Hướng dẫn cách kích rễ cây tự nhiên

Hiện tượng cây trồng bị thối rễ làm cây chết dần gây ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng là vấn đề nan giải và đau đầu của nhiều người. Cùng tìm hiểu chi tiết về các biểu hiện cũng như cách cứu cây trồng khỏi tình trạng thối rễ qua bài viết dưới đây nhé!

Cây nếu bị úng nước trong thời gian dài chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng dễ bị thối. Đây là điều mà ai cũng biết, và thường chúng ta chỉ có thể dự đoán được điều này khi mùa mưa tới, hoặc là mùa nước ngập.

Thế nhưng, nhiều trường hợp cây bị thối rễ là do tưới nước sai cách. Hoặc cũng có thể là do vi khuẩn, nấm tích tụ gây thành bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài, hầu như sẽ không có cách nào để cứu chữa cho cây bị thối rễ lúc này.

Hướng dẫn cách kích rễ cây tự nhiên
Cây ngập úng lâu ngày dẫn đến tình trạng thối rễ

Hãy cùng NTS đi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh thối rễ ở cây trồng. Cũng như là các nguyên nhân và biểu hiện gây bệnh. Để từ đó sớm phát hiện và có giải pháp “cấp cứu” cây bị thối rễ kịp thời nhé!

Bệnh thối rễ ở cây trồng là gì?

Hiện tượng thối rễ ở cây trồng thực chất là do sự xâm nhập của các loại vi sinh vật, virut, nấm và vi khuẩn hoại mục, gây hại bộ rễ của cây trồng. Từ đó, làm cho rễ cây bị suy yếu và đổi màu. Các chất dinh dưỡng không thể vận chuyển lên các bộ phận khác của cây. Từ đó làm cho cây còi cọc và chết dần chết mòn.

Một số chủng vi khuẩn, nấm gây bệnh thối rễ ở cây trồng có tên là Fusarium, Pythium, Phytophthora và Rhizoctonia. Chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Chính vì thế, một khi cây bị thối rễ rất dễ lây lan khiến chúng ta không kịp đối phó với bệnh.

Loại bệnh này thường sẽ dễ xảy ra ở cây trồng trong chậu do khả năng tự cân bằng không được như đất ngoài tự nhiên.

Nguyên nhân cây trồng bị thối rễ

Nhiều người hay lầm tưởng rằng cây bị thối rễ là do dư nước. Nhưng nguyên nhân sâu xa lại là do yếu tố độ ẩm. Môi trường đất có độ ẩm cao duy trì trong thời gian dài. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn hoại mục, vi sinh vật phát triển và gây ra bệnh.

Các yếu tố chủ quan là nguyên nhân chính gây bệnh thối rễ ở cây trồng bao gồm:

Tưới dư, thừa nước quá nhiều: Lượng nước tưới bị dư, vượt quá khả năng chịu đựng của cây là bước đầu gây nên bệnh thối rễ. Nước ngập làm rễ bị ngộp, khó hô hấp. Đồng thời nồng độ oxy trong đất giảm, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.

Hướng dẫn cách kích rễ cây tự nhiên
Tưới nước quá nhiều làm cây bị thối rễ

Đất thẩm thấu kém, không tơi xốp: Khả năng thẩm thấu của đất sẽ góp phần lưu thông lượng nước trong đất. Đồng thời, tạo môi trường thoáng khí, tránh ngập nước để cây dễ dàng hô hấp và khỏe mạnh. Ở những nơi có lượng đất sét cao, nước khó thoát, dễ bị trữ lại một chỗ trong thời gian dài, gây ngập úng cho rễ khu vực đó.

Trồng cây quá sâu trong đất: Môi trường dưới đất càng sâu xuống sẽ càng cứng, ít không khí và dinh dưỡng. Nhiều trường hợp cây con trồng quá sâu, hoặc giâm cành sâu dưới đất. Rễ non khó sinh trưởng, càng giâm xuống gặp đất cứng khó mà bắt rễ. Vì thế, cây sẽ bị thối rễ và lây lan bệnh cho cây khác từ đây.

Hướng dẫn cách kích rễ cây tự nhiên
Trồng cây quá sâu dưới đất cũng là nguyên nhân gây bệnh thối rễ

Tưới nước ở thời kỳ cây sinh trưởng chậm: Các tháng mùa đông thường là thời điểm các loài cây có tốc độ sinh trưởng chậm nhất trong năm. Do đó, nhu cầu trao đổi chất về dinh dưỡng cũng như là nước bị ít đi. Nhiều người không biết vẫn tiếp tục tưới nước đều đặn. Cây không hấp thu kịp, dẫn đến ứ đọng nước và gây nên tình trạng thối rễ.

