Làm sao để chuộc lỗi lầm trong quá khứ

Cảm giác tội lỗi được Wikipedia định nghĩa là “một trải nghiệm về nhận thức hoặc cảm xúc khi một người tin hoặc nhận ra – dù chính xác hay không – rằng họ đã vi phạm các quy tắc ứng xử hoặc vi phạm tiêu chuẩn đạo đức và phải chịu trách nhiệm vì sự vi phạm đó.”

Dựa trên định nghĩa, cảm giác tội lỗi không đến từ những sai lầm mà chúng ta mắc phải trong cuộc sống, mà là từ nhận thức rằng chúng ta đã vi phạm tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng dành cho bản thân. Niềm tin đó dù dựa trên thực tế hay không thì cũng không liên quan gì đến việc liệu chúng ta có cảm thấy tội lỗi hay không.

⭐ Làm thế nào để ngừng mặc cảm về quá khứ

Vì vậy, tôi tự hỏi liệu vấn đề nằm ở những lỗi sai chúng ta đã mắc phải trong cuộc sống hay những kỳ vọng rằng chúng ta không nên mắc sai lầm nào cả.

Nếu tiêu chuẩn được đặt ở mức hoàn hảo thì chúng ta đang tự thiết lập cho mình sự thất bại bởi thực tế rằng chúng ta đều là con người! Với tư cách là một người mới làm mẹ, tôi thường xuyên cảm thấy tội lỗi về những sai lầm đã mắc phải trong quá trình nuôi dạy con cái. Trong nhiều năm, tôi đã để mặc cảm giác tội lỗi đó ăn mòn bản thân và nó đã lấy đi rất nhiều niềm vui của tôi khi được làm mẹ.

Tôi đã viết về những trải nghiệm của mình với cảm giác tội lỗi và cuối cùng là mong nhận được sự tha thứ trong cuốn sách “Đánh mất cảm giác tội lỗi của mẹ” và biết được từ độc giả rằng những cảm xúc đó vô cùng phổ biến ở hầu hết các bà mẹ ngoài kia.

Nếu nó phổ biến như vậy, thì liệu cảm giác tội lỗi có mang lại lợi ích gì không?

Chắc chắn rằng cảm giác tội lỗi có thể thúc đẩy chúng ta thay đổi hoặc làm điều gì đó khác biệt trong tương lai. Nó có thể dạy chúng ta sự đồng cảm và kết nối với người khác và cho chúng ta khả năng xác định cách thức và thời điểm chúng ta có thể cải thiện.

Như vậy, nó có thể hữu ích và tiêu tan khi chúng ta thực hiện các bước sửa đổi hoặc khắc phục sai lầm. Nhưng còn những lúc chúng ta dường như gặp khó khăn trong việc ngăn chặn sự ân hận, vượt qua những sai lầm trong quá khứ và thấy mình đang đánh gục bản thân vì những gì đã xảy ra trong quá khứ thì sao?

Hãy xem xét kỹ hơn những gì chúng ta có thể làm để ngừng cảm thấy tội lỗi về những sai lầm trong quá khứ:

?Trưởng thành từ nó

Bạn có thay đổi bản thân hoặc hoàn cảnh từ sai lầm đó không? Liệu có sự học hỏi nào dẫn đến sự trưởng thành và những phương pháp mới để bạn không mắc phải sai lầm tương tự lần nữa ? Nếu không, hãy tự hỏi liệu bản thân có thể rút ra được bài học gì từ trải nghiệm này để bạn trở nên mạnh mẽ và tốt hơn và tiến về phía trước?

?Chịu trách nhiệm

Nhận trách nhiệm không phải là hạ gục bản thân. Nó có nghĩa là bạn chấp nhận sự thật rằng sai lầm và không hoàn hảo là một phần của cuộc sống. Bạn hiểu rằng những chuyện này sẽ xảy ra và nếu có thể thì bạn sẽ tìm cách sửa đổi.

Ví dụ, hãy xin lỗi một người thân yêu mà bạn có thể đã làm tổn thương hoặc đền đáp ai đó vì họ đã cho ta mượn tiền. Chúng ta có thể vấp ngã khi nhận ra lỗi lầm của mình như thể chúng định nghĩa đầy đủ bản thân chúng ta. Nhận trách nhiệm là một dấu hiệu của sức mạnh vì chúng ta chấp nhận tình hình thực tế và có thể hành động để khắc phục những gì và bất cứ khi nào chúng ta có thể.

?Suy nghĩ lại những kỳ vọng của bạn

Bạn đã vi phạm kỳ vọng nào của bản thân chưa? Nó có thực tế không? Ý tôi là bạn có cảm thấy tội lỗi vì bạn đang giữ cho bản thân ở một tiêu chuẩn cao hơn bất kỳ ai khác không? Bạn sẽ nói gì với một người bạn đã mắc một sai lầm tương tự như bạn? Bạn có thể tha thứ và tiếp tục tiến lên chứ?

Nếu bạn trả lời có cho những câu hỏi đó, có lẽ đã đến lúc bạn phải từ bi và tha thứ cho bản thân như cách bạn làm với bất kỳ ai khác.

?Xem xét bằng chứng

Hãy tự hỏi bản thân xem liệu trí nhớ của bạn về sai lầm đó có chính xác không? Nghe như một câu hỏi ngớ ngẩn nhưng trên thực tế, chúng ta thường nhớ các sự kiện và tình huống trong quá khứ khác với những gì đã thực sự xảy ra. Liệu bạn có đang nhầm lẫn sai lầm của mình rằng nó lớn hơn hoặc có vấn đề hơn so với thực tế không?

Là một nhà trị liệu lâm sàng, tôi thường làm việc với những khách hàng sử dụng sự bóp méo nhận thức chẳng hạn có một “bộ lọc tinh thần” nơi họ chỉ tập trung vào những điều tiêu cực và bỏ qua những điều tích cực. Có thể chúng ta đã hiểu sai các tình huống một chút và đổ lỗi nhiều hơn cho những gì đã thực sự xảy ra?

?Bao bọc sự không hoàn hảo

Chúng ta là con người và theo định nghĩa, điều đó khiến chúng ta có thể chùn bước. Chúng ta mắc sai lầm và học hỏi từ chúng những gì tốt nhất có thể. Không có cái gọi là hoàn hảo và chúng ta càng hiểu rõ và bao bọc lấy điều đó thì chúng ta càng có thể thoát khỏi những sai lầm của chính mình và trở nên mạnh mẽ và tốt hơn.

Cảm giác tội lỗi về những sai lầm trong quá khứ có thể khiến chúng ta không thể nhìn thấy hết tiềm năng của mình và có hành động để phát triển bản thân. Có phải đã đến lúc ngừng cảm thấy tội lỗi và tập trung vào tương lai?


Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: https://everydaypower.com/time-stop-feeling-guilty-past-mistakes-2/
  • Người dịch: Phạm Thị Thu Trang
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thị Thu Trang – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69195

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.