Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán việc dùng nhục hình trong Cải cách Ruộng đất

Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là
Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ảnh tư liệu ngày 4/12/1953

Tháng 11/1953 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam thông qua Cương lĩnh ruộng đất và quyết định Cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến.

Việt Nam: Tuyên truyền về Hồ Chí Minh, kết quả thế nào?

Nhà ngoại giao VN đề nghị hỏa táng thi hài Hồ Chí Minh

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh 'không phải vị thánh cộng sản'

Tháng 12, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất.

Theo tư liệu chính thống của Việt Nam, từ năm 1953 đến năm 1956 đã có tám đợt phát động quần chúng giảm tô tại 1875 xã và năm đợt cải cách ruộng đất ở vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi phía bắc.

Trong 3.314 xã, có 10 triệu dân, đã tịch thu hơn 70 vạn héc ta (44,6%) ruộng đất chia cho gần 4 triệu nông dân.

Mùa hè 1956 bắt đầu diễn ra chiến dịch sửa sai trong cải cách ruộng đất.

Ngày 18-8-1956 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào nông dân và cán bộ nói về thắng lợi và sai lầm của Cải cách ruộng đất.

Một số phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cải cách ruộng đất được ghi lại dưới đây, dựa theo bộ sách Hồ Chí Minh Toàn Tập được in tại Việt Nam,

Mục lục

  • 1 Bối cảnh lịch sử và mục đích
  • 2 Chính sách
  • 3 Ban lãnh đạo
  • 4 Thi hành
    • 4.1 1. Huấn luyện cán bộ
    • 4.2 2. Chiến dịch Giảm tô
    • 4.3 3. Thực hiện ở các địa phương
    • 4.4 4. Chiến dịch sửa sai
  • 5 Các đợt cải cách
  • 6 Những thành tích và sai phạm
    • 6.1 Thành tích
    • 6.2 Sai phạm
      • 6.2.1 Nguyên nhân
      • 6.2.2 Số người bị xử lý
    • 6.3 Chính phủ tiến hành sửa sai
  • 7 Kế hoạch sửa chữa sai lầm trong cuộc cải cách
    • 7.1 Bước 1: từ 15 đến 20 ngày
    • 7.2 Bước 2: khoảng 1 tháng
    • 7.3 Bước 3
  • 8 Giải quyết những trường hợp bị oan sai
  • 9 Triển lãm
  • 10 Ý kiến và nhận định
  • 11 Tham khảo
  • 12 Xem thêm
  • 13 Ghi chú
  • 14 Liên kết ngoài

Bối cảnh lịch sử và mục đíchSửa đổi

Theo thống kê phân bố ruộng đất ở miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.[6] Đầu năm 1945, tầng lớp nông dân nghèo (không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất) chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ sở hữu khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất[7]. Ngay từ cuối những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả nông dân Việt Nam như sau: "Ruộng bị Tây chiếm hết, không đủ mà cày. Gạo bị nó chở hết, không đủ mà ăn. Làm nhiều, được ít, thuế nặng... Đến nỗi chết đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người nó chở đi Tân thế giới..."[8].

Nạn đói năm Ất Dậu làm 2 triệu người chết, tỷ lệ chết đói cao nhất là những hộ nông dân không có đất canh tác. Việc phân phối ruộng đất bất bình đẳng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các nạn đói mới hoặc bạo động có thể xảy ra trong tương lai. Trong báo cáo của Hồ Chí Minh tại khóa họp Quốc hội lần thứ III, ông khẳng định "Chỉ có thực hiện cải cách ruộng đất, người cày có ruộng giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến, mới có thể chấm dứt tình trạng bần cùng và lạc hậu của nông dân, mới có thể phát động mạnh mẽ lực lượng to lớn của nông dân để phát triển sản xuất và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Mục đích của cải cách ruộng đất là: Tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến[9]".

