Muốn sang thì bắc cầu kiều có nghĩa là gì năm 2024

Đây là câu ca dao đã gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua và cho đến nay xem ra vẫn chưa vỡ lẽ được từ “lấy”. Trường văn trận bút thì cứ mãi “nhùng nhằng” với kẻ nói thế này, người cho là thế khác, xã hội luôn tồn tại hai luồng suy luận trái chiều nhau.

Một bên bao gồm những thường dân sử dụng văn chương bình dân nên tạm gọi chung “người bình dân”. Còn bên nhóm trí thức áp dụng văn chương bác học thì gọi bằng “giới học giả”. Cơ bản là, văn chương bình dân đóng vai trò then chốt trước khi có văn chương bác học.

Qua khảo sát, đông đảo người bình dân ở khu vực Nam Bộ đều “dị ứng” với từ lấy trong câu ca dao trên. Họ một mực cho rằng, lấy là động từ chủ thể làm cho mình có được, đơn cử như lấy vợ, lấy chồng. Điều đáng nói ở đây, từ lấy còn “cặp kè” quyện vào nhau thành cụm từ tổ hợp yêu lấy thầy “rõ nghĩa” đến thế cơ mà. Và trong thực tiễn đời sống thì việc thầy trò lấy nhau trở thành vợ chồng không phải là không có. Bởi vậy mới xảy ra chuyện khôi hài, một bà cụ đã la rầy con cháu: “Thằng Hai đâu, mày coi sắp nhỏ học hành thế nào mà cứ ngồi nói bậy nói bạ… yêu lấy thầy, lấy bà gì kìa!”.

Cũng với câu ca dao này nhưng giới học giả phân tích uyên bác, có chiều sâu hơn. Họ lý giải, trong cấu trúc yêu lấy thầy thì từ lấy là phó động từ chỉ định hướng, hoặc động từ thuộc loại đặc biệt làm phần phụ thêm nghĩa cho động từ đứng trước và danh từ thầy cũng không phải đối tượng của động từ lấy. Do đó không thể “suy diễn” lấy thầy với lấy vợ, lấy chồng được, mà chỉ có ngoại động từ lấy mới bị nhầm lẫn mà thôi. Cho nên ngữ nghĩa của câu ca dao “… yêu lấy thầy” là đúng.

Người bình dân mấy ai biết “phó động từ” với “ngoại động từ” là cái chi chi. Chỉ thấy mỗi khi nghe nói đến“… yêu lấy thầy” thì ngượng nghịu lắm. Một phần cũng do họ ít có điểu kiện để tìm tòi tham khảo tài liệu như giới học giả vẫn thường làm.

Tìm hiểu thêm cảm nhận của thành phần đặc biệt trong xã hội về hai câu ca dao đang gây tranh cãi, bằng nhiều phương tiện tôi đã trao đổi với một số giáo viên ở các cấp học, hầu hết đều cho biết “Thấy nó kỳ kỳ sao ấy, nghe chẳng được thanh”. Thậm chí có người còn “mông lung” không biết từ sang ở câu đầu là giàu sang hay sang / đi qua; cầu kiều hay phù kiều (vì có bản ghi Muốn sang thì bắc phù kiều); hoặc giả cầu kiều nó ra làm sao, nhiều giáo viên cũng không… mường tượng chắc chắn được.

Muốn sang thì bắc cầu kiều có nghĩa là gì năm 2024
Ảnh minh họa.

Nói thêm về sự xuất hiện phù kiều là bởi, đặc tính của loại hình thơ ca bình dân – tức ca dao, thường khuyết danh. Lại phổ biến theo hình thức truyền khẩu trong dân gian, trải qua bao đời thì tất nhiên không sao tránh khỏi những phiên bản, dị bản, dị ngôn, dị nghĩa. Riêng với hai câu ca dao đang đề cập, có phiên bản rõ nghĩa hơn mà nhiều người thích:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn yêu cô chị phải chiều cậu em.

