Mong ước kỷ niệm xưa là nhạc phim gì năm 2024

Khi bộ phim Xin hãy tin em (đạo diễn Đỗ Thanh Hải) lên sóng vào năm 1997, cái tên Xuân Phương đã được khán giả nhớ đến với ca khúc Mong ước kỷ niệm xưa được anh sáng tác cho phim.

Cùng với ca khúc này, hàng loạt ca khúc trong phim do Xuân Phương viết được khán giả yêu thích như Lời ru cho con, Lời chưa nói, Anh...

Suốt 20 năm qua, Xuân Phương là nhạc sĩ nhạc phim “đắt khách”, anh đã sáng tác nhạc cho hàng chục bộ phim truyền hình.

Nhiều ca khúc trong phim do anh sáng tác đã trở thành “hit”, thậm chí có ca khúc còn được biết đến nhiều hơn cả phim. Cách anh tạo “hit” là như thế nào?

- Nhạc sĩ Xuân Phương: Mỗi một bộ phim và ca khúc sáng tác đi cùng có sự tương hỗ lẫn nhau. Bài hát được phát 2 - 3 lần/tuần nên người xem phim sẽ “ngấm” hơn. Ngược lại, nhờ việc thích bài hát, khán giả có thể lại thích xem bộ phim.

Khi sáng tác, tôi chỉ nghĩ đơn giản mình cần tạo nên điều gì đó chung với cảm xúc của nhiều người, và cố gắng không viết riêng ca khúc chỉ cho bộ phim đấy. Nếu chỉ viết riêng cho phim thì việc đồng điệu hóa cùng cảm xúc của người nghe sẽ bị giảm đi. Bởi vậy, tôi chỉ lấy chủ đề, còn không “dính” quá nhiều vào bộ phim, để sau này ca khúc có cuộc sống thực sự tách riêng ra sau khi “rời” khỏi bộ phim.

Mong ước kỷ niệm xưa là nhạc phim gì năm 2024

Mong ước kỷ niệm xưa là ca khúc mà nhạc sĩ Xuân Phương được nhận tác quyền nhiều nhất

Ảnh NSCC

Nhiều ca khúc nổi tiếng của anh do ca sĩ nổi tiếng thể hiện (Anh - Hồ Quỳnh Hương, Mong ước kỷ niệm xưa - Tam ca 3A, Lời chưa nói - Trần Thu Hà…). Anh luôn chọn ca sĩ và thường phải là người nổi tiếng hát ca khúc của mình?

- Trước khi viết ca khúc, tôi phải nghĩ ngay đến ca sĩ nào sẽ hát để khai thác âm vực hay của họ. Mỗi một người có những âm vực hay riêng, có người có âm vực cao trong trẻo, có người thì âm vực trầm đầy đặn.

Bởi vậy, khi đã nhắm người hát rồi thì mình sẽ nắm được âm vực hay của họ để khai thác. Tôi cũng kén chọn người hát, cũng phải tầm “sao” tôi mới đồng ý.

Kiếm sống chính từ viết ca khúc theo đặt hàng bên ngoài

Có bộ phim nào làm “khó” anh khi sáng tác?

- Có lẽ, do bản năng nên khi viết những ca khúc cho phim có chủ đề tình yêu, tình bạn, trường lớp… mình rất dễ bật ra. Còn những bộ phim về những vấn đề về xã hội sẽ làm khó mình hơn.

Mà cái khó chủ yếu là về phần ca từ, như làm thế nào để viết về chính trị, xã hội mà không được “cứng”, vì “cứng” thì không ai nghe.

Hơn nữa, ca khúc mà chỉ phục vụ cho mỗi bộ phim thì sau đấy cũng “vứt” đi luôn. Còn nếu phim một đằng, ca khúc một nẻo thì cũng không được. Bởi vậy, cái khó chính là làm sao để có được sự dung hòa, mềm mại, có thể lồng ý tứ của bộ phim vào ca khúc.

Có bộ phim nào khiến anh phải tranh cãi với đạo diễn?

