Lạnh tay chân là bị bệnh gì năm 2024

Khí hậu lạnh có thể khiến bàn chân thường xuyên bị lạnh. Ngoài ra, chân lạnh còn do máu lưu thông kém, hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Thiếu máu
  • Bệnh tim
  • Suy giáp
  • Tắc nghẽn động mạch hoặc mạch máu bị co thắt
  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Hiện tượng Raynaud: Hiện tượng co thắt các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan.
  • Lạnh chân còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc trị huyết áp cao hay thuốc trị nhức đầu

Ngay cả khi thỉnh thoảng bị lạnh chân, cũng phải đi khám bệnh để đảm bảo rằng các triệu chứng chỉ là tạm thời và không phải là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn.

Lạnh tay chân là bị bệnh gì năm 2024

Mang vớ là cách đơn giản và hiệu quả để giữ ấm chân

Shutterstock

Cách điều trị chứng bàn chân lạnh

Hãy thực hiện các bước sau để điều trị bàn chân lạnh tại nhà:

  • Mang vớ để giữ ấm cho bàn chân
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • Kê cao chân bằng gối khi nằm
  • Uống đủ nước
  • Không hút thuốc

Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha với chút muối từ 10 - 15 phút. Có thể cho vào nước ngâm chân một chút tinh dầu hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương để khí huyết lưu thông dễ hơn.

Ngoài ra, cũng không nên mang vớ hoặc mặc quần áo quá chật vì sẽ cản trở lưu thông máu.

Nếu thường xuyên bị lạnh chân và điều trị tại nhà không hiệu quả, hãy đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn, theo Cleveland Clinic.

Thông thường, bàn tay bàn chân bị lạnh là phản ứng tự nhiên khi cơ thể tự điều chỉnh để thích nghi với thời tiết lạnh và điều đó không có gì đáng ngại.

Nhưng nếu mùa nào cũng bị lạnh tay chân và tình trạng kéo dài một vài ngày kèm theo một số triệu chứng khác chẳng hạn như khó thở, cứng khớp, ngón tay ngón chân thay đổi màu... thì nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra, bởi vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau.

Trong một số trường hợp, bàn tay và bàn chân lạnh có thể là do các nguyên nhân như: vấn đề ở hệ tuần hoàn khiến máu lưu thông kém, thiếu máu, thiếu vitamin B12, huyết áp thấp, suy giáp, các bệnh về tim mạch, tiểu đường, viêm đa dây thần kinh, hội chứng Raynaud, stress, các bệnh tự miễn như Lupus, viêm khớp dạng thấp...

Khắc phục chứng lạnh tay chân

Cần xác định đúng nguyên nhân mới có thể điều trị hiệu quả chứng lạnh bàn tay và bàn chân.

Nếu tay chân lạnh do điều kiện thời tiết thì cần giữ ấm đúng cách, xoa bóp tay chân, tập thể dục, vận động để cơ thể sinh nhiệt và thúc đẩy tuần hoàn máu, ăn đủ chất và lành mạnh theo khoa học, uống đủ nước, ngủ đủ giấc...

Ngoài ra cần tránh thuốc lá, hạn chế lo lắng căng thẳng quá mức, nhằm tránh tình trạng động mạch ngoại vi bị hẹp ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.

Trường hợp những người bị lạnh tay lạnh chân bất kể điều kiện thời tiết và tình trạng kéo dài nhiều ngày thì cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán xác định bệnh và điều trị sớm nhắm tránh những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Mời quý vị vào phần Audio để nghe Bác sĩ Michael Dũng Cao trình bày chi tiết về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa chứng tay chân lạnh vào mùa đông.

Nhiệt độ cơ thể mỗi chúng ta luôn được điều chỉnh ở một nhiệt độ hằng định. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, cơ thể giữ cho máu lưu thông đến tất cả các cơ quan quan trọng để giữ ấm.

Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm lượng máu chảy đến các chi khiến cơ thể cảm thấy lạnh. Đây là hiện tượng bình thường và các mạch máu ở tay chân bắt đầu co lại để tránh tình trạng mất nhiệt.

Một số người có thể có bàn chân và bàn tay lạnh hơn một cách tự nhiên mà không mắc bệnh lý nào. Ở trường hợp này, cần phải giữ ấm để bảo vệ chúng. Tuy nhiên nếu bàn chân và bàn tay luôn trong tình trạng lạnh quá mức đi kèm với triệu chứng thay đổi màu sắc ngón tay thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh chân tay lạnh

Lạnh tay chân là bị bệnh gì năm 2024

Bàn tay lạnh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý

- Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị "trục trặc" khiến quá trình lưu thông máu không ổn định khiến lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ; Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Chân tay luôn trọng trạng thái lạnh, nhợt nhạt.

- Người bị thiếu máu: cũng dễ mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là gan bàn tay, bàn chân luôn trong trạng thái lạnh dù là trời nóng hay lạnh.

