Hướng dẫn cài ứng dụng cho ubuntu

Trong tut này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và gỡ bỏ phần mềm trên Ubuntu. Đây là một nhu cầu thiết yếu và là công việc thực hiện thường xuyên.

Download Ubuntu

Mục lục

Cài đặt phần mềm bằng dòng lệnh

1. Sử dụng apt.

Để cài đặt phần mềm bạn gõ lệnh:

sudo apt-get install tên-phần-mềm hoặc sudo apt install tên-phần-mềm

Để gỡ bỏ phần mềm bạn gõ lệnh:

sudo apt-get remove tên-phần-mềm hoặc sudo apt remove tên-phần-mềm

Hoặc các bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau: Cách gỡ bỏ ứng dụng trong Ubuntu bằng dòng lệnh

Để cập nhật phần mềm bạn gõ lệnh:

sudo apt-get update && sudo apt-get upgrade hoặc sudo apt update && sudo apt upgrade

2. Cài đặt phần mềm qua snap

Snappy là một dạng đóng gói phần mềm mới dự kiến sẽ thay thế .DEB trên Ubuntu. Ưu điểm của snap là các nhà phát triển chỉ cần lập trình và đóng gói 1 lần là có thể cài đặt và chạy trên tất cả các hệ điều hành. Hiện nay đã có kha khá phần mềm được đóng gói theo snap. Để cài những phần mềm này bạn cần sử dụng lệnh snap như sau:

Để cài đặt các gói snap dùng lệnh:

sudo snap install tên-phần-mềm

Tìm một gói phần mềm snap:

sudo snap find tên-phần-mềm

Xóa bỏ một gói snap:

sudo snap remove tên-phần-mềm

Cập nhật một gói snap:

sudo snap refresh tên-phần-mềm

Liệt kê các gói snap đã cài đặt:

sudo snap list

Cài đặt phần mềm qua file .deb

Nếu bạn tải về gói phần mềm có đuôi mở rộng là.deb thì bạn có thể sử dụng lệnh dpkg để thao tác với nó.

Muốn cài đặt gói .deb dùng lệnh:

sudo dpkg -i tên-file.deb

Muốn gỡ cài đặt dùng lệnh:

sudo dpkg -r tên-file.deb

Liệt kê các gói phần mềm đã cài:

sudo apt-get remove tên-phần-mềm hoặc sudo apt remove tên-phần-mềm

0

Cài đặt phần mềm thông qua Ubuntu Software Center

Để cài đặ phần mềm thông qua Ubuntu Software Center các bạn chỉ cần mở Ubuntu Software Center lên, gõ tên phần mềm cần cài đặt vào khung tìm kiếm sau đó bấm Install.

Để gỡ cài đặt các bạn bấm Remove

Hướng dẫn cài ứng dụng cho ubuntu

Tự compile phần mềm.

Việc tự compile phần mềm thường yêu cầu kiến thức về phần mềm đó. Khi bạn tải source code của phần mềm về hãy đọc file README hoặc INSTALL để biết thêm thông tin hoặc xem trang chủ của nó về các option. Cơ bản thì quá trình compile phần mềm chỉ 3 bước gõ lệnh như sau:

sudo apt-get remove tên-phần-mềm hoặc sudo apt remove tên-phần-mềm

1

  • Lệnh ./configure tạo ra một MAKEFILE với các option mà bạn cung cấp. Bạn cứ tưởng tượng như khi cài phần mềm bên Windows có chọn ổ đĩa cài đặt, và có tạo shortcut ngoài desktop hay không…
  • Lệnh make sử dụng MAKEFILE để compile phần mềm.
  • Lệnh make install thực hiện việc cài đặt phần mềm.
    Source code phần mềm thường được nén với định dạng .tar.gz hoặc .tar.bz2… Bạn có thể xem thêm bài viết Hướng dẫn nén và giải nén trong Linux.

Nguồn: Echip pro

cài đặt phần mềm ubuntu cài đặt và gỡ bỏ phần mềm trên Ubuntu gỡ bỏ phần mềm trên Ubuntu gỡ phần mềm ubuntu

Ubuntu có một launcher kiểu Dock (được gọi là Dock) trên tay trái màn hình. Nếu không thích vị trí của nó cũng như kích thước icon trên launcher, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thông qua cài đặt.

  • Click vào nút Application và chọn Settings.
  • Chọn Dock trên cột bên trái.
  • Trên cột bên phải, kéo thanh trượt Icon Size sang bên trái nếu muốn kích thước nhỏ hơn hoặc sang bên phải nếu muốn kích thước lớn hơn.

2. Mở cửa sổ ở chính giữa màn hình

Khi chạy một ứng dụng nhưng không để ở chế độ toàn màn hình, bạn có thể thấy hệ thống luôn để nó ở gần bên góc trái của desktop. Bạn có thể thiết lập cửa sổ chương trình mở ở chính giữa màn hình bằng cách:

  • Tìm và cài đặt Dconf Editor từ Ubuntu Software nếu không có trong hệ thống của bạn.
  • Khởi chạy Dconf Editor và truy cập /org/gnome/mutter/.
  • Bật "center-new-windows".

