Mỹ châu bao nhiêu tuổi

(Mỹ Châu). Những đặc điểm của các nghệ sĩ thuộc thế hệ vàng của sân khấu cải lương, đó là mỗi giọng ca đều có cái riêng, không nhầm lẫn vào đâu được, mỗi khi vừa cất lên là người nghe nhận ra ngay. Và khi nhắc đến những giọng ca đặc biệt thuộc thế hệ này thì không thể nào không nhắc đến Mỹ Châu, một giọng ca và phong cách ca “lạ” mà đến hiện tại vẫn thuộc hàng “độc bộ thiên hạ”. Bà có nhiều vai để đời trong nhiều vở cải lương xã hội như trong các vai Lan (Tìm lại cuộc đời), Hiếu (Khách sạn hào hoa), Nàng Hai (Nàng hai Bến Nghé),… Tuy nhiên, khi nhắc đến Mỹ Châu là người ta nghĩ ngay đến danh hiệu “Nữ hoàng kiếm hiệp” bởi cô đã thành công với rất nhiều tuồng thuộc thể loại này: Khi rừng mới sang thu, Tâm sự loài chim biển, Bóng hồng sa mạc, Kiếm sỹ dơi, Sở vân cứu vợ, Tiêu Anh Phụng, Thanh Xà Bạch Xà, Trang tử thử vợ, Võ Tòng sát tẩu, Anh hùng xạ điêu, …

Cùngtìm hiểu thông tin về nữ nghệ sĩ này nhé!

Mỹ châu bao nhiêu tuổi

Nghệ sĩ Mỹ Châu sinh năm bao nhiêu?

Nghệ sĩ Mỹ Châu, tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Châu, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1950, tại làng quê Thủ Thừa tỉnh Long An. Hiện nay, bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Atlanta, bang Georgia- Hoa Kỳ. Là một Nghệ sĩ Ưu tú của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Bà từng mệnh danh là ngôi sao của thế hệ vàng cải lương Việt Nam cùng thời với Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh,… Tên của nghệ sĩ Mỹ Châu được dùng để đặt tên cho một dây đàn cổ gọi là “dây Mỹ Châu”. Bà là con út trong gia đình có 4 chị em.

Thuở nhỏ, bà từng bộc lộ năng khiếu âm nhạc và mong muốn trở thành một bác sĩ. Cha mất sớm, bà và các anh chị đều do người mẹ nuôi lớn. Tuy niềm đam mê của Mỹ Châu là ca tân nhạc, nhưng cô cũng học thêm cổ nhạc từ một người bạn của anh để chiều lòng mẹ cô vốn là một người rất mê cải lương.

Nghệ sĩ Mỹ Châu đã tham gia nhiều đoàn cải lương như: Thủ Đô, Út Bạch Lan- Thành Được, Tiếng Chuông, Kim Chung 1 và 2, Thái Dương, Sài Gòn 1 và 2, Hương Dạ Thảo, Thanh Nga, Sông Bé 2, Sài Gòn 3, Kiên Giang, Hương Biển, Trúc Giang, Văn Công Thành phố.

Con đường sự nghiệp của Mỹ Châu

Năm 7 tuổi, Mỹ Châu được ông bầu Ba Cang, chủ đoàn cải lương Tiếng Chuông, phát hiện tiềm chất của bà trong một lần bà hát cải lương tại trường. Năm 1961, Mỹ Châu bắt đầu bước vào nghề cải lương khi vừa 11 tuổi, với lời mời của ông bầu Cang và sự kiềm cặp của mẹ

Cuối năm 1962, nghệ sĩ Mỹ Châu được phân vào vai Ấu Quân trong vở “Khi rừng mới sang thu” của soạn giả Quy Sắc. Cũng chính từ vai diễn này cái tên Mỹ Châu bắt đổi nổi danh trong nghệ thuật cải lương. Đoàn Kim Chung và Thủ Đô mời bà về làm diễn viên, nhưng bà đã quyết định về đoàn Thủ Đô 2 làm đào chánh.

Báo chí miền Nam thời bấy giờ đã đặt cho bà một biệt danh là “Lolita Mỹ Châu” để so sánh bà với nhân vật Lolita nổi tiếng trên tiểu thuyết và phim ảnh thời bấy giờ.

Năm 1965, bà nổi tiếng với vai Thùy Dương trong vở Hai lần thu hẹn trên sân khấu Thủ Đô. Sau đó, được sự dìu dắt của nghệ sĩ Minh Cảnh, Mỹ Châu đã thành công khi thủ vai Mai Thảo trong vở Trinh nữ lầu xanh, được nhiều người mến mộ.