- Sự thay đổi các hormone: nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Nhất là khi cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi.

-Bệnh động mạch: Khi các động mạch trong cơ thể bị hẹp hoặc rối loạn lưu lượng máu cung cấp cho bàn chân và bàn tay sẽ suy giảm dẫn đến tình trạng lạnh bàn chân và tay.

- Người bệnh đái tháo đường: Tuần hoàn, lưu thông máu kém khiến tay và chân nhiễm lạnh.

- Tổn thương thần kinh.

- Suy giáp: là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém và không sản xuất đủ lượng hormone để giữ cho một số cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường và lạnh chân và tay là một trong những triệu chứng của suy giáp.

- Hội chứng Raynaud: hay còn gọi là cước chân, tay là tình trạng các ngón tay, ngón chân lạnh hoặc tê buốt. Đó là kết quả của tình trạng hẹp động mạch, đặc biệt ở tay và chân khiến máu không thể lưu thông bình thường.

- Thiếu vitamin B12: dẫn đến một số triệu chứng thần kinh bao gồm cả cảm giác buốt lạnh ở bàn tay hoặc bàn chân.

- Hút thuốc lá: có thể khiến các mạch máu của cơ thể tổn thương, thành mạch bị thu hẹp và làm nghiêm trọng hơn tình trạng chân, tay lạnh.

- Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng; Trẻ em và người cao tuổi cũng là những đối tượng dễ bị chân tay lạnh.

3. Cách phòng tránh bệnh chân tay lạnh

Đa phần triệu chứng bàn chân, bàn tay lạnh thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết lạnh giá, việc giữ ấm bàn chân và bàn tay là rất quan trọng. Một số biện pháp giúp giữ ấm chân, tay trong điều kiện thời tiết lạnh:

- Lựa chọn trang phục sát người, tuy nhiên không nên bó sát quá: Đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm. Nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi.

- Nên tập thể dục hàng ngày: để có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu và làm ấm cơ thể nhanh chóng và hiệu quả.

- Giữ ấm khi ngủ: Sử dụng túi sưởi. Đối với những người thường xuyên lạnh chân, tay cần mang tất và găng tay kể cả trong khi ngủ.

- Mát-xa tay và chân và ngâm chân nước ấm có thể làm tăng lưu thông máu, giúp cảm thấy ấm áp hơn.

- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung vitamin B1, B2, B12 và những thực phẩm nhiều calo, chất béo, chất sắt… để cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

- Tránh stress và ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp cơ thể ấm hơn.

Lạnh tay chân là bị bệnh gì năm 2024

Mát xa tay, chân giúp hạn chế bàn chân, bàn tay lạnh

Tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh là do cơ thể đã huy động máu làm ấm các cơ quan quan trọng: tim hoặc não khi thời tiết lạnh giá khiến các bộ phận như tay, hoặc chân không nhận được lượng máu cần thiết để làm ấm. Tuy nhiên nếu tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh bất kể tình trạng thời tiết đi kèm với các triệu chứng khác: như ngón chân, ngón tay thay đổi màu sắc hoặc khó thở, thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại sao bàn chân hay bị lạnh?

Khí huyết không lưu thông, thành mạch co lại khi nhiệt độ ngoài trời thấp dễ làm tắc nghẽn mạch, máu không đủ nuôi dưỡng các tế bào, nhất là ở phần chân. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị lạnh bàn chân. Ngoài ra, trục trặc xảy ra trong hệ tuần hoàn cũng có thể làm máu không lưu thông tốt và chân bị lạnh.

Lạnh tay chân thiếu vitamin gì?

Thiếu vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng thần kinh bao gồm cảm giác tay và chân lạnh, tê hoặc ngứa ran. Rối loạn giấc ngủ: Thalamus là vùng điều chỉnh tình trạng thư giãn, tỉnh táo của con người nằm trong não bộ. Thalamus quyết định khả năng thức - ngủ và điều hòa thân nhiệt của chúng ta.

Tay chân lạnh nên bổ sung những gì?

Theo y học cổ truyền, chứng lạnh, tay chân lạnh là do vệ khí kém, dương khí không đầy đủ. Để khắc phục, bạn cần bổ sung vitamin và các thực phẩm cần thiết như các vitamin nhóm B, thực phẩm có chứa niacin như cá thu, sữa, trứng, thịt cừu, thịt bò, thịt heo, bơ… để giúp giãn mạch và tăng lượng máu lưu thông.

Tay lạnh là biểu hiện gì?

Bàn tay lạnh là triệu chứng thường gặp của thiếu máu và suy giáp. Bệnh tiểu đường loại 2 làm suy giảm lưu thông máu cũng có thể khiến bàn tay bị lạnh, theo Reader's Digest. Hơn nữa, bàn tay, bàn chân lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Tim yếu sẽ bơm máu kém hiệu quả.