Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2024

Chính phủ đã gửi báo cáo đến Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Tại báo cáo, đối với lĩnh vực y tế, Chính phủ cho biết đã trình Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 theo đó định hướng gắn chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh với giá dịch vụ y tế, qua đó góp phần đẩy nhanh hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh các tuyến. Triển khai các giải pháp từ khâu tuyển chọn, tuyển dụng, quản lý, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ở tất cả các tuyến, góp phần quan trọng tạo ra bước đột phá nhằm thực hiện tốt chiến lược cán bộ y tế thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế. Khuyến khích và tạo hành lang pháp lý để phát triển khám, chữa bệnh từ xa.

Báo cáo cũng nêu rõ, quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh triển khai đồng bộ các hoạt động trong việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thông tư, Quyết định, Đề án đã được phê duyệt về: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục khám chữa bệnh, đặc biệt là khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám chữa bệnh; thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho y tế cơ sở; cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấn; tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường...

Triển khai nhiều dự án, đề án khuyến khích đào tạo nhân lực y tế như giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế; đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (đã đào tạo 354 bác sĩ trẻ có trình độ chuyên khoa cấp 1 và bàn giao về cho 85 huyện nghèo, khó khăn thuộc 22 tỉnh ); đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030...

Tiếp tục mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh; liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, đổi mới căn bản phương thức đánh giá chất lượng bệnh viện theo bộ tiêu chí phù hợp với xu hướng quốc tế và chỉ số hài lòng của người bệnh. Triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số ngành Y tế; khám chữa bệnh trực tuyến, từ xa (teleheath), kết nối gần 30 bệnh viện tuyến trên với 1.500 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, kể cả vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Ưu tiên bố trí ngân sách cho y tế cơ sở, y tế dự phòng

Báo cáo nêu rõ, ngày 30/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Chương trình phân bổ gần 14.000 tỷ đồng cho ngành Y tế để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh của các Viện nghiên cứu.

Đối với năm 2021 và năm 2022 khi kết thúc giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện lồng ghép Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số vào nội dung chi của các Chương trình mục tiêu quốc gia và hoạt động thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.

Ngân sách trung ương tiếp tục bố trí dự toán để các bộ và các địa phương thực hiện các chế độ, chính sách, hoạt động chuyển thành nhiệm vụ thường xuyên gồm: mua vắc xin tiêm chủng mở rộng; mua thuốc chống lao và thuốc kháng HIV cho bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế, phương tiện tránh thai; các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm; bảo đảm an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học; quân dân y kết hợp; mua vitamin A; truyền thông y tế... nhằm đảm bảo thuốc, vắc xin cho các đối tượng và thực hiện một số hoạt động chuyên môn, duy trì thành quả của Chương trình mục tiêu giai đoạn trước./.

Trong thập kỷ qua, ngành y khoa thế giới đã có những bước tiến dài và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất ra những loại vắc xin, loại dược phẩm, các phương pháp chẩn đoán, điều trị hữu hiệu giúp phòng và chữa được nhiều loại bệnh hiểm nghèo mà trước đây y học phải bó tay. Đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực phẫu thuật ngoại khoa, công nghệ gen…. Những thành tựu này sẽ mãi được ghi nhận, thể hiện sự đóng góp đáng tự hào của nền y học thế giới trong chăm sóc sức khỏe con người.

Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2024

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn. Ảnh: Minh Hoan

Việt Nam đã được Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá là một trong các nước có thành tựu nổi bật về y tế so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP), cụ thể: Các chỉ số về tình trạng sức khỏe của người dân đều đạt mức tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia có cùng mức phát triển kinh tế. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã hướng tới việc phục vụ người bệnh với số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, hiệu quả và công bằng hơn. Y học dự phòng đã hoàn toàn chủ động kiểm soát tốt các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi; Công tác khám, chữa bệnh đã phát triển được nhiều công nghệ kỹ thuật cao, ngang tầm khu vực. Nhiều phương pháp phẫu thuật mang “nhãn hiệu Việt Nam” được ứng dụng sáng tạo, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả cao, được các bác sĩ nước ngoài đến học hỏi và đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao. Mặc dù chuyên ngành ghép tạng của Việt Nam ra đời muộn hơn nhưng hiện nay kỹ thuật ghép tạng, ghép nối các bộ phận trên cơ thể người của các bác sỹ Việt Nam không thua kém bất cứ một nước nào trên thế giới, khiến bạn bè quốc tế thán phục. Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong số rất ít quốc gia trong khu vực có thể tự sản xuất được vắc xin để phòng chống dịch bệnh, ngày 22/6/2015 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 37 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận đạt tiêu chuẩn cơ quan quản lý quốc gia về văcxin (NRA)...

Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2024

Phun thuốc khử trùng tại vụ dịch Cúm A H5N1 tại Chợ Mới (PV T4G BK)

