Đền ông 7 ở đâu

Tác giả: BTV

Đền ông Hoàng Bảy ở đâu thì cũng luôn là ngôi đền linh thiêng, có lễ chính vào ngày 17/7 âm lịch hàng năm. Dưới đây là cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy

Cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy. Đền ông Hoàng Bảy ở đâu?

Cần tìm hiểu đền ông Hoàng Bảy ở đâu và cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy trước khi đi lễ vào dịp 17/7 âm lịch hàng năm.

Cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy

Đền ông Hoàng Bảy là ngôi đền linh thiêng đươc người dân cả nước đồ xô về cầu may vào dịp tháng Giêng hàng năm. Dưới đây là cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy để cầu lộc may mắn  cả năm.

Sự tích ông Hoàng Bảy

Khi tìm hiểu đền ông Hoàng Bảy ở đâu và cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy, cần hiểu sự tích về ông. Ông Hoàng Bảy hay thường được dân gian gọi là Ông Bảy Bảo Hà, tương truyền ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai.

Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông.

Ông Hoàng Bảy hay thường được dân gian gọi là Ông Bảy Bảo Hà, tương truyền ông là con Đức Vua Cha. Cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy cũng có nhiều sự khác nhau tùy địa phương.

Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội.

Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa... lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc_ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”

Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa...). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.

Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà). Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)... để cầu tài cầu lộc. Từ đó người dân truyền tai nhau cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy để cầu khấn.

Tìm hiểu cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy

Cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy không thể thiếu mâm xôi, con gà.

Ông Hoàng Bảy được thờ chính tại đền Bảo Hà, Lao Cai (đền ông hoàng bảy). Khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy quý vị có thể sắm lễ mặn hoặc lễ chay.

Lễ mặn: Mâm xôi, gà (gà trống bày nguyên cả con)

Lễ chay: Rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc, oản), trà, thuốc lá, ít vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím… Nếu những ai có điều kiện hơn có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.

Lễ vật dâng ông Hoàng Bảy, không nhất thiết phải dâng Ông 12 tiên nàng. Lễ dâng ông có thể ít hoặc nhiều nhưng chủ yếu tâm bạn phải sáng mới là điều cần thiết nhất.

Thông tin đền ông Hoàng Bảy ở đâu và cách sắm lễ cúng đền ông Hoàng Bảy chỉ có tính tham khảo.

 

Rằm tháng Giêng cũng là một trong những dịp lễ chính tại đền ông Hoàng Bảy. Vậy đi đền ông Hoàng Bảy nên khấn như thế nào cho đúng.

Ông Hoàng Bảy thực sự là ai cho đến nay vẫn là một bí ẩn; vẫn còn nhiều tranh cãi của những nhà nghiên cứu văn hóa và cả những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu.

Theo truyền thuyết: Vào cuối thời Lê, niên hiệu Cảnh hưng (1740-1786) khắp vùng Quy Hóa nhất là Châu Thủy Vĩ, Châu Văn Bàn luôn bị giặc cướp vùng Vân Nam tràn sang quấy nhiễu, khắp vùng loạn lạc, dân cư điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đồng bào các dân tộc vô cùng cực khổ lầm than. Tướng giặc ở Vân là Châu Tỉn Toòng nhân cơ hội cho quân đánh phá Châu Thủy Vĩ chiếm Trấn Văn Bàn.

Trước tình hình giặc quấy đảo, xâm chiếm biên cương, triều đình dù quan liêu rệu rã cũng không thể ngồi yên, nhà Lê đã cử viên tướng thứ 7 họ Nguyễn lên trấn thủ vùng Quy Hóa. Đội quân của danh tướng họ Nguyễn tiến dọc theo sông Hồng đánh đuổi giặc cỏ giải phóng được Khảu Bàn (là xã Bảo Hà ngày nay) và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn.

Tại đây ông cho tập hợp các thổ ty, tù trưởng và chiêu mộ binh lính là người dân tộc địa phương, ngày đêm luyện tập binh sĩ chờ thời cơ tiến đánh Lào Cai. Để có thể thu phục được các thổ ti, tù trưởng thì quan Hoàng Bảy không chỉ dùng biện pháp quân sự mà còn bằng sự thu phục nhân tâm. Để thu phục nhân tâm ông đã chủ động hòa nhập vào cuộc sống của các tù trưởng thô ti như uống trà, đánh bạc, hút thuốc phiện…. Có lẽ vì vậy, cứ nói đến ông Hoàng Bảy là chúng ta nghĩ đến một vị quan ăn chơi bậc nhất trong các vị thánh. Tuy vậy, sự ăn chơi của ông không phải là thú vui của ông mà chính là cách ông tiếp cận với các thổ ti, tù trưởng và sau đó cảm hóa họ để tạo nên sự đoàn kết và ổn định biên cương tổ quốc.

Sau đó khi quân sỹ và hậu cứ vững chắc ông thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh và giải phóng Lào Cai cùng các châu thuộc vùng Quy Hóa, nhân dân vô cùng phấn khởi.

