Hạnh phúc giá bao nhiêu 9

Các nghiên cứu ở Mỹ cho rằng hạnh phúc chỉ tỷ lệ thuận với sự giàu có ở một mức độ nhất định: Khi thu nhập của bạn đạt tới mức 75.000 USD mỗi năm. Vượt trên con số đó bạn không thêm được chút nào hạnh phúc nữa. Và dưới mức đó, đương nhiên, hạnh phúc của bạn cũng bị giảm sút.

Hạnh phúc giá bao nhiêu 9

Ảnh: TL


Đây là con số “đo” ở Mỹ, nơi mà chi tiêu đầu người cao hơn Việt Nam. Nhưng thế nào đi nữa thì tiền bạc vẫn “can thiệp” đến việc chúng ta có thể hạnh phúc đến đâu. Và luôn có mức trần cho hạnh phúc chứ không phải cứ kiếm càng nhiều tiền là càng hạnh phúc đâu.

Nói về hạnh phúc, mỗi người đều có quan điểm khác nhau về hạnh phúc. Không thể đem hạnh phúc của người này sang áp đặt cho hạnh phúc của người khác và ngược lại, không thể thấy người ta không như mình mà nghĩ người ta không hạnh phúc. Sẽ thật tệ nếu như chúng ta cho rằng phải thế này hay thế kia thì “cặp vợ chồng ấy mới hạnh phúc” còn không như thế có nghĩa là họ… diễn thôi.

Có nhiều người không tìm thấy hạnh phúc là bởi lúc nào họ cũng đề phòng bất hạnh, nhìn đâu cũng thấy nguy cơ, tiêu cực. Dần dần, hạnh phúc của họ lại là việc họ đoán đúng, đoán trúng điều khiến họ… bất hạnh. Lại có những người không cảm nhận được hạnh phúc là vì họ không tin hạnh phúc là có thật hoặc họ cứ mơ một hạnh phúc lớn hơn thứ họ đang có. Như kiếm 75.000 USD/năm nhưng vẫn nghĩ rằng mình phải kiếm được 75.100 USD/năm mình mới thoả mãn.

Lũ trẻ con, những đứa con của chúng ta, cũng không được cha mẹ dạy về hạnh phúc. Hoặc cha mẹ chỉ đưa ra cho con những mệnh lệnh nhiều hơn là những chia sẻ, những đòi hỏi nhiều hơn là cùng con, những áp đặt nhiều hơn là lắng nghe, tiếp nhận. Cha mẹ hình thành những thang giá trị hạnh phúc lệch lạc. Như con ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ vui, con được điểm 10, bằng khen, bố mẹ tự hào, con giỏi hơn bạn khác, bố mẹ thích thú. Đứa trẻ sẽ nghĩ rằng hạnh phúc là tuân lệnh cha mẹ, học giỏi, hơn bạn hơn bè. Chúng đo đếm hạnh phúc bằng sự co giãn của mặt bố mẹ chứ không phải bằng cảm nhận riêng chúng.

Trong hôn nhân cũng vậy. Một cuộc hôn nhân có hạnh phúc không vốn chỉ là chuyện của riêng 2 người họ có thoả mãn với nhau và với cuộc sống hôn nhân của họ không chứ không phải đo đếm bằng sự ngưỡng mộ của những người xung quanh. Hạnh phúc có thể muốn khoe (cũng như bất hạnh cũng có nhiều người muốn bày tỏ) điều đó chỉ là xấu với những kẻ gato hay những người không tin vào hạnh phúc.

Khoe hạnh phúc là cách lây lan hạnh phúc, nó khiến cuộc sống của chính bạn trở nên tươi tắn, tích cực. Có nhiều người hạnh phúc chỉ ở tầm 5/10 nhưng vì hân hoan với nó mà nó thành tầm 7, tầm 8, tầm 9 thậm chí tầm 10/10. Nó giống như hiệu ứng “lời tiên tri tự hoàn thành” vậy, cứ nói mãi thành tin, thành thật. Cha mẹ hạnh phúc thì con cái hạnh phúc, bố mẹ hai bên cũng hạnh phúc, bạn bè xung quanh cũng hạnh phúc. Sức mạnh của hạnh phúc là ở lan toả là thế.

Và cuối cùng, hạnh phúc đáng giá bao nhiêu tiền? Tôi nghĩ, nó bằng đúng thu nhập chúng ta có và chúng ta sẽ sống thật vui với số tiền đó thay vì tiêu với số tiền lớn hơn hay luôn sống trong áp lực tiền bạc. Tất nhiên, nếu bạn cho rằng thu nhập của bạn quá tệ, hãy xem lại nhu cầu của mình, bạn có đang sống kiễng chân không?

Nhớ chưa, ngưỡng của hạnh phúc là 75.000 USD/năm, nhiều hơn bạn cũng sẽ không hạnh phúc hơn đâu! Cố nhiều hơn thì tốt cho nhu cầu hưởng thụ mà thôi, còn để hạnh phúc thì thế là đã đủ rồi!

Họ biết rằng, sẽ luôn có những tình huống khiến họ không vui vẻ. Ai cũng phải gánh chịu những nỗi đau khổ hay sự bất công trong cuộc sống. Người hạnh phúc hiểu rằng họ sẽ có nhiều thứ hơn khi sẵn sàng đón nhận những ngày không vui này.

Ví dụ, khi chẳng may làm đổ cốc cafe xuống chiếc váy yêu thích, người hạnh phúc biết cách lựa chọn phản ứng của mình với tình huống này và họ nghĩ “Thật may mắn làm sao khi mình có thể mua cafe và quần áo đẹp để mặc”.