Chương trình cải cách ruộng đất là một bước trong tiến trình giải quyết mâu thuẫn xã hội từ thời Pháp thuộc, đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao động Việt Nam tổ chức và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi, hệ thống hóa và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám:

  1. Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian (những người Việt theo Pháp) bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh
  2. Phân chia đất canh tác cho tá điền
  3. Cắt giảm địa tô
  4. Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng
  5. Phục vụ cho nhiệm vụ tối cao của dân tộc lúc đó là đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn[10]

Theo các tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam thì các công việc này cũng được Đảng và Chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng (bắt đầu tại Thái Nguyên).[11]

Tại kì họp thứ ba của Quốc hội Việt Nam, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lý hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ".[12]

Trước đó, thông tư liên bộ năm 1949 đã đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này được tịch thu từ địa chủ của người Pháp, hoặc từ địa chủ người Việt thông đồng với Pháp. Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV (5/1948) đề ra chính sách: Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian (đưa ra toà án tuyên bố rõ ràng), ruộng đất thì chia cho dân cày cấy, còn tài sản thì tuỳ từng trường hợp cấp cho dân cày; những đồn điền tịch thu của Pháp thì giao cho Chính phủ tạm thời quản lý; thành lập ở mỗi đồn điền một Ban quản trị có trách nhiệm phân phối ruộng cho dân, giúp đỡ kế hoạch cho dân cày cấy…[13]

Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)

II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)

1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)

a) Hoàn thành cải cách ruộng đất

* Hoàn cảnh

- Do thực tế ở miền bắc, yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận thống nhất.

-Ủy ban cảicách ruộng đất Trung ương ra nghị quyết: “Đẩy mạnh phát động quần chúngthực hiện cải cách ruộng đất”.

* Thành tựu

-Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), qua 5 đợt cải cách ruộng đất (kể cảđợt 1 tiến hành trong kháng chiến), miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân lao động. Khẩu hiệu“Người cày có ruộng”đã trở thành hiện thực.

Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

Nhân dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất

*Hạn chế:

+ Đấu tố tràn lan cả những địa chủ kháng chiến có công với cách mạng.

+ Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ.

*Ý nghĩa:

Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957. Nên đã hạn chế được hậu quả của những sai lầm trên. Và ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to lớn, khối liên minh công – nông được củng cố.

b) Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (giảm tải)

Kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I (từ ngày 20 đến ngày 16-3-1955) đã quyết nghị: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng cách đẩy mạnh và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa”.

Công cuộc khôi phục kinh tế được toàn dân tích cực hưởng ứng và triển khai trong tất cả các ngành.

* Trongnông nghiệp:

- Nông dân hăng hái khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, bảo đảm cày cấy hết ruộng đất vắng chủ, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ.

- Nhiều đập nước được sửa chữa. Nhiều công trình thủy nông mới được xây dựng, có tác dụng mở rộng diện tích tưới và tiêu nước.

Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình thủy nông Bắc-Hưng-Hải (1958)

- Cuối năm 1957, sản lượng lương thực đạt gần 4 triệu tấn, tăng hơn 1,5 triệu tấn so với năm 1939. Nạn đói kinh niên ở miền Bắc căn bản được giải quyết.

* Trong công nghiệp:

- Nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới như: cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất,...

- Đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do Nhà nước quản lí.

* Các ngành thủ công nghiệp:

- Nhanh chóng được khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân và giải quyết phần nào việc làm cho người lao động.

- Ngoại thương dần dần tập trung vào Nhà nước. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 17 nước.

* Trong giao thông vận tải:đã khôi phục 700 kilômét đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn kilômét đường ô tô, xây dựng lại và mở rộng thêm nhiều bến cảng như: Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy, Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

* Về văn hóa, giáo dục, y tế:được đẩy mạnh.

- Hệ thống giáo dục phổ thông theo chương trình 10 năm đã được khẳng định; một số trường đại học được thành lập; hơn 1 triệu người được xóa mù chữ.

Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan (1957)

- Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được Nhà nước quan tâm xây dựng. Nếp sống lành mạnh giữ gìn vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi.

- Đảng và Nhà nước còn có nhiều chủ trương, biện pháp để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất và quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.

2. Cải tạo sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960) (giảm tải)

- Trong ba năm (1958-1960), miền Bắc lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm: cải tạo đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.

- Thực hiện chủ trương trên, khắp nơi trên miền Bắc sôi nổi phong trào vận động xây dựng hợp tác xã.

- Kết quả:

+ Đến cuối năm 1960, miền Bắc có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp, hơn 8% số thợ thủ công và 45% số người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã. Một bộ phận thương nhân được chuyển sang sản xuất hoặc chuyển thành mậu dịch viên.

