Khung hình phạt về sai xuất xứ hàng hóa năm 2024

Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trong số các quy định đáng chú ý có việc tăng mức phạt với hành vi khai sai tên hàng, xuất xứ hàng hóa,...

Cụ thể, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 128 quy định phạt từ 02-04 triệu đồng với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10 triệu đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển.

- Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.

Khung hình phạt về sai xuất xứ hàng hóa năm 2024

Phạt nặng với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa từ 10/12/2020 (Ảnh minh họa)

Theo quy định hiện hành tại Điều 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP, phạt từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển hoặc từ cảng trung chuyển ra nước ngoài.

- Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.

Như vậy, Nghị định 128/2020 đã tăng mức phạt (từ 01-03 triệu đồng lên 02-04 triệu đồng), bổ sung thêm hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10 triệu đồng) và bỏ trường hợp hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.

Xuất xứ hàng hóa, sản phẩm là vấn đề luôn được người tiêu dùng quan tâm. Việc đó dẫn đến nhiều hành vi thay đổi xuất xứ hàng hoá, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống của người dân. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mức phạt đối với hành vi thay đổi xuất xứ hàng hoá? Hãy cùng Công ty Luật PL & Partners tìm hiểu về vấn đề trên.

Căn cứ Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam, xuất xứ hàng hoá “Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó”.

Ngoài ra, theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, xuất xứ hàng hóa được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 như sau: “là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

Khung hình phạt về sai xuất xứ hàng hóa năm 2024
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng.

2. MỨC PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI THAY ĐỔI XUẤT XỨ HÀNG HOÁ.

Mức xử phạt cụ thể cho hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 44 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

2.1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Mức phạt này áp dụng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp.

2.2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Mức phạt này áp dụng đối với hành vi cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị cấp hoặc xác minh Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2.3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mức phạt này áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  2. Làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  3. Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2.4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Mức phạt này áp dụng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Song song đó, chủ thể có hành vi vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật như hình thức xử phạt bổ sung.

Ngoài ra chủ thể có hành vi phạm buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm như đã nêu bên trên;
  2. Buộc nộp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Như vậy, việc thực hiện hành vi thay đổi xuất xứ hàng hóa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân thấp nhất là 10.000.000 đồng và cao nhất là 70.000.000 đồng và sẽ là gấp đôi đối với tổ chức. Ngoài phạt tiền, chủ thể có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp phạt bổ sung là tịch thu tang vật và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Khung hình phạt về sai xuất xứ hàng hóa năm 2024
Mức phạt hành chính đối với hành vi thay đổi xuất xứ hàng hóa.


Quý khách hàng nếu cần đăng ký dịch vụ hoặc hỏi đáp, thắc mắc để hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ:

Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phạt bao nhiêu?

Ngoài ra, hành vi khai sai số lượng hàng hóa xuất khẩu cũng là một trong các hành vi trốn thuế theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Như vậy, đối với hành vi khai sai số lượng hàng hóa xuất khẩu có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy vào giá trị của hàng hóa.

Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là gì?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; định nghĩa về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau: Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường nhưng không có căn cứ để có thể xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa đó.

Thiều xuất xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định pháp luật, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với các hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị dưới 1.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, loại hành vi này có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Xuất xứ và nơi sản xuất khác nhau như thế nào?

Tóm lại, xuất xứ và nơi sản xuất là hai khái niệm có bản chất khác nhau. Xuất xứ hàng hoá là thuật ngữ pháp lý, còn nơi sản xuất là từ ngữ thông dụng chỉ khu vực sản xuất ra hàng hoá.