Cong nghe xử lí nên móng top base năm 2024

  • 1. CÔNG TOP-BASE GV: Ts. Hà Duy Khánh
  • 2. TOP BASE 2.NGUYÊN LÝ CHỊU LỰC CỦA TOP BASE 3.HIỆU QUẢ CẢI TẠO BẰNG TOP BASE 4.PHẠM VI ÁP DỤNG HIỆU QUẢ CỦA TOP BASE 5.CÔNG NGHỆ THI CÔNG TOP BASE 6.CÁC BƯỚC THI CÔNG 7.NGHIỆM THU THI CÔNG 8,NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA PP TOP BASE 9.CÁC ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
  • 3. TOP BASE bao gồm các khối bê tông dạng con quay thẳng đứng (gọi là top block), chèn vật liệu rời (sử dụng đá dăm) ở giữa các con quay. - TOP BASE có dạng như hình vẽ là loại được sử dụng phổ biến hiện nay trong gia cố nền công trình xây dựng. TOP BASE hay còn gọi là móng phễu.
  • 4. này liên quan đến việc bố trí những Top block xuống dưới bề mặt móng và các thanh thép được đặt lên trên, liên kết trực tiếp các Top block này lại với nhau tạo thành lớp TOP BASE. Không gian bên trong khối TOP BASE được phủ đầy bằng đá dăm chèn.
  • 5. trên thực tế thường sử dụng loại top-block loai 33cm và 50cm để xử lý nền đất yếu dưới đáy móng công trình.
  • 6. với đặc điểm khác biệt so với các phương pháp khác trong cải tạo nền đất yếu ở chổ tận dụng được quá trình truyền ứng suất trong bê tông thông qua các khối Top-Block. -Phần trụ nón của Top-block được đặt trong lớp vật liệu rời rạc (đá dăm) nằm trên nền đất yếu, phần cọc của Top-block cũng được đặt trong phần địa tầng tương tự, và phần cốt thép phía trên và phía dưới có tác dụng nối các Top-block thành nhóm; vì vậy phương pháp móng Top-base trở thành hệ kết cấu móng cứng linh hoạt.
  • 7. góc giữa phần trụ nón của Top-block và phần đất (vật liệu rời rạc ) tiếp xúc là 45˚ , hình dạng tương tự như bánh xích của xe ủi đất.
  • 8. LỰC CỦA TOP BASE Cấu tạo này cho phép phân tích tải trọng thẳng đứng tác dụng lên Top-base được chia thành 2 thành phần: ứng suất thẳng đứng (PV) và ứng suất theo phương ngang (PH). Điều này dẫn đến biến dạng ngang bị ngăn cản bởi lực kháng của lớp vật liệu rời rạc và phần cọc. Như hình:
  • 9. móng TOP BASE giảm 35% - 65% so với móng bản bê tông cốt thép. - Khả năng chịu tải của nền TOP BASE gấp 2 – 3 lần so với nền tự nhiên. - Lún đều. Chịu tải trọng động đất rất tốt.
  • 10. đều ứng suất trong nền - Tập trung ứng suất gần đáy móng - Khắc phục cơ chế phá hoại do trượt cục bộ thành phá hoại do trượt sâu.
  • 11. đến 5 tầng trên nền đất yếu trong khu vực xây chen. - Gia cố nền nhà xưởng, nền bãi. - Làm móng cột hàng rào, móng đỡ đường ống công nghệ. - Làm móng cho bể chứa chất lỏng, bể xử lý nước thải. - Nền đường nội bộ các khu công nghiệp, khu chế xuất.
  • 12. trình tiêu biểu :  Trên thế giới: (Nhật Bản ,Hàn Quốc)
  • 13. Nam:
  • 14. BASE vốn được coi là bước đột phá về công nghệ xây dựng đã được hoàn thiện và áp dụng thành công trên nền đất yếu cho hàng vạn công trình hơn 10 năm qua ở Nhật Bản và Hàn Quốc. - Có 2 phương pháp thi công TOP BASE: a. Top-block đúc sẵn (công nghệ Nhật bản) + Sắp xếp các top-block lên nền đất. + Chèn đá dăm giữa các khối.
  • 15. tại chỗ (công nghệ Hàn quốc) + Sắp xếp các khuôn đúc chế tạo sẵn. + Đổ bê tông vào khuôn. + Chèn đá dăm giữa các khối.
  • 16. những ưu điểm khiến Top base trở thành công nghệ xây dựng mới được ưa chuộng, đó là tính tiện lợi trong thi công. Phương pháp xây dựng bằng công nghệ này khá đơn giản.