+ Đối với tư sản dân tộc, Đảng và Nhà nước chủ trương cải tạo bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực của họ phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Đến cuối năm 1960, có hơn 95% số hộ tư sản vào công ty hợp doanh.

- Hạn chế:

+ Trong cải tạo, chúng ta mắc một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể; thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi; do đó, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của xã viên trong sản xuât.

+ Đồng thời cải tạo là nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đến năm 1960, đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí.

- Ý nghĩa:Những tiến bộ về mặt kinh tế đã tạo điều kiện cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục y tế phát triển.


ND chính

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)

- Cải tạo sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960)

Sơ đồ tư duy Cải cách ruộng đất

Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

Loigiaihay.com

  • Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

    Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới "Đồng khởi" (1954-1960)

    Tóm tắt mục III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới "Đồng khởi" (1954-1960)

  • Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

    Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) - Lịch sử 12

    Tóm tắt mục IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)

  • Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

    Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

    Tóm tắt mục V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

  • Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

    Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 158 SGK Lịch sử 12

  • Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

    Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 162 SGK Lịch sử 12

  • Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

    Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 12

  • Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

    Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ Cách mạng giải quyết như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa

    Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa. 2

  • Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất 1954 1956 của Đảng và Chính phủ là

    Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 12

Phần 8: Khôi phục kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957)

Bước vào thời kỳ mới, Hưng Yên cũng như các tỉnh ở miền Bắc, với nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít những khó khăn, thử thách.

