Mẹo đốt vía cho trẻ sơ sinh

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cách tránh vía cho trẻ sơ sinh là treo tỏi trước cửa sổ, để dao kéo đầu giường, treo dâu tươi đầu cửa phòng và đốt bồ kết.

Nội dung bài viết gồm

  • Khái niệm về vía trong quan niệm dân gian và khoa học
  • 4 cách đốt vía trẻ sơ sinh theo mẹo dân gian
  • Có nên tin tưởng hoàn toàn vào đánh vía không?

Khái niệm về vía trong quan niệm dân gian và khoa học

Dân gian cho rằng:

Trong khái niệm "kiêng cữ" dành cho các mẹ mới sinh và ngay cả bé là trong 1 tháng. Nhưng đôi khi, một vài gia đình truyền thống thì có thể “úm” khá kỹ, lên tới 3 tháng 10 ngày.

Một trong những lý do là để giúp bé tránh gặp những người lạ hoặc người được cho rằng có vía dữ. Nếu chẳng may cùng thời điểm ai đó đến chơi nhà mà vừa mới đi đám tang hay bản thân họ có vía theo, và đêm đó bé khóc thì gia đình thường tiến hành đốt vía cho trẻ. Rất ít trường hợp vì bé quá sợ hãi hay bị kinh động trẻ có thể bị mất vía, hoá ra ngớ ngẩn, lúc ngủ hay giật mình.

Ngày này, không nhiều mẹ tin vào chuyện ma quỷ hay hồn vía nhưng vẫn sợ khi cho trẻ sơ sinh đi ra ngoài vào ban đêm. Đặc biệt là khi trở về nhà và trẻ tự nhiên quấy khóc. Đó là lý do các cụ thường kiêng kỵ cho em bé đi chơi sau khi mặt trời lặn.

Khoa học lý giải về các cách đốt vía cho trẻ:

Dưới góc nhìn hiện đại, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nặng vía ở trẻ sơ sinh là do sức đề kháng của con lúc này còn yếu. Chính vì vậy, cơ thể bé dễ bị khí xấu hay môi trường khác xâm nhập, khiến bé cảm thấy bất an, khóc nhiều về đêm.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Không loại trừ trường hợp do nhiều người ôm ấp khiến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng và dẫn tới bé quấy khóc nhiều không chịu nín. Cũng có thể bé bị bị vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi.

Cách đuổi vía cho trẻ sơ sinh phổ biến và được áp dụng rộng rãi vì dễ dàng để tránh vía cho bé là dùng tỏi để ở đầu giường (cũi) bé nằm hoặc cửa sổ. Nhiều gia đình sẽ treo ở trước cửa nhà hay cửa phòng. Dân gian tin rằng ma, quỷ sợ tỏi. Cách này sẽ giúp đuổi ma quỷ giúp bé ngon giấc.

Cách đốt vía cho trẻ: Để dao kéo đầu giường

Cách khác để tránh vía cho trẻ sơ sinh là để dao, kéo ở đầu giường. Người xưa tin rằng cách làm này sẽ giúp đuổi tà ma. Ngoài ra, một vài người còn nói liên quan điểm cũng giúp có vật phòng thân nếu lỡ có trộm vào nhà. Linh hoạt áp dụng cách này với bé quấy khóc nửa đêm cũng rất ổn. Tuy nhiên, vì đây là vật dụng nguy hiểm, nên gia đình nên cẩn thận.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Treo dâu tươi đầu cửa phòng

Dùng trái dâu cũng là một cách đánh vía cho trẻ sơ sinh, có hai cách như sau:

  • Ngắt một cành dầu tươi treo trước cửa phòng ngủ hoặc trồng cây từ bi (cây cúc tần) ở trong nhà
  • Hoặc lấy cành dâu tươi về xong tè nước tiểu vào rồi đem vào để ở nơi cửa ra vào.
  • Khi bé quấy khóc về đêm thì mẹ cầm cảnh dâu vụt vào không khí xung quanh vừa vụt vừa dọa, vụt ra đến ngoài cửa thì thôi. Điều này sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

Đốt bồ kết

Cách trị vía cho trẻ sơ sinh tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc chính là đốt bồ kết. Cách thực hiện như sau

  • Sử dụng 1 chòm gai bồ kết và 3 cây dứa gai treo giữa cửa sổ.
  • Sau đó lấy một chậu than hoa vào đốt và cho 3-4 quả vào chậu xông hết âm khí
  • Khí độc trong nhà đồng thời đuổi vong đi giúp con ngủ ngon hơn.

Có nên tin tưởng hoàn toàn vào đánh vía không? 

Vậy có nên tin hoàn toàn vào đánh vía cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là không, phụ huynh không nên lạm dụng chúng để điều trị tình trạng quấy khóc, ngủ không sâu giấc ở trẻ sơ sinh. 

Nếu bé cưng nhà bạn thường xuyên quấy khóc, giật mình hay ngủ không sâu giấc bạn cần tìm ra nguyên nhân, một số nguyên nhân có thể kể đến như

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

- Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, kẽm, thiếu canxi

- Trẻ tè dầm khi ngủ, bỉm bị ẩm ướt...

- Nhiệt độ trong phòng không phù hợp: quá nóng hoặc quá lạnh

- Trẻ bị làm phiền bởi tiếng ồn

- Trẻ ngủ trong tư thế không thoải mái

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Khi đã biết chính xác nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên giật mình, quấy khóc bạn hãy áp dụng những cách xử lý phổ biến.