Sau khi đánh đuổi bọn giặc cỏ hung hăng, ông Hoàng Bảy huy động dân binh, chiêu dụ các Thủ hào địa phương tổ chức đón người Dao, người Thổ và đặc biệt là người Nùng áo xanh về lập làng, khẩn điền, củng cố lại tuyến phòng thủ và xây dựng kiên cố thêm các thành trì. Với âm mưu chiếm Lào Cai, giặc phương Bắc thường xuyên đưa quân tiến đánh các khu vực biên giới, nhưng dưới tài thao lược và lòng dạ bao dung của ông cùng nhân dân các dân tộc trong vùng đã kiên cường bảo vệ vững chắc miền biên ải. Sau đó quân giặc cướp phương Bắc do tướng giặc là Tả Tủ Vàng Pẹt lại đưa quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, ông Hoàng Bảy lại một lần nữa dẫn quân lên tham chiến, nhưng trong trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hi sinh. Xác ông trôi về đến Bảo Hà thì dạt vào bờ, trời quang mây tạnh. Nhân dân địa phương đưa xác ông lên chôn cất trên sườn đồi Cấm với niềm thương xót, ngậm ngùi. Ông Lự Văn Cù người dân tộc Tày đã lập một miếu nhỏ để nhân dân quanh năm dâng hương tưởng nhớ đến công lao đánh giặc giữ nước của ông. Sau đó, triều Nguyễn đã phong cho ông danh hiệu “Trấn An hiển liệt” và ban sắc phong là “Thần Vệ quốc”. Nhân dân trong vùng đến thắp hương cầu phúc và đã góp công xây dựng một ngôi đền nhỏ gọi là đền Ông, lâu dần khách thập phương quen gọi là Đền Bảo Hà.

Đền Bảo Hà là nơi thờ chính của danh tướng Hoàng Bảy, người thủ lĩnh vùng sơn cước mưu lược, tài tình trong điều binh khiển tướng… Ông đi vào thế giới tâm linh như một huyền thoại và hình tượng “Thần Vệ quốc Hoàng Bảy” đã lan tỏa tới toàn thể cộng đồng nhân dân các dân tộc trên mọi miền đất nước. Từ một am miếu nhỏ dần dần trở thành một ngôi đền khang trang có phong cảnh “trên bến dưới thuyền”, uy nghi vững trãi tồn tại qua thời gian với biết bao thăng trầm lịch sử.

Đền Bảo Hà mang những giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa. Năm 1997, Đền Bảo Hà được Bộ Văn Hóa, Thể thao & Du lịch cấp bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia. Hàng năm, lễ hội Đền Bảo Hà (cũng chính là ngày giỗ/ kỵ nhật của Ông Hoàng Bảy) được long trọng tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng cũng như du khách thập phương đến dâng hương. Lễ hội được tổ chức đáp ứng nguyện vọng hoạt động tín ngưỡng tâm linh của nhân dân, đồng thời tưởng nhớ công lao to lớn của danh tướng Hoàng Bảy – người thủ lĩnh mưu lược tài ba.

Năm 1997, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng và xếp hạng Đền Bảo Hà là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Địa chỉ đền thờ chính ông Hoàng Bảy ở đâu ?

Địa chỉ đền thờ chính của ông Hoàng bảy là đền Bảo Hà. Đền ông Hoàng Bảy hay còn gọi là Đền Bảo Hà có địa chỉ thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền thờ cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về phía nam, cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Đây còn là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia cổ kính, hoàng tráng này nằm dưới chân đồi Cấm, ngay cạnh dòng sông Hồng. Nhìn từ xa, đền Bảo Hà rất uy nghi, tĩnh mặc. Phong cảnh trên bến, dưới thuyền, núi rừng bao bọc xanh ngắt, thâm u. Đền Bảo Hà được xây dựng gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, tòa đại bái, cung cấm, cung nhị, cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau, kiến trúc đơn giản không cầu kỳ.

Đền ông Hoàng Bảy – Đền Bảo Hà Lào Cai

Cổng tam quan

Sơ đồ đền Bảo Hà

Bên trong đền Bảo Hà

Đến với đền ông Hoàng Bảy hay còn gọi đền bảy hà ngoài những người thích hầu đồng, những giá đồng ông Bẩy luôn cuốn hút những người tham gia, cực kỳ sinh động. Ông Hoàng Bảy nhập vào giá đồng, múa may quay cuồng, hút thuốc lá, thuốc lào bằng điếu bát, điếu cày, thậm chí thuốc phiện đúng chất tay chơi, khiến buổi hầu đồng tôn nghiêm trở nên vui nhộn, mọi người cười nghiêng ngả, sảng khoái. Thì đại đa số còn lại đến đền ông bảy để cầu may mắn, tài lộc như: xin số lô đề đánh đâu trúng đó, hay là buôn bán hàng lậu được trót lọt qua mặt được trạm kiểm soát…
Thậm chí trước đây dân giang hồ còn có thói quen dâng lễ bằng thuốc phiện. Họ mang cả thuốc phiện và bàn đèn vào đền dâng ông Hoàng Bảy để mời thánh xin lộc.Việc làm vi phạm pháp luật ấy từng gây bức xúc trong nhân dân nên Ban Quản lý đền đã đặt biển cấm và theo dõi sát những đối tượng khả nghi để kịp thời nhắc nhở, ngăn chặn.

Các mẫu điếu bát đẹp có thể làm lễ vật dâng Ông Hoàng Bảy

Các mẫu điếu tẩu đẹp:

Tổng hợp từ các nguồn://dothocung.net.vn/diendan/den-ong-hoang-bay-cau-gi.html//baophapluat.vn/dan-sinh/hay-tra-lai-su-linh-thieng-cho-ong-hoang-bay-467905.html

//vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Luchoat

Nghe để quên đi đau khổ cuộc đời; Hát văn QUAN HOÀNG BẢY – Thanh Long, Hoài Thanh Các Ghế Nghiêng Ngả Khi Ông Bẩy Về Đồng – Thanh Đồng Đặng Phương Lan 2019

Video liên quan

Chủ đề