Đọc hiểu văn bản miếng bánh mì cháy năm 2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Điện thoại: 1900636019 Email: [email protected]

Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved

Đọc hiểu văn bản miếng bánh mì cháy năm 2024

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2017 ­ 2018 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 Môn: Ngữ Văn 11 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bànp vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”. (Nguồn: Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm) Câu 2. Theo anh chị, vì sao người cha lại nói: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà” ? (0,5 điểm) Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy” (1,0 điểm) Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh chị? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm )
  2. Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của người cha: “Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”. Câu 2. (5,0 điểm) Thí sinh chọn câu theo đúng khối, lớp của mình. Câu 2.a. Dành cho học sinh khối A và lớp A15. Phân tích bức tranh phố huyện và tâm trạng của Liên lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Câu 2.b. Dành cho học sinh khối C,D. Về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và là một người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất. Ý kiến khác lại khẳng định: Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng. Từ việc cảm nhận hình tượng nhân vật nhân vật Huấn Cao, anh/ chị hãy bình luận những ý kiến trên. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ……………………………………Số báo danh:…………….....
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự ­ Điểm 0,5: Trả lời đúng ­ Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2. Người cha nói vậy vì ông biết người vợ làm việc cả ngày rất mệt mỏi nên không thể chuẩn bị bữa tối tốt cho gia đình ( thể hiện sự cảm thông, chia sẻ ) (0.5đ) ­ Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên ­ Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3. (1.0 đ) Học sinh chỉ ra được ý nghĩa của câu nói: - Những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người, vì vậy, hãy tha thứ cho nhau khi có thể. - Không ai là hoàn hảo, vì vậy hãy nhìn vào ưu điểm của người đó thay vì đánh giá những lỗi lầm hoặc sai sót nhỏ Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. (0,5đ) ­ Điểm 1.0 : Trả lời đủ 2 ý trên ­ Điểm 0,5: Được ½ các ý trên ­ Điểm 0,25 Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý ­ Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4. (1.0 đ) Học sinh có thể tuỳ chọn một trong các thông điệp của câu chuyện: tình thương yêu trong gia đình, sự tha thứ, lòng cảm thông, cách chấp nhận những khiếm khuyết của người khác… ­ Điểm 1.0 : Gọi tên đúng thông điệp và lí giải nội dung thông điệp ­ Điểm 0,5: Chỉ gọi được tên thông điệp và lí giải chưa rõ ràng ­ Điểm 0,25 : Chỉ gọi được tên thông điệp ­ Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời II. LÀM VĂN (7, 0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm ) I. Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. II. Yêu cầu cụ thể: 1) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (0, 25 điểm): ­ Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Phần Mở đoạn biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân đoạn biết tổ chức thành nhiều câu văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết đoạn khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. ­ Điểm 0: Thiếu Mở đoạn hoặc Thân đoạn chỉ có 1 câu văn hoặc cả đoạn văn bị chia nhỏ thành nhiều đoạn.
