Đất ở đô thị odt là gì năm 2024

Theo Điều 144 Luật Đất đai 2013, khái niệm loại đất ODT là đất dùng để ở tại đô thị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nhiều người dân vẫn chưa nắm được những quy định về đất nông nghiệp ODT.

Đất ODT thường có thời hạn sử dụng rất lâu dài. Ảnh: Hải Nguyễn.

Thời hạn sử dụng đất ODT

Đất ODT thường có thời hạn sử dụng rất lâu dài vì là loại đất thổ cư dùng để xây dựng các công trình nhà ở, hoặc các công trình phục vụ sinh hoạt của con người.

Loại đất này thuộc nhóm đất ở và có thời hạn sử dụng là ổn định lâu dài, khác với đất thương mại dịch vụ sở hữu 50 – 70 năm, đất ODT có thời hạn dài hơn.

Nếu đất ODT thuộc sở hữu cá nhân hoặc tổ chức bị giải tỏa với mục đích sử dụng của nhà nước, thì chủ sở hữu vẫn sẽ được đền bù đúng theo giá đất mà nhà nước quy định.

Đất nông nghiệp quy hoạch ODT

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng...

Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông - lâm nghiệp. Theo đó, đất nông nghiệp quy hoạch ODT là đất hoa màu nằm trong diện quy hoạch thành đất ở tại đô thị.

Theo Điều 49 Luật đất đai 2013:

- Nếu đất nông nghiệp nằm trong trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất tiếp tục sử dụng đất và không bị hạn chế các quyền của mình.

- Quyền của người sử dụng đất năm trong quy hoạch chỉ bị hạn chế trong trường hợp đất nằm trong quy hoạch, đồng thời đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch.

Lúc này, người sử dụng đất vẫn được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm. Nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

Bước 1: Người sử dụng đất lập 1 bộ hồ sơ và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện, hồ sơ gồm:

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014 /TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Trong thời gian không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 3: Trong thời hạn không quá 4 ngày làm việc, UBND cấp huyện ký quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 4: Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, chủ sử dụng đất đến nhận quyết định chuyển mục đích sử dụng đất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp có thẩm quyền để thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Căn cứ vào kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ thực hiện xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chỉnh lý tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện để trao lại cho chủ sử dụng đất.

Ký hiệu đất ODT là viết tắt của “đất ở tại đô thị”. Theo Thông tư số 25/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, định nghĩa đất ODT tương đương với đất ở tại đô thị trong nhóm đất phi nông nghiệp. Đây là nhóm đất thổ cư được phân loại trong luật đất đai.

Đất ở tại đô thị bao gồm các khu vực để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trên cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị và tuân thủ quy hoạch sử dụng đất, luật quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Theo Khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai 2013).

2. Đặc điểm của đất ở đô thị (ODT)

Điều 144 của Luật Đất đai, các tiêu chuẩn sử dụng, phát triển và quản lý đất đô thị như sau.

Đất ở tại đô thị bao gồm đất xây dựng nhà ở và đất xây dựng công trình có mục đích sử dụng.

Ngoài xây dựng, khu đất này còn có tiềm năng tạo ao, vườn, hồ, cảnh quan,… trong cùng một lô đất. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng.

Các khu dân cư đô thị nên được sử dụng theo thông tin quy hoạch cho vị trí.

Các khu dân cư đô thị cần có phong cách thiết kế đồng bộ với khu vực công trình công cộng xung quanh. Điều này chắc chắn không chỉ mang lại lợi ích cho cuộc sống của cư dân mà còn có lợi cho việc phục hồi môi trường và cảnh quan thành phố.

Nhà nước có quy hoạch chi tiết sử dụng đất ở tại đô thị. Bao gồm các chính sách mới nhằm tạo ra các điều kiện tối ưu cho cuộc sống đô thị.

Ủy ban nhân dân thành phố và địa phương dựa trên thông tin quy hoạch và nguồn vốn quỹ đất của địa phương để xác định việc giao đất cho từng hộ gia đình.

Việc chuyển đổi đất ở sang đất xây dựng công trình phải phù hợp với định hướng quy hoạch của thành phố. Đồng thời phải tuân thủ các tiêu chuẩn về trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường đô thị.

3. Quy hoạch và mục đích sử dụng đất ODT là gì?

Theo Điều 144, Luật Đất đai 2013, quy hoạch và mục đích sử dụng đất ODT như sau:

“1. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

2. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

3. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

4. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.”

4. Thời hạn sử dụng đất ODT

Theo quy định tại Điều 125 Luật đất đai 2013, đất ở tại đô thị là loại đất có thời hạn sử dụng ổn định và lâu dài. Cá nhân, hộ gia đình có thể sử dụng đất ổn định, lâu dài trong các trường hợp sau đây:

– Đất ở do hộ gia đình và cá nhân sử dụng;

– Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;

– Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân hoặc hộ gia đình đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

– Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng SX là rừng tự nhiên;

– Đất sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng;

– Đất tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo;

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính;

– Đất giao thông, thủy lợi, đất có danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử – văn hóa có giá trị, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

– Đất nghĩa trang, nghĩa địa;

– Đất tổ chức kinh tế sử dụng.

5. Lợi thế của đất ODT

Đất ODT có lợi thế cạnh tranh cao và thời hạn sở hữu lâu dài nên khá thu hút hơn so với các loại hình đất khác.

Nhu cầu của mọi người mua càng nhiều, cũng như tỉ suất cho thuê tốt nên đất ODT có giá trị cao hơn những loại đất khác.

Loại đất này là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao. Ở đây người dân hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Những trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá, kinh tế đều tập trung ở đây. Từ đó có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế và xã hội của khu đô thị đó.

Trong nhiều năm trở lại đây về giá trị của đất ODT đều tăng lên từ 5-20% mỗi năm.

Những lợi thế trên cho thấy về việc đầu tư vào các dự án đất ODT ở nước ta rất tiềm năng. Có khả năng phát triển hơn trong tương lai, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho mọi người.

6. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:

Bước 1: Người sử dụng đất lập 01 bộ hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – UBND cấp huyện, hồ sơ gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014 /TT-BTNMT ngày 02/6/2014của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Trong thời gian không quá 08ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy định pháp luật về đất ở đô thị “ODT” Truy cập ngay phaplybatdongsanbinhduong để biết thêm về các các .pháp lý có liên quan.

Xem thêm:

1.//phaplybatdongsanbinhduong.com/tu-van-phap-ly-bat-dong-san/skk-la-dat-gi/

2//phaplybatdongsanbinhduong.com/giai-dap-phap-ly-bds/giai-dap-thu-tuc-bat-dong-san/dat-thuong-mai-tmd/

Đất ở tại đô thị ODT là gì?

Theo đó, đất ONT là đất ở tại nông thôn và đất ODT là đất ở tại đô thị, cả hai loại đất đều thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Nên ODT là gì?

Như vậy, quy hoạch ODT chính là một loại quy hoạch đô thị là hoạt động tổ chức không gian đất ở tại đô thị để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị nhằm tạo nên một môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông ...

Bản đồ quy hoạch ODT là gì?

Nhóm đất phi nông nghiệp Nhóm đất này có các ký hiệu trong bản đồ quy hoạch như sau: - ODT: Đất ở tại đô thị. Đây là loại đất được sử dụng cho việc xây dựng nhà ở, chung cư, biệt thự, khu đô thị mới và các công trình phục vụ cho cuộc sống của người dân tại đô thị.

ONT là loại đất gì?

Ký hiệu ONT trên sổ đỏ là ký hiệu của loại đất ở nông thôn (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp).

Chủ đề