Công việc của ngành công nghệ hóa học năm 2024

Công nghệ kỹ thuật hóa học hiện nay không chỉ giữ vai trò trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: dầu khí, vật liệu xây dựng, sơn, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổng hợp vật liệu, chế biến thực phẩm, đồ uống… mà còn có vai trò quan trọng trong xây dựng nền nông nghiệp xanh, giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất vô cơ độc hại.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ kỹ thuật Hóa học được áp dụng để tổng hợp, chiết tách các hoạt chất quý trong tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật làm thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh, thuốc trừ sâu sinh học, chất màu và chất bảo quản thực phẩm… có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Trong lĩnh vực môi trường, công nghệ kỹ thuật hóa học góp phần quan trọng trong xử lí chất thải, tận thu, khép kín chu trình sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, giúp chúng ta có môi trường sống trong lành, đảm bảo phát triển bền vững.

Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học được xây dựng, thiết kế, tích hợp với chương trình của các trường đại học trong nước và trên thế giới, đồng thời chú trọng vào kỹ năng thực hành. Với 50% thời lượng thực hành trong phòng thí nghiệm và thực tế tại địa phương, doanh nghiệp sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ được đào tạo thành các cử nhân có chuyên môn cao trong việc phân tích, thiết kế các giải pháp về quy trình công nghệ, tính toán kỹ thuật, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực sản xuất hóa dược, sản phẩm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, phân bón và công nghệ hóa ứng dụng trong xử lý môi trường.

Triển vọng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học

Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học có có hội việc làm đa dạng với rất nhiều vị trí tại các lĩnh vực như: Chuyên viên tại các viện nghiên cứu hóa học, vật liệu, mỹ phẩm, thực phẩm; các phòng thí nghiệm môi trường, hóa sinh, y dược, kiểm dịch thực vật và động vật; Cán bộ điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu; Cán bộ thiết kế, vận hành quy trình sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm (kem dưỡng da, dầu gội đầu…), hóa dược (thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất thuốc…), công nghệ vật liệu mới (vật liệu polymer, vật liệu siêu bền, nhẹ…), công nghệ hóa môi trường (vận hành hệ thống xử lí chất thải, làm việc tại các trung tâm quan trắc môi trường…); Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hóa học.

Điều kiện học tập ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là một trường đào tạo đa ngành, trường đại học trọng điểm quốc gia. Đội ngũ giảng viên của Học viện có trình độ cao, tâm huyết với nghề, trên 80% được đào tạo tại trường đại học của các nước có nền khoa học tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan, … Hơn 90% giảng viên tham gia giảng dạy chương trình Công nghệ kỹ thuật hóa học có trình độ từ tiến sĩ trở lên.

Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại của Học viên bao gồm (hệ thống học liệu, phòng thực hành, phòng thí nghiệm tiêu chuẩn ISO, khu thí nghiệm) thỏa mãn yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học sinh viên.

Chương trình học cũng cung cấp nhiều cơ hội học bổng như: học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài trợ nghiên cứu của các doanh nghiệp tổ chức. Ngoài ra sinh viên có cơ hội được tham dự các khóa trại hè hợp tác với các trường Đại học thuộc các nước Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan thông qua các khóa học trao đổi quốc tế.

Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Kỹ thuật hóa học là ngành đi đầu trong phát triển khoa học và công nghệ ứng dụng khoa học vào đời sống. Nhưng bạn đã thực sự biết ngành công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? học gì? ra trường làm gì hay chưa?.

Cùng Edunet tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?

Ngành Kỹ thuật Hóa học (hay ngành công nghệ kỹ thuật hóa học) là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, phát triển, ứng dụng những kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất để biến đổi và tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội. Ngành này đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dầu khí, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón, vật liệu hàng không, môi trường, chế biến thực phẩm, đồ uống. Những Kỹ sư ngành Kỹ thuật Hóa học đảm nhiệm vai trò thiết kế, chế tạo, vận hành, đánh giá, điều chỉnh và quản lý các quá trình sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.

Công việc của ngành công nghệ hóa học năm 2024

tìm hiểu ngành công nghệ kỹ thuật hóa học

Một số lĩnh vực sản xuất phổ biến liên quan đến ứng dụng kỹ thuật hóa học như:

  • Mặt hàng tiêu dùng (nhựa, chất tẩy rửa, sơn, thuốc nhuộm, thủy tinh, giấy…)
  • Nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…)
  • Vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch…)
  • Lương thực – thực phẩm - đồ uống
  • Công nghiệp dệt – da
  • Công nghiệp điện hóa (pin, mạ điện, bảo vệ kim loại..)
  • Công nghiệp hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, dược – mỹ phẩm…)
  • Công nghiệp cơ khí (luyện kim, cao su, polymer…),
  • Công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng

Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học học gì?

Sinh viên theo học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học sẽ được trang bị kiến thức nền tảng chuyên sâu qua các môn cơ sở ngành về các mảng như:

  • Hóa học bao gồm: Hoá hữu cơ, hoá kỹ thuật, hóa dầu…
  • Kỹ thuật điện và thông tin
  • Tính toán kỹ thuật
  • Cơ học chất lỏng, khối lượng và sự truyền nhiệt, nhiệt động lực học
  • Giới thiệu về kỹ thuật hóa sinh
  • Kỹ năng thực hành trong kỹ thuật hóa học
  • Kỹ năng lập trình cho kỹ sư.
  • Kết cấu, vật liệu và động lực học
  • Công nghệ điện hoá
  • Kiến thức và trách nhiệm đạo đức với môi trường

Công việc của ngành công nghệ hóa học năm 2024

sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật hóa học học gì?

