Khóa đào tạo sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Connection denied by Geolocation Setting.

Reason: Blocked country: [Vietnam]

The connection was denied because this country is blocked in the Geolocation settings.

Please contact your administrator for assistance.

WatchGuard Technologies, Inc.

Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán quan trọng trong doanh nghiệp được quy định tại Luật Kế toán và các Luật thuế. Hóa đơn phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua hóa đơn, doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ thuế như xác định doanh thu, chi phí, khấu trừ, hoàn thuế… Với việc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính từ 01/7/2022 và hiện đang được triển khai áp dụng sớm tại 6 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Định và Phú Thọ, các chính sách và thủ tục liên quan đến hóa đơn điện tử có nhiều điểm khác biệt so với các quy định về hóa đơn tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP, bao gồm cả hóa đơn điện tử theo Thông tư 32/2011/TT-BTC. Các chế tài đối với vi phạm hành chính về hóa đơn điện tử hiện đang quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP cũng đặt ra cho doanh nghiệp câu hỏi làm thế nào để phòng tránh các sai phạm về hóa đơn điện tử, các sai phạm nào về hóa đơn điện tử sẽ dẫn đến hành vi trốn thuế?

Nhận thấy được nhu cầu của doanh nghiệp và người làm kế toán luôn mong muốn được cập nhật những kiến thức từ nguồn chính thống, giúp hạn chế tối đa các rủi ro tuân thủ chính sách và thủ tục về hóa đơn điện tử, phòng tránh các rủi ro trong việc sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần nâng cao giá trị của doanh nghiệp thông qua việc hiểu biết và tuân thủ pháp luật thuế tại Việt Nam và nhu cầu cập nhật các chính sách mới về thuế và quản lý thuế đang chuẩn bị được triển khai áp dụng.

Với mong muốn mang lại những kiến thức cần thiết và chuẩn mực nhất cho người làm kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung, Webketoan giới thiệu đến Quý doanh nghiệp và Anh/Chị Kế toán khóa học “HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ – CÁC LƯU Ý VỀ CHÍNH SÁCH HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ, THỦ TỤC KHI ÁP DỤNG VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN THUẾ” do HQ Protrain tổ chức. Thông tin khóa học chi tiết như sau:

GIẢNG VIÊN

TS Phạm Minh Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế, Chuyên gia xây dựng chính sách và là người đã có nhiều năm trực tiếp tham gia xây dựng chính sách về hóa đơn.

NỘI DUNG KHÓA HỌC

1. Các nội dung chính sách quan trọng về hóa đơn điện tử:

  • Các loại hóa đơn điện tử;
  • Đối tượng áp dụng từng loại hóa đơn điện tử và chuyển đổi áp dụng giữa các loại hóa đơn điện tử;
  • Các nội dung của hóa đơn điện tử;
  • Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải đầy đủ các nội dung;
  • Thời điểm lập, thời điểm ký hóa đơn điện tử;
  • Cách xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử chưa lập, đã lập; xử lý sai sót từ lần thứ 2 trở đi;
  • Xử lý sai sót đối với bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử;
  • Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử;
  • Bán/cấp hóa đơn điện tử;
  • Hóa đơn điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
  • Thời gian truyền dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế;
  • Xử lý khi gặp sự cố;
  • Chuyển đổi hóa đơn điện tử ra hóa đơn giấy;
  • Hướng dẫn chuyển tiếp hóa đơn điện tử theo TT32 sang hóa đơn điện tử theo NĐ 123 và TT78.

2. Thủ tục hóa đơn điện tử:

  • Thủ tục đăng ký sử dụng;
  • Thủ tục xử lý sai sót;
  • Thủ tục hủy/thay thế hóa đơn.

3. Phòng tránh các sai phạm về hóa đơn:

  • Các sai phạm thường gặp về hóa đơn nói chung, hóa đơn điện tử nói riêng;
  • Các mức chế tài xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn;
  • Cách phòng tránh rủi ro về hóa đơn.

4. Lộ trình triển khai áp dụng hóa đơn điện tử của CQT

5. Giải đáp, tháo gỡ trực tiếp các vướng mắc phát sinh về hóa đơn

THỜI GIAN HỌC

Khóa học diễn ra trong 01 ngày: Chủ nhật ngày 26/12/2021

Sáng từ 08h30 đến 11h30 (giải lao giữa giờ)

Chiều từ 13h30 đến 16h30 (giải lao giữa giờ)

HÌNH THỨC HỌC

Trực tiếp qua nền tảng Zoom

(ID phòng học, slide bài giảng của Giảng viên sẽ được gửi mail tới Anh/Chị học viên trước khi diễn ra khóa học 1 ngày)

Xuất hóa đơn là công việc mà kế toán nào cũng phải làm và với quy định về việc xuất hóa đơn điện từ hiện nay vẫn có rất nhiều câu hỏi liên quan về vấn đề này. Vậy những lưu ý khi xuất hóa đơn điện từ là gì? Bài viết dưới đây của Vinatrain sẽ giúp bạn cập nhật thêm những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực này.

