học

Project Manager at CEA, France.

11

Nguyễn NgọcTuấn

K85

Đại học

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Long an, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam

12

Dương Văn Phát

K88

Đại học

Trưởng ban Quản lý Cao ốc Văn phòng, Tổng Công ty Điện lực TPHCM

13

Nguyễn Hữu Vinh

K96

Đại học

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài gòn, Tổng Công ty Điện lực TPHCM.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 18

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ

Website: www.dte.hcmut.edu.vn (thông tin thêm trên web của Khoa)

Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô đào tạo kỹ sư có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn.

Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, cụ thể: có khả năng nghiên cứu lý thuyết, tính toán và thiết kế về động cơ đốt trong, ô tô, các kiến thức về công nghệ ô tô, khai thác, bảo dưỡng, kiểm định, sửa chữa và tổ chức vận tải ô tô, cũng như các kiến thức về kinh tế, quản trị doanh nghiệp để có đủ khả năng tham gia công tác đáp ứng yêu cầu thực tế.

Có đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để có thể làm việc trong môi trường hiện đại đa ngành và đa văn hóa.

Có các kiến thức khoa học xã hội, kinh tế, chính trị và con người để có thể hội nhập làm việc, cống hiến cho sự phát triển bền vững cộng đồng và xã hội.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Đáp ứng yêu cầu công tác tại tất cả các đơn vị liên quan đến lĩnh vực ôtô và giao thông vận tải đường bộ:

  • Các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, Cơ sở;
  • Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện;
  • Các Trường Đại học, Cao Đẳng, Dạy Nghề.
  • Các Công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ôtô tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: SAMCO, THACO, TOYOTA, MERCEDES; Sở Giao Thông, Cục, Trạm Đăng kiểm,…

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, tính toán và thiết kế mô phỏng, giúp sinh viên có đủ năng lực và kỹ năng khai thác và ứng dụng các thiết bị thí nghiệm và phần mềm tiên tiến thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Đây là đặc điểm quan trọng giúp kỹ sư thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ôtô được đào tạo tại Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM có nhiều thuận lợi để có thể học tập, nghiên cứu Sau Đại học trong và ngoài nước.

- Các điểm đặc biệt

Với đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề, có kiến thức chuyên môn hàng đầu, được đào tạo bài bản ở nhiều nước phát triển trên thế giới, các phương pháp giảng dạy tiên tiến được sử dụng, trong đó phương pháp học tập chủ động và phương pháp đặt vấn đề được xem trọng và xem như giữa vai trò chủ đạo trong quá trình dạy và học. Với sinh viên giữ vai trò trung tâm, giảng viên đặt vấn đề cùng trao đổi, gợi ý giải quyết vấn đề thông qua các buổi thuyết trình báo cáo bài tập lớn, các chuyên đề được giao trong quá trình học.

Sự tiếp thu hiểu biết của sinh viên trong suốt quá trình học một cách hợp lý, thông qua nhiều hạng mục đa dạng: bài tập nhóm, bài tập cá nhân, bài tập thực hành tại lớp, báo cáo chuyên đề, tiểu luận môn học, kiểm tra giữa và thi cuối kỳ.

Ngoài ra, sinh viên còn được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học Khoa, các hoạt động thực hành thực tế tại xưởng thực tập Bộ môn Ô tô, cũng như các Đơn vị liên quan trong lĩnh vực Ô tô.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
 CTĐT-2014 (142TC) ; CTĐT-2019 (131TC)

Đây là Cấu trúc chương trình đào tạo, quý Thầy Cô xem trên web www.aao.hcmut.edu.vn/tuyensinh >> ĐH, CĐ chính quy >> Ngành tuyển sinh >> chọn ngành tương ứng

Nếu có cập nhật phần này, xin vui lòng gửi file riêng (file Cấu trúc chương trình đào tạo)