Ngành học cung cấp kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành hẹp: vật liệu polymer & composite; công nghệ trích ly, chiết tách chất; hoá hương liệu mỹ phẩm; kỹ thuật nhuộm in; chất kích thích và bảo vệ thực vật; kỹ thuật gốm sứ và vật liệu ceramic; công nghệ điện hoá và chống ăn mòn kim loại; phân tích hóa học; kỹ thuật môi trường, cũng như các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học: cơ học lưu chất và vật liệu rời, truyền nhiệt, truyền khối, kỹ thuật phản ứng.

Sinh viên tốt nghiệp có năng lực thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ hoá học; ứng dụng các kỹ thuật hóa học trong thực tế. Năng lực quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất liên quan đến lĩnh vực hóa học. Có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao kiến thức, học sau đại học trong và ngoài nước.

Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học thi khối nào? điểm chuẩn bao nhiêu?

- Mã ngành Kỹ thuật Hóa học: 7520301 (ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học là 7510401)

- Ngành Kỹ thuật Hóa học xét tuyển những tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

- Điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật hóa học năm 2022

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hóa học xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2022, dao động từ 15 - 26 điểm.

Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học học trường nào tốt?

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học. Việc lựa chọn học trường nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đào tạo, mức độ uy tín của từng trường, địa điểm học cũng như chi phí học của từng trường. Dưới đây là các trường đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật hóa học mà các bạn có thể tham khảo và lựa chọn học.

Miền Bắc:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Mỏ địa chất
  • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Công nghiệp Việt Trì

Miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Công nghiệp Vinh

Miền Nam:

  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học An Giang
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Đại học Nam Cần Thơ

Học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học ra trường làm gì?

Đây là câu hỏi và thắc mắc của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh đang tìm hiểu về ngành học này. Trong nền công nghiệp đang phát triển sôi động, nguồn đầu tư cho ngành kỹ thuật hóa học ngày càng được chú trọng. Triển vọng nghề nghiệp cho những người học Kỹ thuật Hóa học do đó mở rộng hơn, từ các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc đa dạng và mức lương hấp dẫn. Các bạn trẻ được trang bị kiến thức tốt, giỏi ngoại ngữ cũng như các kỹ năng cần thiết để làm chủ lĩnh vực này, tạo ra một thị trường cạnh tranh và thúc đẩy sự tăng trưởng thu nhập.

Công việc của ngành công nghệ hóa học năm 2024

học công nghệ kỹ thuật hóa học ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ hoá học cho bạn có thể kể đến như:

  • Kỹ sư công nghệ, quản lý điều hành sản xuất tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp.
  • Kỹ thuật viên trong nhà máy, phòng thí nghiệm.
  • Kỹ sư phân tích, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm.
  • Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu - phát minh.
  • Giảng dạy, nghiên cứu, nhân viên phòng thí nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Mức lương ngành công nghệ kỹ thuật hóa học bao nhiêu?

Lương của ngành kỹ thuật hóa học là bao nhiêu luôn là một thắc mắc của bất cứ sinh viên nào theo học ngành này. Kỹ thuật hóa học được đánh giá là ngành nghề có mức thu nhập khá cao ngay từ khi các bạn sinh viên mới ra trường và có cơ hội tăng lương hàng đầu. Trung bình mức lương của ngành kỹ thuật hóa học dao động từ 9 – 10 triệu/tháng.

Công việc của ngành công nghệ hóa học năm 2024

ngành công nghệ kỹ thuật hóa học lương cao không?

Kỹ sư hóa học có tay nghề cao có thể nhận mức tiền lương dao động trong khoảng 30 triệu đồng/tháng. Thậm chí, đối với những ai có nền tảng ngoại ngữ tốt, làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài thì lương của ngành kỹ thuật hóa học mà người đó có thể kiếm được lên tới 70.000 – 100.000 USD/năm.

Như mọi ngành nghề khác, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức lương mà một người nhận được trong ngành kỹ thuật hóa học. Các yếu tố chủ quan đó là trình độ năng lực, trình độ chuyên môn, hiệu quả làm việc, kinh nghiệm làm việc. Các yếu tố khách quan do chế độ lương của doanh nghiệp sử dụng lao động, do tình hình thị trường chung, thậm chí là liên quan tới cả vị trí địa lý nơi bạn làm việc cũng như mức sống của từng nơi cũng sẽ gây ra sự chênh lệch mức lương.

Những sự thật về ngành công nghệ kỹ thuật hóa học mà bạn nên biết

Ngành kỹ thuật hóa học có độc hại không?

Khi nhắc tới hóa học, hẳn bạn sẽ băn khoăn liệu có nguy hiểm khi làm việc trong lĩnh vực này. Thực tế là các chương trình đào tạo cũng như công việc về kỹ thuật hóa học chủ yếu liên quan đến tính toán các quá trình (hóa, lý, nhiệt, sinh) xảy ra khi vật liệu được chế biến thành sản phẩm. Ngoài ra, các phương pháp thí nghiệm sẽ được trang bị để thực hành tốt công việc liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Quan trọng nhất là cần tuân thủ các quy định trong lúc nghiên cứu, thí nghiệm thì trong trường hợp tiếp xúc làm việc với hóa chất cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Công việc của ngành công nghệ hóa học năm 2024

ngành công nghệ kỹ thuật hóa học và những điều cần biết

Con gái có nên học công nghệ kỹ thuật hóa học?

Hiện nay, không thiếu những bạn nữ tham gia vào ngành kỹ thuật. Cơ hội nghề nghiệp của phái nữ trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học không hề kém cạnh hơn nam giới. Nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng nghề của ứng viên không hẳn ở sức mạnh, mà vào sự khéo léo, tinh nhạy, thậm chí ở các kỹ năng mềm như khả năng ứng xử, giao tiếp… vốn là lợi thế mà bất cứ phái nào cũng có thể rèn luyện được.