8.1 Hưng Yên sau hoà bình lập lại
Ngày 7-5-1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ. Thắng lợi đó đã tạo ra bước ngoặt quan trọng cho cách mạng Việt Nam: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời sống dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, tiếp tục đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Trước tình hình đó, từ ngày 5 đến ngày 7-9-1954, Bộ Chính trị đã họp và ra Nghị quyết Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng.
Bước vào thời kỳ mới, Hưng Yên cũng như các tỉnh ở miền Bắc, với nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít những khó khăn, thử thách.
Về thuận lợi, đó là hòa bình được lặp lại trên quê hương sau 9 năm kháng chiến. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã động viên, cổ vũ nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm vượt khó khăn để xây dựng cuộc sống mới.
Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, còn rất nhiều khó khăn mà Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên cần tập trung giải quyết. Hậu quả của chiến tranh để lại về kinh tế, xã hội… rất nặng nề. Chính quyền non trẻ chưa được củng cố. Bọn địch vẫn còn có những âm mưu hoạt động chống phá nhằm gây mất ổn định chính trị và xã hội tại địa phương…
Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, Đảng bộ Hưng Yên đã tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Để đối phó với tình hình mới, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng từ ngày 21 đến 23-8-1954 đề ra chủ trương: Phải tập trung tuyên truyền, giáo dục để toàn dân nhận thức đúng, thống nhất tư tưởng, chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định đình chiến đã ký… Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, các địa phương đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, mặc dù trong bối cảnh có nhiều khó khăn, song đều thu được kết quả.
Đại bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn do việc sản xuất bị đình đốn, mùa màng thất thu, nhân dân ở nhiều nơi bị thiếu đói kéo dài. Song song với những khó khăn về kinh tế đó, bọn phản động đội lốt tôn giáo đã lợi dụng thần quyền để mê hoặc nhân dân, dụ dỗ, cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam…
Với tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, Tỉnh ủy Hưng Yên đã kịp thời đề ra các chủ trương giúp đỡ đồng bào ổn định tình hình, tổ chức lại cuộc sống và triển khai biện pháp đấu tranh.
Được sự chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy đã thành lập tổ công tác đi tuyên truyền, vận động giáo dân ở lại thực hiện ba cùng với giáo dân. Việc trấn áp bọn phản động quấy rối trong nông thôn được chính quyền coi trọng.
Cùng với việc ổn định đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương, Tỉnh uỷ chủ trương chỉ đạo các địa phương tổ chức đón tiếp những cán bộ chiến sỹ bị bắt, từ đầy về, bố trí nơi ăn nghỉ và làm việc tại địa phương.
8.2 Khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội
Hoà bình lặp lại, tỉnh Hưng Yên có số dân là 549.640 người, đất nông nghiệp có 37.621 ha, trong đó có 22.355 ha cấy lúa, còn lại trồng màu. Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn lạc hâu, lại liên tiếp bị thiên tai, địch hoạ tàn phá nặng nề… nạn đói xây ra thường xuyên.
Để khắc phục nạn đói và rét cho nhân dân, tỉnh uỷ đã chỉ đạo các huyện thành lập Ban Cứu tế, vận động nhân dân trong tỉnh trước mắt tập trung vào cứu tế cho những nơi trọng điểm của tỉnh bằng lương thực, vải… kịp thời phân chia cho các địa phương. Từ ngày 1 đến 3-2-1955, Tỉnh uỷ triệu tập Hội nghị mở rộng tới các Bí thư các huyện, thị uỷ và Bí thư Nông hội nhằm phát động thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, kêu gọi nhân dân tích cực tăng gia trồng rau màu ngắn ngày để cứu đói…
Trong khi phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, Tỉnh uỷ Hưng Yên cũng chú trọng lãnh đạo nhân dân ổn định cuộc sống, khẩn trương khôi phục lại sản xuất. Tỉnh uỷ đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân trong tỉnh nhanh chóng khôi phục, xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn và đẩy mạnh khai hoang phục hoá, tận dụng đất đai để sản xuất.
Với sự quyết tâm vượt qua gian khổ, ý chí không quản ngại khó khăn, bằng sức lực và trí tuệ của mình, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã giành được những thành tựu ban đầu. Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn tỉnh đã đào được 49.000 m ngòi để lấy nước cho hơn 30.000 mẫu ruộng, cấy được 84.590 mẫu lúa (tăng hơn năm 1954 là 6.000 mẫu), trồng hơn 43.000 mẫu màu. Thành tích trên của tỉnh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương trên báo Nhân dân (số 447, ngày 23-6-1955). Sau gần một năm, Hưng Yên hoàn thành cuộc vận động chống đói, đẩy mạnh sản xuất.
Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU (ngày 19-12-1955) của Tỉnh uỷ về Tăng cường công tác chống hạn, chống rét để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất năm 1956.
Đầu năm 1957, Tỉnh uỷ quyết định mở cuộc vận động sản xuất với nhiệm vụ cụ thể: tích cực phòng hạn, chống hạn, chuẩn bị nước cấy, tiếp tục gieo thêm mạ đề phòng thiếu mạ… Tỉnh uỷ chỉ rõ: phải phấn đấu tăng diện tích lúa, hoa màu, chú trọng rau màu; tích cực chăm bón bảo đảm tăng năng suất; chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc… Trong ba năm đầu (1954-1957), toàn tỉnh đã khai hoang phục hoá được 11.718 mẫu ruộng. Năm 1955, tổng sản lượng quy thóc đạt 140.467, đến năm 1957, tổng sản lượng quy thóc đạt 178.316 tấn, đây là năm đạt năng suất và sản lượng cao nhất so với các năm trước đó. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước.
Ngày 30-7-1957, Tỉnh uỷ ra Nghị quyết về tăng cường xây dựng tổ đổi công; củng cố vững chắc các tổ đã có, đưa các sinh hoạt tổ đổi công vào nền nếp, các cấp phải tăng cường lãnh đạo tổ đổi công, tăng cường giáo dục cho cán bộ trong tổ…
Thực hiện Nghị quyết trên của Tỉnh ủy, đến hết tháng 12-1957, toàn tỉnh đã có 58% tổng số hộ nông dân lao động vào tổ đổi công, trong đó có 16% vào tổ đổi công thường xuyên. Bên cạnh đó, tỉnh ta còn chuẩn bị điều kiện để xây dựng hợp tác xã thí điểm.
Ngày 16-11-1997, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 37-NQ/TU về Huy động mọi nguồn lực, mọi khả năng cho chống hạn. Với tinh thần tích cực, thực hiện tốt chủ trương chống hạn, toàn tỉnh ta đã đào thêm được 1.077 giếng nước để tưới tiêu cho 1.553 mẫu. Toàn tỉnh xây dựng được 13 công trình thủy nông ở huyện Văn Giang có chiều dài 65.653m, đào đắp được 1.179.060m3 với 1.486.558 ngày công… Năm 1957, tổng cộng cả tỉnh đã đào đắp được 1.594.042m3 với chiều dài 321,086 km; cấy 171.605 mẫu, đạt 103,9% kế hoạch, trồng được 30.678,56 mẫu ngô, đạt 162,5% kế hoạch…
Do chủ trương đúng và sự lãnh đạo quyết tâm của Tỉnh ủy, Hưng Yên đã làm tốt công tác thủy lợi, vượt qua mọi khó khăn đưa sản xuất nông nghiệp năm 1957 đạt kết quả. Toàn tỉnh cấy171.605 mẫu, đạt năng suất 700kg/sao. Cuối năm 1957, Hưng Yên đã làm tốt công tác nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà nước, nộp ngân sách nhà nước 4.095.000 đồng.
Về hoạt động ccông nghiệp, tiểu thu công nghiệp được tỉnh quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn cải tiến kỹ thuật đối với các nghề dệt vải, sản xuất nông vụ, ép dầu…
Cùng với khôi phục kinh tế, sự nghiệp văn hóa giáo dục cũng từng bước phát triển đều trong tỉnh. Toàn tỉnh từ 440 lớp vỡ lòng (1954) tăng lên 1.126 lớp (1956). Năm 1956, cả tỉnh có 2.300 học sinh học cấp II tăng gấp 2 lần so với năm 1954. Bên cạnh hệ thống giáo dục phổ thông, phong trào bổ túc văn hóa và bình dân học vụ tiếp tục được đẩy mạnh nhằm bồi dưỡng văn hóa cho đội ngũ cán bộ cơ sở và xóa nạn mù chữ cho nhân dân trong địa phương. Năm 1956, toàn tỉnh đã xóa nạn mù chữ cho 27.769 người, 16.830 người được bổ túc văn hóa… Tuy nhiên, do thiếu cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn quá ít nên đã ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển chung. Ty Giáo dục Hưng Yên chỉ có một Trưởng ty, một Hiệu trưởng trung học, ba giáo viên trung học và năm giáo viên cấp I cùng tám giáo viên bình dân học vụ, nên việc chỉ đạo giáo dục là rất khó.
Phong trào văn hóa, văn nghệ được duy trì đều, có nhiều cố gắng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào văn nghệ nghiệp dư ở các thôn xã đã thu hút đông đảo thanh, thiếu niên tham gia góp phần cổ vũ, động viên những gương người tốt, việc tốt… Ty Văn hóa phát động phong trào thực hiện lời dạy của Bác thi đua sản xuất, thi đua chống hạn, tập trung một đợt sang tác về đề tài đoàn kết tương trợ, đào giếng, sản xuất. Đã sáng tác được 2.810 bài thơ ca, hò, vè, truyện ngắn, cùng 17 vở kịch…
Để từng bước xây dựng nếp sống văn hóa mới, toàn tỉnh phát động phong trào xây dựng nếp sống mới, làm vệ sinh các đường làng, bài trừ hủ tục…
Mặc dù phong trào văn hóa cơ sở phát triển rầm rộ, song nội dung còn nghèo nàn, chủ yếu làm nhiệm vụ tuyên truyền là chính.
