Fl trong siêu âm là gì năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Thai nhi đạt 37 tuần tuổi là thời điểm vượt cạn đang cận kề nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý những thay đổi cơ thể cũng như sự phát triển của bé. Một trong các chỉ số siêu âm hình thái thai nhi quan trong là chiều dài xương đùi của thai nhi tuần 37.

Chiều dài xương đùi (FL) là một trong 6 chỉ số quan trọng của thai nhi mà mẹ cần nắm vững ở tuần thứ 37 ( năm chỉ số còn lại bao gồm đường kính lưỡng đỉnh, cân nặng, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu tới chân của bé).

Chiều dài xương đùi thai nhi bắt đầu được xác định kể từ tuần thứ 14 của thai kỳ và luôn được duy trì xác định với các lần thăm khám sau đó. Ngoài ý nghĩa đánh giá sự phát triển của thai nhi, chiều dài xương đùi còn có ý nghĩa trong việc phát hiện hội chứng Down của thai nhi.

Fl trong siêu âm là gì năm 2024

Chiều dài xương đùi được theo dõi trong các lần thăm khám định kỳ

2. Tiêu chuẩn chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi 37 tuần

Tuần 37 là tuần cận kề vượt cạn của mẹ bầu, do đó các chỉ số đặc biệt là chỉ số chiều dài xương đùi của bé cần được quan tâm. Dưới đây là chiều dài xương đùi (FL) tiêu chuẩn của một em bé phát triển bình thường ở tuần thứ 37 được cộng xê dịch 6 ngày:

  • FL tuần 37+0: 66-67mm, trung bình 70mm
  • FL tuần 37+1: 66-67mm, trung bình 70mm
  • FL tuần 37+2: 66-80mm, trung bình 70mm
  • FL tuần 37+3: 66-80mm, trung bình 71mm
  • FL tuần 37+4: 66-80mm, trung bình 71mm
  • FL tuần 37+5: 67-80mm, trung bình 71mm
  • FL tuần 37+6: 67-81mm, trung bình 71mm

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bà mẹ mang thai cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống khoa học làm sao để mẹ không tăng cân quá nhiều hoặc quá ít mà thai nhi vẫn được nhận đầy đủ dưỡng chất.

3. Nguyên nhân dẫn đến chiều dài xương đùi ngắn

Trong trường hợp chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn hơn tiêu chuẩn thì mẹ cũng không nên quá lo lắng vì có thể bị sai lệch do vị trí mà người đo lựa chọn.

Tuy nhiên, nếu chiều dài xương đùi quá ngắn so với mức cho phép bạn cũng có thể nghĩ đến những nguyên nhân khác:

3.1 Suy sản tiểu não ở thai nhi

Trường hợp này xảy ra nếu thai phụ xuất hiện những dấu hiệu đau bụng bất thường. Khi đó hãy nhanh chóng đến kiểm tra ở các bệnh viện lớn hoặc cơ sở có uy tín.

3.2 Yếu tố di truyền

Các yếu tố di truyền cũng có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi, các chuyên gia cho rằng yếu tố này ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của bé và chiều cao của trẻ sau này.

Fl trong siêu âm là gì năm 2024

Chiều cao của trẻ cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền

3.3 Vấn đề dinh dưỡng

Thiếu canxi có thể làm ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của bé, do vậy mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ và hợp lý lượng canxi để bé được phát triển một cách tốt nhất.

Để bé phát triển một cách tốt nhất đặc biệt là tránh tình trạng chiều dài xương đùi lệch so với tiêu chuẩn các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, cũng như thường xuyên theo dõi các chỉ số phát triển của thai nhi để có những thay đổi cho phù hợp.

Cân nặng thai nhi theo tuần là thước đo tham khảo để bà bầu có thể biết được sự phát triển của con yêu khi ở trong bụng mẹ, đặc biêt những mốc quan trọng như cân nặng thai nhi tuần 32, cân nặng thai nhi tuần 37... Từ đó có sự điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp.

Để biết chính xác thai đang phát triển như thế nào, các mẹ bầu có thể tham khảo video cân nặng thai nhi theo từng tuần dưới đây:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

5 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Cân nặng thai nhi từng tuần theo tiêu chuẩn WHO

XEM THÊM:

  • Quan hệ chưa xuất tinh có khả năng mang thai không?
  • Hội chứng tăng đông máu ở phụ nữ có thai
  • Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán được vận dụng rộng rãi trong y khoa từ năm 1950. Đây là một kỹ thuật an toàn, không xâm lấn, không ảnh hưởng đến thai nhi mà còn theo dõi được toàn bộ tiến trình của trẻ. Trong suốt quá trình mang thai có những chỉ số thai nhi nào cần lưu ý? Đọc ngay bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết

Có rất nhiều các thuật ngữ cho biết chỉ số phát triển của thai nhi. Dưới đây là một vài thuật ngữ và chữ cái viết tắt của các chỉ số thai nhi quan trọng cho mẹ bầu tham khảo:

  • GA: số tuổi của thai tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.

