Kế hoạch dạy học trong tình hình dịch Covid

Lai Châu bảo đảm việc dạy và học thích ứng an toàn với tình hình dịch COVID-19

Lai Châu (TTXVN 7/3)

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương trong tỉnh, các cơ sở giáo dục tỉnh Lai Châu đã và đang triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt để ứng phó với tình hình dịch COVID-19 với mục tiêu hoàn thành chương trình năm học 2021-2022 bảo đảm chất lượng, tiến độ theo kế hoạch.

Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu, đến nay, toàn ngành có hơn 2.300 F0, trong đó, trên 400 người là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và hơn 1.900 học sinh; số F1 có trên 11.600 người, trong đó hơn 10.600 là học sinh. Toàn tỉnh có 57/344 trường học tạm thời cho học sinh nghỉ học trực tiếp để phòng, chống dịch.

Tại Trường Tiểu học Bình Lư, xã Bình Lư, huyện Tam Đường, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học thích ứng với tình hình dịch COVID-19 đã được nhà trường thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh.

Cô giáo Dương Thị Minh Huệ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2021-2022, trường có 523 học sinh. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chủ động xây dựng các phương án dạy học trong trường hợp dịch bệnh xảy ra. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đã linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ các hoạt động giáo dục như: Microsoft Teams; Zoom… để có thể tổ chức dạy học trực tuyến. Đặc biệt, từ sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán nhà trường có học sinh và giáo viên mắc COVID-19, đến nay toàn trường có 24 giáo viên, học sinh là F0 (trong đó có 4 giáo viên, 20 học sinh) và 51 học sinh, giáo viên là F1. Do số học sinh F0, F1 tăng nên từ ngày 7/3 nhà trường kết hợp học trực tiếp với học online trực tuyến.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch và chất lượng giáo dục, nhà trường nghiêm túc thực hiện đúng theo chỉ đạo, văn bản của tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Sở Y tế. Đối với học sinh trực tiếp đến trường, nhà trường yêu cầu các em trước khi vào trường sát khuẩn, đeo khẩu trang thường xuyên. Trường cũng tạm dừng các hoạt động ngoài giờ, tránh tập trung đông người; trong giờ nghỉ giải lao trường yêu cầu giáo viên cho học sinh vui chơi tại lớp, không giao lưu với các lớp khác và bố trí lệch giờ ra chơi với giờ về. Đối với học sinh đang là F0, nhà trường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để các em học online trực tuyến, nắm bắt kiến thức như các bạn học trực tiếp. Mặc dù dịch bệnh xảy ra, một số học sinh dừng đến trường nhưng việc dạy, học của nhà trường vẫn được tổ chức thực hiện bài bản, hiệu quả.

Nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa thực hiện nhiệm vụ năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục căn cứ vào cấp độ dịch theo từng địa bàn để có hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp. Các hoạt động dạy học bảo đảm thời lượng, nội dung cốt lõi, căn bản và khung thời gian năm học; đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gắn với công tác phòng, chống dịch, COVID-19.

Theo ông Lò Việt Tuyển, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu, Sở đã yêu cầu mỗi cơ sở giáo dục thành lập một Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 do Hiệu trưởng nhà trường làm Trưởng ban; các trường tổ chức các hoạt động tập huấn về quy trình xử lý các F0 trong quá trình dạy học và những quy định của ngành Y tế; chủ động tuyên truyền tới cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường trong công tác phòng dịch, trong đó thực hiện tốt việc truy vết khi có các F0 xảy ra trong trường học. Mặt khác, các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức vệ sinh trường lớp, khu vực bán trú, nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng; xử lý khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn khi có các ca F0 trong trường học.

Đến nay, các trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tổ chức dạy học đảm bảo về nội dung cơ bản, cốt lõi đúng theo tinh thần “tranh thủ thời gian dạy học trực tiếp”. Đến thời điểm này, cấp Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông đã tổ chức dạy học nội dung cốt lõi đạt trên 85%, cấp Mầm non, Tiểu học đạt trên 90%.

