Giải bài tập Công nghệ lớp 7 trang 5

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 7 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Công nghệ 7 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Công nghệ lớp 7.

Bài 1: Vai trò, nhiện vụ của trồng trọt

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

Đánh dấu (x) vào ô trống mà em cho là đúng về nhiệm vụ của trồng trọt.

x Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn và dữ trữ.
x Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, … làm thức ăn cho con người.
x Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt,… cung cấp thịt, trứng cho con người.
x Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp cho nhà máy sản xuất nước hoa quả.
Trồng cây lấy gỗ cung cấp cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, cao su, hồ tiêu để xuất khẩu.

Em hãy điền mục đích của các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọ vào bảng dưới đây.

Biện pháp Mục đích
- Khai hoang, lấn biển. - Mở mang, khai phá ruộng đất bị bỏ hoang
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng. - Tăng sản lượng
- Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt. - Tăng năng suất cây trồng.

Câu 1 (Trang 6 – Vở bài tập Công nghệ 7): Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em? Em đánh dấu (x) vào ô trống những vai trò của trồng trọt đối với đời sống nhân dân và nền kinh tế của địa phương em

Lời giải:

x a. Cung cấp lương thực.
x b. Cung cấp thực phẩm cho con người và chăn nuôi.
c. Cung cấp gỗ cho xây dựng và làm giấy.
d. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
x e. Cung cấp nông sản cho xuất khẩu
x g. Cung cấp lúa, ngô, rau, đậu, vừng cho con người

Câu 2 (Trang 6 – Vở bài tập Công nghệ 7): Em cho biết nhiệm vụ của trồng trọt ở địa phương em hiện nay là gì?

Lời giải:

- Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho xuất khẩu.

- Góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế đối với địa phương do tỉ trọng nông nghiệp ở nước ta là rất cao.

Câu 3 (Trang 6 – Vở bài tập Công nghệ 7): Trong các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, địa phương em đã sử dụng những biện pháp nào là phổ biến? Vì sao?

Lời giải:

- Địa phương em đã sử dụng các biện pháp kĩ thuật trồng trọt để tăng năng suất cây trồng. Lí do là bởi để xuất khẩu được hoa quả cần đạt tiêu chuẩn quốc tế, do đó cần phải áp dụng đúng kĩ thuật để đạt năng suất ổn định cũng như chất lượng tốt nhất.

Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng

1. Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

2. Vai trò của đất trồng

Em hãy quan sát hình 2 trong SGK và so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa vai trò của đất trồng và của nước có chứa chất dinh dưỡng đối với cây.

Trồng cây trong đất Trồng cây trong nước
Giống nhau Đều cung cấp oxi, nước, chất dinh dưỡng cho cây
Khác nhau Cây đứng vững chắc Cần có giá đỡ để đứng được.

Em hãy cho biết 3 thành phẩn cơ bản của đất (khí, lỏng, rắn) gồm những gì và vai trò của 3 thành phần đó đối với cây trồng (điền vào bảng).

Các thành phần của đất Có chứa (gồm) Vai trò đối với cây trồng
Phần khí Nito, oxi, cacbonic và các khí khác Hô hấp với cây trồng.
Phần rắn Vô cơ: nito, phopho, kali. Hữu cơ: các sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật đã phân huỷ Cung cấp các chất dinh dưỡng.
Phần lỏng Nước Hoà tan các chất dinh dưỡng, cấp nước.

Câu 1 (Trang 7 – Vở bài tập Công nghệ 7): Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?

(Em hãy đánh dấu (x) vào đầu câu trả lời đúng).

Lời giải:

a. Đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây.
b. Đất giữ cho cây khỏi đổ.
c. Đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây.
x d. Cả a, b.

Câu 2 (Trang 8 – Vở bài tập Công nghệ 7): Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng?

Lời giải:

- Đất trồng gồm 3 thành phần:

   + Phần khí.

   + Phần rắn.

   + Phần lỏng.

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

Bài 3: Một số tính chất của đất trồng

Thành phần cơ giới của đất được tạo nên bởi: tỉ lệ % các thành phần vô cơ và hữu cơ.

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …

Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.

(Em hãy điền khoảng trị số pH của đất chua, đất trung tính, đất kiềm)

- Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.

- Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.

Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

Em hãy đánh dấu (x) vào các ô em cho là đúng để thể hiện khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của các loại đất sau:

Đất Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
Tốt Trung bình Kém
Cát x
Thịtx
Sét x

Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.

Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.

Câu 1 (Trang 9 – Vở bài tập Công nghệ 7): Thế nào là đất cát, đất thịt và đất sét?

Lời giải:

- Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn.

- Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặc. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguột sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát.

- Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngã về đất đất cát, có đất thịt nặng thì có tính chất ngã về đất sét. Nói chung đất thịt thích hợp cho việc xây dựng công trình thủy sản.

Câu 2 (Trang 9 – Vở bài tập Công nghệ 7): Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? (Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống xác định câu trả lời đúng).

Lời giải:

a. Nhờ đất chứa nhiều mùn, sét.
b. Nhờ đất chứa nhiều cát, limon, sét.
x c. Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.

....................................

....................................

....................................

Giải bài tập Công nghệ lớp 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập Công nghệ SGK lớp 7 giúp để học tốt môn Công nghệ 7



CÔNG NGHỆ - KẾT NỐI TRI THỨC

CÔNG NGHỆ - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÔNG NGHỆ - CÁNH DIỀU

GIẢI CHI TIẾT CÔNG NGHỆ - KẾT NỐI TRI THỨC

  • Chương 1. Trồng trọt
    • Bài 1. Giới thiệu về trồng trọt
    • Bài 2. Làm đất trồng cây
    • Bài 3. Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng
    • Bài 4. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
    • Bài 5. Nhân giống vô tính cây trồng
    • Bài 6. Dự án trồng rau an toàn
    • Ôn tập chương I
  • Chương 2. Lâm nghiệp
    • Bài 7. Giới thiệu về rừng
    • Bài 8. Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
    • Ôn tập chương II
  • Chương 3. Chăn nuôi
    • Bài 9. Giới thiệu về chăn nuôi
    • Bài 10. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
    • Bài 11. Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
    • Bài 12. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ
    • Bài 13. Thực hành: Lập kế hoạch nuôi vật nuôi trong gia đình
    • Ôn tập chương III
  • Chương 4. Thủy sản
    • Bài 14. Giới thiệu về thủy sản
    • Bài 15. Nuôi cá ao
    • Bài 16. Thực hành: Lập kế hoạch nuôi cá cảnh
    • Ôn tập chương IV

GIẢI CHI TIẾT CÔNG NGHỆ - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  • Chương 1. Mở đầu về trồng trọt
    • Bài 1. Nghề trồng trọt ở Việt Nam
    • Bài 2. Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam
  • Chương 2. Trồng và chăm sóc cây trồng
    • Bài 3. Quy trình trồng trọt
    • Bài 4. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành
    • Bài 5. Trồng và chăm sóc cây cải xanh
    • Ôn tập chương 1 và 2
  • Chương 3. Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
    • Bài 6. Rừng ở Việt Nam
    • Bài 7. Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
  • Chương 4. Mở đầu về chăn nuôi
  • Chương 5. Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi
  • Chương 6. Nuôi thủy sản

GIẢI CHI TIẾT CÔNG NGHỆ - CÁNH DIỀU

  • Trang chủ
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Video liên quan

Chủ đề