Tóm lại, ca dao là một bộ phận quan trọng của nền Văn học dân gian Việt Nam. Là tài sản tinh thần quý giá của cha ông lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng ngôn ngữ văn chương bình dân nên có lẽ người bình dân cảm nhận xác thực hơn. Trong kho tàng ca dao Việt Nam có đủ mọi thể loại, nhưng một số câu, bài chỉ dùng để hát ru hoặc nói chơi ngoài đời chứ ngữ nghĩa “không thanh” nên không thể đưa vào giảng dạy trong học đường được. Câu ca dao “…yêu lấy thầy” cũng chưa rõ nghĩa lắm, thành thử từ trước đến nay vẫn luôn gây nhầm lẫn cho nhiều người. Vậy, có nên “biên tập”:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.

Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến sửa đổi theo quan điểm cá nhân. Nhưng dù sao thì từ kính nghe cũng “thanh” hơn và thiết thực nữa là thích hợp với tinh thần Tôn sư trọng đạo.

Hai câu thơ lục bát cuối của bài ca dao trên có lẽ là câu ca dao nổi tiếng nhất của Việt Nam, nổi tiếng vì ai cũng đã từng nghe từ hồi còn đi học trên ghế nhà trường, thường được nhắc lại nhiều nhất vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Về ý nghĩa, ai cũng hiểu câu ca dao nhắc nhở học trò phải biết tôn sư trọng đạo, biết yêu quý, kính trọng thầy cô giáo - một nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt từ xa xưa. Nhưng nếu có ai hỏi chi tiết hơn, cầu kiều là cầu gì, như thế nào thì không phải ai cũng đủ hiểu biết để trả lời. Tôi đã từng lúng túng khi một em bé hỏi như vậy, đành phải chống chế “cháu cứ tìm hiểu đi, để mai chú trả lời nhé” nhưng… mai dài hơn thuổng. Câu hỏi đó cách đây đã lâu, cháu bé ngày nào đã tìm ra câu trả lời, hay đã quên đi thắc mắc đó, cũng như có còn nhớ tôi vẫn nợ cháu một câu trả lời? Với một người bình thường cũng nên tìm hiểu huống hồ nếu bạn là một nhà giáo.

Đem thắc mắc này hỏi một số người hay chữ, có kiến thức sâu về tiếng Việt tôi đã phần nào giải đáp được thắc mắc của mình. Thì ra hiện nay “cầu kiều” vẫn tồn tại nhiều cách hiểu.

Theo PGS. TS Phạm Văn Tình (Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam) thì mục từ “cầu kiều” chưa có trong từ điển tiếng Việt.

Muốn sang thì bắc cầu kiều có nghĩa là gì năm 2024

“Thượng gia hạ kiều”- một cấu trúc cầu có phía trên là nhà, phía dưới là cầu (ảnh minh họa, nguồn: internet)

Theo ông Hoàng Tuấn Công, tác giả cuốn Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu thì cầu kiều trong câu ca dao trên là gọi tắt của “thượng gia hạ kiều” - một cấu trúc cầu có phía trên là nhà, phía dưới là cầu, thường gặp nhất ở các tỉnh Bắc Bộ. Cầu thường là nơi nối liền đôi bờ giữa khung cảnh có cây cao, bóng cả, lòng sông vừa phải, thuận tiện thi công vòm trụ, mái cầu giúp người bộ hành khi vào cầu có thể trú mưa, tránh nắng, an toàn như mái nhà của mình. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan được cho là người tạo nên kiến trúc cầu này. Ví dụ tiêu biểu cho loại cầu này là chùa Cầu ở Hội An (Quảng Nam), cầu ngói Nam Định. Trong câu dưới, “sang” được hiểu là “sang trọng”. “Sang” ở câu sáu và “hay” ở câu tám đều là tính từ, có tính chất đối nhau. Ông cũng cho biết thêm hai câu thơ đầu và sau của bài ca dao chỉ là gán ghép, không liên quan tới nhau.

Theo ông Trần Trọng Dương, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, từng giải đáp thắc mắc cho chuyên mục Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên Đài Tiếng nói Việt Nam thì kết cấu “cầu kiều” là đẳng lập, là cách các cụ dùng cho chữ nghĩa sang trọng. Vả lại, ở đây, viết thế cho dễ... bắt vần với chữ “yêu” ở dưới. Chữ “sang” có thể là chơi chữ nước đôi, tức có thể hiểu là tính từ “sang trọng” hay động từ “đi sang”.