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc Gia Tp.HCM cấp bằng Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật ô tô cho các sinh viên hoàn tất toàn bộ chương trình học. Sinh viên tham gia chương trình Công nghệ Kỹ thuật ô tô sẽ được trang bị đầy đủ các khối kiến thức từ cơ bản, cơ sở đến khối kiến thức chuyên ngành một cách có hệ thống; Các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp, trong trong giao tiếp cũng được lồng ghép trang bị cho sinh viên thông qua các phương pháp giảng dạy khoa học và hiện đại.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật từ năm 2014 đã được xây dựng áp dụng phương thức đào tạo theo mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), qua đó giúp người học đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô cũng đã và đang tiến hành hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chương trình theo chuẩn AUN-QA vào năm 2018.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết (2019), Xem từ khóa 2014 trở về trước

Chương trình đào tạo được xây dựng theo các mục tiêu và kết quả đào tạo cần thiết phải đạt được tương ứng với tầm nhìn và sứ mệnh của Đại học Bách Khoa. Theo định hướng trên, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn CDIO. Sinh viên khi hoàn thành chương trình học có các kiến thức – kỹ  năng – thái độ. Trong đó, bao gồm các khối kiến thức và kỹ năng từ toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và xã hội; Các kỹ năng mềm trong tác nghiệp, giao tiếp, khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề có hệ thống.

 Đặc biệt với ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng sử dụng: các phương pháp, kỹ năng, và công cụ cần thiết cho thực hành thiết kế tính toán ô tô máy động lực; Cơ sở kỹ thuật và lý thuyết khoa ứng dụng trong việc thiết kế và tính toán các hệ thống hoặc toàn bộ một máy động lực hoặc toàn bộ một chiếc ô tô; Các phương pháp thiết kế mới, hiện đại trong thực tế. 

5. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU & ĐÀO TẠO

Phòng thí nghiệm/Xưởng Ô tô

  • Băng thử động cơ công suất lớn (D50)
  • Băng thử bơm cao áp và áp suất phun
  • Mô đun giảng dạy các hệ thống trên ô tô (Phanh, treo, lái, truyền lực)
  • Mô đun giảng dạy các hệ thống trên động cơ đốt trong
  • Mô đun giảng dạy chuẩn đoán các hệ thống hiện đại (kể cả điện, điều khiển) trên ô tô và động cơ.

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

PTN Trọng điểm ĐHQG-HCM Động cơ đốt trong

  • Băng thử xe gắn máy
  • Băng thử động cơ nghiên cứu
  • Băng thử động cơ công suất nhỏ
  • Băng thử phanh ô tô
  • Phần mềm mô hình hóa và mô phỏng động cơ và ô tô (AVL BOOST, AVL FIRE, AVL HYDSIM, AVL CRUISE)
  • Thiết bị đo chỉ thị và chuẩn đoán đặc tính sự cháy và khí thải động cơ, ô tô, xe gắn máy…

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu


Page 19

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

NGÀNH KỸ THUẬT TÀU THỦY

Website: www.dte.hcmut.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Tàu thủy

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Kỹ thuật Tàu Thủy có được sự giáo dục khoa học và nghề nghiệp (kỹ thuật và công nghệ), cho phép họ có thể thành công vởi công việc của người kỹ sư nói chung và nhất là trong ngành Kỹ thuật (lãnh vực) Tàu Thủy.

  • Mục tiêu 1: có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn.

  • Mục tiêu 2:  có kiến thức kỹ thuật cơ sở trong lĩnh vực Tàu Thủy, cụ thể: có khả năng nghiên cứu lý thuyết, tính toán và thiết kế về thiết kế tàu và hệ thống động lực tàu để có đủ khả năng tham gia công tác đáp ứng yêu cầu thực tế.

  • Mục tiêu 3: có đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để có thể làm việc trong môi trường hiện đại đa ngành và đa văn hóa.

  • Mục tiêu 4: có các kiến thức khoa học xã hội, kinh tế, chính trị và con người để có thể hội nhập làm việc, cống hiến cho sự phát triển bền vững công đồng và xã hôi.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp: các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy; các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ liên quan đến tàu thủy… với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện; các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có chuyên ngành đào tạo liên quan đến tàu thủy.

