Cô hư sát là gì

  • Home
  • Tư Vấn
  • Luận Tuổi
  • Chọn ngày đám cưới cần chú ý
  • Home
  • Tư Vấn
  • Luận Tuổi
  • Chọn ngày đám cưới cần chú ý

Thứ bảy 23/02/2013

Cô hư sát là gì

Theo thống kê, cứ hai đám cưới thì sẽ có một kết thúc bằng cách đưa nhau ra tòa ly dị. Còn một đám cưới kia thì sao? Cái gì đã làm cho nó bền vững? Phong thủy sẽ hỗ trợ cuộc sống HẠNH PHÚC của bạn nếu bạn tuân theo các quy tắc Phong thủy.


Có nhiều cuộc hôn nhân mỹ mãn hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Có cuộc hôn nhân thì nửa đường đứt gánh. Có cuộc hôn nhân lúc đầu thì men ái nồng đượm mà sau nhạt như nước ốc ao bèo. Để tìm được một người bạn đời như ý đã khó, và để giữ cho cuộc sống hôn nhân được hạnh phúc đến đầu bạc răng long lại càng khó hơn… Trong khuôn khổ bài viết này, tôi đề cập đến vấn đề Phong thủy trong lễ cưới để có được hôn nhân HẠNH PHÚC mỹ mãn. Bài viết có 4 phần như sau:

Phần 1: Bàn qua về Chọn ngày cưới và Phong tục và nghi Lễ cưới theo truyền thống:


Phần 2: Chọn ngày cưới tốt trong năm 2013
Phần 3: Phong thủy trong ngày cưới và Phong thủy Phòng tân hôn
Phần 4: Quà tặng và các vật phẩm Phong thủy cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc:

Fengshuiexpress.net sẽ lần lượt đăng tải từng phần để các bạn tiện theo dõi

Phần 1: Bàn qua về Chọn ngày cưới và Phong tục và nghi Lễ cưới theo truyền thống:


a.    Chọn ngày cưới:

Thông thường lấy can chi lịch pháp làm cơ sở, kết hợp thêm với Bát quái, Cửu tinh, Ngũ hành,... để tính toán, từ đó chọn ra ngày thích hợp, tìm lành tránh dữ.


1. Ngày Hoàng đạo: Thông thường là chọn ngày nhưng không có nghĩa là không quan tâm đến cát hung của tháng hay năm, mà cần phải có lựa chọn tổng hợp. Ngày Hoàng đạo chính là ngày có 6 vị thần là Thanh long, Thiên đức, Ngọc đường, Tư mệnh, Minh đường, Kim quý.

2. Để chọn đúng ngày: Chọn ngày là văn hoá truyền thống của chúng ta (nguồn gốc tất nhiên từ Trung Quốc), nhưng cho đến nay có rất nhiều phương pháp, các loại sách xuất bản thì càng nhiều. Nhất là hiện nay đang phổ biến loại "Hoàng lịch", "Lịch vạn sự". Nhiều người cho rằng, làm việc gì chỉ cần xem mấy cuốn sách này là được; hoặc cho rằng ngày nào là Hoàng đạo thì làm gì cũng được. Như vậy là hoàn toàn sai, như "Hoàng lịch" chú là có thể "động thổ" mà việc thực hiện là sửa nhà thì hoàn toàn sai! Thứ nhất, nội dung trong sách có hạn, thiếu sót nhiều nội dung, vì thế mà chỉ thích hợp với một số việc chứ không phải việc nào cũng làm được; Thứ hai, việc cần làm lại không chọn đúng ngày tốt (như ví dụ trên);

Thứ ba, chọn ngày là theo từng việc, chọn ngày là để làm việc gì cho ai.

Nếu chỉ chú là "xuất giá", mà người cầm tinh khác nhau tất nhiên là phải khác nhau, làm sao lạm dụng được. Vì vậy, những chuyện nhỏ không quan trọng có thể tra sách lịch; chuyện lớn đời người thì cần tìm người giỏi xem ngày, tránh những chuyện không đáng có xảy ra!

3. Cách chọn ngày: Dựa vào những ngày thích hợp, rồi cân nhắc đến ngày tháng năm sinh để chọn ngàythích hợp.

Ngày thích hợp: Thiên đức, Nguyệt đức, Nguyệt ân, Tam hợp, Thiên hỷ, Lục hợp,...

Ngày kỵ: Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt kỵ, Thiên hình, Ly sàng, Cô quả,...

