Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao

Dấu Hiệu & Triệu Chứng

Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao
Mụn: Những triệu chứng trên da

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở da nhờn, kèm theo đó là nổi mụn comedones (đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt và thông thường còn có thể xuất hiện ở cổ, vai, ngực và lưng. Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ. Mụn có thể khiến tâm lí căng thẳng, khó chịu kéo dài đồng thời có thể dẫn đến vết thâm (PIH) hoặc để lại sẹo. Vết thâm là một vùng da bị biến đổi màu - hậu quả của sự viêm nhiễm da do mụn hoặc chàm - đặc biệt thường gặp ở những người có nước da sẫm màu. Vết thâm sẽ biến mất theo thời gian và nếu muốn đẩy nhanh quá trình giảm thâm, có thể sử dụng các phương pháp trị liệu chăm sóc da và chống nám.

Đọc thêm về chứng tăng sắc tố (vết thâm).

Rosacea , một rối loạn da quá nhạy cảm, chia sẻ nhiều các triệu chứng của mụn trứng cá và các nốt sần và mụn mủ là tương tự xuất hiện. Tuy nhiên, với Rosacea, như trái ngược với mụn trứng cá, không có lỗ chân lông bị tắc, da có nhiều khả năng bị khô hơn so với dầu mỡ và không để lại sẹo còn lại.

Tìm hiểu thêm về da quá nhạy cảm.

Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao

/

1. Mức độ nhẹ (Mụn đầu trắng, đầu đen - Comedonica).

Đọc thêm

Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao

/

2. Mức độ trung bình (Mụn có hạt nhân vàng hoặc trắng - Papulopustulosa).

Đọc thêm

Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao

/

3. Mức độ nặng (Mụn bọc - conglobata).

Đọc thêm

Có 4 yếu tố chính góp phần vào sự hình thành của mụn trứng cá:

Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao
Sự tăng tiết bã nhờn
Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao
sự tăng sừng
Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao
Sự viêm nhiễm
Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao
Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

01. Sự tăng tiết bã nhờn

Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Về mặt sinh lý, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hóc-môn, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.

Quá trình tiết bã nhờn bị xáo trộn có thể gây nên chứng Viêm da Tiết bã, một loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc, đóng vảy trắng hoặc vàng ở các khu vực da nhờn như ở đầu hoặc bên trong tai. Tìm hiểu thêm về Sự tăng tiết bã nhờn.

02. Sự tăng sừng 

Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn. Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn) kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ấy ở gần bề mặt da.

03. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang .

04. Sự viêm nhiễm


Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.

Nếu vẫn còn băn khoăn về việc liệu các triệu chứng mắc phải có liên quan đến mụn trứng cá hay không, bạn có thể thực hiện các cuộc kiểm tra da. Ngoài ra, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ da liễu hoặc chuyên da chăm sóc da .

1. Mụn từ đâu mà có? các nguyên nhân gây ra mụn các nguyên nhân gây ra mụn

Theo nghiên cứu, mụn xuất hiện là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung có thể kể đến hai yếu tố chính là nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông. Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến cho tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, trong khi miệng nang lông lại bị bít kín dẫn đến việc chất bã nhờn ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn (comedone). Khi nhân mụn thành hình và có quá nhiều bã nhờn làm cho lỗ chân lông bị bít kín sẽ sản sinh ra một loại vi khuẩn có tên là Propionibacterium acnes, dẫn đến viêm nhiễm da, hình thành mụn mủ, mụn bọc.

 2. Các cấp độ của mụn:   Mụn đầu trắng: thường nằm gọn trong lỗ chân lông, không nổi lên bề mặt làn da và được gọi là mụn cám.   Mụn đầu đen: một phần nhân mụn nổi lên khỏi lỗ chân lông và được gọi là mụn trứng cá đầu đen.   Khi 2 loại mụn này bị tác động, cấu trúc bị thay đổi sẽ dẫn tới sự phát triển của rất nhiều loại thương tổn - lúc này, chúng có thể biến thành những nhọt đầy mủ.   Khi mụn đầu trắng bị “kéo” ra khỏi nang lông, nhọt sẽ hình thành. Chất dầu sẽ hóa rắn, các tế bào chết trong lỗ chân lông và vi khuẩn sẽ nhanh chóng tập hợp, tạo ra mụn mủ - viêm da.   Nếu mụn mủ tiếp tục bị viêm, sẽ hình thành các mụn thể nang.  

Các thể nang này khi bị “phá vỡ” sẽ chỉ khỏi tạm thời (hình thành mụn mủ mới) hoặc trở thành sẹo vĩnh viễn.

3 .Điều trị và phòng ngừa mụn trứng cá.

Hiện chưa có phương pháp nào giúp phòng mụn trứng cá hoàn toàn. Do vậy, giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả mụn trứng cá cũng như ngăn ngừa mụn mọc thêm, các bác sĩ chuyên khoa da liễu đưa ra phác đồ khuyến cáo chung:   - Chăm sóc da đều đặn mỗi ngày, rửa mặt nhẹ nhàng, rửa sạch mặt trước khi đi ngủ, ngay khi ra đường về không chà xát da quá mạnh và quá thường xuyên, tôn trọng cấu trúc da. Không tự ý cạy, nặn mụn.   - Tránh làm việc gây đổ mồ hôi quá nhiều. Tắm và lau sạch cơ thể sau khi ra nhiều mồ hôi.   - Trường hợp mụn mủ có thể bôi chế phẩm chứa kháng sinh, kháng khuẩn (khi dùng kháng sinh đường uống phải theo chỉ dẫn của bác sĩ), hoặc một số chế phẩm giúp giảm sừng hóa, tan nhân mụn.   - Không thoa các loại mỹ phẩm lên da, nhất là dạng crème (kem), dạng dầu...   - Không dùng corticoide.    - Kết hợp uống các thảo dược có tác dụng từ từ giúp tái lập cân bằng sinh lý da, tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá của các thuốc tác dụng tại chỗ. Từ đó tạo tác dụng hiệp đồng giúp mụn trứng cá nhanh khỏi hơn đồng thời giảm nguy cơ mụn mọc thêm và tái phát.   - Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế stress. Giảm bớt căng thẳng tinh thần trong cuộc sống.   - Kiêng ăn các thức ăn ngọt - béo như chè, bánh ngọt, chocolate, xoài, sầu riêng...   - Tránh để táo bón  

Trường hợp viêm da nặng, người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.

Mặt nhiều mụn nguyên nhân vì sao

Ths-BS Lê quý Hồng Phát, khoa da liễu bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà nẵng