Tốt nghiệp từ một trường đại học kỹ thuật hàng đầu trong khu vực, được trang bị đầy đủ về khoa học cơ bản và công nghệ tiên tiến, các kỹ sư Kỹ thuật Tàu thuỷ của trường Đại học Bách khoa luôn được ưu tiên tuyển dụng vào các doanh nghiệp của ngành công nghiệp tàu thuỷ và khai thác dầu khí, các công ty tư vấn - thiết kế chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, dầu khí, năng lượng liên quan đến hệ thống kỹ thuật đường ống, đặc biệt là các công ty của nước ngoài đóng ở TP HCM, Vũng tàu và Bình Dương

Ngoài ra, kỹ sư tốt nghiệp chương trình Kỹ thuật Tàu Thủy có khả năng tiếp tục học tập nghiên cứu nâng cao bậc Cao học và Tiến sĩ trong và ngoài nước. 

- Các điểm đặc biệt

Năm 2015, chương trình đại học ngành Kỹ thuật Tàu Thủy được xây dựng dựa trên các tiêu chí CDIO dành cho sinh viên khối ngành kỹ thuật. 

Ngoài ra, sinh viên còn được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài khoa học Khoa, các hoạt động thực hành thực tế tại phòng thí nghiệm kỹ thuật tàu thủy.

MỘT SỐ SẢN PHẨM NGÀNH KỸ THUẬT TÀU THỦY 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

PHÒNG THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT TÀU THỦY

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

STT

Tên đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Mã số Đề tài

1   

NC TK chế tạo tàu đệm khí cỡ nhỏ

TS. Lê Đình Tuân

B2010-20-01TĐ

2   

Thiết kế và chế tạo hệ thống thực nghiệm cân bằng động chân vịt tàu thủy

TS. Lê Đình Tuân

T-KTGT-2014-91

Đo đạc phân tích rung động cho tàu hàng và lập quy trình đo rung động tàu

TS. Lê Đình Tuân

T-KTGT-2013-27

4    

Thiết kế tàu đệm khí 3 chổ ngồi phục vụ tuần tra khảo sát

TS. Lê Tất Hiển

T-KTGT-2013-76

5   

Nghiên cứu thiết kế hợp lý chân vịt phục vụ cho phương tiện thủy công suất nhỏ dưới 400 mã lực

TS. Lê Tất Hiển

B2015-20-01

6   

NC xây dựng hệ thống hỗ trợ mô phỏng số trong đóng tàu

ThS. Võ Trọng Cang

B2012-20-15

7    

Xây dựng phần mềm tối ưu hoá chu kỳ SC thiết bị vận tải trên cơ sở độ tin cậy

ThS. Võ Trọng Cang

C2014-20-04 (cấp ĐHQG)

Xây dựng hệ thống bảo dưỡng dự phòng với phân tích cây hư hỏng áp dụng cho hệ thống truyền động trên tàu

ThS. Võ Trọng Cang

T-KTGT-2015-41

- Các công trình NCKH, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

TT

Tên bài báo

Tạp chí, Hội nghị

Tên tác giả

Tháng,Năm

Bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc ISI

1

Isogeometric analysis of laminated composite plates based on a four-variable refined plate theory

Engineering analysis with boundary elements. 47. p.68-81

Loc Tran Vinh, Thai Hoang Chien, Le Tat Hien, Gan BS, Lee Jaehong and Nguyen-Xuan Hung

11/2014

2

Data processing assessment of the comfort of passengers on board for small passenger boat

AETA 2015: Recent advances in Electrical Engineering and Related Sciences

Nguyen Anh Tuan, Tat-Hien Le

1/2016

Bài báo đăng trên tạp chí quốc tế KHÔNG thuộc ISI

1

3DSimulation-based Support Systems in PLM Solution for Offshore and Marine Industry―Which Way is for Vietnam’s Shipbuilder ?

Marine  Engineering Frontier (MEF),  Vol.1, Iss.4, (pp 82-89)

Vo Trong Cang,

Vu Ngoc Bich, Nguyen Anh Tuan

Nov. 2013

2

Feasibility Study on River Bus Systems in Ho Chi Minh city

Int.J. Engineering Research and Applications(IJERA) Vol.3,Iss 6, (pp.2128-2131)

Vo Trong Cang, Nguyen Anh Tuan, Võ Minh Phúc

Nov-Dec. 2013

3

Study of the Effects of Roll Motion on Transverse Stability of a Small Boat

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 24-28

Nguyen Anh Tuan,

Tat-Hien Le.

