Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước năm 2024

Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam được chia thành hai loại gồm: ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại, vậy,ngân hàng nhà nước bao gồm những ngân hàng nào?

Tại Việt Nam, ngân hàng Nhà nước được chia thành 3 nhóm: Ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu trên 50% vốn Nhà nước. Mỗi loại ngân hàng có đặc điểm, vị trí và vai trò khác nhau.

Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước năm 2024

(Ảnh: Vietcombank)

- Ngân hàng thương mại quốc doanh: Được mở bằng 100% nguồn vốn từ ngân sách của Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay, để nâng cao khả năng hội nhập kinh tế, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng bắt đầu cổ phần hóa, phát hành trái phiếu nhằm nâng cao nguồn vốn ban đầu, đẩy mạnh các hoạt động của ngân hàng.

- Ngân hàng chính sách: Ngân hàng chính sách là tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thành lập với mục đích ổn định xã hội thông qua các chính sách được Nhà nước hay Chính phủ đưa ra để ổn định xã hội. Ngân hàng chính sách không hoạt động với mục đích lợi nhuận mà phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng và được đảm bảo bởi Chính phủ.

- Ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu trên 50% vốn Nhà nước: Ngân hàng này sở hữu trên 50% vốn nhà nước, được thành lập bởi sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân theo hình thức công ty cổ phần. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm hơn 50% tổng số cổ phần của ngân hàng đó.

Danh sách các ngân hàng Nhà nước

Dưới đây là danh sách các ngân hàng nhà nước tại Việt Nam:

1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

Agribank là ngân hàng 100% vốn Nhà nước, tập trung vào cho vay ông nghiệp và nông thôn. Agribank cũng là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng.

2. Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank)

GPBank có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc, cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng tầm cỡ quốc tế như: tiết kiệm - tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ tài chính – du học, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking...

3. Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank)

Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank) được thành lập vào ngày 30/12/1993, tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thông Hải Dương và chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.

4. Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB)

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam được chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam theo quyết định số 250/QĐ-NHNN ngày 05/03/2015 của Ngân hàng Nhà nước.

CB là ngân hàng 100% vốn sở hữu Nhà nước, với sự hỗ trợ toàn diện của Vietcombank. Định hướng phát triển của CB là trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại.

5. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) hoạt động từ năm 2003. VBSP được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

6. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một trong hai ngân hàng chính sách của Việt Nam. VDB hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Mục tiêu của VDB là đóng góp vào quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thủy lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

BIDV là một trong 4 ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, cùng với Vietinbank, Vietcombank và Agribank. BIDV được xác định là doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. BIDV hoạt động trên nhiều lĩnh vực là ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính.

8. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức hoạt động ngày 1/4/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam). Ngân hàng Vietcombank là nhóm có vốn thuộc Nhà nước hơn 50%.

Hơn 60 năm hoạt động và phát triển, Vietcombank luôn là ngân hàng hàng đầu đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Vietinbank được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất nước. Vietinbank hiện giữ vai trò vô cùng quan trọng của ngành ngân hàng Việt Nam vối hệ thống mạng lưới trải rộng trên toàn quốc.

Hiện nay theo quy định pháp luật thì Việt Nam chỉ có 01 Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên thuật ngữ ngân hàng nhà nước lại được sử dụng theo cách nói thông thường trong cuộc sống là dùng để gọi những ngân hàng có vốn nhà nước.

Cho nên, trong phạm vi bài viết, thuật ngữ ngân hàng nhà nước được dùng để chỉ những ngân hàng có vốn nhà nước

Ngân hàng nhà nước hiện nay được chia thành 03 loại như sau:

Ngân hàng thương mại Quốc doanh

Ngân hàng thương mại Quốc doanh là ngân hàng thương mại sở hữu 100% vốn từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên hiện nay để nâng cao khả năng hội nhập kinh tế, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài thì các ngân hàng thương mại Quốc doanh cũng bắt đầu cổ phần hóa, phát hành trái phiếu để nâng cao nguồn vốn ban đầu, đẩy mạnh các hoạt động của ngân hàng.

