Một số biện pháp hình thành và phát triển năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp 3

Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm cả thể chất và tinh thần, từ những việc làm đơn giản đến phức tạp, để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp cho trẻ.

Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục trẻ tự phục vụ làm sao để trẻ trở thành người độc lập, tự chủ trong cuộc sống và trong mọi tình huống.

Tự phục vụ và quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng trong nhóm kĩ năng làm chủ bản thân. Nếu thực hiện tốt kĩ năng này sẽ giúp các em luôn đi học đều và đúng giờ, tham gia tốt các hoạt động học tập và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, yêu cầu trong học tập, sinh hoạt. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, làm việc của bản thân, của nhóm.

Trẻ ở lứa tuổi tiểu học rất thích tự làm những công việc vừa sức của mình để phục vụ cho bản thân. Hiểu được điều này, các cô luôn khuyến khích trẻ rèn luyện tính tự lập ngay từ khi mới vào lơp. Các con rất hào hứng khi được giúp cô giáo những việc đơn giản như: chuẩn bị bàn, ghế cho giờ học, giờ ăn hay tự mình sắp xếp đồ dùng ngay ngắn để vào cặp. Trong giờ ăn, các bé được tập cách bê bát ăn cơm một cách cẩn thận về chỗ ngồi của mình và sau khi ăn xong các bé biết tự mang bát đến khu vực quy định.

Chính những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Vì vậy, ngoài việc nâng cao tính tự giác, tự lập, trẻ còn tạo dựng được tinh thần tập thể, biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Đó có thể là những hành động nhỏ trẻ có thể hỗ trợ bạn bè trong giờ học hay giờ hoạt động vui chơi. Đối với trẻ mới vào lớp chưa quen kĩ năng tự phục vụ bản thân thì những trẻ đã được học trước sẽ trở thành người hướng dẫn cho bạn mới. Những lúc như vậy các cô giáo luôn chú ý khen ngợi, động viên, khuyến khích trẻ và trẻ luôn vui thích và cố gắng phát huy những kĩ năng tốt này. Các cô luôn tạo điều kiện để trẻ học những kĩ năng sống vì những trải nghiệm sẽ giúp trẻ thích ứng nhanh với môi trường xung quanh, phát triển tính nhanh nhẹn, khả năng tư duy, ý thức tự giác và tinh thần tập thể.

Do đó, để trẻ có thể tự phục vụ được bản thân cần có sự phối hợp giáo dục giữa cả nhà trường và các bậc phụ huynh.

Sau đây là một số hình ảnh tự phục vụ của các con:

Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Đây được xem là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết mà bố mẹ nên dạy và giáo dục con trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Dành cho học sinh tiểu học

Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm cả thể chất và tinh thần, từ những việc làm đơn giản đến phức tạp, để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp cho trẻ.

Những điều cần biết khi giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân 

Vào độ tuổi tiếp học, trẻ học hỏi rất nhanh và thường hiếu động với mọi thứ xung quanh. Vì thế, cách giáo dục trẻ ở trường là không bao giờ đủ nếu không có sự phối hợp với gia đình trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Khi con trẻ biết tự phục vụ và chăm sóc bản thân, trẻ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống xung quanh ngay cả khi không có bố mẹ chăm sóc.

Ở độ tuổi tiểu học, các bé hoàn toàn có thể làm những việc nhỏ như tự biết ăn, biết ngủ, tự đi vệ sinh, dọn dẹp chăn gối, tự biết thay quần áo, tự biết cho quần áo bẩn vào máy giặt và giúp đỡ mọi người trong gia đình. Nên gia đình cần có cách giáo dục con cái cho phù hợp.

Bố mẹ cũng có thể dạy trẻ quét nhà, lau nhà, tưới cây hay trông em, nhặt rau, rửa chén bát hay chế biến những món ăn đơn giản. Khi giao cho trẻ một công việc, trẻ sẽ thấy mình là người quan trọng trong gia đình và có trách nhiệm thực hiện công việc một cách tốt hơn.