Tuy nhiên, Y tế Việt Nam trong những năm gần đây cũng gặp phải nhiều thách thức như: Mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh truyền nhiễm, bệnh lạ, bệnh mới nổi diễn biến phức tạp, khó lường; Các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư…) ngày một gia tăng; Nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng cao trong khi đó nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực y tế còn hạn hẹp; Chính sách viện phí còn chậm đổi mới, chưa thực hiện tính đúng và tính đủ dẫn đến không đảm bảo cân đối thu, chi của các bệnh viện. Công tác xã hội hóa y tế chưa đủ mạnh trong khi tình trạng quá tải tại các bệnh viện Trung ương và bệnh viện chuyên khoa đang trở thành vấn đề nóng bỏng của xã hội, đòi hỏi cần có sự đầu tư lớn và đồng bộ từ Chính phủ. Mệnh giá bảo hiểm y tế (BHYT) còn quá thấp và chưa đạt độ bao phủ BHYT toàn dân; Mô hình tổ chức y tế cơ sở còn bất cập, nhất là đối với các đơn vị y tế tuyến huyện, dẫn đến chồng chéo về quản lý, chỉ đạo tổ chức và chuyên môn trong lĩnh vực y tế, đến nay vẫn chưa có quan điểm nhất quán về mô hình tổ chức này. Nhân lực y tế thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng ở tất cả các tuyến, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Chính sách tiền lương và chính sách đãi ngộ với cán bộ y tế chưa phù hợp, chưa tương xứng với thời gian học tập, trách nhiệm nghề nghiệp và môi trường, điều kiện làm việc; Thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã quan tâm đầu tư cho y tế từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực y tế vẫn còn thấp, dẫn đến cơ sở vật chất, trang thiết bị tuyến y tế cơ sở vùng miền núi, vùng khó khăn còn thiếu thốn, nên chất lượng dịch vụ y tế tại các vùng này chưa cao...

Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2024

Cho trẻ uống Vitamin A tại các Trạm Y tế xã (PV T4G)

Cùng với sự phát triển của ngành y tế cả nước, y tế Bắc Kạn giai đoạn hiện nay cũng có nhiều bước tiến quan trọng trong công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, hệ thống y tế của tỉnh Bắc Kạn có những đặc thù khác với các tỉnh lân cận, đó là: Hệ thống y tế tuyến huyện vẫn giữ nguyên theo mô hình cũ là Trung tâm y tế huyện thực hiện 2 chức năng khám chữa bệnh và y tế dự phòng; Toàn tỉnh chỉ có 1 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh (hạng 2) duy nhất, chưa có các bệnh viện chuyên khoa; Mặc dù tỷ lệ bác sỹ/vạn dân khá cao (năm 2014 là 13,1 BS/10.000 dân), nhưng thiếu nhân lực chuyên môn cao, chuyên môn sâu; Nhiều cơ sở hạ tầng của y tế cơ sở đã xuống cấp, trang thiết vị thiếu hoặc không đồng bộ. Vì vậy, chưa triển khai đầy đủ các dịch vụ y tế theo danh mục phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, do đó chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ CSSK của người dân. Tỉnh chưa có chính sách thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao về công tác, cũng như chế tài giữ cán bộ sau đào tạo ở lại tỉnh làm việc lâu dài...

Đó là những khó khăn, thách thức cơ bản đối với hệ thống y tế tỉnh Bắc Kạn. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là "Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" theo các quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị, dựa trên những chính sách, nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho tỉnh, ngành y tế Bắc Kạn cần khắc phục những hạn chế, tồn tại, yếu kém, phát huy nội lực từng bước đưa ngành ngày càng phát triển, trên cơ sở thực hiện tốt các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

Một là: Xác định rõ y tế cơ sở là đơn vị y tế đầu tiên, trực tiếp tiếp cận với người dân và cung cấp các loại hình dịch vụ CSSK nhân dân trên địa bàn dân cư, do vậy cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Giữ nguyên mô hình Trung tâm y tế huyện như hiện nay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các tuyến. Phối hợp với chính quyền các cấp phấn đấu đến năm 2020: 100% xã/phường/thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã theo tiêu chí mới.

Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2024

Vườn thuốc nam tại Trạm Y tế xã Trung Hòa (Ngân Sơn) - ảnh T.Nam

Hai là: Tăng cường vai trò trách nhiệm và nâng cao năng lực quản lý của người đứng đầu cơ quan đơn vị y tế; Thường xuyên chỉ đạo, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo đánh giá cán bộ lãnh đạo hàng năm.

Ba là: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh các tuyến: Sắp xếp và bố trí cơ cấu tổ chức phù hợp và đủ mạnh; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đảm bảo cơ chế chính sách hỗ trợ để duy trì và phát triển. Theo lộ trình từng bước thành lập các bệnh viện chuyên khoa như: Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi… Tổ chức vận hành và khai thác có hiệu quả khi Bệnh viện đa khoa 500 giường bệnh hoàn thiện và đi vào hoạt động. Đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, quản lý khám- chữa bệnh; Thực hiện có hiệu quả các quan điểm của Bộ Y tế là:“Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2024

Cán bộ Y tế tỉnh Bắc Kạn khám chưa bệnh cho Người cao tuổi trên địa bàn (PV T4G)

Bốn là: Tiếp tục ổn định tổ chức hệ thống y tế dự phòng, Theo lộ trình sẽ sắp xếp thu gọn đầu mối theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phù hợp với điều kiện địa phương. Sớm hoàn thiện các tiêu chí để Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đạt chuẩn quốc gia; Tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống dịch bệnh, chủ động phát hiện sớm, khống chế và xử trí kịp thời không để dịch lớn xảy ra. Triển khai sâu rộng công tác quản lý, điều trị các các bệnh không lây nhiễm; Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Duy trì và chủ động xây dựng kế hoạch triển khai điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV và thành lập đầy đủ các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại các huyện còn lại.

Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2024

Bản tin Y tế Bắc Kạn đến với đồng bào dân tộc vùng sâu, xa (PV T4G)

Năm là: Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, làm tốt công tác cung cấp thông tin cho báo chí và tuyên truyền sâu rộng tới các cấp, các ngành và người dân về hoạt động y tế cũng như nâng cao nhận thức trong nhân dân về phòng ngừa bệnh tật, về bao phủ BHYT và xã hội hóa công tác y tế trên địa bàn./.