- Cũng có những bộ phim như thế nhưng không đến mức tranh cãi. Có thể đạo diễn cho rằng đoạn phim này tính chất thế này, nhưng trong lúc xem phim mình lại có cảm nhận khác thì chia sẻ lại với đạo diễn. Sau khi nghe mình nói thường đạo diễn cũng đồng ý. Nhưng thực ra việc này cũng ít thôi vì người làm nhạc và đạo diễn thường đã phải trao đổi rất kỹ trước khi làm rồi.

Ngoài làm nhạc phim, anh có quan tâm đến việc viết ca khúc đặt hàng?

- Bây giờ, nghề chính của tôi là dạy học (nhạc sĩ Xuân Phương công tác tại trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội), nhưng để kiếm sống chính lại từ viết ca khúc theo đặt hàng bên ngoài, có thể từ các ca sĩ, hay các đơn vị, tổng công ty, tập đoàn này kia…

Chủ yếu chúng tôi viết và “sống” bằng việc này, chứ làm mỗi nhạc phim như thế thì không ăn thua. Thực ra, khoảng vài năm nay, tôi chỉ làm nhạc cho phim mà không viết ca khúc cho phim nữa vì kinh phí không đủ.

Cách đây 15 năm, anh chia sẻ làm nhạc phim cát sê là 1 triệu đồng/tập phim. Vậy còn bây giờ, cát sê cho nhạc sĩ nhạc phim là bao nhiêu?

Chất lượng nhạc phim đã được tăng lên khi được đầu tư về chất xám, công nghệ, máy móc, nhưng kinh phí cho nhạc phim, hay sáng tác ca khúc cho phim lại chưa cân xứng. Khoảng năm 2008 - 2010, cát sê là khoảng 1,8 triệu/tập, rồi trừ đi 10% thuế nữa, nhưng từ đó đến nay vẫn vậy.

Nhạc sĩ sáng tác ca khúc trong phim sẽ được hỗ trợ thêm 10 triệu đồng, trong đó gồm cả sáng tác, phối khí, thu thanh, ca sĩ. Trong khi đó, bây giờ, chi phí đặt bài sáng tác hầu hết tối thiểu là 60 triệu đồng, còn có những tổng công ty, tập đoàn trả chi phí tới 200 triệu.

Ra ngoài đường, có nhiều người nhận ra anh là nhạc sĩ nổi tiếng không?

Tôi nghĩ là không! Bản thân tôi cũng rất “kén” khi được mời lên truyền hình. Thường tôi chỉ nhận lời mời tham gia lên hình, phỏng vấn trong chương trình của những bạn bè, người quen biết thôi vì tôi cũng không muốn xuất hiện nhiều!

"Giã từ dĩ vãng", "Mong ước kỷ niệm xưa", "Nơi tình yêu bắt đầu"... đều là những ca khúc có đời sống âm nhạc riêng sau khi bộ phim đã kết thúc từ lâu.

Giã từ dĩ vãng

Bộ phim của đạo diễn Đinh Đức Liêm vào năm 1997 không chỉ mang lại thành công cho nữ diễn viên Trương Ngọc Ánh, mà ca khúc chính Giã từ dĩ vãng trong phim do Phương Thanh thể hiện cũng được khán giả đón nhận như một bài hit đình đám nhất của cô. Sau bộ phim, ca khúc cũng vượt qua khỏi khuôn khổ một ca khúc nhạc phim để trở thành một ca khúc được ưa chuộng trong suốt nhiều năm liền, đưa tên tuổi Phương Thanh vào hàng ngũ những ca sĩ được yêu thích nhất vào thời điểm tinh mơ của nhạc nhẹ hiện đại Việt Nam.

Những nẻo đường phù sa

Ca khúc trong bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Châu Huế vào năm 1997 từng được khán giả yêu thích với giai điệu ngọt ngào, lời ca nhẹ nhàng, đầy cảm xúc. Bộ phim truyền hình dài 39 tập kết thúc, nhưng ca khúc Những nẻo đường phù sa vẫn có được chỗ đứng cho riêng nó khi liên tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng Làn Sóng Xanh những năm 1998. Sáng tác của cố nhạc sĩ Bảo Phúc được đánh giá là "nối được bước của dòng nhạc cách mạng" và có mặt trong sổ tay của nhiều người yêu nhạc.