Cấm kỵ trong ngày cưới còn có rất nhiều, thể hiện thái độ thận trọng của mọi người với chuyện lớn đời người. Xét về năm kết hôn, không nên tổ chức lễ cưới vào năm không có lập xuân (Ví dụ: năm 2004 có hai lập xuân, còn gọi là "song xuân", rất tốt cho kết hôn).

Ngoài ra còn kỵ phụ nữ goá hoặc người tứ nhãn (bốn mắt, chỉ phụ nữ mang thai) vào phòng tân hôn; kỵ cho người khác ngồi trên giường tân hôn.

Đối tượng cấm kỵ rất nhiều, cấm kỵ là một hiện tượng văn hoá dân gian đáng để nghiên cứu, cấm kỵ có tác dụng điều tiết và kiểm soát nhất định với hành vi con người, và cũng thể hiện rõ kinh nghiệm sống. Vì thế chọn ngày phải dựa trên cơ sở lịch pháp, đồng thời tính đến cấm kỵ của từng vùng nhất định.

Trong cuộc hôn nhân , trước chọn ngày làm đám hỏi rồi mới chọn ngày cưới gả và chọn ngày đưa rước dâu rễ. Thường thường ngày nay người ta làm chung trong 1 ngày : vừa cưới gã vừa đưa rước dâu rễ. các vụ này đều nên chọn trong 11 ngày tốt sau đây :" Bính Dần , Đinh Mẹo , Bính Tý , Mậu Dần , Kỷ Mẹo , Bính Tuất , Mậu Tý , Canh Dần , Nhâm Dần , Quý Mẹo , Ất Tị ".

Nên gặp các sao : Huỳnh Đạo , Sinh Khí , Tục Thế , Âm Dương Hạp , Nhân dân Hợp , và nhất là gặp ngày Bất Tương. Nên gặp Trực : Thành.

Cưới gã , nếu chọn được 1 ngày tốt mà ngày này lại trúng nhằm ngày Bất Tương nữa thì thật là may mắn. Như không chọn được ngày tốt trong vụ 22 thì có thể chọn ngày tốt Bất Tương cũng rất tốt vậy. Ngày Bất Tương chiếu theo Tiết Khí như sau :

Lập Xuân và Vũ Thủy : ngày Bính Dần , Đinh Mẹo , Bính Tý , Kỷ Mẹo , Mậu Tý , Canh Dần , Tân Mẹo.

Kinh Trập và Xuân Phân : ngày Ất Sửu , Bính Tý , Đinh Sửu , Bính Tuất , Mậu Tý , Kỷ Sửu , Mậu Tuất , Canh Tý , Canh Tuất.

Thanh Minh và Cốc Vũ : ngày Ất Sửu , Đinh Sửu , Ất Dậu , Kỷ Sửu , Đinh Dậu , Kỷ Dậu.

Lập Hạ và Tiểu Mãn : ngày Giáp Tý , Giáp Tuất , Bính Tý , Giáp Thân , Ất Dậu , Bính Tuất , Mậu Tý , Bính thân , Đinh dậu , Mậu Tuất.

Mang Chủng và Hạ Chí : ngày Quý Dậu , Giáp Tuất , Quý Mùi , Giáp Thân , Ất Dậu , Bính Tuất , Ất Mùi , Bính Thân ,Mậu Tuất , Kỷ mùi.

Tiểu Thử và Đại thử : ngày Nhâm thân , Quý Dậu , Giáp Tuất , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Giáp Thân , Ất Dậu , Giáp Ngọ , Ất Mùi , Mậu Tuất , Kỷ Mùi , Nhâm Tuất.

Lập Thu và Xử Thử : ngày Kỷ Tị , Nhâm Thân , Quý Dậu , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Giáp Thân , Ất Dậu , Quý Tị , Giáp Ngọ , Ất Mùi , Ất Tị , Mậu Ngọ , kỷ Mùi.

Bạch Lộ và Thu Phân : ngày Mậu Thìn , Kỷ Tị , Tân Mùi , Tân Tị , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Giáp thân , Nhâm Thìn , Quý Tị , Giáp Ngọ , Giáp Thìn , Mậu Ngọ.

Hàn Lộ và Sương giáng : ngày Kỷ Tị , Canh Ngọ , Tân Mùi , Tân Tị , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Quý Tị , Quý Mẹo , Mậu Ngọ , Kỷ Mùi.