Khi trẻ còn chưa quen dần với công việc và thao tác còn chậm hay lóng ngóng, bố mẹ  nên giáo dục trẻ bằng cách động viên, khuyến khích để bé làm tốt hơn những lần sau không nên làm giúp bé.

Lời khuyên cho phụ huynh trong cách giáo dục con cái kỹ năng sống

Bố mẹ nên là một tấm gương khi áp dụng các cách giáo dục con cái với các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ, nghĩa là phải có tinh thần tự lập cao và luôn sắp xếp nhà cửa một cách gọn gàng, ngăn nắp. Khi trẻ đang làm công việc được giao, bố mẹ cũng nên làm công việc của mình, để trẻ có cảm giác “công bằng” và mỗi người trong gia đình đều có vai trò quan trọng như nhau.

Bên cạnh đó, khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống, bố mẹ chỉ nên động viên, khuyên bảo và uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng. Không nên để trẻ có tâm lý tiêu cực khi còn nhỏ. Ngược lại, nên khuyến khích và khen thưởng với những thành quả của bé, để bé biết hài lòng và yêu thích những công việc được giao.

Giáo dục trẻ em và rèn luyện kỹ năng sống tự lập, kỹ năng tự phục vụ bản thân không chỉ được thực hiện trong nhà trường mà còn rất cần thiết khi ở gia đình. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là làm sao để trẻ trở thành người độc lập, tự chủ trong cuộc sống và trong mọi tình huống.

Bố mẹ hãy yêu con đúng cách bằng cách trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho tương lai!

[Nguồn: Sưu tầm]

Chia sẻ

Trẻ vào lớp 1 còn đang rất bỡ ngỡ với những kiến thức giáo dục cũng như môi trường học cũng rất khác biệt. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên chuẩn bị cho con những kiến thức và kỹ năng để làm bước đệm cho trẻ học tập và rèn luyện tốt.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

5 kỹ năng cốt lõi của học sinh lớp 1

  • Nhóm kĩ năng tự nhận thức
  • Hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử
  • Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
  • Hình thành kĩ năng hợp tác, chia sẻ
  • Hình thành kĩ năng tự phục vụ và quản lí thời gian

Nhóm kĩ năng tự nhận thức

Đối với học sinh [HS] lớp 1, việc hình thành kĩ năng tự nhận thức vô cùng quan trọng.

Thông qua từng hoạt động và nội dung học tập, giáo viên cần giúp cho các em biết xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để bước đầu có được niềm tin vào chính mình, biết tự xây dựng kế hoạch học tập, làm việc phù hợp với khả năng của mình, biết khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu trong học tập và trong mọi hoạt động.

Đây sẽ là cơ sở để giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng tư duy tích cực và tư duy sáng tạo trong học tập.

Hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử

Để hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt cho HS, trong quá trình dạy học, giáo viên cần giúp các em biết rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng nhận xét, giúp các em có khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo nhiều hình thức; mạnh dạn đứng trước tập thể lớp để trình bày quan điểm của mình đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

Nếu các em có được khả năng giao tiếp tốt, luôn biết cởi mở, bày tỏ suy nghĩ của mình sẽ tạo được các mối quan hệ tích cực với bạn bè và luôn được bạn bè đồng tình, ủng hộ.

Đây là yếu tố dẫn đến sự phát triển các kĩ năng như: Kĩ năng chia sẻ, cảm thông; kĩ năng thương lượng; kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc và cuối cùng là kĩ năng đạt được mục tiêu.

Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề cũng là những kĩ năng rất cần thiết trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày đối với HS.

Nếu giáo viên giúp các em biết lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp và kịp thời sẽ đem lại thành công; ngược lại, nếu học sinh nào hay nhút nhát, rụt rè, đưa ra những quyết định chậm trễ hay sai lầm sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập, cuộc sống sinh hoạt và tương lai sau này.