Gồm:

- Agribank - NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

- GP Bank - NH TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu

- Oceanbank - NH TNHH MTV Đại dương

- CB Bank - NH TNHH MTV Xây dựng

Ngân hàng chính sách

Ngân hàng chính sách là tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập với mục đích ổn định xã hội thông qua các chính sách được Nhà nước hay Chính phủ đưa ra để ổn định xã hội. Ngân hàng chính sách không hoạt động với mục đích lợi nhuận mà hoạt động chỉ để phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng và được đảm bảo bởi Chính Phủ.

Ngân hàng chính sách không phải tham gia vào việc bảo hiểm tiền gửi, không phải đóng thuế và những khoản nộp ngân sách nhà nước khác.

Gồm:

- VBSP - NH Chính sách Xã hội Việt Nam

- VDB - NH Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước

Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước là ngân hàng được thành lập bởi sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân theo hình thức công ty cổ phần. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm hơn 50% tổng số cổ phần của ngân hàng đó.

Gồm:

- Vietcombank - NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Vietinbank - NH TMCP Công thương Việt Nam

- BIDV - NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIG 4 Ngân hàng hiện nay: đây là 04 ngân hàng lớn nhất tại thị trường Việt Nam

[1] Vietinbank - NH TMCP Công thương Việt Nam

[2] BIDV - NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

[3] Vietcombank - NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

[4] Agribank - NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước năm 2024

Danh sách các ngân hàng nhà nước hiện nay? BIG 4 ngân hàng ở Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Các ngân hàng nhà nước để được cấp giấy phép hoạt động thì cần đáp ứng các điều kiện nào?

Theo khoản 1 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy đinh về điều kiện cấp giấy phép như sau:

Điều kiện cấp Giấy phép
1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
d) Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
...

Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động thì các ngân hàng nhà nước cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định

- Đáp ứng về điều kiện đối với chủ ở hữu; cổ đông sáng lập

- Đáp ứng các điều kiện về người điều hành, người quản lý, thành viên Ban kiểm soát

- Có Điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật

- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Để trở thành thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của các ngân hàng nhà nước cần đáp ứng điều kiện nào?

Tại khoản 1 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy đinh về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng như sau:

- Không thuộc các đối tượng không được đảm nhiệm chức vụ theo quy định tại Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

- Có đạo đức nghề nghiệp

- Có bằng đại học trở lên

- Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước là gì?

Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng thương mại trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.nullKhái niệm ngân hàng thương mại Nhà nước theo pháp luật Việt Namlawnet.vn › ngan-hang-phap-luat › tu-van-phap-luat › doanh-nghiep › kha...null

Tại sao phải cổ phần hóa ngân hàng?

Cổ phần hoá ngân hàng thương mại Nhà nước được những lợi ích chủ yếu như tăng vốn tự có, góp phần tăng khả năng thu hút tiền gửi, mở rộng tín dụng, đồng thời tăng đầu tư công nghệ thanh toán hiện đại nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng dịch vụ ngân hàng...nullCổ phần hoá ngân hàng thương mại Nhà nước - Chi tiết tinmof.gov.vn › webcenter › portal › vclvcstc › pages_r › chi-tiet-tinnull

Có bao nhiêu ngân hàng thương mại cổ phần?

Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Hiện có 27 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và 12 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, tuy nhiên mới chỉ có 2 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị là Sacombank và ACB đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.nullNgân hàng thương mại cổ phần – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Ngân_hàng_thương_mại_cổ_phầnnull

Ngân hàng BIDV có bao nhiêu phần trăm vốn nhà nước?

Ngân hàng BIDV hiện có vốn điều lệ 50.585 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 40.967 tỷ đồng (chiếm 80,99% vốn điều lệ). Cổ đông chiến lược KEB Hana nắm giữ 15% vốn điều lệ, phần vốn của các cổ đông khác chiếm 4,01% vốn điều lệ.nullNgân hàng Nhà nước cử người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDVtienphong.vn › ngan-hang-nha-nuoc-cu-nguoi-dai-dien-phan-von-nha-nu...null