Fl trong siêu âm là gì năm 2024

GA là chỉ số cho biết độ tuổi của thai nhi từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối cùng

  • CRL: chiều dài đầu mông.
  • BPD: đường kính lưỡng đỉnh, đường kính to nhất được đo ngang qua xương thái dương theo bề ngang.
  • FL: độ dài xương đùi.
  • EFW: ước tính số cân của thai nhi.
  • TTD: đường kính đo ngang bụng.
  • APTD: đường kính đo ở trước và phía sau bụng của thai.
  • HC: chu vi của đầu thai nhi.
  • AC: chu vi của vòng bụng.
  • AF: nước ối.
  • AFI: chỉ số nước ối.
  • OFD: đường kính của xương chẩm, được đo tại mặt cắt to nhất tính từ trán ra phía sau gáy hộp sọ của bé.
  • EDD: ngày sinh dự đoán.

2. Những giai đoạn quan trọng mẹ bầu phải đi Siêu âm

2.1. Ba tháng đầu tiên

3 tháng đầu thai kỳ được tính bắt đầu từ tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày. Các chỉ số thai nhi lúc này rất quan trọng bởi chúng cung cấp những thông tin cực kỳ quan trọng:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết của thai nhi: kiểm tra xem thai còn sống hay chết; thai nhi đã vào đúng vị trí hay chưa? Số thai nhi trong bụng? Số tuổi thai chuẩn xác dựa theo chiều dài đầu mông.
  • Siêu âm trong giai đoạn này quan trọng bởi đây là thời điểm vàng giúp phát hiện những bất thường của thai nếu có, là thời điểm có thể đo được khoảng sáng sau gáy giúp dự đoán những bất thường về nhiễm sắc thể (bệnh down, dị dạng tim,…)

Fl trong siêu âm là gì năm 2024

Siêu âm giai đoạn đầu của thai kỳ giúp cung cấp những thông tin cần thiết của thai nhi

Bên cạnh đó, siêu âm dị tật thai nhi giúp kiểm tra được những dị tật thai nhi khác như:

  • Dị tật trong hệ thần kinh: thai không sọ, không có phân chia não trước, bị nứt đốt sống,…
  • Bất thường xảy ra tại hàm mặt, môi, mắt như khe hở trong vòm miệng, hở môi - hàm ếch,…
  • Dị tật ở tim và trong lồng ngực: tứ chứng fallot hoặc đảo gốc động mạch hoặc thiểu sản thất trái,…
  • Dị tật xảy ra ở bụng: thoát vị rốn,…
  • Dị tật tại xương, chân tay: loạn sản xương hay thiểu sản xương hay tạo xương bất toàn, khiếm khuyết về tứ chi,…

2.2. Thai nhi ở tuần thứ 18 - 23

Trong giai đoạn này, thai nhi về cơ bản đã có sự phát triển toàn diện những cơ quan trong cơ thể, lượng nước ối cũng nhiều hơn giúp theo dõi dễ dàng hình thái thai nhi. Đây được xem là giai đoạn siêu âm tiêu chuẩn nhằm đánh giá toàn bộ sự phát triển của thai nhi:

  • Thời điểm quan trọng giúp phát hiện những bất thường về hình thái, kết luận những nghi ngờ trước đó về sự bất thường của thai nếu có. Đây cũng là thời điểm cuối cùng để quyết định xem có đình chỉ thai hay không (trước tuần 28).
  • Đa phần những bất thường mặt hình thái được đánh giá chuẩn xác trong giai đoạn này. Các bác sĩ sẽ siêu âm và quan sát lần lượt các bộ phận, đưa ra các chỉ số thai nhi nhằm kết luận toàn bộ.
  • Đánh giá những bất thường trong hệ thần kinh như dị thường trong ống thần kinh, vô não, não úng thủy, não bé,…
  • Bất thường ở hàm mặt: thời điểm này sẽ cho kết quả siêu âm rõ ràng hơn trong 3 tháng đầu. nhất là những bất thường trong ổ mắt.
  • Bất thường trong tim mạch: trong thời điểm này, siêu âm có thể quan sát được tim rõ ràng cũng như cấu trúc của tim giúp chẩn đoán đa số những bất thường từ đơn giản cho đến phức tạp: bệnh ebsteins, rối loạn nhịp tim,…
  • Bất thường ở lồng ngực như thoát vị hành, tràn dịch màng phổi,…
  • Bất thường trong ổ bụng, ruột cùng thành bụng gồm có: hẹp thực quản, hẹp dạ dày, gan to, lá lách to,…
  • Bất thường trong tiết niệu, thận bao gồm không có thận, tắc nghẽn trong đường tiểu,…
  • Bất thường trong các cơ xương và các chi: giai đoạn này cho phép quan sát rõ rệt hơn tứ chi để dễ dàng nhận biết những dị tật như nhiều ngón tay, chân,...

