Hướng dẫn miễn sinh hoạt đảng mới nhất năm 2024

Ngày 26/3/2009, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW về việc miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với đảng viên. Sau đây là toàn văn Hướng dẫn này:

- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ướng Khoá X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên;

- Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện việc miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với đảng viên như sau:

Đối tượng, thủ tục xét miễn công tác và sinh hoạt đảng

1.1. Xét, quyết định miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với những đảng viên tuổi cao, sức khoẻ yếu và tự nguyện xin miễn công tác và sinh hoạt đảng

- Đảng viên tuổi cao là đảng viên hết tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động: nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi.

- Đảng viên sức khoẻ yếu do chi bộ xem xét dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế của đảng viên (mắc bệnh cần chữa trị dài ngày (từ ba tháng trở lên); hoặc căn cứ bệnh án của cơ sở y tế).

- Đảng viên thuộc đối tượng nêu trên tự nguyện làm đơn hoặc báo cáo trực tiếp với chi bộ. Chi bộ họp xét, ra nghị quyết để đảng viên được miễn công tác, sinh hoạt đảng (ghi sổ nghị quyết của chi bộ) và báo cáo với cấp uỷ cơ sở. Khi đảng viên có nguyện vọng trở lại công tác và sinh hoạt đảng, làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo để chi bộ xét, quyết định.

1.2. Xét, quyết định miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với những trường hợp khác

  1. Đảng viên đi thăm người thân ở trong nước, ngoài nước từ ba tháng trở lên; đảng viên làm việc lưu động hoặc việc làm không ổn định, xa nơi đang sinh hoạt chi bộ, không có điều kiện tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định.

Đảng viên làm đơn nêu rõ lý do và thời gian xin miễn công tác và sinh hoạt đảng, báo cáo chi bộ. Chi bộ họp xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng và báo cáo để cấp uỷ cơ sở biết; thời gian miễn công tác và sinh hoạt đảng không quá 12 tháng. Hết thời gian miễn công tác, sinh hoạt đảng, đảng viên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo để chi bộ xét cho trở lại sinh hoạt đảng. Trường hợp đảng viên cần đi thêm đợt mới thì phải làm đơn, báo cáo để chi bộ xem xét, quyết định.

  1. Đảng viên là cán bộ, công chức nghỉ trước tuổi chờ đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ quy định của Nhà nước có nguyện vọng được miễn công tác và sinh hoạt đảng.

Trong thời gian đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu thì tổ chức đảng làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi đảng viên cư trú; nếu đảng viên có nguyện vọng miễn sinh hoạt đảng thì làm đơn, báo cáo chi bộ nơi mình làm việc. Chi bộ xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn sinh hoạt đảng và báo cáo để cấp uỷ cơ sở biết. Sau khi cơ quan có thẩm quyền làm xong thủ tục, cấp sổ hưu cho đảng viên thì tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về nơi cư trú.

2. Trách nhiệm, quyền hạn của đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng.

- Được dự đại hội đảng viên, được chi uỷ hoặc bí thư chi bộ thông báo nghị quyết, chỉ thị mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình hoạt động của chi bộ, đảng bộ

- Được tính tuổi đảng và xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn

- Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng.

- Thực hiện nhiệm vụ đảng viên phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sức khoẻ; giữ gìn tư cách đảng viên; đóng đảng phí theo quy định. Bản thân gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm tư cách đảng viên phải xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ Đảng.

Hướng dẫn này được phổ biến đến chi bộ, có hiệu lực từ ngày ký và thay thế điểm a, b mục 9.3 trong Hướng dẫn số 03/BTCTW ngày 29/12/2006 “Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng”; mục 1, phần III trong Hướng dẫn số 08-HD/BTCTW ngày 21/6/2007 “Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể về nghiệp vụ công tác đảng viên và lập biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng” của Ban Tổ chức Trung ương.

Ngoài việc tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức... Đảng viên còn phải đóng Đảng phí đúng quy định và sinh hoạt Đảng.

Khi nào Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng?

Đảng viên phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, để xứng đáng là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Theo đó, tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên có nhiệm vụ:

- Chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Phục tùng tuyệt đối sự phân công, điều động của Đảng;

- Thường xuyên tự phê bình và phê bình, làm công tác phát triển Đảng viên, sinh hoạt Đảng và Đóng Đảng phí đúng quy định...

Do đó, có thể thấy, việc sinh hoạt Đảng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà mỗi Đảng viên phải tuyệt đối chấp hành. Tuy vậy, cũng tại Điều 7 Điều lệ Đảng, Đảng viên cao tuổi, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt Đảng sẽ do chi bộ xem xét, quyết định.

