Đau bụng ở dưới rốn là bị làm sao

Đau bụng dưới rốn là cảm giác đau vùng bụng, tính từ rốn trở xuống. Đặc biệt, chứng đau bụng dưới càng tỏ ra nguy hiểm hơn ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Vậy, đau bụng dưới rốn ở nữ báo hiệu bệnh gì?

1.Đau bụng dưới rốn ở nữ giới báo hiệu bệnh gì?

Cơn đau tức bụng dưới rốn ở nữ nếu xuất hiện ở giai đoạn giữa 2 kỳ kinh thì có thể cơ thể bạn đang trong giai đoạn rụng trứng. Trong thời điểm này, buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả trứng trưởng thành và một số chất dịch cùng với máu. Vì vậy, có thể gây kích ứng niêm mạc của bụng, tạo thành cơn đau.

Đau bụng dưới rốn trong giai đoạn này không có hại và có thể biến mất chỉ trong vài giờ.

Đau bụng ở dưới rốn là bị làm sao

Đau bụng dưới rốn ở nữ giới cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản

Co bóp tử cung

Đau bụng dưới rốn dấu hiệu co bóp tử cung, mỗi tháng, lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành trong tử cung để tạo nơi trú ẩn ấm áp cho phôi thai hình thành. Khi trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bị chết và rời khỏi cơ thể trong thời gian kinh nguyệt. Hiện tượng co bóp tử cung nhằm đẩy các chất thải ra ngoài. Vì vậy, trong những ngày đầu có kinh, chị em thường phải đối mặt với những cơn đau bụng dưới rốn, cảm giác đau từng cơn khó chịu.

Để giảm triệu chứng khó chịu này, chị em có thể áp dụng phương pháp chườm nóng

Đau bụng ở dưới rốn là bị làm sao

Chườm nóng là một phương pháp giúp giảm đau bụng dưới rốn ở nữ trong những ngày kinh nguyệt

Đau bụng dưới rốn ở nữ do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt thường ở nữ thường biểu hiện với tính khi thất thường, thèm ăn, mất ngủ, có người xuất hiện cảm giác đau bụng, đau lưng, nhức đầu, mặt nổi mụn và đau nhức ngực. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thay đổi trong nội tiết. Bệnh thường nặng hơn khi chị em căng thẳng, ít tập thể dục và cơ thể  thiếu một số vitamin.
Trường hợp hội chứng tiền kinh nguyện ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày thì cần trò chuyện với bác sĩ. Cần thiết phải thay đổi lối sống và dùng thuốc giảm đau nhằm giảm thiểu những khó chịu này.

Đau bụng dưới rốn ở nữ cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp khẩn cấp, có tính nguy hiểm cao, và đòi hỏi phải hỗ trợ điều trị ngay lập tức. Thai ngoài tử cung xảy ra khi phôi thai “đậu” lại không đúng vị trí, thường là ở ống dẫn trứng.
Các triệu chứng mang thai ngoài tử cung bao gồm đau vùng chậu dữ dội, cảm giác chuột rút ở 1 bên thành bụng, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.

Đau bụng ở dưới rốn là bị làm sao

Khi thấy cơn đau bụng bất thường , đặc biệt là vùng dưới rốn chị em nên đi khám chuyên khoa để được tầm soát kịp thời

U nang buồng trứng

Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể cảnh báo nguy cơ u nang buồng trứng. Sẽ có 1 nang trứng trưởng thành trong chu kỳ kinh nguyệt và phóng thích quả trứng đã “chín” này vào khoảng giữa 2 kỳ kinh. Tuy nhiên, ở một số người, có những nang không bao giờ phát triển thành trứng trưởng thành, và chỉ luôn chứa dịch lỏng, khi đó nó chính là u nang buồng trứng.

Nếu u còn nhỏ, u nang này không gây ảnh hưởng gì. Nhưng khi nó lớn lên, những u nang này có thể gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên.

U xơ tử cung

Đau bụng dưới rốn cũng là triệu chứng cảnh báo u xơ tử cung. Loại u này phát triển trong thành tử cung, xuất phát từ 1 tế bào cơ trơn, tuy nhiên nó không phải là ung thư.U xơ tử cung phổ biến gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40. U xơ tử cung thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở 1 số trường hợp người bệnh có thể có hiện tượng đau thắt lưng, đau bụng hoặc ảnh hưởng tới sự mang thai.

