Hàng hóa có thể vận chuyển bằng đường sắt năm 2024

Vận chuyển hàng hóa qua đường sắt cũng tương tự như nhiều loại hình giao nhận khác đều có những quy định cụ thể mà người gửi cần phải tuân thủ. Từ việc đóng gói, gửi hàng cho đến việc thực hiện hoạt động vận chuyển đều được quy định rõ ràng trong từng văn bản pháp luật. Do đó, để đảm bảo quá trình giao nhận diễn ra suôn sẻ thì điều quan trọng bạn phải nắm chắc được các quy định này. Trong đó, quan trọng nhất là quy định về các loại hàng hóa thông dụng vận chuyển đường sắt được phép gửi đi.

Hàng hóa thông dụng vận chuyển đường sắt gồm những loại nào?

Tương tự như vận chuyển hàng hóa qua đường bộ, đường biển hay đường hàng không, đường sắt cũng có thể giao nhận tất cả các loại hàng. Từ sản phẩm thông thường cho đến hàng siêu trường, siêu trọng hay sản phẩm dễ vỡ, giá trị cao thì đều có thể vận chuyển qua con đường này. Theo đó, tất cả các loại hàng hóa chỉ cần thuộc danh mục được phép vận chuyển thì đều có thể gửi giao nhận qua đường sắt.

Cụ thể có thể kể đến một số loại hàng hóa thông dụng vận chuyển đường sắt như:

  • Hàng hóa thông thường như quần áo, giày dép, đồ gia dụng,…
  • Hàng hóa siêu trường, siêu trọng như máy móc, thiết bị, đồ nội thất, các loại xe,…
  • Hàng có giá trị cao như các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ điện tử,…
  • Hàng hóa cần bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn như nông sản, thực phẩm, đồ ăn,…

Hàng hóa có thể vận chuyển bằng đường sắt năm 2024

Các loại hàng thông dụng vận chuyển qua đường sắt

Mặc dù có thể vận chuyển tất cả các loại hàng hóa với chủng loại, kích thước và trọng lượng khác nhau, nhưng đường sắt cũng có những quy định riêng khi tiếp nhận hàng hóa. Theo đó, đối với một số mặt hàng có tính chất đặc biệt, khi gửi giao nhận qua con đường này, đơn vị thực hiện bắt buộc phải vận chuyển theo toa. Cụ thể, tại Điều 7, Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT đã quy định rõ ràng về hàng hóa phải vận tải theo hình thức nguyên toa gồm có:

  • Máy móc, thiết bị, dụng cụ không thể xếp vào toa có mui.
  • Hàng rời xếp đống, hàng không thể đóng bao, kiện, hàng khó xác định số lượng.
  • Động vật sống.
  • Hàng nguy hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Thi hài.
  • Hàng hóa vận tải theo những yêu cầu đặc biệt của người thuê vận tải hoặc cần điều kiện chăm sóc, bảo vệ đặc biệt.

Yêu cầu về hàng hóa thông dụng vận chuyển đường sắt bạn cần biết

Ngoài việc “bỏ túi” cho mình thông tin về các loại hàng hóa thông dụng vận chuyển đường sắt thì bạn cần phải nắm chắc về yêu cầu khi gửi hàng qua con đường này. Cụ thể, bạn cần nắm được các yêu cầu cơ bản sau:

Các loại hàng hóa không được sắp xếp và vận chuyển chung trong một toa tàu

Tại Điều 20, Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT đã quy định về hàng hóa không được xếp chung vào một toa tàu khi vận chuyển thuộc vào các trường hợp sau:

  • Các loại hàng hóa dễ bị hư hỏng, hư thối trong quá trình vận chuyển không xếp chung với loại hàng không có tính chất dễ hư hỏng.
  • Không xếp chung hàng hóa thực phẩm với hàng hôi thối.
  • Không xếp chung hàng hóa ẩm ướt cùng với hàng hóa là chất lỏng.
  • Không xếp chung các loại hàng hóa được vận chuyển theo điều kiện đặc biệt với hàng hóa giao nhận theo điều kiện bình thường.
  • Các loại hàng có thể gây ra phản ứng hóa học như cháy nổ,… tuyệt đối không xếp chung toa.