  • Bài viết được xem nhiều: Khóa học kế toán online

I. Tổng hợp những văn bản pháp luật quy định về nguyên tắc xuất hóa đơn điện tử

Nguyên tắc xuất hóa đơn điện tử dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
  • Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về việc quy định về hóa đơn, chứng từ.
  • Thông tư số 88/2020/TT-BTC ngày 30/10/2020 của Bộ tài chính, sửa đổi, bổ sung Điều 26 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một só điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về Hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư 37/2017/TT-BTC ngày 27/04/2017 của Bộ Tài chính, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
    Khóa đào tạo sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024
    Quy định về xuất hóa đơn

II. Các nguyên tắc khi thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Khi thực hiện xuất hóa đơn điện tử, 3 nguyên tắc quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý, đó là:

  • Nguyên tắc xuất hóa đơn GTGT
  • Nguyên tắc quy định các tiêu thức trên hóa đơn điện tử
  • Nguyên tắc xử lý khi hóa đơn điện tử bị xuất sai

1- Nguyên tắc xuất hóa đơn GTGT

Trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng và cung ứng hàng hóa, dịch vụ, phần thuế làm tăng thêm giá trị sản phẩm sẽ được ghi vào loại hóa đơn được gọi là hóa đơn giá trị gia tăng và đóng vào Ngân sách Nhà nước.

Những nguyên tắc cần phải tuân thủ khi thực hiện lập hóa đơn giá trị gia tăng, đó là:

  • Phải phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trên nội dung hóa đơn;
  • Chỉ xuất hóa đơn điện tử với danh mục ngành hàng đã được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bởi Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;
  • Phải ghi đúng mức thuế suất theo quy định của Bộ Tài chính khi xuất hóa đơn;
  • Phải ghi rõ “Người mua không lấy hóa đơn” trong trường hợp người mua không lấy hóa đơn;
  • Phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung trong hóa đơn điện tử: danh mục hàng hóa, dịch vụ theo đúng chứng từ như hợp đồng kinh tế, biên bản giao hàng, biên bản nghiệm thu,…

2- Các tiêu thức trên hóa đơn điện tử

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, khi tiến hành xuất hóa đơn điện tử cần đảm bảo đầy đủ những thông tin dưới đây để xác định tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
  • Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
  • Số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
  • Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua;
  • Thời điểm lập hóa đơn;
  • Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử;
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung liên quan (nếu có);
  • Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in;
  • Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.

3- Cách xử lý các hóa đơn điện tử bị xuất sai

Có 3 cách xử lý hóa đơn điện tử khi phát hiện có sai sót:

  • Hủy bỏ hóa đơn
  • Điều chỉnh hóa đơn
  • Thay thế hóa đơn: Người dùng sẽ thực hiện hủy bỏ hóa đơn điện tử trong trường hợp phát hiện hóa đơn điện tử bị xuất sai, đã gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hoặc đã giao hàng nhưng chưa kê khai thuế. Sau đó, người bán tiến hành lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã hủy

Lưu ý: Trên hóa đơn được xuất lại, phải có dòng chữ “hóa đơn thay thế cho số hóa đơn…” kèm theo ký hiệu, ngày ký, ngày gửi.

Với trường hợp điều chỉnh hóa đơn, cách này sẽ được áp dụng khi hóa đơn điện tử bị xuất sai, đã gửi cho người mua và thực hiện kê khai thuế. Cả hai bên tiến hành làm văn bản thỏa thuận điều chỉnh sai sót và ký.

III. Những điểm cần lưu ý khi tiến hành xuất hóa đơn điện tử

Khóa đào tạo sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024

1- Những điểm cần lưu ý khi tiến hành xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn

Khi thực hiện bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các khách hàng là cá nhân, khách hàng lẻ thường có xu hướng không lấy hóa đơn. Do đó, kế toán thường lựa chọn phương pháp xuất gộp thành một hóa đơn điện tử vào cuối ngày hoặc cuối tháng.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/11/2020, theo quy định, 100% các doanh nghiệp trên cả nước đều bắt buộc phải áp dụng hóa đơn điện tử. Do đó, hóa đơn giấy sẽ chính thức bị loại bỏ, thay vào đó là chuyển sang hóa đơn điện tử. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các quy định về hóa đơn giấy sẽ chính thức hết hiệu lực.

Căn cứ vào những quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ, những lưu ý khi tiến hành xuất hóa đơn điện tử bao gồm:

Không phân biệt giá trị hàng hóa, dịch vụ từng lần, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho người mua phải tiến hành xuất hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Như vậy, từ ngày 01/11/2020, mặc dù người mua có nhu cầu lấy hóa đơn hay không thì người bán đều phải thực hiện việc xuất hóa đơn điện tử.

2- Những điểm cần lưu ý khi tiến hành xuất hóa đơn điện tử theo hợp đồng

Về thời điểm lập hóa đơn:

  • Đối với doanh nghiệp bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn theo hợp đồng sẽ là thời điểm bên bán chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua, không phân biệt là đã thu tiền hay chưa.
  • Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn theo hợp đồng sẽ là thời điểm bên bán hoàn tất việc cung ứng cho bên mua, đã lập hóa đơn cung cấp dịch vụ và không phân biệt là đã thu tiền hay chưa.

Về nguyên tắc lập hóa đơn:

Hóa đơn điện tử theo hợp đồng phải chứa đầy đủ các nội dung cơ bản như hóa đơn điện tử.

  • Xem thêm kiến thức mới về: Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Bạn có thể tham gia nhóm tự học kế toán cùng VinaTrain, nơi chia sẻ tài liệu học kế toán miễn phí, có cơ hội nhận học bổng là những khóa học kế toán online tại VinaTrain

Khóa đào tạo sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Trên đây là một số lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử mà VinaTrain đã tổng hợp. Mong rằng trong quá trình làm nghề của mình, các bạn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữa ích.