Năm 1967, nghệ sĩ Mỹ Châu nhận Huy chương Vàng Thanh Tâm. Cũng trong năm này, bà được mời thu đĩa vở “Khi rừng mới sang thu” với vai chính nữ chúa Tọa Mã Sơn

Năm 1993, bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Năm 1995, Mỹ Châu tuyên bố ngừng mọi hoạt động sân khấu. Nhưng sau đó bà vẫn hoạt động qua lại giữa Mỹ và Việt Nam. Cho đến năm 2012, nghệ sĩ Mỹ Châu thực hiện chương trình Tạ Tình Tri Âm. Sau đó, bà hoàn toàn rút lui khỏi nghệ thuật.

Chương trình Tạ Tình Tri Âm gồm 5 phần:

– Tri âm I: Huyền thoại Hồ Núi Cốc, Hoa Muống Biển, Hai lối mộng (Trọng Phúc), Mưa Nữa Đêm (Đữ Minh), Tiễn Biệt,…

– Tri âm II: Bến Không Chồng, Nội Tôi (Đức Minh), Tiếng Thạch Sùng, Ngăn Cách(Trọng Phúc), Nổi Buồn Chim Sáo, Nửa Đêm Ngoài Phố, …

– Tạ tình tri âm III với những bài tân cổ giao duyên: Mong Chờ, Biển Tím, Trả Nhau Ngày Tháng, chuyến tàu Hoàng Hôn, Đồi Thông Hai Mộ với nam nghệ sĩ Đức Minh

– Tri Âm IV: Sân Khấu Về Khuya (Hữu Tài, Bích Thuỷ, Đức Minh, Trọng Phúc, Tuyết Ngân, Hữu Quốc, Anh Vũ, …)

– Tri âm V: Chùm Tri Âm (Dạ khúc, Ảo khúc, Cửu Khúc, Niệm Khúc, Cánh Hoa Yêu)

Năm 1999, nghệ sĩ Mỹ Châu được tặng Huy chương sự nghiệp sân khấu Việt Nam để tôn vinh những cống hiến và tận tụy yêu nghề của một minh tinh trầm lặng.

Cuộc sống hôn nhân của Mỹ Châu

Mỹ Châu kết duyên với nghệ sĩ Đức Minhkhi bà đã 40 tuổi. Sau năm 2002, Mỹ Châu sang Hoa Kỳ định cư cùng gia đình tại tiểu bang Georgia.

Danh hiệu và thành tích đạt được của nghệ sĩ Mỹ Châu

  • Huy chương Vàng triển vọng Thanh Tâm, năm 1967
  • Năm 1993, nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú
  • Năm 1999, nhận Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu
  • Nữ hoàng Kiếm hiệp
  • Nữ hoàng tân cổ giao duyên
  • Nhũ mẫu của cải lương
  • Giọng hát liêu trai
  • Lolita Mỹ Châu
  • Tên của bà được đặt cho một dây đàn cổ nhạc “dây Mỹ Châu”

Với trên hai trăm tuồng cải lương kinh điền mang dấu ấn Mỹ Châu mà thôi và gần 400 bài tân cổ giao duyên được đưa lên mạng là một gia tài đồ sộ của nghệ sĩ Mỹ Châu. Nhiều bài tân cồ vờ tuồng, nhiều bài báo xưa, hình ảnh xưa được khán giả cộng đồng mạng tìm tòi, bảo lưu sẽ làm ấm lòng người nghệ sĩ sau khi về an nhan với đời thường, với gia đình. Ngoài tài ca diễn, Mỹ Châu còn tham gia sáng tác một số bài tân cổ giao duyên như Chuyện hợp tan, Bóng mát, Giếng quê, Huyền thoại hồ Núi Cốc,…. với bút danh Tường Châu đề lại ấn tượng trong lòng giới mộ điệu.

Mỹ Châu là một trong ít nghệ sĩ thông minh, chịu học hỏi, tìm tòi cái mới về nội dung cũng như nghệ thuật ca diễn cũng như công việc đạo diễn, thích khai hoang, có tinh thần tôn trọng đồng nghiệp, ít hát lại những vở tuồng thành công mang dấu ấn của đồng nghiệp, một nghệ sĩ hiếm hoi xuất sắc về tân nhạc và cồ nhạc (ca, vũ đạo, thoại, sáng sân khấu…), có hiếu với cha mẹ, gánh trách nhiệm với gia đình, là người con gái thủy chung, không có scandal hay tai tiếng.