Đây cũng là quy định nêu tại Quy định 29/QĐ-TW năm 2016:

Đảng viên tuổi cao, sức khỏe yếu, không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định.

Để hướng dẫn chi tiết quy định này, Hướng dẫn 09 nêu các điều kiện cụ thể để Đảng viên tuổi cao, sức yếu được miễn sinh hoạt Đảng:

- Do tuổi tác nên không tham gia sinh hoạt Đảng được. Và để được xem xét miễn sinh hoạt Đảng thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

- Phải tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin miễn sinh hoạt Đảng.

Ngoài ra, nếu khi vì sức khỏe yếu, tuổi cao thì Hướng dẫn nêu thêm các trường hợp cụ thể như sau:

- Do phải điều trị bệnh dài ngày hoặc điều trị bệnh ở xa nơi cư trú;

- Ra nước ngoài làm nhiệm vụ đơn lẻ, vì việc riêng như du lịch, chữa bệnh... Đi lao động đơn lẻ, ở vùng xa, không có tổ chức Đảng hoặc điều kiện đi lại khó khăn, không thể tham gia sinh hoạt Đảng;

- Đi làm việc lưu động ở các đơn vị trong nước dưới 01 năm, việc làm không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức Đảng, không có điều kiện trở về tham gia sinh hoạt chi bộ;

- Là cán bộ, công chức nghỉ công tác chờ đến tuổi hưu có nguyện vọng được miễn sinh hoạt Đảng trong thời gian này;

- Đảng viên nữ trong thời gian nghỉ sinh con có nguyện vọng miễn sinh hoạt Đảng.

Trong những trường hợp này, Đảng viên cũng phải làm đơn nêu rõ lý do và thời gian xin miễn sinh hoạt Đảng để chi bộ xem xét, ra nghị quyết, đề nghị cấp ủy cơ sở xét, ra quyết định.

Do đó, có thể thấy, không chỉ vì tuổi cao, sức yếu không thể sinh hoạt Đảng được mà trong 5 trường hợp khác, Đảng viên làm đơn nêu rõ lý do, thời gian miễn sinh hoạt Đảng đều có thể được xét và đồng ý.

Như vậy, có 06 trường hợp Đảng viên sẽ được xem xét, đồng ý cho miễn sinh hoạt Đảng. Đặc biệt, trong thời gian miễn sinh hoạt Đảng, Đảng viên vẫn phải đóng Đảng phí (Hướng dẫn 27-HD của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 26/3/2009).

Hướng dẫn miễn sinh hoạt đảng mới nhất năm 2024

6 trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng (Ảnh minh họa)

Bỏ sinh hoạt Đảng không có lý do, Đảng viên sẽ bị kỷ luật

Mặc dù Đảng viên nếu có nguyện vọng, có đơn xin miễn sinh hoạt Đảng sẽ được chi bộ xem xét nhưng chỉ trong phạm vi 06 trường hợp nêu trên. Nếu không có lý do chính đáng mà “trốn” sinh hoạt Đảng, Đảng viên có thể sẽ bị kỷ luật?

Theo đó, tại mục 8.1 Điều 8 Quy định 29 năm 2016 nêu rõ:

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên với Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng hoặc không đóng Đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng

Do đó, nếu không sinh hoạt Đảng mà không có lý do, theo quy định trên, Đảng viên có thể sẽ bị xem xét xóa tên trong danh sách Đảng của cấp ủy đó.

Đáng chú ý, các đối tượng đã bị xóa tên, nếu trước đây tự bỏ sinh hoạt Đảng thì không được xem xét, kết nạp lại.

Đồng thời, theo Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng viên sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm các quy định về sinh hoạt Đảng:

- Không thực hiện đúng các nguyên tắc sinh hoạt Đảng;

- Cố ý không chấp hành quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, chuyển sinh hoạt Đảng theo quy định;

- Thực hiện không đúng quy định về chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên;

- Nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng không đúng quy định;

- Không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của Đảng viên.

Do đó, mặc dù việc kỷ luật Đảng viên thực hiện theo Quy định này nhưng không có hình thức kỷ luật nào áp dụng với việc Đảng viên “trốn” sinh hoạt Đảng không có lý do chính đáng.

Như vậy, Đảng viên tự ý bỏ sinh hoạt Đảng không thuộc trường hợp bị kỷ luật. Nếu không có lý do chính đáng mà bỏ sinh hoạt từ 03 tháng trở lên thì sẽ bị xem xét xóa tên khỏi danh sách Đảng viên.