  • 17. người ta còn có thể rút ngắn thời gian bằng cách sử dụng những khối phễu đã được đúc sẵn tại xưởng. Khi mang đến công trình, sắp xếp những khối này lên nền đất và chèn đá dăm. Nếu thi công bằng phương pháp này sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với cách thi công ngay tại công trường.  Tuy nhiên tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình mà ta có thể lựa chọn phương pháp thi công cho phù hợp.
  • 18. Công tác đào đất:  Đất sẽ được đào đến độ sâu thiết kế, nếu hố đào sâu trên 1m phải dự kiến biện pháp bảo vệ thành hố đào và thoát nước hố đào để bảo đảm điều kiện thi công.  Trường hợp đáy hố đào ở trên mực nước ngầm (không bị ngập nước) và là lớp đất rời rạc, cần tiến hành làm ẩm và đầm nén làm chặt lớp đất đáy hố móng.
  • 19. hố móng để đặt Top-base
  • 20. Công tác lắp đặt Top-block  Khi lắp đặt các khối Top-block cần phải điều chỉnh độ cao của các móc thép gắn trên phễu bê tông sao cho bằng nhau. Lưới cốt thép định vị cho trường hợp sử dụng Top-block là lưới thép thanh có khoảng cách 500 x 500mm với đường kính thanh thép 10mm.
  • 21. thép dưới liên kết các Top- block thành khối
  • 22. đứng có dạng cọc của Top-block (chân phễu) phải được chôn hoặc đóng vào nền đất theo phương thẳng đứng vào ô có hình tam giác trên lưới thép định vị (nếu dùng Top-block đúc sẵn). Khi sử dụng Top-base theo phương pháp đúc bêtông tại chỗ trong các phễu nhựa sẽ định vị các phễu nhựa bằng cách luồn các thanh thép Ø10 qua lỗ khoan sẵn ở nơi tiếp giáp giữa phần cọc và phần côn của phễu nhựa
  • 23. khối Top-block sau khi liên kết vào các hố đào
  • 24. Đổ bêtông tại chỗ  Hiện nay thường dùng Top-base với phương pháp đổ bêtông tại chỗ trong các phễu nhựa hơn là lắp dựng các khối Top-block bằng bêtông đúc sẵn do các ưu điểm về sự linh hoạt và thuận tiện trong thi công, không bị phụ thuộc thiết bị cơ giới, và khả năng hạn chế tai nạn lao động.  Về cường độ, bêtông đổ trong phễu nhựa chỉ cần mac R= 100 kg/cm2, nếu khối lượng thi công nhỏ có thể trộn bê tông bằng máy trộn mini theo cấp phối để đạt mác bê tông này.  Khi khối lượng thi công Top-base lớn, việc vận chuyển bê tông sau trộn đến chỗ đổ vào phễu rất tốn nhân công, năng suất thấp, nếu không có cẩu phục vụ. Tiền thuê cẩu phục vụ đổ bê tông sẽ đắt hơn so với dùng máy bơm bêtông.
  • 25. được bê tông vào phễu nhựa cần sử dụng bêtông mác 200. Vậy trường hợp này sử dụng mác bê tông 200 đổ vào phễu là do yêu cầu công nghệ bơm bê tông, là yêu cầu của biện pháp thi công, không phải do yêu cầu chịu lực của Top-base.  Để đầm chặt bêtông trong phễu nhựa có thể sử dụng đầm rung nếu là bêtông trộn máy có độ sụt thấp, hoặc chỉ đầm bằng xẻng rất đơn giản nếu sử dụng bêtông bơm có độ sụt lớn.
  • 26. các khối Top-block
  • 27. Chèn đá dăm  Tiến hành chèn và đầm đá dăm (kích thước đá 1-2cm) lấp đầy khoảng trống giữa các khối bê tông hình phễu sau khi đúc bêtông ít nhất 24 giờ. Đầm rung đá dăm đó chui vào khoảng trống giữa các khối phễu là khâu quyết định chất lượng kết cấu top base, đây là công đoạn quan trọng nhất trong phương pháp thi công móng Top-base  Trước hết, đổ đầy đá dăm trờn mặt các khối Top-block rồi dùng xẻng gạt đá dăm chèn dần lấp đầy vào các khe trống giữa các phễu bê tông trong lúc đó đồng thời tiến hành đầm rung.
  • 28. lượng Top-base lớn chủ yếu dùng phương pháp đầm rung với loại đầm dùi có động cơ ( dùng trong đầm bêtông ). Cần phải tiến hành công tác đầm rung để đảm bảo có được một kết cấu nền móng vững chắc có độ chặt của đá dăm là tối đa. Công tác đầm đá dăm có thể thực hiện bằng cách dùng cọc thép, thanh thép chọc thủ công nếu khối lượng Top-base nhỏ
  • 29. và tiến hành đầm chặt .
