Công văn chỉ đạo phòng chống lụt bão năm 2024

Đường dây nóng cứu hộ, cứu nạn: 02437.333.664 - 02437.349.821 - 069.696.348 - Fax:02437.333.845

Chỉ đạo thực hiện: Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT - UV thường trực BCĐ.TW về PCTT Trần Quang Hoài

Chỉ đạo nội dung: Phó Tổng cục trưởng - Phó Chánh văn phòng TT BCĐ.TƯ về PCTT Nguyễn Trường Sơn

Chịu trách nhiệm nội dung: Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng Nguyễn Thị Thúy Ái

Trụ sở: Nhà A4, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 02437335804, Fax: 02437335701

Ghi rõ nguồn "Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT" hoặc "Tổng cục Phòng chống thiên tai" khi phát hành thông tin từ các nguồn này.

Các phòng, ban ngành, UBND các xã, thị trấn tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/2/2016 về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020; các văn bản chỉ đạo của UBND huyện về chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ năm 2016, ngoài ra cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của thời tiết; tổ chức trực ban 24/24 giờ, chủ động triển khai phương án phòng, ứng phó với mưa bão trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ”. Rà soát, nắm chắc số lượng phương tiện, vật tư dự phòng phục vụ công tác phòng, chống lụt bão ở địa phương và có phương án huy động phương tiện, lực lượng để ứng cứu kịp thời khi có sự cố do thiên tai gây ra.

Các phòng, ban, đơn vị là thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện bám sát địa bàn được phân công, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo công tác phòng, ứng phó khi có mưa to và lũ xảy ra; kịp thời báo cáo tình hình về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện (phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo UBND huyện.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng (cơ quan Thường trực Ban an toàn giao thông huyện) chủ trì, phối hợp với Công an huyện, UBND các xã, thị trấn: Chuẩn bị phương tiện, nhân lực, vật lực; có phương án ứng phó, khắc phục, đảm bảo giao thông trên các tuyến đường xung yếu đảm bảo giao thông thông suốt; phân công người trực 24/24 giờ ở các khu vực trọng điểm, xung yếu; cắm các biển báo, cảnh báo, nghiêm cấm người, phương tiện lưu thông qua khu vực bị ngập lụt, sạt lở nguy hiểm khi có tình huống thời tiết xấu xảy ra.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá cơ sở hạ tầng và hiệu quả sử dụng của các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện, nhất là tại các điểm có khả năng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xử lý khắc phục nhằm đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân. V/v phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2023

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2023

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Năm 2022, tình hình thiên tai diễn ra đặc biệt phức tạp tại nhiều khu vực trong cả nước, với hầu hết các loại hình thiên tai thường gặp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ đầu năm 2023 đến nay, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật ngay từ những tháng đầu năm trên các vùng, miền cả nước với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) trong đó có 1.072 trận thiên tai đã được thống kê.

Thực hiện Công điện số 591/CĐ-TTg ngày 29/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất tại tỉnh Lâm Đồng và chủ động ứng phó sạt lở trong mùa mưa lũ, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai ở địa phương theo 04 tài liệu hướng dẫn đã được đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

2. Đối với công tác quy hoạch: tiếp tục triển khai thực hiện việc rà soát, cập nhật, bổ sung các giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị, khu dân cư phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu và những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất; xác định mức độ ảnh hưởng với các tần suất mưa lũ xảy ra ở từng khu vực trên địa bàn để lựa chọn địa điểm tái định cư đảm bảo an toàn cho người dân; cảnh báo và chủ động di dời nhân dân đến nơi an toàn ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng bởi bão mạnh, siêu bão, các khu vực dân cư sinh sống tại vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các khu vực thoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa. Từng bước di dời dân cư đến khu vực an toàn theo quy hoạch.

3. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật: rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập úng khi mưa, lũ; kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị; kiểm soát quy trình cắt tỉa cây xanh đô thị đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão; đảm bảo an toàn điện và cung cấp nước sạch cho các vùng bị úng ngập.

4. Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng: yêu cầu người dân, chủ sở hữu thực hiện gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn nhà ở trước mùa mưa bão; đối với các công trình sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, cửa kính, công trình gắn panô, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao phải được kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cường; các công trình xây dựng tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất như bờ sông, bờ suối, lũ ống, lũ quét phải có đánh giá, cảnh báo cho nhân dân.

5. Đối với công trình đang thi công xây dựng: phải lập và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt công tác đảm bảo an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao trong mùa mưa bão.

6. Đối với các công trình tháp (trụ) viễn thông, truyền hình: yêu cầu các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng báo cáo chi tiết số lượng công trình đang quản lý, khai thác, sử dụng theo phân cấp công trình, thời gian đưa vào sử dụng và vị trí xây dựng, đặc biệt đối với các công trình đặt tại các vị trí xung yếu như: ven biển, hải đảo, khu vực thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, xâm thực, khu vực đông dân cư ...; thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình theo chu kỳ, bảo trì, sửa chữa khắc phục các tồn tại (nếu có); lập kế hoạch và khẩn trương tổ chức thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình sớm phát hiện các nguy cơ, làm tốt công tác bảo trì, kết quả báo cáo về Sở Xây dựng địa phương để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc nêu trên.

7. Đối với các cột điện ly tâm bê tông cốt thép: yêu cầu đơn vị quản lý, vận hành rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng và gia cường, giằng chống đối với các trường hợp không đảm bảo chất lượng, nghiêng hoặc bố trí hoạt tải sai khác so với thiết kế ban đầu đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão; đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trong mùa mưa bão.

8. Đối với các công trình hồ đập: rà soát, kiểm tra, kiểm định an toàn hồ dập trước mùa mưa bão; kiểm tra quy trình vận hành hồ đập nhằm đảm bảo an toàn cho hạ du.

Các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với địa phương nơi đang hoạt động thực hiện ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão năm 2023 khi có yêu cầu./.

Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT (để b/c); - Các Bộ: QP, CA, GTVT, NN&PTNN, CT, TTTT; - Các đơn vị: Đài THVN Đài TNVN; - Các Tập đoàn: Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Điện lực Việt Nam; - SXD các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng; - Lưu: VT, GĐ.

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Nghị

Thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021).

Bao gồm: 07 cơn bão, 02 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông; 258 trận dông, lốc, mưa lớn; 286 trận động đất; 310 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất, 191 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, 02 đợt rét đậm, rét hại, 14 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển và 02 đợt nắng nóng, hạn hán.

Tài liệu hướng dẫn gồm: (1) Hướng dẫn nhà an toàn phòng, chống bão lũ; (2) Hướng dẫn phân loại nhà an toàn: (3) Khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình; (4) Quy trình kiểm định các công trình ăn ten thu phát sóng viễn thông, truyền thanh truyền hình.

Công văn 2911/BXD-GĐ về phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão ngày 07/07/2023 do Bộ Xây dựng ban hành