Vì vậy, trong các giờ học Đạo đức, giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình huống, bài tập thực hành; đưa ra các tình huống, bài tập cụ thể, gắn liền với thực tế, khuyến khích HS suy nghĩ và lựa chọn các phương án tốt nhất hoặc nên hay không nên làm…

Thông qua các tình huống, các bài tập giúp HS mạnh dạn đề xuất ý tưởng của mình, từ đó giáo viên hướng các em có cách xử lí và giải quyết vấn đề phù hợp, đúng đắn.

Hình thành kĩ năng hợp tác, chia sẻ

Qua từng nhiệm vụ, từng hoạt động trong các bài học, giáo viên cần giúp HS thấy được lợi ích và hiệu quả của việc làm việc tập thể là vô cùng to lớn. Có những việc phải cần có sự hợp tác của bạn mới đem lại thành công.

Giáo viên cần giúp học sinh biết chung sức làm việc, biết giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động; biết chia sẻ và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm cùng với nhóm, với tập thể lớp.

Ở điểm này, giáo viên có thể phân chia lớp theo các nhóm nhỏ, mỗi nhóm vừa có HS khá giỏi, vừa có HS yếu để tạo cho các em có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt vui chơi…

Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát, giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông, chia sẻ và sẽ cùng bạn hợp tác làm việc.

Tổ chức lớp cũng nên đổi mới. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lý ra sao…đồng thời biết thông cảm với công việc của người chỉ huy. Qua đó rèn cho các em những kĩ năng chỉ huy, lãnh đạo cần thiết.

Hình thành kĩ năng tự phục vụ và quản lí thời gian

Tự phục vụ và quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng trong nhóm kĩ năng làm chủ bản thân.

Đối với HS tiểu học và đặc biệt là HS lớp 1 ở miền núi, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên thường cha mẹ ít quan tâm tới việc học tập của con em mình.

Vậy, nếu thực hiện tốt kĩ năng này sẽ giúp các em luôn đi học đều và đúng giờ, tham gia tốt các hoạt động học tập và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, yêu cầu trong học tập, sinh hoạt. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, làm việc của bản thân, của nhóm.

Ví dụ: Khi dạy bài “Đi học đều và đúng giờ”, giáo viên chú trọng rèn HS các kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để đi học đúng giờ qua trò chơi sắm vai; hoặc rèn kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ qua hoạt động tự liên hệ bản thân.

Giáo viên cần giúp HS xác định được những việc cần làm để đi học đều và đúng giờ, tự liên hệ bản thân mình đã thực hiện đi học đều và đúng giờ chưa, nếu chưa thì phải làm gì?...

Hoặc khi dạy bài “Em và các bạn”, thông qua trò chơi “tặng hoa”, giáo viên giúp HS thể hiện sự mạnh dạn, tự tin, thể hiện kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân...

Ba tiêu chí cần được chú trọng khi thực hành kỹ năng sống cho trẻ lớp 1

Thực hành kỹ năng sống cho trẻ lớp 1 hay kỹ năng sống cho trẻ em mầm non hiện nay được các nhà trường trên khắp cả nước đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ với thời lượng ít ỏi ở trường, trẻ không thể rèn ngay thành kỹ năng được. Mà muốn tạo cho trẻ kỹ năng nhanh nhất, các bậc phụ huynh cần phải rèn luyện cho con ngay cả khi ở nhà kết hợp với trường học. Có như vậy, trẻ được thực hành nhiều và tạo thành thói quen dần dần kỹ năng của bé sẽ được cải thiện. Nhưng không phải ở nhà thì bố mẹ thích rèn như thế nào cũng được mà cần phải có lộ trình rõ ràng bám sát theo các bài bé được học trên lớp hoặc dựa trên sự tư vấn của các thầy cô giáo. Dù nội dung cho trẻ rèn luyện, thực hành ở nhà như thế nào, bố mẹ cũng cần lưu ý đến ba tiêu chí sau:

  • Tôn trọng thiên hướng phát triển của trẻ: kỹ năng sống cho bé mầm non hay lớp 1 cần tôn trọng những hướng phát triển của trẻ. Để trẻ phát triển tự nhiên theo sở thích bẩm sinh dựa trên cá tính, tố chất sẵn có của mỗi trẻ. Từ đó, ba mẹ cần có những biện pháp, xây dựng những phương pháp và chương trình cho trẻ rèn luyện sao cho phù hợp.
  • Tạo niềm vui, sự hứng thú trong học tập cho trẻ. Đây được coi là điểm mấu chốt giúp bố mẹ dạy trẻ thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 hiệu quả nhất. Chỉ khi trẻ vui vẻ, hứng thú mới có thể làm chủ và thực hiện việc học của mình tốt được. Các cách làm trẻ hứng thú nhất bố mẹ có thể tham khảo như: thiết kế các trò chơi cho trẻ chơi, các hoạt động để trẻ vận động. Nhiều khi đơn giản chỉ cần trẻ được nhảy hay là tham gia một trò chơi trí tuệ vui vẻ nào đó là đã vui suốt cả ngày rồi.
  • Tạo môi trường cho trẻ tự lập: Dạy trẻ tự lập là điều vô cùng quan trọng nhất là đối với kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Ngay ở độ tuổi lớp mầm, bố mẹ nên tạo cho con thói quen tự lập bằng cách hướng dẫn con làm rồi sau đó để con tự làm. Khi trẻ làm chậm hay làm sai bạn có thể nhẹ nhàng chỉ lại cho con và để con quen dần chứ không tự làm thay trẻ.

Để học tốt Toán 1, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm các chuyên mục:

  • Giải Toán lớp 1
  • Toán Song Ngữ Lớp 1
  • Toán Lớp 1 Nâng Cao
  • Tiếng Việt lớp 1

Tài liệu học vần, tập đọc cho bé chuẩn bị vào lớp 1

  • Hệ thống bảng âm vần và bảng Toán lớp 1
  • Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn đầy đủ theo Bộ giáo dục Đào tạo
  • Bảng âm vần theo chương trình GDCN và sách cải cách giáo dục
  • 28 bài đọc và cách đánh vần cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1
  • Quy tắc ghép vần tiếng Việt Tiểu Học
  • Bài tập đánh vần cho học sinh vào lớp 1
  • Cách đánh vần Tiếng Việt theo sách Công nghệ Giáo dục

Tài liệu tập viết cho bé chuẩn bị vào lớp 1

  • 6 giai đoạn học vần cho bé
  • Tổng hợp những nét cơ bản và chữ cái cho bé tập viết
  • Cách luyện viết chữ đẹp cho học sinh Tiểu học
  • Mẫu vở luyện nét cơ bản
  • Bộ quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp
  • Tài liệu chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
  • Mẫu vở tập tô chữ cho bé
  • Kỹ thuật dạy trẻ lớp 1 viết chữ đúng, viết đẹp

Tài liệu Toán dành cho các bé chuẩn bị vào lớp 1

  • Tổng hợp 10 dạng bài tập Toán chuẩn bị vào lớp 1
  • Bài tập Toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1
  • Bí quyết dạy Toán cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
  • Bài tập phát triển tư duy cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
  • Toán song ngữ cho trẻ Mầm Non [4 - 6 tuổi]

Bộ tranh tô màu cho bé

  • Tranh tô màu toán tư duy cho bé
  • Tranh tô màu hoa dây cực đẹp cho bé 5 tuổi
  • Tranh tô màu Chữ số Tiếng Anh
  • Tranh tô màu Bảng chữ cái Tiếng Anh
  • Tranh tô màu cho bé
  • Tranh tô màu chủ đề trường mầm non

Tài liệu kiến thức và đồ dùng cần chuẩn bị cho bé vào lớp 1

  • Tài liệu chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
  • Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1
  • Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1
  • Những cách giúp trẻ ham học khi vào lớp 1
  • Mẹ nên sắm đồ gì cho bé khi chuẩn bị vào lớp 1
  • 5 sai lầm cần tránh khi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Ngoài 5 kỹ năng cốt lõi của học sinh lớp 1trên, các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.