Hạnh phúc giá bao nhiêu 9

Biết ơn những gì mình có

Đây cũng là một trong những đặc điểm của người hạnh phúc. Họ biết ơn những gì mình có nhưng không có nghĩ là họ không có tham vọng cải thiện cuộc sống của mình. Đơn giản là họ tập trung vào những gì mình có, chứ không phải chú tâm vào những thứ mình không có.

Người hạnh phúc có nhiều khả năng xem tài sản là thứ chảy trôi hơn là thứ cần được tích trữ, bảo vệ trong cuộc sống của mình ngay cả với nỗi sợ dịch bệnh đang ảnh hưởng đến túi tiền như hiện nay.

Họ vui vẻ khi chia sẻ với người khác như khi họ nhận được. Và ngay cả khi cố gắng cải thiện cuộc sống thì họ vẫn hoàn toàn hài lòng, biết ơn với những gì mình có.

Hạnh phúc với thành công của người khác

Chúng ta đều biết cảm giác ghen tỵ là thế nào. Nếu người khác nhận được thứ gì đó mà bạn luôn muốn có hoặc tin tưởng rằng mình xứng đáng thì suy nghĩ đầu tiên của bạn sẽ là “Tôi cũng muốn có nó”.

Người hạnh phúc luôn biết rằng, thành công, tình yêu, hạnh phúc luôn có đủ cho tất cả mọi người. Họ biết rằng sự ghen tỵ chỉ có tác dụng làm nhấn chìm bản thân xuống và hạn chế các mối quan hệ của mình.

Người hạnh phúc vui vẻ với hạnh phúc của người khác mà không hề có sự giả dối. Họ tin rằng, thành công có tính lan tỏa, sự thiện chí đối với người khác sẽ quay trở lại với họ và thành công sẽ tìm đến với họ.

Hạnh phúc giá bao nhiêu 9

Không so sánh bản thân với người khác

Luôn có một ranh giới giữa việc so sánh với người khác để lấy đó làm thước đo cho sự tiến bộ của bản thân và so sánh với người khác để bản thân hơn thua.

Người hạnh phúc không bận tâm với việc phải theo kịp người khác mà quan sát hành động, việc làm của người khác và cho rằng một vài điều của người đó đáng để họ cạnh tranh. Nhưng họ không ép bản thân cũng phải sở hữu, địa vị hay thành công như người khác.

Đặc điểm của người hạnh phúc đó là sự so sánh để cải thiện bản thân chứ không phải để hơn thua với người khác.

Chấp nhận rủi ro và đối mặt với nỗi sợ hãi

Chúng ta đều nhìn thấy những người ngồi ở hàng đầu tiên trên tàu lượn siêu tốc. Họ ngồi ở hàng ghế phía trước với hai tay giơ lên không trung và nụ cười trên khuôn mặt. Nhìn cảnh đó thật nguy hiểm và sợ hãi.

Những người hạnh phúc cũng vậy, họ đối mặt với nỗi sợ hãi nhưng không phải liều lĩnh với cuộc sống của mình mà họ không cho phép nỗi sợ hãi ngăn trở họ.

Khi Eleanor Roosevelt, phu nhân của Tổng thống Franklin D. Roosevelt khuyên chúng ta nên làm những điều mà chúng ta sợ hãi mỗi ngày thì bà đã biết về bí mật của hạnh phúc.

Điều này chỉ ra rằng, những điều khiến chúng ta sợ hãi, căng thẳng sẽ giúp chúng ta giải phóng sự sáng tạo, tăng năng suất và chuẩn bị cho chúng ta để xử lý những thay đổi, nghịch cảnh trong cuộc đời.

Trân trọng và nuôi dưỡng các mối quan hệ

Có câu ngạn ngữ rằng nếu đến cuối đời bạn nhắm mắt và có một vài người bạn tốt thì bạn đã được ban phước lành. Những người hạnh phúc biết điều này và họ quan tâm đến việc chăm sóc các mối quan hệ.

Với bất kể mối quan hệ nào, họ luôn đối xử với sự tử tế, tình yêu thương. Và họ hiểu rằng không thể định giá cho những gì đã đặt vào kho báu đó là một người bạn tốt hay gia đình thân yêu.

Hạnh phúc giá bao nhiêu 9

Biết cách tha thứ

Đây cũng là một trong những đặc điểm của người hạnh phúc. Hạnh phúc là cảm xúc khiến chúng ta thấy nhẹ nhàng và giúp nâng cao cuộc sống.

Cuộc sống của bạn sẽ không thể được nâng cao nếu bạn bị đè nặng bởi sự hận thù, suy tư dai dẳng hàng ngày của những tổn thương trong quá khứ. Người hạnh phúc lựa chọn sự tha thứ như là một phần của hạnh phúc, là cách giúp giải thoát họ khỏi sự tiêu cực.

Luôn mỉm cười

Tiếng cười là liều thuốc hiệu nghiệm cho mặt thể chất, tình cảm và xã hội. Người hạnh phúc không thể sống mà thiếu nụ cười. Họ biết cách tự cười mình và những điều trớ trêu của cuộc sống, mà không phải cười sự trả giá của người khác.

Bởi vì họ không quá nghiêm túc, biết buông xả và trải nghiệm sự nhẹ nhàng và lấp lánh của tiếng cười.

Luôn giữ sự ngạc nhiên như trẻ nhỏ

Cảm giác ngạc nhiên là biểu hiện của sự khiêm tốn và cảm nhận rằng bản thân mình thật nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, kỳ diệu. Người hạnh phúc biết rằng cảm giác đó sẽ kết nối họ với thế giới và mọi dạng sống của thế giới này.

Điều đó làm cho cuộc sống thú vị và bớt căng thẳng hơn, cũng như giúp tăng sự hiểu biết và giảm bớt chủ nghĩa duy vật vốn chỉ quan tâm đến vật chất.