Hướng dẫn phụ cấp cán bộ thư viện trường học

Ý kiến phản ánh gửi tới Bộ Nội vụ cho biết việc nhân viên thư viện trường học hiện có mức lương thấp, lại kiêm nhiệm nhiều việc.

Hướng dẫn phụ cấp cán bộ thư viện trường học
Nhân viên thư viện; thiết bị, thí nghiệm cũng được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Ảnh: VGP

Theo tìm hiểu của Lao Động ngày 5.11, Hệ thống thông tin tiếp nhận và xử lý kiến nghị của Bộ Nội vụ vừa có phản hồi liên quan đến phản ánh của người dân xung quanh mức lương của nhân viên thư viện trường học.

Trên hệ thống này, phản ánh của ông Nông Hoàng Trung (xã Yên Nam, Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cho biết đang là nhân viên thư viện trường học, kiêm nhiệm nhiều việc như quản lý thiết bị, y tế học đường, văn thư lưu trữ nhưng chỉ được hưởng mức lương thấp.

Từ thực tế này, ông Nông Hoàng Trung thắc mắc về các chế độ phụ cấp kiêm nhiệm ngoài lương cũng như các mức hưởng phụ cấp độc hại đối với nhân viên thư viện trường học.

Trả lời nội dung này, Bộ Nội vụ cho hay, cách tính chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đang được hướng dẫn tại khoản 1, mục II và điểm a, khoản 3, mục II của Thông tư 07/2005 ngày 5.1.2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh sẽ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Trong trường hợp này là cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Nam (Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam).

Trong khi đó theo tìm hiểu của Lao Động, tương tự như nhân viên thiết bị, Thông tư 07/2005 của Bộ Nội vụ quy định rõ, nhân viên thư viện; thiết bị, thí nghiệm có thể được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở).

Như vậy một nhân viên thư viện đang hưởng hạng III bậc 4 có hệ số lương 3,33, có phụ cấp 0,1 được hưởng lương, phụ cấp từ ngày 1.7.2023 như sau: 3,43 x 1.800.000, được nhận 6.174.000 đồng (chưa kể các khoản trừ).

Tuy nhiên Thông tư 07/2005 cũng quy định rõ, với các cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp và thường xuyên làm việc ở nơi độc hại, nguy hiểm chưa được cơ quan có thẩm quyền thoả thuận áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cần được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có văn bản đề nghị bộ, ngành (nếu thuộc Trung ương quản lý) và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu thuộc địa phương quản lý).

Trên cơ sở đề nghị của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức và viên chức, bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ để trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thoả thuận hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Theo Điều 9 của Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 2/1/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhân viên làm việc trong thư viện trường học đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT) được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành Văn hoá - Thông tin quy định.

Các chế độ phụ cấp ngành Văn hoá - Thông tin quy định tại Mục II, Mục III và Mục IV Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hoá - Thông tin.

Theo đó, mức 2 (hệ số 0,2 so với lương tối thiểu) áp dụng đối với những người trực tiếp làm các công việc sau: Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ; tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng.

Đề nghị bà Vi Thị Hiền căn cứ vào các quy định nêu trên để xác định mình có được hưởng phụ cấp 0,2 hay không, từ đó đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện chế độ phụ cấp theo quy định.

Chi tiết câu hỏi

Tôi là nhân viên thư viện trường TH&THCS từ năm 2010 đến nay. Năm học 2020-2021, thư viện nhà trường đạt danh hiệu Tiên tiến. Tôi đã đề nghị lên nhà trường và cấp trên được hưởng phụ cấp độc hại 0,2 dành cho nhân viên thư viện trường học, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp trên đồng ý chi trả với lý do, các văn bản liên quan đã quá lâu, chỉ đề cập chung chung và không có hướng dẫn cụ thể. Xin hỏi, trường hợp của tôi có được hưởng chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên thư viện trường học không? Để được hưởng chế độ này thì cần có những điều kiện gì? Các hướng dẫn về chi trả phụ cấp cho nhân viên thư viện trường học hiện nay đã đầy đủ hay chưa?

Trả lời

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

Theo Điều 9 của Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 2/1/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhân viên làm việc trong thư viện trường học đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT) được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành Văn hoá - Thông tin quy định.

Các chế độ phụ cấp ngành Văn hoá - Thông tin quy định tại Mục II, Mục III và Mục IV Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hoá - Thông tin.

Theo đó, mức 2 (hệ số 0,2 so với lương tối thiểu) áp dụng đối với những người trực tiếp làm các công việc sau: Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ; tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng.

Đề nghị bà Vi Thị Hiền căn cứ vào các quy định nêu trên để xác định mình có được hưởng phụ cấp 0,2 hay không, từ đó đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện chế độ phụ cấp theo quy định.