Tác giả Nguyễn Thị Bích An, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, một người rất quan tâm tới Tiếng Việt, từng là quản trị viên mục Tiếng Việt của chúng ta trên Trường Xưa, trong bài viết “Về cách hiểu một câu ca dao” cho rằng: “Trong tiếng Việt cổ có một từ kiều dùng để chỉ cái yên ngựa. Ca dao còn nhiều câu ghi lại từ kiều với nghĩa là cái yên ngựa: Sông sâu ngựa lội ngập kiều/ Dẫu anh có phụ còn nhiều nơi thương, hay: Ngựa ô anh thắng kiều vàng/ Anh tra khớp bạc đón nàng về dinh. Còn trong tiếng Hán, cành cây cao và cong cũng được gọi là kiều.

Như vậy, cầu kiều là loại cầu hình cong như cái yên ngựa. Người ta coi đây là một loại cầu đẹp và sang trọng bởi trước đây chỉ có các nhà quyền quý, giàu sang mới có hồ sen trong vườn, giữa hồ có lầu ngồi hóng mát, ngâm thơ. Để đi ra lầu, họ thường xây một chiếc cầu cong như hình cái yên ngựa. Cây cầu ấy gọi là cầu kiều, việc tồn tại của cầu kiều trong vườn nhà như là một biểu tượng, một minh chứng về sự giàu sang, quyền quý với những thú vui tao nhã. Và như thế, câu này phải được hiểu theo nghĩa: Muốn được coi là sang (trọng) thì hãy bắc cầu kiều, còn muốn con giỏi giang, tiến tới thì phải biết quý trọng người thầy. Cũng cần phải nói thêm là ở câu ca dao này, lượng thông tin chủ yếu tập trung ở câu thứ hai, vì thế nên nếu câu thứ nhất có được hiểu chưa chính xác thì cũng không làm sai lệch nội dung của toàn bài”.

Theo Giáo sư Trần Lâm Phát: “Có người cho rằng cầu kiều lấy từ điển tích trong thời Tam Quốc (220-264). Tào Tháo ra lệnh xây đài trên bờ sông Chương ở quận Nghiệp (nay thuộc huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam) để dưỡng tuổi già. Trong lúc đào móng, thợ bắt gặp một con chim sẻ bằng đồng nên Tào Tháo đặt tên đài là “Đồng Tước”. Đồng Tước gồm 1 đài chính và 2 đài phụ ở phía tây và phía đông gọi là Ngọc Long và Kim Phượng. Đài chính và 2 đài phụ được nối với nhau bằng 2 cây cầu vòng cung rất nguy nga tráng lệ… Giả thuyết này cũng không có gì chắc chắn vì không ai rõ thời điểm xuất hiện hai câu ca dao. Có thể câu ca dao ra đời trước thời Tam Quốc vì dân ta chịu ảnh hưởng sự giáo dục của Khổng Tử (551 - 479 trước Tây lịch) từ lâu đời”.

Ông cho rằng “chữ kiều (喬) là cao mà cong là hợp tình hợp lý”.

Ngoài ra tôi cũng được biết thêm, cầu kiều là tên một loại cầu gồm một đoạn tre, một đầu gác lên bờ, một đầu được buộc vào đầu một sợi dây thừng, đầu trên của sợi dây được cố định tại điểm nối giữa ba cái cọc tre. Đi cầu kiều là một trò chơi dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hiện nay một số địa phương còn giữ được trò chơi này, như tại Hưng Yên có: Lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến, hội đền Tống Trân, hội làng Xuôi (huyện Tiên Lữ), Cẩm Quan (huyện Mỹ Hào), hội làng Đại Từ, Lộng Thượng (huyện Văn Lâm); tại Quảng Ninh có Lễ hội truyền thống đền An Sinh (thị xã Đông Triều); tại Hà Nam có Hội đình làng Đồng Lư Trung (Lý Nhân); tại Nghệ An có Lễ hội Đền Đức Hoàng (huyện Yên Thành); tại Hà Nội có Lễ hội truyền thống thôn Phù Xá (huyện Sóc Sơn)… Nhưng có lẽ cầu này để bắc cho vui chứ không phải bắc cho “sang” vì mục đích làm cầu là để thử tài khéo léo của người đi cầu, phần đông người chơi không đi được đến cuối cầu để lấy phần thưởng, bị ngã xuống nước làm người xem được những trận cười vui vẻ.