Thời gian tới, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lai Châu tiếp tục tổ chức dạy học để đảm bảo ít nhất xong phần kiến thức của nội dung cơ bản, cốt lõi (dự kiến kết thúc nội dung cơ bản, cốt lõi trong khoảng từ 4 đến 5 tuần). Khi kết thúc dạy nội dung cơ bản, cốt lõi, các cơ sở giáo dục tiếp tục tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cả năm học theo chương trình quy định; đồng thời tổ chức ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cuối học kỳ II. Do vậy, việc học sinh đến trường ở thời điểm này là cần thiết, tuy nhiên các trường phải tích cực và thực hiện hiệu quả, linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn nhất cho học sinh, đảm bảo chất lượng năm học./.

Đinh Thùy

Kế hoạch dạy học trong tình hình dịch Covid
Ảnh minh họa. Ảnh: BGP/Thu Hằng

Kế hoạch nhằm xây dựng môi trường giáo dục “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; ngăn chặn không để dịch Covid-19 lây nhiễm trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Qua đó, nhằm chủ động phát hiện sớm, kịp thời các trường hợp mắc Covid-19, nghi ngờ mắc Covid-19, tiếp xúc gần để có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Đảm bảo thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa chống dịch vừa tổ chức các hoạt động dạy học.

Cụ thể, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại địa phương, đối với các địa bàn được xác định dịch cấp 1 (bình thường mới) và cấp 2 (nguy cơ trung bình) được tổ chức dạy học trực tiếp; đồng thời củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp 3 (nguy cơ cao) tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến/trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các trường học quyết định kế hoạch dạy học cho từng khối, lớp; ưu tiên dạy học trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, đảm bảo giãn khoảng cách an toàn phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch. Riêng bậc học mầm non không tổ chức dạy học trực tuyến.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp 4 (nguy cơ rất cao) căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện trang thiết bị dạy học của giáo viên và phương tiện học tập của học sinh để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học,.... Với cấp học mầm non, giáo viên hướng dẫn phụ huynh/người chăm sóc trẻ hỗ trợ giúp đỡ trẻ học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp. Với cấp học phổ thông, giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình. Có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.

Về việc đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch tại trường học, trước khi học sinh đến trường, các trường học phải tổ chức vệ sinh ngoại cảnh, khử khuẩn bằng chất tẩy rửa thông thường một lần bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, các đồ vật trong phòng học và phòng chức năng. Bảo đảm các điều kiện phòng dịch đảm bảo đủ nước uống cho trẻ, học sinh; bảo đảm an toàn thực phẩm trong nhà trường; chuẩn bị cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế, thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, khẩu trang, xà phòng... để phục vụ công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Khi phát hiện trường học có học sinh, người làm việc tại trường xuất hiện ít nhất một trong số các biểu hiện: sốt, ho, đau họng, khó thở, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác hoặc có tiền sử đến, về từ vùng có dịch, cần thông báo ngay cho Trưởng ban chỉ đạo, Tổ an toàn Covid của nhà trường.

Khi có ca F0 tại trường học thông báo ngay với cơ quan y tế địa phương và phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 kịp thời. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ trường học hoặc từng phần, khu vực làm việc, học tập có F0; tiến hành truy vết triệt để, chính xác để thực hiện cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Phân loại các trường hợp F1, F2 để chuẩn bị cho việc lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế theo quy định. Sau khi thực hiện khử khuẩn, đơn vị tiếp tục hoạt động bình thường kể từ ngày hôm sau.

Trường hợp nhận được thông tin trường học có F0 ngoài giờ học, cần báo cáo ngay cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của nhà trường để biết; tạm dừng hoạt động dạy học để thực hiện vệ sinh, khử khuẩn. Chờ cơ quan y tế thông báo kết quả xét nghiệm của F1, F2 trước khi quyết định cho nhà trường hoạt động trở lại.

Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch Kế hoạch đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động dạy học trong các trường học trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các trường học; đặc biệt là việc cài đặt và sử dụng app PC-COVID của giáo viên và học sinh các nhà trường. Xử phạt nghiêm đối với các cá nhân, tập thể vi phạm các quy định trong công tác phòng, chống dịch. Xây dựng kế hoạch Kế hoạch đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động dạy học trong các trường học trình Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cấp huyện, thành phố phê duyệt; lập sổ quản lý và hàng ngày theo dõi sức khỏe của người làm việc trong nhà trường.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Thu Hằng