  4. 2) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó 3) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,25 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, kết hợp tốt lí lẽ và dẫn chứng, cần làm rõ các ý sau: a) Giới thiệu vấn đề (0,25 điểm): Mỗi người cần có thái độ yêu thương, khoan dung với những người xung quanh. b) Giải thích ý nghĩa của câu nói (0,25 điểm):: “Cuộc đời rất ngắn ngủi với những hối tiếc và khó chịu”: cuộc đời mỗi con người là có giới hạn, lựa chọn cách sống, thái độ sống là do mỗi người tự quyết định, nếu cứ sống với những hối tiếc, thù hận thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa. “Hãy yêu quý những người đã cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”: mỗi người cần có thái độ khoan dung với những người xung quanh. c) Bình luận, chứng minh (0,5 điểm):: Cuộc sống con người rất ngắn ngủi, nếu chọn hối tiếc và khó chịu, cuộc sống con người sẽ trôi đi vô nghĩa Yêu quý và tha thứ cho người khác, kể cả những người không có thiện cảm với mình là lối sống tích cực Khi con người có thái độ sống tích cực thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. ( Lấy dẫn chứng) d) Nêu bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm):: Học cách bao dung và vui vẻ chấp nhận cuộc sống, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác để họ có cơ hội sửa chữa. Giúp đỡ để người khác có thể thấy sai lầm của mình và sửa chữa Suy nghĩ tích cực và làm nhiều việc có ích 4) Sáng tạo­ Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm) ­ Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ­ Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Câu 2. a. (5,0 điểm)
  5. I. Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. II. Yêu cầu cụ thể: 1) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0, 5 điểm): ­ Điểm 0,5 điểm: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. ­ Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 2) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): bức tranh phố huyện và tâm trạng của Liên lúc chiều tàn. 3) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng ( 3.5 điểm) a, Giới thiệu vấn đề: (0,25 điểm): ­ Thạch Lam ( 1910­1942) ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn ­ truyện nhưng không có chuyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng , cảm giác mơ hồ , mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi. ­ Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” . Ở đây, nhà văn đã thật thành công trong việc ghi lại bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người với bao cảm xúc vui buồn của con người vào lúc chiều tàn nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. b, Phân tích (3,0 điểm): * Cảnh không gian, tạo vật (1,0 điểm): đẹp, nên thơ, bình dị, gần gũi, quen thuộc nhưng đượm buồn. ­ Được hiện lên với nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và đường nét ( Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve; phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng , dãy tre làng đen lại…) ­ Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện qua những câu văn êm dịu, uyển chuyển, tinh tế. Mỗi câu như một nét vẽ đơn sơ , không cầu kỳ kiểu cách nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật , cái thần thái của thiên nhiên …Mỗi câu văn như mở ra một cảnh : cảnh trước gọi cảnh sau rất độc đáo và ấn tượng… => Một bức “họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi , bình dị và gợi cảm , không kém phần thơ mộng, mang cốt cách của hồn quê Việt Nam. Qua đó thể hiện được tình cảm và gắn bó của nhà văn với một vùng quê nghèo. * Cảnh sống của người dân (1,0 điểm): tiêu điều, nghèo nàn, lam lũ, khổ cực,
  6. ­ Cảnh chợ tàn : người về hết , tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi… ­ Hình ảnh người dân xuất hiện với : mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh rác, mẹ con chị Tý nghèo khổ ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhỏ trên cái chõng tre ; bà cụ Thi.., vợ chồng Bác Xẩm… => Tất cả… đều thể hiện sự tàn lụi ( cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ); sự nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của người dân nơi phố huyện. * Tâm trạng của nhân vật liên (1,0 điểm): buồn, xúc động , cảm thương… + Liên thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. + Liên còn cảm nhận được “mùi riêng của đất, của quê hương này”. + Liên thấy “động lòng thương” bọn tẻ con nhà nghèo đi nhặt rác…và xót thương cho mẹ con chị Tí … => Qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam, Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm , tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. c) Đánh giá chung (0.25 điểm) + Bằng sự quan sát ,miêu tả tỉ mỉ, tinh tế với nhiều biến đổi tinh vi, phong phú… nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về cảnh vật nơi phố huyện lúc chiều tàn như thấm vào lòng người hay nỗi buồn của tâm hồn Liên lan tỏa nhuốm vào cảnh vật. + Tấm lòng của nhà văn gắn bó, ân tình ; cảm thông ,thương xót. … + Phong cách viết văn đặc sắc của tác giả trong sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực­ trữ tình; câu văn mềm mại, giàu chất thơ 4) Sáng tạo (0,25 điểm) ­ Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. ­ Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 5) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm): Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 2 b. (5,0 điểm) I. Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. II. Yêu cầu cụ thể: 1) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0, 5 điểm): ­ Điểm 0,5 điểm: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. ­ Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