Muốn sang thì bắc cầu kiều có nghĩa là gì năm 2024

Trò chơi đi cầu kiều (ảnh minh họa, nguồn: internet)

Trên đây là một vài cách hiểu “cầu kiều” của người thời nay.

Theo tác giả Nguyễn Hùng Vĩ, một nhà nghiên cứu văn học dân gian, thì khoảng trước năm 1995, trên Tạp chí Nguồn sáng của Hội Văn hóa dân gian Việt Nam đã có một cuộc trao đổi về hai câu ca dao này với nhiều ý kiến khác nhau.

Về dị bản, các tác giả sưu tầm và biên soạn bộ Kho tàng ca dao người Việt (Bản in 2001) do Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên, cho người đọc những chỉ dẫn về các dị bản của tác phẩm này từ cuối thế kỉ XVIII đến năm 1975 trên 14 tài liệu Hán, Nôm, Quốc ngữ khác nhau. Ta có thể tóm tắt trong bảng 1:

Muốn sang thì bắc cầu kiều có nghĩa là gì năm 2024

(Bảng 1)

Trong đó dị bản Nôm cổ nhất là tác phẩm Nam phong giải trào - một công trình sưu tập ca dao được nhiều nhà nghiên cứu xem là xưa nhất - của tác giả Trần Danh Án (1754-1794). Các bản Nôm thường sưu tầm độc lập với nhau, bởi vậy, tính phổ biến trong dân gian càng được chứng thực. Đây là lí do mà các tác giả biên soạn Kho tàng ca dao người Việt coi Dị bản 1 là bản đại diện. Các bản khác là phái sinh muộn, được ghi trong thời hiện đại, mang dấu ấn sửa sang gần đây hơn của người làm sách.

Về vấn đề dị nghĩa, hiện nay có hai cách hiểu chính (xem bảng 2):

Muốn sang thì bắc cầu kiều có nghĩa là gì năm 2024

(Bảng 2)

Cả hai câu Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy trong Nam phong giải trào, được dịch sang chữ Hán thành một bài là:

Dục hà khả độ

Giá kiều vi lộ

Dục tử khả ngộ

Duy sư chi mộ.

Dịch nghĩa: Muốn có thể qua sông thì bắc cầu mà làm đường, muốn con có thể hay biết thì nên ái mộ thầy. Đó là cách hiểu của các cụ đã thể hiện trên văn bản cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

Như vậy ta có thể hiểu, từ khi câu ca dao được văn bản hóa từ cuối thế kỷ XVIII đến nay đã có nhiều dị bản cả về văn bản và ý nghĩa. Đó là dấu hiệu bình thường của một sinh ngữ như tiếng Việt, nó cho thấy tiếng Việt thật phong phú và đa dạng.

Tài liệu tham khảo:

1. Muốn sang thì bắc cầu kiều, tác giả Nguyễn Hùng Vĩ, Báo điện tử Người đưa tin, Hà Nội ngày 25 tháng 10 năm 2015 (Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội dẫn lại, 30 tháng 12 năm 2015, cập nhật lần cuối 18 tháng 1 năm 2016).

Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy nói về truyền thống gì?

TTO - "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy" - câu ca ngàn đời vẹn nguyên giá trị nhắn nhủ thái độ tương kính, tri ân đối với những người đem cái chữ và nhân cách uốn rèn lớp trẻ nên nếp nên người.

Cầu Kiệu là câu như thế nào?

Ngoài ra tôi cũng được biết thêm, cầu kiều là tên một loại cầu gồm một đoạn tre, một đầu gác lên bờ, một đầu được buộc vào đầu một sợi dây thừng, đầu trên của sợi dây được cố định tại điểm nối giữa ba cái cọc tre. Đi cầu kiều là một trò chơi dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.