Hướng dẫn chia mạng con theo vlsm

Một địa chỉ IP gồm có 2 phần. Phần đầu tiên là địa chỉ mạng (network address), phần thứ 2 là địa chỉ máy trạm (host address).

Địa chỉ mạng của một địa chỉ IP được tìm ra khi ta thực hiện phép toán logic AND giữa địa chỉ IP đó và một giá trị gọi là mặt nạ mạng (network mask hoặc subnet mask). Subnet mask cho ta biết bao nhiêu bit trong địa chỉ IP là địa chỉ mạng.

Địa chỉ IP được phân ra làm 5 lớp mạng (lớp A, B, C, D, và E). Trong đó bốn lớp đầu được sử dụng, lớp E được dành riêng cho nghiên cứu. Lớp D được dùng cho việc phát các thông tin broadcast/multicastt. Lớp A, B và C được dùng trong cuộc sống hàng ngày.

Một địa chỉ IP với bit đầu tiên là 0 thuộc về lớp A, bit đầu tiên là 1 và bit thứ 2 là 0 thuộc lớp B, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 0 thuộc lớp C, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 1, bit 4 là 0 thuộc lớp

  1. Lớp E là các địa chỉ còn lại. Bảng sau tóm tắt ý tưởng này:

Lớp IP

_______Dạng địa chỉ IP (x là bit bất kỳ)________Network mask mặc định (default network mask) A___________0***x.......***______________________ 255.0.0.0 B___________10***.......***______________________ 255.255.0.0 C___________110xx.......***______________________ 255.255.255.0 D___________1110x.......***______________________ không dùng

Ví dụ địa chỉ 10.243.100.56 là một địa chỉ IP lớp A vì octet đầu được biểu diễn dưới dạng nhị phân thành 00001010. Bit đầu tiên là 0 nên địa chỉ đó thuộc về lớp A.

Mỗi lớp có 2 địa chỉ dành riêng là địa chỉ thấp nhất (phần địa chỉ máy toàn bit 0), và địa chỉ cao nhất của lớp đó (phần địa chỉ máy toàn bit 1). Như vậy, địa chỉ mạng có thể có trong một lớp sẽ phụ thuộc vào số bit trong network mask (bit mang giá trị 1). Nếu gọi số bit 1 trong network mask là x thì số địa chỉ mạng tối đa có thể có trong một lớp là 2^x Tuy nhiên, vì mỗi lớp bị phụ thuộc vào vài bit đầu tiên quy định nên số địa chỉ mạng tối đa thật sự trong mỗi lớp sẽ là 2^x - 2^(số bit cố định của lớp tương ứng).

Như vậy lớp A có 126 địa chỉ, lớp B có tối đa 16382 địa chỉ, lớp C có 2097150 địa chỉ.

Phần còn lại ngoài địa chỉ mạng sẽ là địa chỉ máy. Tương tự cũng có 2 địa chỉ máy dành riêng (địa chỉ thấp nhất và địa chỉ cao nhất) trong mỗi địa chỉ mạng. Như vậy, số địa chỉ máy có thể có trong mỗi mạng sẽ là 2^(32 - x) - 2. Công thức tính đơn giản giống công thức tính số địa chỉ mạng. Chỉ khác một điều là ta dùng số bit 0 (32-x) thay vì dùng số bit 1 (x).

Như vậy, một địa chỉ mạng lớp C sẽ có 254 địa chỉ máy, tương tự cho địa chỉ mạng lớp B, và A.

Tổng số địa chỉ của một lớp mạng là tích của số địa chỉ mạng và số địa chỉ máy trong một mạng thuộc lớp đó.

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về cách chia mạng con, ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một cách chia mạng con tối ưu hơn nữa là chia theo VLSM (Variable Length Subnet Masking) nghĩa là chia mạng con với Subnet Mask khác nhau.

Hướng dẫn chia mạng con theo vlsm

Bài trước chúng ta chia IP ở dạng đồng đều, các mạng con đều có chung Subnet Mask và số lượng IP trong một Subnet là như nhau nhưng cách đó sử dụng cho các Subnet mà số IP trong nó chênh lệch nhau không nhiều nếu mỗi Subnet có số IP cần sử dụng chênh lệch quá nhiều thì sẽ gây ra lãng phí IP.

Nói một ví dụ ngoài đời sống, có 3 người đăng kí cơm phần, một người khỏe ăn nhiều, một người bình thường ăn vừa, và một người gầy ăn ít, mà mỗi phần cơm là như nhau vậy để cho 3 người ăn đủ thì tính theo người ăn nhiều nhất nhưng như vậy sẽ dẫn đến tình trạng thừa cơm cho 2 người còn lại gây lãng phí, để tránh tình trạng lãng phí như vậy thì 3 người ăn bao nhiêu thì lấy cơm bấy nhiêu. Việc chia mạng con cũng vậy, VLSM là cách giải quyết vấn đề chia thừa IP.

Ta đi vào vấn đề nhé!

Ví dụ một công ty có 6 phòng ban, phòng 1 có 600 máy tính, phòng 2 có 150 máy tính, phòng 3 có 200 máy tính, phòng 4 có 400 máy tính, phòng 5 có 40 máy tính và phòng 6 có 10 máy tính. Sử dụng địa chỉ 172.16.0.0/16 để chia mạng con, mỗi phòng ban là một mạng khác nhau.

Ta sắp sếp thứ tự phòng theo số lượng máy tính giảm dần: Phòng 1: 600 Phòng 4: 400 Phòng 3: 200 Phòng 2: 150 Phòng 5: 40 Phòng 6: 10

Địa chỉ mạng: 172.16.0.0/16 Cũng như bài chia IP trước ta nhìn vào bảng này

Số lượng Subnet hoặc Host

1

2

4

8

16

32

64

128

256

512

1024

Số bit

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Phòng 1: 600 máy tính, cần lấy 10 bit làm Host (tại sao lấy 10 bit thì các bạn xem lại bài "Hoạch định và chia IP" nhé !) lúc này Subnet Mask là 255.255.252.0 tương ứng là /22 ta viết lại IP như sau: Mình kí hiệu màu xanh lá là Network, xanh dương là Host, đỏ là Broadcast 172.16.00000000.0000000 (172.16.0.0/22) Dãy IP gán cho máy tính là: 172.16.00000000.00000001 \==> 172.16.0.1/22 172.16.00000000.00000010 \==> 172.16.0.2/22 ... 172.16.00000011.11111110 \==> 172.16.3.254/22 172.16.00000011.11111111 \==> 172.16.3.255/22

Phòng 4: 400 máy tính, cần lấy 9 bit làm Host, lúc này Subnet Mask là 255.255.254.0 (/23) 172.16.00000100.00000000 (172.16.4.0/23) Dãy IP gán cho máy tính là: 172.16.00000100.00000001 \==> 172.16.4.1/23 172.16.00000100.00000010 \==> 172.16.4.2/23 ... 172.16.00000101.11111110 \==> 172.16.5.254/23 172.16.00000101.11111111 \==> 172.16.5.255/23

Phòng 3 và phòng 2 có 200 và 150 máy tính, đều cần lấy 8 bit làm Host, lúc này Subnet Mask là 255.255.255.0 (/24)