4/2015

4

An Assessment of MSC Solutions for Ship Structural Design and Analysis

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 47-53

Hung-Chien Do,

Vo Trong Cang.

4/2015

5

Methods for Improving the Transient Operation of the Diesel Engine of Transportation Vehicles

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 63-68

Phan Van Quan,

Nguyen Van Nguyen,

Tran Anh Tuan,

Vo Trong Cang.

4/2015

6

Optimizing Repair Interval of Vehicle Based on Reliability

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 69-75

Vo Trong Cang.

4/2015

7

Transportation Engineering Technology – A Review.

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 76-79

Vo Trong Cang

4/2015

Bài báo đăng trên kỷ yếu hội nghị quốc tế

1

A hybrid GA-SQP approach for canting keel optimization in transverse stability of small boat design

AETA 2013: Lecture notes in Electrical Engineering

Lê Tất Hiển

2014

2

Factors affecting the customer’s choice of river bus: a case study

Proc. of the 2013 Int. Conf. on Industrial Syst. Eng. &Logistics, pp 169-171

Le ngoc Quynh Lam,

Do Ngoc Hien,

Vo Trong Cang

10/2013

3

High Velocity Impact Loading On Thin-Walled Column, 

Proceedings The 7th AUN/SEED-Net Regional Conf. in Mechanical and Manufacturing Engineering 2014 (RCMME 2014), Hanoi, October 9-10, 2014. p. 422-427.,  

Hai Tran,  Leonardo  Guna-wan, Sigit P. Santosa, Annisa Jusuf, Ichsan Setya Putra

10/2014

4

Determining the mean timeto repair considering unexpected damages

Bài gởi đăng Hội nghị quôc tế CMSAM 2016. Bangkok, Thai Lan (accepted)

Vo Trong Cang

2016

Bài báo đăng trên tạp chí trong nước (trong danh mục tính điểm của các hội đồng học hàm)

1

Về định hướng thiết kế một số mẫu tàu buýt sông ở thành phố Hồ Chí Minh

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 111-115)

Võ Trọng Cang, Lê Tất Hiển, Đoàn Minh Thiện

09/2013

2

Sử dụng năng lượng mặt trời cho phương tiện thuỷ nội địa

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 116-119)

Lê Tất Hiển, Ngô Khánh Hiếu, Trần Hải, Nguyễn Thạch

09/2013

3

Canting keel optimization in transverse stability of small boat using GA

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 120-123)

Tat-Hien Le, Jong-Ho Nam

09/2013

4

Phân tích các yếu tố tác động đến sự chọn lựa của người sử dụng đối với dự án tàu buýt sông ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 129-132)

Võ Trọng Cang, Lê Ngọc Quỳnh Lam, Đỗ Ngọc Hiền

09/2013

5

Nguyên cứu ổn định tai nạn tàu biển

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 133-137)

Trần văn Tạo,

Minh Đức, Nguyễn Thái Hào

09/2013

6

Về mô hình tính toán đệm khí cho tàu đệm khí váy mềm

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 138-143)

Lê Đình Tuân

09/2013

7

Các giải pháp giảm phát thải cho động cơ tàu thủy

Tạp chí PT KH&CN, số K7-2014, tr 5-13

Nguyễn Thạch

4/2015

8

Tối ưu hoá thời hạn sửa chữa phương tiện vận tải trên cơ sở độ tin cậy tham số

Tạp chí PT KH&CN, số K7-2014, tr 35-44

Võ Trọng Cang

4/2015

9

Xác định cấu trúc tối ưu của chu kỳ sửa chữa của thiết bị vận tải có tính đến chi phí và mức tin cậy cho trước

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM), 15, 83-87, 2015 (ISSN 1859-4263)

Võ Trọng Cang, Đỗ Đức Tuấn

2015

10

Xây dựng chương trình tính toán cấu trúc tối ưu của chu trình sửa chữa các chi tiết và bộ phận đầu máy toa xe có xét tới chi phí sửa chữa và thời hạn làm việc gamma phần trăm

Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Số đặc biệt – 11/2015, 134-139, 2015 (ISSN 1859-2724)

Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Đức Toàn, Võ Trọng Cang

2015

11

Xây dựng chương trình thiết lập mối quan hệ giữ thông số dòng hỏng với thời gian làm việc của chi tiết có hư hỏng đột xuất và xác định chu kỳ sửa chữa tối ưu có xét tới chi phí sửa chữa

Tạp chí Phát triển KH&CN, ĐHQG TpHCM, T18, K7-2015, 117-125, 2016 (ISSN 1859-0128)

Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Đức Tòan, Võ Trọng Cang

12

Kiểm soát dao động thân tàu khi thử tàu theo tiêu chí đáp ứng dao động

PT KH&CN, K8/2015

Lê Đình Tuân

2015

13

Thiết kế tàu đệm khí cho công tác tìm kiếm cứu nạn

PT KH&CN, K7/2015

Lê Đình Tuân

2015

14

An application of combined algorithm of genetic algorithm and sequential quadratic programming to measure intact stability of ship

Giao Thông Vận Tải

Võ Hoàng Duy,

Lê Tất Hiển,

Nguyễn Duy Anh,

Jong Ho Nam

8/2015

15

Nghiên cứu chỉ số gây say sóng MSI trong chuyển động tàu

PT KH&CN, K7/2015

Nguyen Anh Tuan, Tat-Hien Le

12/2015

16

Đặc trưng hình học và đặc tính thủy động lực chân vịt phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ

PT KH&CN, K7/2015

Ngô Khánh Hiếu,

Lê Tất Hiển

12/2015

17

Áp dụng QFD trong thiết kế bảng điều khiển xe

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT, số 19)

Nguyển Vương Chí

15/5/2016

Bài báo đăng trên kỷ yếu hội nghị trong nước 

Ứng dụng System Dynamics vào giảng dạy Quản trị dự án ngành đóng tàu”

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM, 30/ (ISBN 978-604-73-3384-4)

Võ Anh Dũng, Võ Trọng Cang

30/10/2015

Phương pháp các hệ số ảnh hưởng trong cân bằng động  chi tiết quay.

Tuyển tập công trình HNKH toàn quốc cơ học vật rắn và biến dạng lần thứ XII, Đà Nẵng 6-7/8/2015

Lê Đình Tuân

2015

“Xây dựng chương trình thiết lập mối quan hệ giữa thông số dòng hỏng với thời gian làm việc của chi tiết có hư hỏng đột xuất và xác định chu kỳ sửa chữa tối ưu có xét tới chi phí sửa chữa”.

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM, (ISBN 978-604-73-3384-4)

Võ Trọng Cang, Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Đức Toàn

30/10/2015

Thí nghiệm cơ học kinh nghiệm xây dựng bài thí nghiệm và tổ chức giảng dạy

Tuyển tập công trình HNKH toàn quốc cơ học vật rắn và biến dạng lần thứ XII, Đà Nẵng 6-7/8/2015

Lê Đình Tuân

2015

Đo đạc và phân tích dao động vỏ tàu thủy

Tuyển tập công trình HNKH toàn quốc cơ học vật rắn và biến dạng lần thứ XII, Đà Nẵng 6-7/8/2015

Lê Đình Tuân

2015

Kiểm soát dao động than tàu khi thử tàu theo tiêu chí đáp ứng dao động

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM,

Lê Đình Tuân

T10/2015

Thiết kế tàu đệm khí cho công tác tìm kiếm cứu nạn

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Lê Đình Tuân

T10/2015

Tàu định vị động học (dynamic potioning)

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Nguyễn Văn Vị Quốc, Lê Tất Hiển

10/2015

Nghiên cứu chế tạo thiết bị đẩy định bước cho phương tiện thủy cỡ nhỏ

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Trần Văn Tạo,

Lê Tất Hiển

10/2015

Thiết kế hệ thống nước dằn trên tàu dịch vụ hỗ trợ dàn khoan.