  • 30. Liên kết khoá đỉnh các khối phễu  Đặt các thanh cốt thép Φ12 trên đỉnh khối Top-base tạo thành lưới thép liên kết, khi đổ bêtông móng, hoặc lớp bê tông khoá đỉnh khối phễu xong, các lưới thép này cùng với kết cấu bê tông có tác dụng khoá chặt đỉnh các khối Top-block, bắt chúng chịu lực đồng thời, theo đúng sơ đồ tính toán.
  • 31. tông lót bảo vệ thép lớp trên Top-base Liên kết khóa đỉnh bằng các thanh thép trên
  • 33. có hư hại, nứt vỡ v.v…, trên các Top-block bê tông.  - Cao độ lắp đặt và vị trí của các phễu bê tông phải tuân theo đúng với các bản vẽ thiết kế.  - Khi lắp đặt các Top-block bê tông, phải đảm bảo độ bằng phẳng và độ xoa nhẵn bề mặt bê.  + Chiều sâu vết chân còn sót lại cho phép trong khối bê tông đúc tại công trường là bằng ½ chiều cao phần vành của Top-block bê tông.
  • 34. lệch phẳng cho phép của bề mặt bê tông trong các Top- block bê tông là 5%.  - Việc chèn và đầm đá dăm phải bảo đảm đặc chắc, do vậy quá trình giám sát phải được tiến hành như dưới đây:  + Việc chèn đầy và đầm rung đá dăm được cho là đạt yêu cầu khi không xuất hiện độ lún sụt đá dăm đã chèn khi có va đập mạnh với lưới thép hoặc trực tiếp trên mặt đá dăm v.v…  + Sau khi xác nhận rằng việc chèn đá dăm và đầm rung là đạt yêu cầu, phải đảm bảo rằng bề mặt bên trên của lớp đá dăm chèn giữa các phễu Top-base là hoàn toàn ngang bằng với bề mặt các phễu bê tông.
  • 35. về giá thành:  - Một trong những tiêu chí quan trọng của việc áp dụng một công nghệ xây dựng mới, đó là rút ngắn chi phí và thời gian thi công. Và công nghệ Top base chính là phương án như vậy. Theo thống kê, áp dụng phương pháp này có thể giúp rút ngắn một nửa thời gian thi công và giảm được 60% đến 70% chi phí so với các phương án gia công móng khác.
  • 37. về chất lượng:  - Top base giúp giảm độ lún, làm đất trở nên chắc chắn, tăng khả năng tải trọng, đảm bảo tính an toàn cho công trình  - Thi công tiện lợi và linh hoạt, vì vậy có thể giảm thiểu tiếng ồn, bụi và những ảnh hưởng xấu của việc thi công công trình.  - Có khả năng thi công ở nơi chật hẹp ngay cả trong công trình đã xây dựng.  - Thi công tiện lợi không cần thiết bị đặc biệt  - Rất thân thiện với môi trường  - Có thể thi công được cả ở những nơi có diện tích chật hẹp, thậm chí ngay cả trong công trình đã xây dựng.
  • 38. tải và Độ lún của các loại Móng
  • 39. lưu ý trong quá trình thiết kế:  Khi thiết kế 1 lớp Top-base mà chưa đủ đáp ứng yêu cầu do tải trọng thiết kế quá lớn có thể thiết kế Top- base 2 lớp hoặc mở rộng diện tích bố trí Top-base. Khi áp dụng phương pháp mở rộng diện tích thi công, chỉ có thể đặt các phễu bê tông nhô lên hơn 1 nửa chiều cao của phễu so với đáy móng, đổ lớp móng bê tông phía trên lên phía trên của lớp phễu Top-base do vậy tải trọng có thể được phân bổ đều trên các phễu bê tông v.v…
  • 40. lưu ý trong quá trình thi công xây dựng :  Khi thi công Top-base ở nền đất có bùn thì sau khi đào vét đến cốt đặt Top-base phải rải lớp vải địa dưới bề mặt đáy nhằm giữ sạch bề mặt trong suốt quá trình thi công . Còn ở những nền đất cứng thì phải đầm chặt và phẳng bề mặt tại cốt đặt Top-base
  • 41. CAO TRƯỜNG 12149324 2. HOÀNG XUÂN TRƯỜNG 12149150 3. NGUYỄN SĨ PHÚC HÀ 12149030 4. DƯƠNG ĐÌNH DUY CHƯƠNG 12149195 5. NGUYỄN ANH KIỆT 12149059 6. NGUYỄN ĐẠT THANH 12149118