Yêu cầu về đóng gói hàng hóa gửi vận chuyển

Đối với các loại hàng vận chuyển qua đường sắt, khi gửi đi đều phải được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn đã được từng bên vận tải quy định. Theo đó, căn cứ vào Điều 21, Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT, khi đóng gói hàng hóa gửi vận chuyển theo đường sắt, bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Tùy vào tính chất của hàng hóa gửi đi mà người thuê vận chuyển phải đóng gói đúng quy cách để đảm bảo hàng hóa không bị giảm chất lượng, khối lượng, hư hỏng, mất mát hay gây ảnh hưởng đến hàng hóa khác khi vận chuyển.
  • Tất cả các loại hàng hóa khi đóng gói theo kiện, thùng, hòm đều phải được ghi nhãn hiệu, ký hiệu, biểu trưng và đặc tính của hàng hóa. Ngoài ra, người gửi cần đảm bảo ghi đầy đủ thông tin của hàng hóa, trọng lượng, loại hàng chính xác nhất.
  • Đối với hàng hóa gửi đi là thi hài, hài cốt khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải và phải thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, loại hàng này khi gửi đi phải có đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định cụ thể của pháp luật.
  • Đơn vị vận chuyển sau khi tiếp nhận hàng hóa có quyền được kiểm tra việc đóng gói hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa đóng gói sai quy định hoặc thiếu sót thì bên vận tải cần yêu cầu người gửi thực hiện đúng trước khi vận chuyển.

Bảo quản hàng hóa khi vận chuyển

Tất cả các loại hàng hóa thông dụng vận chuyển đường sắt đều có đặc tính, đặc trưng riêng. Một số mặt hàng có thể bảo quản trong điều kiện thông thường, nhưng nhiều hàng hóa do có đặc tính dễ hư hỏng nên cần phải bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn. Do đó, tại Điều 28, Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT đã quy định về điều kiện bảo quản hàng hóa khi vận chuyển qua đường sắt như sau:

  • Đơn vị vận chuyển (Doanh nghiệp vận tải) có trách nhiệm phải bảo quản hàng hóa kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi giao hàng đến địa chỉ người nhận. Đối với các loại hàng hóa có người áp tải trong quá trình vận chuyển thì việc bảo quản sẽ do người gửi và bên vận tải thỏa thuận trực tiếp với nhau.
  • Trước khi tiếp nhận hàng hóa tại ga tàu, nếu như người gửi yêu cầu thì đơn vị giao nhận có thể nhận bảo quản hàng hóa từ lúc đó, thu tiền bảo quản theo quy định.

Ngoài ra, với một số loại hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm, đồ ăn,… đơn vị vận chuyển sắp xếp hàng tại toa được trang bị hệ thống điều chỉnh nhiệt độ để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tiêu chuẩn.

Hàng hóa có thể vận chuyển bằng đường sắt năm 2024

Một số yêu cầu cần đảm bảo khi vận chuyển hàng hóa qua đường sắt

Quy tắc phân loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển qua đường sắt

Đối với các loại hàng hóa nguy hiểm khi gửi vận chuyển qua đường sắt cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định được đưa ra từ đơn vị vận tải. Đặc biệt, để phân định rõ ràng từng loại hàng thuộc nhóm hàng nào khi vận chuyển, tại Điều 26 Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt quy định chi tiết như sau:

* Căn cứ vào tính chất lý, hóa, hàng hóa nguy hiểm được chia thành 9 loại gồm các nhóm cụ thể sau:

  • Loại 1: Hàng hóa là chất nổ gồm có chất nổ; vật liệu nổ công nghiệp.
  • Loại 2: Hàng hóa là chất khí dễ cháy, độc hại gồm có khí ga dễ cháy và khí ga độc hại.
  • Loại 3: Hàng hóa là chất lỏng dễ cháy, chất nổ lỏng khử nhậy.
  • Loại 4: Hàng hóa là chất rắn dễ cháy gồm có: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy; chất dễ tự bốc cháy; chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.
  • Loại 5: Hàng hóa là chất oxy hóa gồm chất oxy hóa; hợp chất oxit hữu cơ.
  • Loại 6: Hàng hóa là chất độc hại, lây nhiễm gồm chất độc hại; chất lây nhiễm.
  • Loại 7: Hàng hóa là chất phóng xạ.
  • Loại 8: Hàng hóa là chất ăn mòn.
  • Loại 9: Các loại chất và hàng hóa nguy hiểm khác.

* Các loại bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm (trừ bao bì, thùng chứa loại chở gas, chất lỏng, dễ cháy cấp 1 và thể tích nhỏ hơn 0,5 m3) chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi đã lấy hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.

Tóm lại, hàng hóa thông dụng vận chuyển đường sắt được phép gửi đi là tất cả các sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn loại hàng đó nằm trong danh mục được phép vận chuyển và phù hợp với yêu cầu gửi hàng của đơn vị vận tải lựa chọn. Đảm bảo thực hiện đúng quy định này thì hoạt động vận chuyển sẽ diễn ra suôn sẻ và an toàn hơn.