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Nguyễn Vương Chí

Hoàng Trọng Nhân

10/2015

Nghiên cứu thiết bị lặn điều khiển dây ROV

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Trần Văn Tạo

Nguyễn Việt Quốc

10/2015

- Các cựu sinh viên tiêu biểu:

STT

HỌ VÀ TÊN

KHOA HỌC

THÀNH TÍCH

TRẦN VŨ QUỲNH

K.07

HUY CHƯƠNG VÀNG

THƯƠNG CÔNG LẬP

K.12

HUY CHƯƠNG VÀNG

- Các liên kết đến video giới thiệu:

Chính thức:

http://www.dte.hcmut.edu.vn/dte/index.php?tin=13 (thông tin bộ môn)

Kênh Youtube:

https://www.youtube.com/watch?v=0z4EXURLWYw (sản phẩm tàu đệm khí)

https://www.youtube.com/watch?v=3mlkgKehw1M&t=39s (sản phẩm tàu khách sử dụng động cơ điện)

https://www.youtube.com/watch?v=0A-xwapywZE&t=6s (sản phẩm tàu lướt airboat)

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Xem chi tiết, Xem từ khóa 2014 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.


Page 20

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Từ năm 1992, Đại học bách khoa đã phát triển các chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học uy tín trên thế giới ở Nhật, Úc, Hà Lan, Đức và Thụy Sĩ. Năm 2006, Văn phòng đào tạo quốc tế của trường được thành lập để chuyên nghiệp hóa các hoạt động đa tạo quốc tế của trường. Hiện nay văn phòng có nhiều chương trình liên kết đào tạo bậc đại học và sau đại học ở các chuyên ngành như: công nghệ thông tin, xây dựng, dầu khí, điện-điện tử. Đặc biệt từ năm 2009, VP tuyển sinh cử nhân quản trị kinh doanh (liên kết với đại học Illiois của Mỹ và tổ chức FTMS).

Theo đuổi truyền thống hơn 50 năm của Đại học bách khoa, chất lượng giảng dạy – học tập là tiêu chí hàng đầu được nhà trường đầu tư và cam kết. Chất lượng đào tạo của trường còn được minh chứng qua việc các trường đại học danh tiếng quốc tế chấp thuận cho các sinh viên do trường đào tạo qua học và cấp bằng quốc tế. Với đặc điểm là một trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam, nhà trường được trang bị và đầu tư rất nhiều trang thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm hiện đại cấp quốc gia và khu vực đảm bảo cho quá trình đào tạo chất lượng cao tất cả các chương trình liên kết quốc tế của trường.

Không chỉ chú trọng đến quá trình dạy và học, sinh viên của đại học bách khoa còn được chú trọng phát triển con người một cách toàn diện thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt cộng đồng (mùa hè xanh, chương trình từ thiện…), các hoạt động – câu lạc bộ chuyên môn , nghề nghiệp. Tất cả các hoạt động này cùng với chất lượng đào tạo giúp các em tự tin trở thành những người lao động tri thức, chuyên nghiệp, năng động và toàn diện; những người có khả năng và bản lĩnh làm việc trong các môi trường thách thức và sáng tạo nhất.

Bách khoa tự hào mang đến môi trường học tập quốc tế chất lượng cao cho người Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC SAU ĐẠI HỌC

Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh  - Chuyên ngành Tư vấn Quản lý Quốc tế (EMBA-MCI) là một trong những chương trình Quản trị Kinh doanh tiên phong trên thế giới đào tạo lĩnh vực Tư vấn quản lý. Tại Việt Nam EMBA-MCI nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa trường Đại học Khoa học Ứng dụng Tây bắc Thụy Sỹ - một trường đại học danh tiếng tại Thụy Sỹ và trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trường danh giá và nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Chương trình EMBA-MCI đã trở thành chương trình đầu tiên trong rất ít các chương trình đào tạo Sau Đại học tại Việt Nam được công nhận chính thức bởi tổ chức FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation). Chứng nhận này chỉ được trao cho các chương trình MBA đáp ứng được tất cả các điều kiện bắt buộc về chất lượng.  Chương trình học EMBA-MCI là cơ hội để các học viên có những trải nghiệm quốc tế và hoàn thiện lý lịch cá nhân.