3. Thêm hoặc thay đổi phím tắt

Các phím tắt được cài sẵn trong hệ thống, nhưng bạn có thể thêm các phím tắt mới hoặc thay đổi chúng một cách dễ dàng. Ví dụ: bạn có thể thêm phím tắt Ctrl + Alt + S để truy cập vào Settings với các bước sau:

  • Chuyển đến Applications > Settings > Devices > Keyboard.
  • Trong Launcher ở cột bên phải, click vào Settings.
  • Nhấn đồng thời Ctrl + Alt + S, sau đó click vào Set.
  • Đóng cửa sổ và thử phím tắt mới.

Để tắt một phím tắt, nhấn nút "x" sau bước 3 ở trên.

Các phím tắt cũng có thể được thiết lập bằng cách thay đổi các giá trị keybinding với Dconf Editor, có thể được cài đặt từ Ubuntu Software. Trong Ubuntu, nhấn Alt + F2 và truy cập vào Dconf Editor, sau đó điều hướng đến org > gnome > desktop > wm > keybindings.

4. Chuyển đổi kiểu gõ bằng phím tắt trong ibus-Unikey trên Ubuntu

Tùy vào phiên bản của Ubuntu mà việc chuyển đổi giữa các kiểu gõ cũng như bảng mã trong Ibus-unikey sẽ có đôi chút khác nhau. Giả sử trên Ubuntu 18, các bạn có thể dễ dàng thực hiện việc này như sau: từ góc trái màn hình máy tính, các bạn chọn vào biểu tượng ngôn ngữ (nếu đang là en - English thì việc trước tiên là các bạn phải chọn lại là vi - Vietnamesse); sau đó các bạn có thể tùy ý chọn bảng mã và kiểu gõ tùy theo sở thích, nhu cầu của các bạn. Thao tác trên được thiết lập phím tắt Windows + space

1. Skype For Linux – Chat, video call

SkypeForLinux là một ứng dụng đang được phát triển bởi Microsoft chuyên cung cấp các chức năng như chat, video call và cuộc gọi thoại giữa máy tính, máy tính bảng, thiết bị di động, Xbox One và smartwatch thông qua Internet.

Hướng dẫn cài ứng dụng cho ubuntu

Để cài đặt Skype trên Ubuntu chúng ta download file cài đặt .deb từ đây: https://www.skype.com/en/get-skype/

2. Xpad – Phần mềm ghi chú (Note)

Xpad là phần mềm ghi chú trên Ubuntu khá giống stick note trên Windows, sử dụng khá dễ dàng và thuận tiện để ghi chú công việc của bạn.

Hướng dẫn cài ứng dụng cho ubuntu

Để cài đặt Xpad, sử dụng command sau:

  • sudo apt install xpad

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các phần mềm ghi chú khác trên Ubuntu như:

  • Evernote – Sử dụng Chrome App để tạo Ubuntu Desktop App
  • Google Keep – thông qua Chrome App để tạo Ubuntu Desktop App

3. LibreOffice – Bộ phần mềm văn phòng

LibreOffice là bộ phần mềm văn phòng mã nguồn mở miễn phí, được phát triển từ OpenOffice từ năm 2010. Nó hỗ trợ nhiều định dạng văn bản như: .doc, .docx, .xls, .xlsx, .ppt, .pptx…

Hướng dẫn cài ứng dụng cho ubuntu

Bộ phần mềm LibreOffice bao gồm:

  • Writer (word processing),
  • Calc (spreadsheets),
  • Impress (presentations),
  • Draw (vector graphics and flowcharts),
  • Base (databases)
  • Math (formula editing)

LibreOffice được tích hợp sẵn trên HDH Ubuntu hoặc có thể download từ link sau: https://www.libreoffice.org/download/download/

4. Phần mềm gõ tiếng Việt cho Ubuntu

Bạn có thể tham khảo bài viết cài đặt một trong hay bộ gõ tiếng Việt cho Ubuntu phổ biến là iBus-unikey.

Trước tiên bạn có thể tìm kiếm ibus-unikey trong kho lưu trữ Ubuntu bằng cách mở Terminal (Ctrl + Alt + T) và dùng lệnh:

apt-cache search unikey sudo add-apt-repository ppa:ubuntu-vn/ppa sudo apt-get update

Ok. Bây giờ bạn chỉ cần dùng lệnh sau để cài ibus-unikey cho Ubuntu.

sudo apt-get install ibus-unikey

Tiếp theo hãy khởi động lại ibus bằng lệnh:

ibus restart

Trên Ubuntu 18.04 LTS thì bạn đi đến Setting => Region & Language => Mục Input Sources. Nếu lúc cài đặt Ubuntu, bạn không thêm gói ngôn ngữ tiếng Việt thì bây giờ bạn có thể thêm bằng cách chọn dấu “+” => tìm vietnam => chọn Add

Hướng dẫn cài ứng dụng cho ubuntu

Trên đây là những mẹo và thủ thuật cũng như một số cài đặt mình nghĩ là cần thiết trên hệ điều hành Ubuntu mà chúng ta sử dụng đê phục vụ nhu cầu học tập và làm việc hằng ngày. Chúc các bạn thực hiện thành công!