Lỗi nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền

Theo quy định hiện hành, chỉ cần phát hiện trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt.

Lỗi nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền

Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn dưới 0,25mg/l khí thở sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

  • A 500 nghìn - 1 triệu đồng
  • B 2 - 3 triệu đồng Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, người lái xe máy có nồng độ cồn trong khí thở chưa vượt quá 0,25mg/lkhí thở sẽ phải đối mặt với mức phạt 2 - 3 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian 10 - 12 tháng.
  • C 4 - 5 triệu đồng
  • D 6 - 8 triệu đồng

Anh Nhật

Bình luận

Lỗi nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền

Thưởng bài báo

Thưa quý độc giả, Báo điện tử VTC News mong nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc để có điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung cũng như hình thức, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý độc giả luôn đồng hành, ủng hộ tờ báo phát triển. Mong nhận được sự ủng hộ của quý vị qua hình thức:

Lỗi nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền

Số tài khoản: 0651101092004

Ngân hàng quân đội MBBANK

Dùng E-Banking quét mã QR

Lỗi nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền

Lỗi nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền

(PLO)- Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy hay xe ô tô đều tuỳ thuộc nồng độ cồn được đo trên 100 mililít máu hoặc 1 lít khí thở.

Mấy ngày trước, em trai tôi có uống bia rồi chạy xe máy về nhà nên bị cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm nồng độ cồn 7 triệu đồng, tạm giữ xe. Nghe mức xử phạt tôi cũng giật mình, cứ tưởng chỉ khoảng 3 – 4 triệu đồng thôi.

Xin hỏi cụ thể mức xử phạt nồng độ cồn là bao nhiêu đối với xe máy và cả xe ô tô. Đồng thời, khi bị vi phạm nồng độ cồn có bị tạm giữ phương tiện không?

Bạn đọc Lưu Tuấn Cường (TP.HCM).

Lỗi nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền
Đội CSGT Hàng Xanh (thuộc Phòng CSGT TP.HCM – PC08) lập chốt kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Luật sư Phan Mậu Ninh, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời, căn cứ tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy và xe ô tô sẽ tuỳ thuộc nồng độ cồn được đo trên 100 mililít máu hoặc 1 lít khí thở. Cụ thể:

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy

Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

Phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.

Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn với xe ô tô

Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.

Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Như vậy, trường hợp trên rất có thể người đó đã vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở nên mới bị xử phạt 7 triệu đồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019 (được sửa, bổ sung đổi bởi Nghị định 123/2021) có thể thấy tất cả các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đều sẽ bị tạm giữ xe và thời hạn tối đa của việc tạm giữ xe là 7 ngày.

https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/tuyen-truyen-an-toan-giao-thong/cac-muc-xu-phat-vi-pham-quy-dinh-ve-nong-do-con-1370.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Thứ bảy - 13/05/2023 22:11 86270

Ngày 30/12/2019 của Chính Phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Các mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn được quy định cụ thể như sau:

1. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác. Theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. 2. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. Theo quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm đ, khoàn 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; Theo quy định tại điểm c, khoản 7 và điểm e, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; Theo quy định tại điểm e, khoản 8 và điểm g, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. 3. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng. Theo quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm d, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. Theo quy định tại điểm b, khoản 7 và điểm đ, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng; Theo quy định tại điểm a, khoản 10 và điểm h, khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ

Mức xử phạt nồng độ cồn 0 25 là bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, người lái xe máy có nồng độ cồn trong khí thở chưa vượt quá 0,25mg/lkhí thở sẽ phải đối mặt với mức phạt 2 - 3 triệu đồng.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt 2023?

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng.

0 25 nồng độ cồn bao nhiêu?

Như vậy, bạn điều khiển xe máy mà trong mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0.25 mg/1l khí thở thì có thể bị phạt từ 2 triệu đến 3 triệu. Bên cạnh đó, sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 10 đến 12 tháng. Do đó, cảnh sát giao thông phạt bạn với số tiền 2.5 triệu là có cơ sở.

Nồng độ cồn 01 Phạt bao nhiêu xe máy?

Cụ thể, phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/ 100ml máu hay chưa có 0,25mg/ l khí thở. Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 - 80mg/ 100ml máu hay vượt quá 0,25 - 0,4mg/ l khí thở.