Đau bụng là một từ chung để chỉ triệu chứng của bất kì cơ quan nào trong ổ bụng có dấu hiệu bất thường. Đau bụng có thể do rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh, đau bụng dạ dày, viêm ruột thừa…mỗi loại đau bụng sẽ có những dấu hiệu giống và khác nhau. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt các loại đau bụng theo vị trí để có thể phát hiện và điều trị một cách kịp thời.

Phân biệt các dạng đau bụng

Bụng là phần ở bụng, được tính từ mũi ức xuống tận dưới đáy bụng. Ổ bụng bao gồm 2 vùng chính là vùng thượng vị (vùng trên rốn) và vùng hạ vị (vùng dưới rốn) . Các phần nội tạng cơ bản trong ổ bụng bao gồm: Dạ dạy – Tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), riêng với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.

Một số cơn đau bụng đơn giản chỉ do chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn trong một lần như thực phẩm sinh hơi, thực phẩm giàu chất béo, trường hợp này đau bụng chỉ kéo dài vài giờ cho đến vài ngày sau khi ta tiêu hóa hết thì sẽ trở lại bình thường, loại đau bụng này không nguy hiểm nhưng cũng cẩn thận với hệ tiêu hóa của bạn.

Tuy nhiên, một số trường hợp đau bụng là dấu hiệu cảnh báo sớm của những bệnh lý nặng hơn liên quan đến các nội tạng bên trong ổ bụng. Nguyên nhân đau bụng của những trường hợp này rất phức tạp và đôi khi có thể xác định sai, chúng ta cần biết một số loại đau bụng nguy hiểm để nhanh chóng đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Đau bụng ở dưới rốn là bị làm sao

Xác định ví trí đau bụng để chuẩn đoán bệnh ( Ảnh minh họa)

Mỗi loại đau bụng sẽ có các triệu chứng và biểu hiện đi kèm, tùy theo vị trí xuất phát của vùng đau bụng các bác sĩ chuẩn đoán biệt đau bụng thành các dạng sau:

Đau phần giữa bụng

Đây là một trong những vị trí xuất hiện cơn đau dễ gây hoang mang nhất đối với tâm lý bệnh nhân vì có rất nhiều bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa nằm ở vị trí này. Tuy nhiên, nếu những cơn đau giữa bụng xảy ra thường xuyên và kéo dài, đi kèm với các triệu chứng như đau rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và ăn không tiêu… rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý ở dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét hành tá tràng, viêm hang vị dạ dày.

Xem thêm: Triệu chứng đau dạ dày

Đau bụng vùng xung quanh rốn

Đau bụng vùng xung quanh rốn có thể liên quan đến rối loạn ruột non hoặc chớm viêm ruột thừa. Nếu đau bụng xung quanh rốn rồi chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải thì rất có thể bị viêm ruột thừa, đây là một loại cấp cứu ngoại khoa cần được tiến hành sớm nếu không ruột thừa có thể bị vỡ và gây viêm phúc mạc rất nguy hiểm.

Bạn có thể kiểm tra đau bụng do viêm ruột thừa (đau ruột thừa) bằng cách dùng tay ấn vùng đau sẽ thấy đau nhói, kèm theo là buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ, tiêu chảy, táo bón, không thể đánh ” rắm” hoặc sưng vùng bụng.

Đau bụng trên rốn

Vùng trên rốn hay còn gọi là vùng thượng vị, gần xương ức, ngay dưới mũi ức, nếu đau cách xa mũi ức lệch về bên phải hoặc bên trái. Có cảm giác đau tức, đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, đau quặn, đau khi đói hoặc sau khi ăn thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lý dạ dày và cách điều trị cũng khác nhau tùy theo nguyên nhân cụ thể. Trong số đó phổ biến nhất là đau dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori hay còn gọi là Hp (chiếm tới trên 70%). Đây là một loại xoắn khuẩn có khả năng sinh sống trong dạ dày người và gây ra các vấn đề ở dạ dày – tá tràng như viêm, loét, chảy máu, thậm chí ung thư dạ dày nếu không điều trị sớm.

Chính vì vậy khi phát hiện bệnh lý dạ dày và nhiễm khuẩn Hp thì việc tiệt trừ vi khuẩn Hp là mục tiêu quan trọng nhằm điều trị cho bệnh nhân sớm khỏi bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế thì tình trạng vi khuẩn Hp kháng với các kháng sinh trong phác đồ điều trị xảy ra rất phổ biến, chính vì vậy khi điều trị bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ theo các hướng dẫn của thầy thuốc để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Xem thêm: Phác đồ điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp theo khuyến cáo

Đau dưới rốn

Đau bụng dưới rốn và đau lan sang bên có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị rối loạn tiêu hóa là thay đổi thói quen đi đại tiện, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, hoặc táo bón và đau từng cơn ở vùng bụng dưới.