Lập Đông và Tiểu Tuyết : ngày Mậu Thìn , Canh Ngọ , Mậu Dần , Kỷ Mẹo , Canh Thìn , Nhâm Ngọ , Canh Dần , Tân Mẹo , Nhâm Thìn , Nhâm Dần ,Quý Mẹo , Mậu Ngọ .

Đại Tuyết và Đông Chí : ngày Đinh Mẹo , Mậu Thìn , Kỷ Tị , Đinh Sửu , Kỷ Mẹo , Canh Thìn , Tân Tị , Nhâm Thìn , Tân Sửu , Đinh Tị

Tiểu Hàn và Đại Hàn : ngày Bính Dần , Đinh Mẹo , Mậu Thìn , Đinh Sửu , Mậu Dần , Kỷ Mẹo , Canh Thìn , Canh Dần , Tân Mẹo , Tân Sửu , Bính Thìn.

Nên gặp các Thần Sát đã đề cập ở vụ trên.

NHỮNG THÁNG LỢI & HẠI TRONG CƯỚI GÃ.

Tháng cưới gã có lợi có hại , nhưng thời nay nhiều người không coi trọng lắm , nhưng cũng xin ghi ra đây cho các anh chị , các bạn xem. Rất là nhiều sách cho rằng đây là xét theo tuổi cô dâu để chọn tháng , thật ra là năm làm đám cưới để chọn tháng vậy. Cách tính như sau :

Năm Tý , Ngọ : Tháng 6-12 đại lợi ; tháng 1-7 tiểu lợi nhưng hại mai dong ; tháng 2-8 hại cha mẹ chồng ( không có không sao , tức là qua đời hay vắng mặt ) ; tháng 3-9 hại cha mẹ vợ (nt) ; tháng 4-10 hại chú rễ ; tháng 5-11 hại cô dâu.

Năm Sửu , Mùi : tháng 5-11 đại lợi ; tháng 4-10 tiểu lợi nhưng hại mai dong ; tháng 3-9 hại cha mẹ chồng ; tháng 2-8 hại cha mẹ vợ ; tháng 1-7 hại chú rễ ; tháng 6-12 hại cô dâu

Năm Dần Thân : tháng 2-8 đại lợi ; tháng 3-9 tiểu lợi nhưng hại mai dong ; tháng 4-10 hại cha mẹ chồng ; tháng 5-11 hại cha mẹ vợ ; tháng 6-12 hại chú rễ ; tháng 1-7 hại cô dâu.

Năm Mẹo , Dậu : tháng 1-7 /tháng 6-12 /tháng 5-11 /tháng 4-10 /tháng 3-9 /tháng 2-8.

Năm Thìn , Tuất : tháng 4-10 /tháng 5-11 /tháng 6-12 /tháng 1-7 /tháng 2-8 /tháng 3-9.

Năm Tị , Hợi : tháng 3-9 /tháng 2-8 /tháng 1-7 /tháng 6-12 /tháng 5-11 /tháng 4-10.

THÁNG SANH CỦA NAM NỮ KỴ LẤY NHAU.

Trai sanh tháng 1,7 kỵ cưới gái sanh tháng 4,10. Trai sanh tháng 2,8 kỵ cưới gái sanh tháng 5,11. Trai sanh tháng 3,9 kỵ cưới gái sanh tháng 6,12. Trai sanh tháng 4,10 kỵ cưới gái sanh tháng 1,7. Trai sanh tháng 5,11 kỵ cưới gái sanh tháng 2,8. Trai sanh tháng 6,12 kỵ cưới gái sanh tháng 3,9.

TUỔI CON TRAI KỴ NĂM CƯỚI VỢ.

Tuổi Tý kỵ năm Mùi _ Tuổi Sửu kỵ năm Thân _ Tuổi Dần kỵ năm Dậu. Tuổi Mẹo kỵ năm Tuất _ Tuổi Thìn kỵ năm Hợi _ Tuổi Tị kỵ năm Tý. Tuổi Ngọ kỵ năm Sửu _ Tuổi Mùi kỵ năm Dần _ Tuổi Thân kỵ năm Mẹo. Tuổi Dậu kỵ năm Thìn _ Tuổi Tuất kỵ năm Tị _ Tuổi Hợi kỵ năm Ngọ.

TUỔI CON GÁI KỴ NĂM LẤY CHỒNG.