2.3. Ba tháng cuối: tuần thứ 30 đến tuần 32

  • Đây là thời điểm thai nhi phát triển toàn diện, đầy đủ về mặt cấu trúc và có tốc độ phát triển nhanh.
  • Siêu âm trong thời điểm này giúp đánh giá sự phát triển của trẻ, vị trí của thai nhi, nước ối, dây rốn và sự phát triển ở tử cung của mẹ,…
  • Những bất thường có thể được tìm ra thêm hoặc kết luận chi tiết, rõ rệt hơn so với giai đoạn trước gồm có: suy dinh dưỡng của bào thai, bất thường trong hệ sinh dục, van tim, não,...

Fl trong siêu âm là gì năm 2024

Ba tháng cuối của thai kỳ giúp đánh giá chính xác và chi tiết tình hình hiện tại của thai nhi trước khi chào đời

3. Phòng tránh những dị tật thai nhi

Theo thống kê cho thấy rằng khoảng 33 trẻ em được sinh ra sẽ có 1 bé mắc những dị tật bẩm sinh. Đa phần những dị tật bẩm sinh này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ và một vài dị tật khác có thể diễn ra muộn hơn. Thế nên việc sàng lọc trước khi sinh cũng như sàng lọc sơ sinh có vai trò rất quan trọng.

Mẹ bầu cần được chăm sóc đặc biệt, tư vấn và khám thai theo định kỳ, có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết. Nên bổ sung cho bà bầu những loại thực phẩm dồi dào acid folic.

Nếu trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai, phát hiện mẹ bầu mắc các bệnh như cúm hoặc Rubella phải cần được xem xét việc đình chỉ thai hoặc thực hiện sàng lọc trước khi sinh định kỳ để kịp thời theo dõi quá trình tiến triển của thai nhi.

Fl trong siêu âm là gì năm 2024

Mẹ bầu mắc bệnh cúm hoặc rubella trong giai đoạn đầu cần xem xét đến việc đình chỉ thai nếu cần

Các chỉ số thai nhi có vai trò rất quan trọng cho biết toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở khám thai cũng quan trọng không kém bởi điều này ảnh hưởng đến kết quả thăm khám và việc chăm sóc cho mẹ và bé.

BPD là gì trọng siêu âm?

Đường kính lưỡng đỉnh BDP (tên tiếng Anh là Biparietal diameter, viết tắt là BPD) là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) của hộp sọ của thai nhi hoặc có thể hiểu là đường kính đầu của em bé. Lưu ý, đường kính lưỡng đỉnh hoàn toàn khác với chu vi đầu của thai nhi.

Chỉ số ác khi siêu âm thai là gì?

AC là viết tắt của cụm từ Abdominal Circumference, nghĩa là chu vi vòng bụng. AC được tính bằng đơn vị mm. Chỉ số AV thường được gọi để thể hiện chu vi vòng bụng của thai nhi và thường được xác định từ tuần thứ 14 của thai kỳ.

Chỉ số gà trọng siêu âm thai là gì?

CRL (viết tắt của Crown Rump Length) là chỉ số được tính bằng đơn vị mm, thể hiện số đo chiều dài của thai nhi từ đầu đến mông. Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi trong bụng của người mẹ qua các quá trình siêu âm.

Chỉ số đáp trọng siêu âm thai là gì?

DAP là từ viết tắt của đường kính trước và sau của tử cung. Theo kết quả siêu âm này thì niêm mạc tử cung của bạn 4mm và không thấy hình ảnh túi thai trong buồng tử cung. Còn trong trường hợp bạn muốn biết chính xác mình có thai hay không thì cần làm thêm xét nghiệm beta HCG.