Ngành y cũng có nhiều cố gắng, thực hiện nếp sống văn mới, ăn ở hợp vệ sinh được duy trì thường xuyên. Toàn tỉnh có 127 xã xây dựng được cơ sở y tế và 96 xã lập nhà hộ sinh. Năm 1957, Ty Y tế tổ chức các lớp bồi dưỡng cho 357 cán bộ y tế xã và nữ hộ sinh. Ty Y tế còn thành lập các đội lưu động tuyên truyền và chữa các bệnh cúm, ho gà; phổ biến cách giữ vệ sinh.
Sau ba năm (1954-1957) tiến hành khôi phục kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh với tinh thần quyết tâm cao, lao động hăng say, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã phục hồi được sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; ổn định chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù, củng cố long tin của nhân dân với Đảng, Chính phủ và chế độ mới.
8.3 Tiếp tục thực hiện giảm tô, tiến hành cải cách ruộng đất
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, ngày 30-01-1953 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) Về tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất, qua kết quả các đợt phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất đã đạt được, Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa II quyết định tiến hành thực hiện cải cách ruộng đất.
Giữa năm 1955, thực hiện Chỉ thị của Trung ương, Hưng Yên phát động quần chúng nhân dân tiến hành cải cách ruộng đất, thưc hiện người cày có ruộng, nhằm hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Việc tiến hành cải cách ruộng đất được tiến hành theo bốn bước là:
Bước thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến chính sách cải cách ruộng đất của Đảng, động viên nông dân phấn khởi đoàn kết đấu tranh, ổn định tư tưởng phú nông, cô lập tấn công giai cấp địa chủ, tiến hành củng cố Nông hội.
Bước thứ hai, phân tích thành phần giai cấp, phân rõ giữa nông dân và địa chủ.
Bước thứ ba, tiến hành tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất, tài sản của địa chủ chia cho nông dân.
Bước thư tư, tổng kết, chỉnh đốn các tổ chức ở xã.
Dưới sự chỉ đạo và điều hành của Đoàn ủy cải cách ruộng đất ở hai khu: Bắc Hưng Yên (Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu) và Nam Hưng Yên (Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, thị xã Hưng Yên) các đội vừa phát động quần chúng, vừa thực sự điều hành tất cả các hoạt động xã hội tại cơ sở.
Cuộc cải cách đã đem lại thắng lợi to lớn và những biến đổi sâu sắc: đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến, vĩnh viễn xóa bỏ quan hệ bóc lột địa tô, hang ngàn hécta ruộng đất được chia cho nông dân…Thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc khôi phục kinh tế, là bước thiết thực chuẩn bị đưa nông dân lên con đường chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc cải cách ruộng đất và nhiều mặt của đời sống xã hội. Lòng tin của nhân dân bị giảm sút; một số kẻ xấu đã lợi dụng đả kích, dèm pha, xuyên tạc…; một số cán bộ, đảng viên mất phương hướng, dao động. Tình hình nông thôn trong tỉnh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Những sai lầm đó xuất phát từ sự chủ quan củ, giáo điều, không xuất phát từ thực tế tại địa phương, chưa nhận thức đầy đủ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, chưa nắm vững đặc điểm xây dựng Đảng. Hoạt động của các đội cải cách đã tách rời sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho cán bộ thiếu chặt chẽ, thiếu tin tưởng vào quần chúng.
Đánh giá về cải cách ruộng đất, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (khóa II) tháng 9-1956 đã nghiêm khắc kiểm điểm và nêu rõ: “Chúng ta đã phạm nhiều sai lầm. Đó là những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài về nhiều mặt, những sai lầm về những vấn đề nguyên tắc, trái với chính sách của Đảng”. Nguyên nhân của những sai lầm đó là không nắm vững những biến đổi ở nông thôn miền Bắc sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, dập khuôn một cách máy móc, kinh nghiệm của nước ngoài. Những sai lầm đó đã gây ra những tổn thất lớn cho tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, ảnh hưởng đến chính sách Mặt trận của Đảng ở nông thôn.
Từ những sai lầm đó, Hội nghị Trung ương 10 đã đề ra chủ trương kiên quyết sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất, tiến hành chỉnh đốn cơ sở, phát huy những thắng lợi và những thành quả đã đạt được, đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, tạo tinh thần phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành tốt công tác cải cách ruộng đất. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy Trung ương, hàng trăm cán bộ, chiến sỹ của Tỉnh đội được cử đi học sửa sai. Sau Hội nghị học tập ở tỉnh, các huyện đều tổ chức Hội nghị cho cán bộ sửa sai, cán bộ các xã.