Tuổi Tý kỵ năm Mẹo _ Tuổi Sửu kỵ năm Dần _ Tuổi Dần kỵ năm Sửu. Tuổi Mẹo kỵ năm Tý _ Tuổi Thìn kỵ năm Hợi _ Tuổi Tị kỵ năm Tuất. Tuổi Ngọ kỵ năm Dậu _ Tuổi Mùi kỵ năm Thân _ Tuổi Thân kỵ năm Mùi. Tuổi Dậu kỵ năm Ngọ _ Tuổi Tuất kỵ năm Tị _ Tuổi Hợi kỵ năm Thìn. Ở lĩnh vực này,  xin đưa thêm vài ngày sau nữa :

NGƯU LANG CHỨC NỮ :

Mùa Xuân nghe tiếng kim kê Mùa Hè thỏ chạy biệt tăm băng ngàn Thu hầu , Đông hổ lâm san Ngưu Lang Chức Nữ về đàn sao nên. ==> mùa Xuân kỵ ngày Dậu , mùa Hè kỵ ngày Mẹo , mùa Thu kỵ ngày Thân , mùa Đông kỵ ngày Dần.

KHÔNG SÀNG :

Mùa Xuân , rồng dậy non đoài Mùa Hạ , dê chạy cho ai bồi hồi Mùa Thu , chó sủa lôi thôi Mùa Đông , trâu lại cứ lôi kéo cày. ==> Mùa Xuân kỵ ngày Thìn , mùa Hạ kỵ ngày Mùi , mùa Thu kỵ ngày Tuất , mùa Đông kỵ ngày Sửu.

KHÔNG PHÒNG :

Xuân : Long , Xà , Thử thị Không Phòng Hạ : Khuyển , Trư , Dương nhơn tử vong. Thu : Thố , Mã , Hổ phùng đại kỵ. Đông : Kê , Ngưu , Hầu thị tán không Nam đáo nữ phòng , nam tắc tử. Nữ đáo nam phòng , nữ tắc vong. ==> Mùa Xuân kỵ các ngày Thìn ,Tị ,Tý .Mùa Hạ kỵ các ngày Tuất ,Sửu ,Mùi. Mùa Thu kỵ các ngày Mẹo ,Ngọ ,Dần .Mùa Đông kỵ các ngày Dậu ,Sửu ,Thân.

CÔ HƯ SÁT :

Đây là tháng kỵ cưới gã tính theo tuổi nam nữ , nam kỵ ngày Cô , nữ kỵ ngày Hư. Các tuổi thuộc "tuần Giáp Tý" ( tức là từ Giáp Tý đến Quý Dậu ) : nam kỵ tháng 9-10 là Cô , nữ kỵ tháng 2-4 là Hư. Các tuổi thuộc "tuần Giáp Tuất" ( tức là từ Giáp Tuất đến Quý Mùi ) : nam kỵ tháng 7-8 là Cô , nữ kỵ tháng 1-3 là Hư. Các tuổi thuộc "tuần Giáp Thân" (tức là từ Giáp Thân đến Quý Tị ) : nam kỵ tháng 5-6 là Cô , nữ kỵ tháng 11-12 là Hư. Các tuổi thuộc "tuần Giáp Ngọ" (tức là từ Giáp Ngọ đến Quý Mẹo ) : nam kỵ tháng 3-4 là Cô , nữ kỵ tháng 9-10 là Hư. Các tuổi thuộc "tuần Giáp Thìn" (tức là từ Giáp Thìn đến Quý Sửu ) : nam kỵ tháng 1-2 là Cô , nữ kỵ tháng 7-8 là Hư. Các tuổi thuộc "tuần Giáp Dần" (tức là từ Giáp Dần đến Quý Hợi ) : nam kỵ tháng 11-12 là Cô , nữ kỵ tháng 5-6 là Hư. Dân gian Việt Nam từ lâu đã có câu : "Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông". Xem tuổi nữ ở đây là xem tuổi người phụ nữ đó có phạm Kim Lâu hay không. Cách tính hiện được các thầy xem lấy tuổi tính theo tuổi âm (tuổi mụ) của nữ chia cho 9 nếu dư: 1, 3, 6, 8 là phạm kim lâu. Vì vậy, tuổi phạm kim lâu tốt nhất chớ lấy chồng mà đành nhịn trước sướng sau thôi. Lưu ý xem tháng ngày cưới dựa theo tuổi của cô dâu: - Gái tuổi Tý - Ngọ : Đại lợi ở tháng 6 - 12 Tiểu lợi ở 1 - 7 - Gái tuổi Sửu - Mùi : Đại lợi ở tháng 5 - 11 Tiểu lợi ở 4 - 10 - Gái tuổi Dần - Thân : Đại lợi ở tháng 2 - 8 Tiểu lợi ở 3 - 6 - Gái tuổi Mão - Dậu : Đại lợi ở tháng 1 - 7 Tiểu lợi ở 6 - 12 - Gái tuổi Thìn - Tuất : Đại lợi ở tháng 4 - 10 Tiểu lợi ở 4 - 11 - Gái tuổi Tỵ - Hợi : phu chủ ở tháng 3 - 9 Tiểu lợi ở 2 - 8 - Gái tuổi Tỵ - Ngọ : phu chủ ở tháng 4 - 10 thê chủ ở 5 - 11 - Gái tuổi Sửu - Mùi : phu chủ ở tháng 1 - 7 thê chủ ở 6 - 11 - Gái tuổi Dần - Thân : phu chủ ở tháng 6 - 12 thê chủ ở 1 - 7 - Gái tuổi Mão - Dậu : phu chủ ở tháng 3 - 9 thê chủ ở 2 - 8 - Gái tuổi Thìn - Tuất : phu chủ ở tháng 2 - 8 thê chủ ở 3 - 9 - Gái tuổi Tỵ - Hợi : phu chủ ở tháng 5 - 11 thê chủ ở 4 - 10 - Gái tuổi Tỵ - Ngọ : Công cô ở tháng 2 - 8 nhạc thân ở 3 - 9 - Gái tuổi Sửu - Mùi : Công cô ở tháng 3 - 9 nhạc thân ở 2 - 8 - Gái tuổi Dần - Thân : Công cô ở tháng 4 - 10 nhạc thân ở tháng 5 - 11 - Gái tuổi Mão - Dậu : Công cô ở tháng 5 - 11 nhạc thân ở tháng 4 - 10 Gái tuổi Thìn - Tuất : Công cô ở tháng 6 - 12 nhạc thân ở tháng 1 - 7