Page 21

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

Từ năm 1992, Đại học bách khoa đã phát triển các chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học uy tín trên thế giới ở Nhật, Úc, Hà Lan, Đức và Thụy Sĩ. Năm 2006, Văn phòng đào tạo quốc tế của trường được thành lập để chuyên nghiệp hóa các hoạt động đa tạo quốc tế của trường. Hiện nay văn phòng có nhiều chương trình liên kết đào tạo bậc đại học và sau đại học ở các chuyên ngành như: công nghệ thông tin, xây dựng, dầu khí, điện-điện tử. Đặc biệt từ năm 2009, VP tuyển sinh cử nhân quản trị kinh doanh (liên kết với đại học Illiois của Mỹ và tổ chức FTMS).

Theo đuổi truyền thống hơn 50 năm của Đại học bách khoa, chất lượng giảng dạy – học tập là tiêu chí hàng đầu được nhà trường đầu tư và cam kết. Chất lượng đào tạo của trường còn được minh chứng qua việc các trường đại học danh tiếng quốc tế chấp thuận cho các sinh viên do trường đào tạo qua học và cấp bằng quốc tế. Với đặc điểm là một trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam, nhà trường được trang bị và đầu tư rất nhiều trang thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm hiện đại cấp quốc gia và khu vực đảm bảo cho quá trình đào tạo chất lượng cao tất cả các chương trình liên kết quốc tế của trường.

Không chỉ chú trọng đến quá trình dạy và học, sinh viên của đại học bách khoa còn được chú trọng phát triển con người một cách toàn diện thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt cộng đồng (mùa hè xanh, chương trình từ thiện…), các hoạt động – câu lạc bộ chuyên môn , nghề nghiệp. Tất cả các hoạt động này cùng với chất lượng đào tạo giúp các em tự tin trở thành những người lao động tri thức, chuyên nghiệp, năng động và toàn diện; những người có khả năng và bản lĩnh làm việc trong các môi trường thách thức và sáng tạo nhất.

Bách khoa tự hào mang đến môi trường học tập quốc tế chất lượng cao cho người Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC SAU ĐẠI HỌC

Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh  - Chuyên ngành Tư vấn Quản lý Quốc tế (EMBA-MCI) là một trong những chương trình Quản trị Kinh doanh tiên phong trên thế giới đào tạo lĩnh vực Tư vấn quản lý. Tại Việt Nam EMBA-MCI nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa trường Đại học Khoa học Ứng dụng Tây bắc Thụy Sỹ - một trường đại học danh tiếng tại Thụy Sỹ và trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trường danh giá và nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Chương trình EMBA-MCI đã trở thành chương trình đầu tiên trong rất ít các chương trình đào tạo Sau Đại học tại Việt Nam được công nhận chính thức bởi tổ chức FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation). Chứng nhận này chỉ được trao cho các chương trình MBA đáp ứng được tất cả các điều kiện bắt buộc về chất lượng.  Chương trình học EMBA-MCI là cơ hội để các học viên có những trải nghiệm quốc tế và hoàn thiện lý lịch cá nhân.


Page 22


Page 23

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

I. TỔNG QUAN

Khoa Cơ khí là một trong các khoa lớn và lâu đời nhất thuộc Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Phú Thọ được thành lập vào năm 1957 và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM. Khoa cơ khí là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao ở khu vực phía Nam. Cán bộ và sinh viên Khoa Cơ khí luôn phát huy vai trò đi đầu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và xã hội. Khoa Cơ khí cung cấp các chương trình đào tạo hiện đại và thực tế nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những chuyên gia đầu ngành trong tương lai. Hơn nữa, Khoa còn thực hiện nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, góp phần hiệu quả vào việc phát triển công nghệ. Các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Khoa tập trung vào các lĩnh vực như: thiết bị và máy móc công nghiệp, thiết bị chế biến thực phẩm, dệt may, nhựa, nhiệt lạnh, cơ điện tử, tự động hóa,…

Khoa đào tạo và cấp bằng kỹ sư thuộc 05 ngành: Kỹ thuật cơ khí (gồm 02 chuyên ngành: Kỹ thuật chế tạo và Máy xây dựng & nâng chuyển); Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật Nhiệt (chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh); Kỹ thuật Dệt may; Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp. Đào tạo và cấp bằng Thạc sĩ thuộc 05 ngành: Công nghệ Chế tạo máy; Kỹ thuật tạo phôi; Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển; Công nghệ Nhiệt lạnh; Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp. Đào tạo và cấp bằng Tiến sĩ thuộc 06 ngành: Công nghệ Chế tạo máy; Kỹ thuật máy công cụ; Công nghệ tạo hình vật liệu; Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục; Công nghệ và thiết bị lạnh; Công nghệ và thiết bị nhiệt.  