Riêng với phụ nữ nếu có dấu hiệu đau bụng âm ỉ, hoặc chuột rút nhói đau ở bụng dưới, đau lan xuống vùng thấp và đùi, ngực căng, đau ở đầu ngực, đau đầu, mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn và ói mửa, đau lưng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu của đau bụng kinh.

Đau bụng trên bên trái

Đau bụng ở vị trí này ít khi gặp phải nếu khi bị đau có thể do rối loạn đại tràng, u nang buồng trứng với nữ, viêm phần phụ trái..

Bụng trên bên phải

Nếu đau bụng vùng hạ sườn phải kèm theo biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu có thể do các bệnh lý liên gan đến gan như viêm gan, xơ gan..

Nếu đau dữ dội vùng bụng bên phải, đau lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng có thể bị viêm túi mật hoặc tiêm tụy, tá tràng

Bụng dưới bên trái

Đau ở đây thường là rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng – bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng.

Bụng dưới bên phải

Đau bụng vùng hố chậu phải âm ỉ, liên tục, tăng dần: Lúc đầu thường đau ở khu vực xung quanh rốn sau đó khu trú dần về hố chậu phải, kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa.. Các triệu chứng như vậy mô tả triệu chứng đau bụng thường gặp trong bệnh viêm ruột thừa.

Đối với nữ giới, viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng cũng gây đau bụng dưới, đặc biệt là đau bụng dưới do u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con vỡ, nếu ở bên hố chậu phải thì rất dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp tính. Cũng như đau thượng vị, để chẩn đoán chính xác đau hạ vị rất cần có sự hỗ trợ tích cực của cận lâm sàng. Ngoài đau bụng khu trú ở thượng vị hay hạ vị thì có thể gặp đau bụng không thấy khu trú rõ ràng ở một vùng nào nhất định như xoắn ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc…

Cẩn trọng những cơn đau bụng nguy hiểm?

Mặc dù đau bụng là triệu chứng thường gặp, phần lớn không nguy hiểm, nhưng cũng có một số trường hợp đau bụng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Nếu bạn có các triệu chứng sau hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế để kiểm tra sớm nhằm phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm:

  • Đau bụng âm ỉ, cơn đau kéo dài không dứt có thể là dấu hiệu của Ung thư dạ dày.
  • Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài.
  • Đau liên tục ngày càng nặng hơn.
  • Đau nhói ở phần bụng dưới phải có thể bị viêm ruột thừa cấp, trong vòng 24h phải được phát hiện và được chuyển đến trung tâm y tế kịp thời
  • Đau bụng kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao.
  • Đặc biệt với trẻ nhỏ vì chưa biết nói nên ta khó phát hiện , chuẩn đoán trẻ bị đau bụng. Hãy quan sát kỹ nếu thấy trẻ quấy khóc liên tục thì cần đưa đến bệnh viện sớm

Nhìn chung thì đau dạ dày là loại bệnh lý phổ biến nhất trong số các bệnh lý đường tiêu hóa. Vì vậy nếu như bạn có các dấu hiệu gợi ý, hãy tới bệnh viện để được thăm khám và làm xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp. Trong trường hợp dương tính bạn cần được điều trị càng sớm, càng triệt để thì càng nhanh khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng, bao gồm cả Ung thư dạ dày.

Tuy nhiên trên thực tế các phác đồ tiệt trừ Hp thông thường đang ngày càng tỏ ra kém hiệu quả do tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh gia tăng, chính vì vậy mà việc nghiên cứu để tìm ra một giải pháp có thể giúp tăng hiệu quả điều trị được chú trọng. Với hơn 1 thập kỷ nghiên cứu về kháng thể, Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bả đã thành công trong việc tạo ra loại kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế trực tiếp men urease của vi khuẩn Hp, thông qua đó giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Kháng thể OvalgenHP dùng phối hợp với thuốc làm tăng hiệu quả điều trị cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dùng cho người dương tính  với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.

Kháng thể OvalgenHP đang được ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia…và hiện nay cũng đã có mặt tại Việt Nam, đem lại một lựa chọn hữu ích cho các bệnh nhân đang đối mặt với bệnh lý dạ dày nhiễm khuẩn Hp.

BS. Thu Cúc