- Gái tuổi Tỵ - Hợi : Công cô ở tháng 1 - 7 nhạc thân ở tháng 6 - 12

1.  Tùy tháng mà chọn ngày

Tháng giêng: 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17, 19, 24, 25, 26, 28, 29, 30


Tháng hai: 2, 4, 6, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 21, 24, 25, 26, 28, 29, 30
Tháng ba: 2, 4, 6, 9, 10, 11, 12, 17, 21, 24, 25, 26, 28, 29, 30
Tháng bốn: 2, 4, 8, 10, 11, 12, 15, 16, 19, 20, 21, 24, 25, 26, 28
Tháng năm: 2, 6, 8,10, 11, 12, 15, 19, 20, 21, 24, 25, 26, 28
Tháng sáu: 2, 6, 8, 9,11, 12, 15, 19, 21, 24, 25, 26, 30
Tháng bảy: 4, 6, 9, 10, 11, 12, 15, 17, 19, 20, 21, 24, 25, 28, 29, 30
Tháng tám: 4, 6, 8, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 19, 20, 21, 24, 28, 30
Tháng chín: 4, 6, 8, 9,10, 12, 15, 16, 17, 19, 20, 21, 24, 28, 29
Tháng mười: 2, 4, 6, 8, 9,10, 15, 16, 17, 19, 20, 21, 25, 26, 28, 29, 30
Tháng mười một: 4, 6, 8, 9, 10, 11, 16, 17, 19, 20, 21, 26, 28. 29, 30
Tháng mười hai: 2, 4, 6, 8, 9, 11, 15, 16, 17, 19, 20, 21, 24, 25, 26, 28, 29

 2. Nên chọn ngày Bất tương mà dùng. Tức là không dùng ngày Âm tương, Dương tương và Âm dương cụ tương (tương là sát khắc lẫn nhau) vì:


Âm dương nữ tử (hại cho bên nữ)

Dương tương nam vong (hại cho bên nam)

Âm Dương câu tương nam nữ cụ thương (hại cho cả nam và nữ)

Âm Dương bất tương nam nữ kiết xương (Âm Dương bất tương nam nữ đều tốt).