Ngày 12-7-1957, Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 23-NQ/TU, trong đó nêu rõ: Phải khẩn trương hơn nữa công tác sửa sai, phải xem xét lại việc quy thành phần địa chủ, phải coi trọng công tác khai thác ngoài việc sửa sai.
Công tác sửa sai ở Hưng Yên đã đạt được kết quả: tiến hành trả tự do cho 726 người bị giam giữ sai, minh oan cho một số người bị oan, khôi phục công quyền, danh dự và công tác cho họ; việc tuyên truyền, giáo dục và động viên cán bộ, đảng viên thực hiện tốt các chính sách kinh tế để sớm ổn định cuộc sống… Từ kết quả công tác sửa sai, tỉnh đã động viên nhân dân tích cực tham gia công tác, tích cực thực hiện kế hoạch. Cuối năm 1957, Hưng Yên đã cơ bản ổn định về tình hình chính trị, xã hội. Lực lượng vũ trang được củng cố. Nhân dân phấn khởi sản xuất, các tổ đổi công phát huy trong sản xuất nông nghiệp.
Như vây, trong ba năm khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, Hưng Yên đã phấn đấu không những đạt mà còn vượt cả về diện tích và năng suất các loại cây trồng.
8.4 Củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể
Sau ngày giải phóng, sinh hoạt Đảng ở các tổ chức cơ sở còn rời rạc. Một số chi bộ hoạt động không đều. Có đảng viên không để ý tới sinh hoạt… Một số đảng viên thuộc thành phần phú nông lo lắng, sợ sệt, không dám đi họp…
Năm 1955, toàn tỉnh có 114 chi bộ với 2.658 đảng viên. Tỉnh ủy đã tố chức tập huấn cho 182 chi ủy viên, mở một lớp chỉnh huấn cho 101 đồng chí, cử 120 đồng chí đi phát động phong trào. Đến cuối năm 1955, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có bảy ủy viên thì trên điều đi công tác sáu đồng chí, chỉ còn một đồng chí làm nhiệm vụ thường trực (đồng chí Mai Văn Hách). Do thiếu cán bộ, việc điều hành công việc không được họp bàn đã dẫn đến tình trạng thiếu dân chủ, việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết cấp trên cũng kém hiệu quả…
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, Ban Cán sự tỉnh đã hướng công tác xây dựng Đảng vào việc củng cố lại các chi bộ ở nông thôn, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nông dân và nông thôn.
Sau khi củng cố, đến tháng 12-1957, toàn tỉnh có 157 chi bộ xã và 25 chi bộ cơ quan tỉnh thuộc ba liên chi, 24 chi bộ cơ quan cấp huyện; kết nạp được 1.516 đảng viên mới, đưa tổng số đảng viên lên 4.918 đảng viên, trong đó có 50 đảng viên là người Công giáo, 998 đảng viên nữ sinh hoạt tại 155 tổ chức cơ sở đảng.
Qua việc sửa sai, việc kiện toàn, chấn chỉnh tổ chức kết hợp công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Đảng bộ Hưng Yên đã thống nhất được về tư tưởng, hành động, đoàn kết trong nội bộ Đảng, chính quyền và nhân dân; nâng cao vị trí, vai trò của Đảng trong các phong trào cách mạng ở địa phương; lãnh đạo và chỉ đạo các đoàn thể, tập trung phát triển kinh tế, tích cực tăng gia sản xuất.
Thắng lợi của công tác sửa sai ở Hưng Yên là nhân tố quan trọng tạo đà cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh vững bước đẩy mạnh công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, tích cực tăng gia sản xuất.
Trong thời kỳ khôi phục kinh tế, Đảng ta coi trọng việc kiện toàn nhà nước dân chủ nhân dân. Sau cải cách ruộng đất, bộ máy chính quyền ở nông thôn đã có sự thay đổi. Ở Hưng Yên, chính quyền các cấp từ huyện đến xã được củng cố, nhất là đối với cấp huyện.
Việc kiện toàn cá đoàn thể quần chúng được Tỉnh ủy tập trung chấn chỉnh các Ban Chấp hành Nông hội và cá tổ chức chân rết của Nông hội. Đến cuối năm 1957, hầu hết các Ban Chấp hành Nông hội các xã được kiện toàn, cơ bản chấn chỉnh xong.
Sau sửa sai, cơ bản các Ban Chấp hành chi đoàn trong Thanh niên được kiện toàn, những Ban Chấp hành bị giải tán trong cải cách ruộng đất nay được thành lập lại. Một số Ban Chấp hành hoạt động không có hiệu quả, yếu kém được củng cố, bổ sung thêm các đồng chí tích cực nhiệt tình.
Hoạt động của các Bán Cán sự Hội Phụ nữ ở các huyện, xã được củng cố, chấn chỉnh, số hội viên tham gia ngày càng đông. Các phong trào được hội viên tham gia hưởng ứng nhiệt tình.
Qua ba năm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ Hưng Yên đã nắm vững, thực hiện tốt các chủ trương nghị quyết của Trung ương Đảng, từng bước khắc phục khó khăn phục hồi, phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, giảm tô và cải cách ruộng đất, sửa sai cũng đã góp phần làm cho chính quyền và đoàn thể ngày càng phát triển, củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên vững bước vào việc thực hiện kế hoạch Nhà nước trong những năm 1958-1960.