Tổng số cán bộ giảng dạy trong Khoa là 130 bao gồm giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Ngoài ra, Khoa còn tiếp nhận chuyên gia trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu ngắn hạn và nghiên cứu sinh tham gia các dự án và chương trình nghiên cứu từ ngân sách nhà nước và công nghiệp.

Nhằm phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa đã trang bị các phòng thí nghiệm cấp Khoa bao gồm: Phòng thí nghiệm Đo lường, Phòng thí nghiệm CAD/CAM, Xưởng Cơ khí, Phòng Máy tính, Thư viện,… và các phòng thí nghiệm cấp bộ môn gồm: Thiết kế máy, Chế tạo máy, Cơ điện tử, Dệt may, Thiết bị và Máy xây dựng    

Từ năm 2009 Khoa Cơ Khí triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO cho ngành Kỹ thuật Cơ khí và từ năm 2013 áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO cho tất cả các ngành còn lại của khoa.

Các lĩnh vực nghiên cứu tập trung:

  • Tự động hóa và Cơ điện tử.
  • Thiết kế và phát triển sản phẩm.
  • CAD/CAM/CIM.
  • Robot.
  • Công nghệ và Máy công nghiệp.

Thông tin phân ngành Khoa Cơ Khí

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA 


Page 24

Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu
Cơ hội việc làm ngành công nghệ vật liệu

  • Bộ môn Công nghệ sinh học
  • Bộ môn Công nghệ thực phẩm
  • Bộ môn Công nghệ Hoá vô cơ
  • Bộ môn Công nghệ Hoá hữu cơ
  • Bộ môn Công nghệ chế biến dầu khí
  • Bộ môn Công nghệ Hoá lý
  • Bộ môn Máy – Thiết bị

Được thành lập vào năm 1962, Khoa Kỹ thuật hoá học là đơn vị duy nhất ở phía Nam đào tạo Kỹ sư, Thạc sỹ và Tiến sỹ các chuyên ngành Công nghệ hoá học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học. Nhiệm vụ của khoa là cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ hoá học, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hơn 90 cán bộ chuyên môn đầy nhiệt huyết của khoa luôn cố gắng hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo. Với dội ngũ cán bộ nghiên cứu nhiều kinh nghiệm và các nhà khoa học trẻ năng động cùng với hệ thống 9 phòng thí nghiệm hiện đại và 1 trung tâm nghiên cứu, rất nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành và ứng dụng thành công tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, khoa Hoá không ngừng nâng cao năng lực tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp cận chương trình đào tạo chuyên nghiệp, cơ hội thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, tích luỹ kinh nghiệm thực tế thông qua các chuyến thực tập. Sinh viên khoa Kỹ thuật Hoá học có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài nhờ vào các mối quan hệ hợp tác mật thiết với nhiều doanh nghiệp và trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm

  • Công nghệ Gen, Tế bào,  Enzim, và Công nghệ vi sinh học
  • Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào chế biến thực phẩm
  • Công nghệ sản xuất phân bón, Công nghệ các chất nhuộm vô cơ.
  • Năng lượng mới và năng lượng tái tạo, Nhiên liệu sinh học, Nhiên liệu Ethanol, Diesel sinh học…
  • Mô hình hoá, mô phỏng, tối ưu hoá các quá trình hoá học, thực phẩm, dược, môi trường.
  • Xử lý các chất cặn, độc tố trong nguồn nước.
  • Phân tử nano và Vật liệu nano.
  • Xúc tác hỗ trợ các quá trình chuyển hoá hữu cơ.