Dòng sông không trở lại

Ca khúc Dòng sông không trở lại được cố nhạc sĩ Bảo Phúc viết riêng cho phim Dòng đời - một trong những phim truyền hình dài hơi đầu tiên của HTV với 52 tập. Vào thời điểm phim lên sóng năm 2001, ca khúc Dòng sông không trở lại đã nhanh chóng bước ra ngoài bộ phim để trở thành một hit đình đám của "mỹ nhân ngư" Mỹ Lệ.

Chị tôi

Là một trong những ca khúc nhạc phim đời đầu, Chị tôi trích từ phim Người Hà Nội, qua giọng ca Mỹ Linh đã ghi được nhiều dấu ấn trong lòng người hâm mộ. 18 năm trôi qua, bộ phim ít được nhớ tới, nhưng ca khúc Chị tôi lại có một sức sống độc lập, bền bỉ cho tới tận bây giờ. Đây cũng là một trong những ca khúc hiếm hoi gợi nhớ tới hình ảnh của Mỹ Linh thời tóc dài.

Mong ước kỷ niệm xưa

Được nhạc sĩ Xuân Phương sáng tác tặng riêng bộ phim truyền hình Xin hãy tin em, ý nghĩa đặc biệt của ca khúc Mong ước kỷ niệm xưa do Tam ca 3A thể hiện đã có sức ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ học sinh, sinh viên. Ca khúc đã khắc họa rõ nét những giây phút chia tay nghẹn ngào và sâu lắng, những ngày tháng đẹp của tuổi học trò cũng được gợi lại trong từng câu hát.

Trải qua gần 20 năm, Mong ước kỷ niệm xưa đã thoát ra khỏi một ca khúc nhạc phim để trở thành bài hát quen thuộc nhất được vang lên trong những buổi lễ tốt nghiệp, chia tay của học sinh, sinh viên. Với những người đã rời xa giảng đường, mỗi lần nghe lại giai điệu ca khúc này cũng không khỏi bồi hồi, để nhớ và rồi yêu, để trân trọng và ước mong “Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại”.

Cô Tấm ngày nay

Chuyện nhà Mộc là một trong những bộ phim Việt Nam hiếm hoi hấp dẫn khán giả ở mọi lứa tuổi trong thập niên 1990. Câu chuyện về cô con gái lên thành phố học đại học và những trăn trở nơi thôn quê nghèo được thể hiện qua các tình tiết hài hước của phim, cùng ca khúc Cô Tấm ngày nay đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng công chúng, đặc biệt là thế hệ 8X, 9X. Đây cũng là ca khúc đầu tiên đưa tên tuổi của nữ ca sĩ Khánh Linh đến gần hơn với khán giả truyền hình và trở thành dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp của cô.

Bỗng dưng muốn khóc

Bỗng dưng muốn khóc là tựa đề của bộ phim truyền hình của Việt Nam dài 35 tập của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, được khởi quay tại công viên Tao Đàn. Lên sóng năm 2008, với cặp diễn viên trẻ Tăng Thanh Hà (Diễm Trúc) và Lương Mạnh Hải (Bảo Nam) thủ vai chính, bộ phim nhanh chóng chiếm được tình cảm của khán giả xem đài. Ca khúc chủ đề Bỗng dưng muốn khóc qua giọng hát của Minh Thư cũng được yêu thích suốt một thời gian dài. Thậm chí, sau 6 năm trôi qua, mỗi khi nhắc tới bộ phim này, nhiều người đều nghĩ ngay tới ca khúc cùng tên với giai điệu dễ nhớ, lời ca dễ thuộc.

Áo trắng đến trường

Thành công từ bộ phim truyền hình về lứa tuổi học trò Nhật ký Vàng Anh đã giúp ca khúc chủ đề Áo trắng đến trường (Phương Linh thể hiện) được dịp phủ sóng rộng rãi và trở nên quen thuộc. Áo trắng đến trường khắc họa hình ảnh nữ sinh thướt tha trong tà áo dài, bên ô cửa sổ đầy nắng của mỗi lớp học. Sau Phương Linh, Cao Thái Sơn cũng cover ca khúc này cùng Mỹ Dung. Nhưng những ấn tượng từ phiên bản gốc đã in đậm trong mỗi trái tim học tròm để rồi mỗi khi nhớ về mái trường, nhớ về tà áo dài tung bay trong gió, người nghe lại không thể quên được giai điệu dễ thương của ca khúc này.