Tưới nước ở thời điểm nhiệt độ thấp: Khi nhiệt độ xuống thấp, nhu cầu về nước sẽ ít đi. Nếu tiếp tục giữ nguyên tần suất và lượng nước tưới như trong điều kiện thời tiết bình thường, cây có khả năng bị úng nước và thối rễ.

Hướng dẫn cách kích rễ cây tự nhiên

Trồng cây trong chậu quá to: Sự chênh lệch về tỉ lệ kích thước cây và chậu cũng là một trong những lý do khiến rễ dễ bị úng. Bởi lẽ những không gian trống trong chậu sẽ dễ hình thành các vùng ứ nước bên dưới. Lâu dần sẽ xuất hiện các mầm bệnh gây thối rễ, chúng phát triển và lan rộng đến vùng có cây. Gây hại cho cây.

Lựa chọn sai chất liệu chậu trồng cây: Chậu trồng cây phải có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Đồng thời, tuỳ theo chất liệu chậu mà canh chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Chậu đất nung có khả năng thẩm thấu cao, đất nhanh khô. Còn chậu kim loại, chậu nhựa sẽ cho khả năng giữ nước lâu hơn, độ ẩm cũng duy trì lâu hơn.

Dùng các loại dụng cụ, đất trồng nhiễm mầm bệnh: Việc sử dụng các dụng cụ chăm sóc cây trồng có nhiễm khuẩn. Hoặc sử dụng đất trồng cây đã có tiền sử nhiễm bệnh trước đó là yếu tố dễ làm bệnh thối rễ phát tác nhanh.

Cây bị yếu, sức đề kháng giảm: Mỗi loài cây sẽ có khả năng chống chịu ngập úng khác nhau. Sự suy giảm sức đề kháng trong cây sẽ làm cho mầm bệnh tấn công dễ dàng hơn.

Một số biểu hiện của cây trồng bị thối rễ

Cây trồng bị thối rễ thường có biểu hiện không rõ ràng. Chúng ta thường hay dễ nhầm lẫn với biểu hiện của các loại bệnh khác. Bạn cần quan sát kỹ và để ý cây để có thể phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Giai đoạn đầu: Cây đang khoẻ mạnh bỗng bị vàng lá. Nếu bạn chăm bón đầy đủ chất nhưng cây vẫn có biểu hiện này thì cần kiểm tra sớm. Nếu lá cây xoắn lại vào ban ngày và phục hồi nguyên dạng vào đêm, rất có thể đó là biểu hiện cây bị ngâm nước quá nhiều.

Hướng dẫn cách kích rễ cây tự nhiên
Cây khoẻ mạnh bỗng bị vàng lá

Giai đoạn giữa đáng báo động: Giai đoạn này rễ cây đã bắt đầu thối mục và có biểu hiện từ dưới lên thân. Các chồi cây rộp lên và nhũn nhão, lá úa tàn từ trong cuốn.

Lúc này, nếu nghi ngờ cây bị thối rễ bạn nên cào nhẹ lớp đất lên để xem tình trạng rễ cây bên dưới. Rễ khỏe mạnh sẽ có màu trắng ngà hoặc trắng đục và không có bất cứ mùi gì, ngoại trừ một số loại thảo dược, hương liệu.

Riêng rễ của cây bị thối sẽ có màu nâu và tệ hơn là màu đen. Phần vỏ bên ngoài dễ dàng bị tuốt ra, để lộ các mô rễ bên trong. Đồng thời, bộ rễ lúc này sẽ có mùi hôi thối đặc trưng. Nguyên nhân là do sự xâm nhập của các loại vị khuẩn hoại mục đang tiêu hoá bộ rễ.

Hướng dẫn cách kích rễ cây tự nhiên
Rễ của cây khoẻ mạnh và cây bị bệnh thối rễ

Tuy nhiên, không phải tất cả rễ sẽ bị thối cùng lúc nên nếu phát hiện sớm vẫn có thể cứu chữa cho phần rễ cây chưa bị ảnh hưởng. Cây vẫn có thể phát triển khỏe mạnh sau đó.

Giai đoạn cuối: Giai đoạn này hoàn không thể cứu chữa được nữa. Bởi lúc này toàn bộ bộ rễ đã thành mùn nhão. Các bộ phận trên cây cũng dần dần chết đi. Bạn cần ngay lập tức loại bỏ chậu cây này và cách ly với các chậu khác.

Hướng dẫn cách xử lý khi cây trồng bị bệnh thối rễ

Bệnh thối rễ ở cây trồng phát triển và lây lan rất nhanh. Do đó, để đảm bảo an toàn cho những cây còn lại, bạn cần phải biết cách xử lý nhanh chóng đối với cây bị thối rễ.

Thay toàn bộ đất cho cây bị bệnh: Đầu tiên, bạn cần loại bỏ toàn bộ phần đất cát trên cây nhiễm bệnh. Dùng kiềm hoặc kéo cắt bỏ phần rễ bị thối đi (nên khử trùng dụng cụ trước và sau khi làm).