  7. 2) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao 3) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng ( 3.5 điểm) a, Giới thiệu vấn đề: (0,25 điểm): – Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là nhà văn rất mực tài hoa, uyên bác. Ông sáng tác cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. – Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời(1940) là truyện ngắn xuất sắc kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân. Tác phẩm xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, một hình tượng có tính cuốn hút mãnh liệt về khí phách, tâm hồn và tài hoa, từ đó gửi gắm quan niệm tiến bộ của nhà văn về cái đẹp. b, Giải thích, dẫn dắt vấn đề (0,5 điểm): – Nghệ sĩ là người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước mọi vui buồn của cuộc sống, tạo vật và khả năng thể hiện những rung động ấy bằng các phương tiện nghệ thuật đặc thù. Người nghệ sĩ tài hoa là người nghệ sĩ có tài năng xuất chúng. Người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất là người có bản lĩnh, chí khí, không sợ cường quyền, dám đứng lên chống lại bạo ngược để bảo vệ lẽ phải, cái thiện. – Người có thiên lương trong sáng là người có lòng tốt tự nhiên, thuần khiết. => Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp lý tưởng ở nhân vật Huấn Cao: tài hoa, khí phách, thiên lương. c) Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao và bình luận về các ý kiến ( 2.5 đ) * Huấn Cao – nghệ sĩ tài hoa ( 0.75 đ) – Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. – Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa. * Huấn Cao – người anh hùng có khí phách hiên ngang ( 0.5 đ) – Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình. – Bị bắt giam tử ngục, vẫn coi thường: “Đến cái cảnh chết chém, ông cũng chẳng sợ nữa …” – Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng: Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, dù đang bị giam cầm
  8. – Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng. * Huấn Cao­ con người có thiên lương trong sáng ( 0.5 đ) – Sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. – Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm . “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. =>Yêu cái đẹp và cảm thông với người yêu quý cái đẹp. * Huấn Cao trong cảnh cho chữ ( 0.5 đ) Con người ấy đã thực hiện lời hứa với viên quản ngục, thể hiện cái tài hoa tuyệt thế của mình trong một khung cảnh đầy xúc động. Bằng hiện pháp đối lập, Nguyễn Tuân đã làm toát lên chủ đề của truyện trong đoạn cuối truyện. – Cái cao đẹp (viết chữ vốn là một việc thanh cao, long trọng, với lụa tràng, mực thắm, nét chữ vuông tươi tắn) đối lập với cái dơ bẩn (cảnh buồng nhà ngục tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián). – Hình ảnh kì vĩ của người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ đối lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại run run bưng chậu mực và của viên quan ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ (…), chắp tay vái người tù một vái. => Tất cả thể hiện ý nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết (nhà ngục), bởi một con người sắp chết (tử tội Huấn Cao). Còn lời Huấn Cao khuyên viên quản ngục lại mang ý nghĩa bổ sung: cái đẹp không thể cũng sống chung với tội ác. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật ( 0.25 đ) – Xây dựng tình huống giàu kịch tính, thủ pháp nghệ thuật đối lập tương phản; ngôn ngữ vừa cổ điển, vừa hiện đại, bút pháp giàu chất tạo hình. – Khả năng phân tích sâu sắc diễn biến nội tâm nhân vật; đặt nhân vật trong mối quan hệ đối sánh với các nhân vật khác. d) Bình luận về các ý kiến ( 0.25 đ) – Hai ý kiến nhận xét về nhân vật Huấn Cao đều chính xác. Mỗi ý kiến đề cập đến một khía cạnh của nhân vật, tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau để cùng khẳng định vẻ đẹp lý tưởng của hình tượng Huấn Cao: tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. ­ Qua hình tượng nghệ thuật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm thẩm mĩ của mình: cái tài gắn liền với cái tâm, cái đẹp gắn liền với cái thiện. 4) Sáng tạo (0,25 điểm) ­ Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. ­ Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  9. 5) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm): Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­