Nơi tình yêu bắt đầu

Ca khúc Nơi tình yêu bắt đầu do nhạc sĩ Tiến Minh viết riêng cho bộ phim truyền hình Siêu thị tình yêu. Ban đầu, bài hát này do hai ca sĩ Bằng Kiều và Lam Anh trình bày, nhưng chỉ đến khi được Bùi Anh Tuấn chọn thể hiện ở Vòng giấu mặt của cuộc thi Giọng hát Việt, Nơi tình yêu bắt đầu mới trở nên đình đám. Ca khúc từng có thời gian phủ sóng tại nhiều cửa hàng, từ quán cafe cho đến tiệm cắt tóc, và là một trong số những ca khúc yêu thích nhất tại các quán karaoke. Nhờ sáng tác của nhạc sĩ Tiến Minh, Bùi Anh Tuấn cũng nổi lên như một hiện tượng và giành chiến thắng liên tiếp trong chương trình Bài hát yêu thích tháng 2 - 3/2013.

Vệt nắng cuối trời

Những bản nhạc phim đầy chất lãng mạn và trữ tình luôn là thế mạnh của nhạc sĩ Tiến Minh. Nếu như anh từng gây bão với ca khúc Nơi tình yêu bắt đầu trong phim Siêu thị tình yêu thì đến phim Vệt nắng cuối trời, điều đó lại được lặp lại thêm lần nữa. Ca khúc trùng tên bộ phim qua giọng hát Tiến Minh đã được vô số khán giả truyền hình đón nhận và yêu thích.

Mong ước kỷ niệm xưa phim gì?

Đỗ Thanh Hải và Xuân Phương cũng là những người bạn thân thiết của nhau trong cuộc sống. 3 bộ phim truyền hình sử dụng nhạc của Xuân Phương là: Mong ước kỷ niệm xưa (phim Xin hãy tin em), Lời ru cho con (phim Của để dành) và Lời chưa nói (phim Phía trước là bầu trời).29 thg 11, 2023null“Mong ước kỷ niệm xưa” và dấu ấn nhạc phim của cố nhạc sĩ Xuân ...laodong.vn › Văn hóa - Giải trí › Giải trínull

Mong ước kỷ niệm xưa sáng tác của ai?

Nhạc sĩ Xuân Phương - tác giả của “Mong ước kỷ niệm xưa” và nhiều ca khúc gắn bó với các thế hệ khán giả, đã qua đời tại Hà Nội sáng 29-11, ở tuổi 50. Nhạc sĩ Xuân Phương, tên đầy đủ là Nguyễn Xuân Phương, sinh năm 1973, quê ở Hưng Yên.nullNhạc sĩ Xuân Phương – tác giả “Mong ước kỷ niệm xưa” qua đờihanoimoi.vn › nhac-si-xuan-phuong-tac-gia-mong-uoc-ky-niem-xua-qua-...null

Nhạc sĩ Xuân Phương quê ở đâu?

Nhạc sĩ Xuân Phương sinh năm 1973 ở Hưng Yên, tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Từ năm 2000, anh là giảng viên tại trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội tức Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội ngày nay.nullNhạc sĩ Xuân Phương, tác giả “Mong ước kỷ niệm xưa” qua đờinhandan.vn › nhac-si-xuan-phuong-tac-gia-mong-uoc-ky-niem-xua-qua-d...null

Xuân Phương bị bệnh gì?

NS Xuân Phương - "Cha đẻ" của những bài hát nhạc phim nổi tiếng qua đời ở tuổi 50. VTV.vn - Nhạc sĩ Xuân Phương qua đời vào sáng 29/11 sau thời gian chiến đấu với bệnh ung thư.nullNS Xuân Phương - "Cha đẻ" của những bài hát nhạc phim nổi tiếng ...vtv.vn › van-hoa-giai-tri › ns-xuan-phuong-cha-de-cua-nhung-bai-hat-nha...null