Với phần rễ khoẻ còn lại, bạn cần phun thuốc kháng nấm để đảm bảo an toàn và loại bỏ mầm bệnh có trên cây. Sau đó, di chuyển cây qua một chậu mới sạch sẽ, thoát nước tốt và chăm sóc cẩn thận, tránh tưới nước nhiều.

Đồng thời, tránh đặt cây ở ngoài trời nắng gắt vì cây lúc này còn rất yếu. Và, tạm thời ngưng sử dụng phân bón để tránh rễ bị đốt cháy trong giai đoạn này do còn yếu và chưa thể hấp thụ dinh dưỡng nhiều ngay lập tức.

Cắt bỏ toàn bộ cành và lá héo: Những bộ phận này đã bị tổn thương và không thể phục hồi nên cần được cắt bỏ khỏi cây. Thậm chí bạn còn phải cắt bỏ bớt các phần thân lá khoẻ mạnh nếu như lượng rễ cắt bỏ nhiều.

Bởi lúc này cây rất yếu, cần được cân bằng lại số lượng lá thân cần nuôi dưỡng mà rễ cây có thể đáp ứng được.

Giảm lượng nước tưới: Lúc này số lượng rễ đã giảm, do đó, lượng nước hấp thụ cũng sẽ giảm đi. Bạn nên để ý tưới ít, vừa đủ, tránh tưới như lúc cây còn khỏe mạnh sẽ dễ gây nên úng nước, thối rễ lần nữa.

Bạn có thể áp dụng hình thiết bị tưới nhỏ giọt để rễ cây có thời gian hút nước từ từ.

Hướng dẫn cách kích rễ cây tự nhiên
Tưới nước nhỏ giọt giúp rễ cây có thời gian hút nước và vận chuyển lên cho cây

Bổ sung lợi khuẩn: Sau khoảng 2 tuần, bạn có thể sử dụng phân vi sinh để tái tạo lại hệ khuẩn có lợi trong đất. Dùng phân tan chậm thay vì tan nhanh trong đất để cây có thời gian hấp thụ từ từ. Tránh bị cháy rễ do lượng phân bón tăng cao.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột vỏ quế và thảo quả để ngăn ngừa các mầm bệnh gây thối rễ ở cây trồng. Đồng thời thường xuyên kiểm tra độ ẩm xung quanh cây để tránh bị ngập úng bên dưới đất mà không hay biết.

Tham Khảo : 9 nguyên tắc tưới nước cho cây đơn giản mà không phải ai cũng biết

Phòng ngừa bệnh thối rễ ở cây trồng

Bệnh thối rễ ở cây trồng tuy khó phát hiện qua vẻ bề ngoài. Nhưng chúng ta lại hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa bệnh xuất hiện. Một số gợi ý cho bạn tham khảo sau đây:

  • Chú ý trong khâu tưới cây, tránh tưới quá nhiều, gây ngập úng. Mùa lạnh nhiệt độ thấp thì tưới ít hơn mùa hè.
  • Kỹ lưỡng trong khâu làm đất. Xử lý đất trồng bằng cách bón vôi hoặc các chế phẩm Regent 0,3 G, Basudin 5G10 khoảng 10 ngày trước khi trồng cây.
  • Đất trồng cần lên luống cao, xới đất cho tơi xốp định kỳ, tạo môi trường thoáng khí.
  • Mật độ cây trồng dày vừa phải, tránh quá thưa dễ dư nước gây úng. Hoặc trồng quá dày gây thiếu nước và lây lan nhanh khi bệnh xuất hiện.
    Hướng dẫn cách kích rễ cây tự nhiên
    Mật độ cây trồng vừa giúp tối ưu hóa lượng nước, dinh dưỡng hợp lý)
  • Không sử dụng phân chuồng chưa ủ hoai để bón cho cây. Vì trong này có chứa nhiều mầm bệnh gây hại cây trồng.
  • Vệ sinh vườn cây thường xuyên, cắt tỉa lá thân gần gốc để tạo môi trường thông thoáng, hạn chế phát sinh vi khuẩn, nấm gây bệnh.
  • Thời tiết mưa nhiều, cần vun gốc cao để tránh bị đọng nước, ngập úng.
  • Vệ sinh các dụng cụ chăm sóc cây cẩn thận trước và sau khi thực hiện.
  • Khi cây phát bệnh cần ngay lập tức loại bỏ mầm bệnh và cách ly cây bị thối rễ để điều trị.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về căn bệnh thối rễ ở cây trồng. Cũng như các triệu chứng bệnh và giải pháp phòng ngừa hiệu quả, cứu lấy cây trồng bị thối rễ. Hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều người nếu bạn thấy hữu ích nhé!