Những cách đốt vía cho bé trên đã được lưu truyền trong dân gian khá lâu và được nhiều gia đình áp dụng. Tuy nhiên, với 4 cách chính trong bài viết vẫn có thể áp dụng một cách khá an toàn tuy rằng mẹ có thể không tin một chút. Quan trọng hơn cả vẫn là an toàn cho bé. Do đó, nếu gia đình hai bên khá tin vào những điều này, mẹ hãy bình tĩnh giải thích và chọn lọc cách để dung hoà các bên nhé.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thứ Hai, 18/02/2019 09:05 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Từ xưa đến nay, trong dân gian thường lưu truyền những câu chuyện về vía lành, vía dữ. Nhiều bà mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm đốt vía cho trẻ sơ sinh khi con có hiện tượng quấy khóc, bỏ bú, giật mình để bé ngủ ngoan, hay ăn chóng lớn.

Tại sao phải ĐỐT VÍA?  

Quan niệm đốt vía cho trẻ sơ sinh bắt nguồn từ việc một em bé đang ăn khỏe ngủ ngoan bỗng thay đổi tâm tính, quấy khóc không rõ lý do, dù cha mẹ dỗ dành cách nào cũng không nín.
 

Lúc này, ông bà cha mẹ sẽ cho rằng đứa trẻ bị vía đè, gặp phải vía dữ vì tiếp xúc với những người có nhiều năng lượng xấu xung quanh mình. 
 

Thông qua việc ôm ấp, cưng nựng…, họ đã truyền năng lượng xấu đến những đứa trẻ khiến chúng khiến đang yên ổn thành ra bị rối loạn. 
 

Vì trẻ còn nhỏ, tiếng khóc là công cụ giao tiếp duy nhất nên khi trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi, trẻ sẽ biểu hiện bằng cách gào khóc.
 

Một số cách đốt vía cho trẻ sơ sinh theo quan niệm dân gian  

Việc đốt vía sẽ được tiến hành để xua đuổi vía dữ, tà ma. Những mẹo đốt vía cho bé theo phong tục và lời truyền miệng của ông bà xưa khá đơn giản và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu cảm thấy bất an mẹ có thể thực hiện theo một số cách dưới đây:
 

Đốt một tờ giấy 

Theo cách này, khi trẻ quấy khóc, người lớn trong nhà sẽ cầm một tờ giấy, xoắn lại, đốt lửa rồi hơ khắp phòng và quanh người trẻ. 
 

Thiết kế "chiếc túi bình an" cho bé với lông chó đen và tỏi


Theo quan niệm dân gian, lông chó đen và tỏi là những vật phẩm "đại kỵ" với ma quỷ, tà đạo. Do đó, khi trẻ có những biểu hiện lạ như biếng ăn hay quấy khóc, mẹ hãy may hoặc khâu cho bé một chiếc túi nhỏ, sau đó bỏ vào túi một nhúm nhỏ lông chó đen (chú ý chú chó lấy lông phải đen từ đầu đến chân) và một nhánh tỏi nhỏ. "'Chiếc túi bình an" này sẽ mang đến tác dụng kỳ diệu giúp bé ngủ ngoan, hay ăn chóng lớn.

Mang theo tỏi

Nhiều người quan niệm tỏi có tác dụng trừ tà ma. Khi cho trẻ đi chơi xa hoặc đi đâu vào buổi tối, nhiều gia đình thường bỏ sẵn củ tỏi trong túi áo quần trẻ em. 
 

Khi trẻ “phải vía” khóc triền miên, mẹ dùng vài củ tỏi ta treo ở cửa sổ, ở đầu giường hoặc chiếc nôi của bé. 
 

Bằng cách này, ma quỷ sẽ nhanh chóng sợ hãi bỏ đi và bé sẽ được trọn vẹn giấc ngủ ngon.

 

Treo cành dâu tằm 

Theo quan niệm dân gian, giống như tỏi, ma quỷ cũng rất sợ dâu tằm. Những nhà có trẻ nhỏ, ông bà cha mẹ thường chuẩn bị sẵn một vài cành dâu tươi treo ở cửa sổ, đặt đầu giường hoặc để xung quanh 4 góc nhà, xó cửa. Xem thêm: Tác dụng kì diệu của vòng gỗ phong thủy
 

Khi nhận thấy bé có biểu hiện lạ như khóc thét, dỗ dành mãi không nín, có thể lấy cành dâu quơ xung quanh không khí chỗ bé ngủ, nói vài câu dọa nạt, vụt cành dâu qua đến cửa để đuổi vía dữ. 
 

Đặt dao kéo đầu giường 

Để dao kéo đầu giường hoặc cạnh cánh cửa ra vào không chỉ là cách người xưa áp dụng đốt vía cho trẻ sơ sinh, mà ngay cả đối với người lớn yếu bóng vía cũng thế.  

Đốt nón rách 

Với chiếc nón cũ và rách, người lớn trong nhà có thể đốt chiếc nón thành tro, nếu là bé gái thì bước qua bước lại 9 lần. Nếu là bé trai, bước qua bước lại 7 lần và đừng quên đọc những câu đuổi vía. Đây cũng là một cách để xua đuổi vía dữ, giúp trẻ an giấc, ngủ ngon.
 

Đốt quả bồ kết 

Khi đốt vía cho trẻ sơ sinh quấy khóc, người lớn trong nhà chuẩn bị 1 chậu than hoa rực lửa, thả vài quả bồ kết vào để mùi bồ kết lan tỏa khắp phòng, xua đuổi âm khí.
 

Trước khi đốt bồ kết, cha mẹ nên đưa bé sang phòng khác và đợi tới khi phòng thông thoáng, không còn khí than hoặc mùi bồ kết mới đưa bé trở lại.

Nhật Anh