Bảng lập thành ngày Bất tương


Tháng 1: Bính, Nhâm: tý; Ất, Kỷ, Tân, Quý: mẹo.
Tháng 2: Bính, Canh, Mậu: tý, tuất; Ất, Đinh, Kỷ: sửu.
Tháng 3: Ất, Đinh, Kỷ: dậu, sửu.
Tháng 4: Giáp, Bính, Mậu: tý; Giáp, Bính: thân; Ất Đinh: dậu; Giáp, Mậu: tuất.
Tháng 5: Kỷ Mùi, Mậu Tuất; Ất, Quý: mùi, dậu; Giáp, Bính: thân, tuất.
Tháng 6: Giáp, Nhâm: ngọ, thân, tuất; Ất, Quý: mùi, dậu; Mậu tuất, Kỷ mùi.
Tháng 7: Ất, Kỷ, Quý: tỵ, mùi; Giáp, Nhâm, Mậu: ngọ; Ất, Quý: dậu; Giáp, Nhâm: thân.
Tháng 8: Giáp, Nhâm, Mậu: ngọ, thìn; Giáp Tuất; Tân, Kỷ, Quý: tỵ, mùi.
Tháng 9: Kỷ, Tân: tỵ, mùi; Canh, Nhâm, Mậu: ngọ; Quý; Tân: mẹo; Quý mùi.
Tháng 10: Mậu tý; Mậu, Canh, Nhâm: dần, thìn; Kỷ, Tân, Quý: mẹo.
Tháng 11: Canh, Nhâm, Mậu: thìn; Đinh, Kỷ: mẹo; Đinh, Tân, Kỷ: tỵ, sửu.
Tháng 12: Đinh, Tân, Kỷ: sửu, mẹo; Bính, Canh, Mậu: dần, thìn.

3. Tránh các ngày kỵ:

a.       Coi lại ở bảng chọn ngày.


b.      Ngày Hợi và Phá; Bình, Thâu.
c.       Ngày xung khắc bổn mạng.
d.      Ngày Tứ tuyệt, Tứ ly, Kim thần thất sát.
e.       Ngày Hoàng thiên châu tước: mùng 1.
f.        Ngày tam nương: 3, 7, 13, 15, 22, 25.
g.       Ngày Nguyệt kỵ: 5, 14, 23.
h.       Ngày Không vong, coi trong lịch Tàu có để.
i.        Ngày Xích khẩu:

Tháng 1: mùng 3, 9, 15


Tháng 2: mùng 2, 6, 14
Tháng 3: mùng 1, 7, 13
Tháng 4: mùng 6, 11, 12, 18, 19
Tháng 5: mùng 5, 11, 17, 27
Tháng 6: mùng 4, 10, 16
Tháng 7: mùng 3, 9, 15
Tháng 8: mùng 2, 8, 14
Tháng 9: mùng 1, 7, 13, 15
Tháng 10: mùng 6, 12, 18
Tháng 11: mùng 3, 5, 11, 17
Tháng 12: mùng 4, 10, 16

Trên đây là những cách chung nhất khi chọn ngày cưới để tránh những tai họa không nên có. Tuy nhiên, đối với những tuổi xấu thì cần có phương pháp chọn ngày để hóa giải cái xấu. Nếu tuổi các bạn thực sự không hợp nên tìm những thầy phong thủy có kinh nghiệm.


 

b. Phong tục và nghi lễ cưới theo truyền thống:

 Lễ dạm ngõ Mâm cưới với trầu cau và bánh

Một dĩa trầu têm hình cánh phượng


Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là trầu, cau, rượu, chè, bánh, kẹo, nước uống... Phải có trầu cau vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Miếng trầu là đầu câu chuyện, không có trầu là không theo lễ. Lễ vật được dâng lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó, nhà trai sẽ đem về phần lễ mà nhà gái đã lưu lại, được gọi là lại quả.
Lễ Ăn hỏi Hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng ngày nay cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có nơi, có chốn. Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới.

Lễ cưới

Cô hư sát là gì

·         Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn, cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
·         Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến.
·      Tục chăng dây: ở một số đám cưới, nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ chăng dây trước của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này, khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái.
·         Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. cha mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ. Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
·         Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
·         Lễ tơ hồng: khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau.
·         Trải giường chiếu: bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận...
·         Lễ hợp cẩn: đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống.
·         Tiệc cưới: dù đám cưới lớn hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc.
·      Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng.
·         Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn. cha mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay, nhưng trường hợp này rất hiếm.

Fengshuiexpress.net chúc các bạn có được HÔN LỄ CÁT TƯỜNG 

trong năm Quý Tỵ 2013


Tác giả: Ngọc Cầm | Đã xem: 8135

  • Điểm trung bình của bài viết là: 4.67 trong 3 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết