Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì vì sao

Tuyển tập các bài Đọc hiểu Bàn tay yêu thương mới nhất, cực hay được tổng hợp trong các đề thi chính thức qua các năm học.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 1: (0.5 điểm) Trong câu chuyện trên, cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?

Câu 2: (0.5 điểm) Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?

Câu 3: (1.0 điểm) Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 4: (1.0 điểm) Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.

1. Cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề: vẽ điều gì làm em thích nhất trong đời

2. Bởi vì cô nghĩ: chắc học sinh sẽ vẽ những món quà những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh .Thế nhưng bức tranh của bạn Douglas lại vẽ 1 bàn tay

3. – Douglas vẽ bàn tay cô giáo

– Điều đó cho thấy bàn tay cô giáo chính là biểu tượng mà em thích nhất

4. – Bài học: tình yêu thương có thể sưởi ấm trái tim con người

“Hãy sống một cuộc sống chan hòa,yêu thương thầy cô và bạn bè

Xem thêm :  Những bức hình ảnh châm biếm cuộc sống khiến bạn phải suy ngẫm

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

1. Giải nghĩa từ “ biểu tượng” . Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ.

2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào ? Bức tranh Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào ? Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn?

3. Vì sao bức trah ấy được coi là “ một biểu tượng của tình yêu thương”?

4. “ Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì ? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

1,

– Giải nghĩa: Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu tượng.

– Đặt câu đúng yêu cầu: ví dụ “ Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình”

2,

– Nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghẽo.

– Các bạn em có thể vẽ ngững gói quà, li kem, những món đồ chơi mà các bạn yêu thích, còn bức trah em vẽ là một bàn tay . Đó là bức tranh rất khác lạ, gây tò mò cho cả lớp

Xem thêm :  Soạn bài đồng chí

3, Bức tranh được coi là một biểu tượng của tình yêu thương vì:

– Bức tranh vẽ điều mà Đắc-gờ-lớt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo

– Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc-gờ-lớt tới cô giáo

– Bức tranh thể hiện tình cảm dìu dắt yêu thương cô giáo dành cho học sinh của mình

4,

-HS tự do thể hiện điều ú nghĩa mà mình cảm nhận được từ câu chuyện

-Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì thị, xa lánh; cần đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất…

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 1: (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: (0.5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 3: (1.0 điểm) Thông điệp của văn bản trên là gì?

Câu 4: (1.0 điểm) Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì? Vì sao? (viết 5 – 7 dòng)

Câu 1.

1. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2. Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Xem thêm :  Câu chuyện hay người giàu người nghèo

– Thành phần biệt lập: Thưa cô (thành phần gọi đáp)

3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp

– Thông điệp: Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.

4. Phương pháp: phân tích, lí giải

– Các em lựa chọn điều mình thích vẽ nhất và lí giải sao cho hợp lí.

olm tiengvietlop3 bantaycogiaoBài giảng chi tiết về bài tập đọc Bàn tay cô giáo.

Qua đó giúp con thấy được đôi bàn tay thần kì của cô giáo.

Bức tranh bàn tay

(1). Giờ học vẽ, cô giáo yêu cầu mỗi học sinh về một vật em thích hoặc một người em yêu quý.

Nhận tranh của học sinh, cô giáo rất vui. Có em vẽ mẹ dắt con đi chơi. Có em vẽ bố với một trái tim. Có em vẽ cô giáo với một bó hoa,...

(2). Đến bức tranh của Hải, cô giáo rất ngạc nhiên thấy bức tranh chỉ có hình một bàn tay được vẽ rất đơn giản, vụng về.

- Vì sao em vẽ bàn tay? Bàn tay đó của ai? - Cô giáo đến bên Hải và hỏi nhỏ cậu bé.

- Đó là bàn tay của cô đấy ạ. - Cậu bé thì thầm.

Cô giáo nhớ lại: Trong giờ giải lao, đôi lúc, cô nắm tay Hải. Cô cũng làm thế với những học trò khác, nhưng với Hải, một cậu bé trầm lặng, ít nói, điều này rất có ý nghĩa.

Cô giáo cảm thấy mình vừa nhận được một món quà rất quý.

Theo sách Hạt giống tâm hồn

Đề 16 – Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5: Hãy tả một người mà em thấy thực sự biết ơn.

Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì vì sao

I. ĐỌC HIỂU

BÀN TAY

Trong ngày Lễ Tạ ơn, một cô giáo dạy lớp Một nọ đã yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về những gì mà các em thấy biết ơn. Cô muốn biết những đứa trẻ nghèo khổ này thật sự biết ơn những gì. Cô đoán phần lớn học sinh của cô sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hoặc những chiếc bàn đầy ắp thức ăn. Thế nhưng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của cậu bé Đu-glát với hình một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô đơn giản.

Tại sao Đu-glát vẽ bàn tay ? Và đây là bàn tay của ai ? Cả lớp đều bị thu hút bởi bức tranh của Đu-glát.

– Tớ nghĩ đó chắc hẳn là bàn tay của Thượng Đế, người đã mang thức ăn đến cho chúng ta. – Một cậu bé nói.

– Đó là bàn tay của một ngưòi nông dân. – Cậu bé khác lên tiếng. – Bởi vì ông ta nuôi gà tây.

Cuối cùng, khi những học sinh khác đã tập trung làm bài, cô giáo cúi xuống bàn của Đu-glát và hỏi cậu bé bàn tay đó là của ai. – Đó chính là bàn tay của cô, thưa cô. – Cậu bé thì thầm.

Điều này gợi cô nhớ lại rằng trong những giờ giải lao, cô vẫn thưòng nắm tay Đu-glát. Cô thưòng làm như thế với những học sinh khác. Nhưng với Đu-glát, một đứa bé cô độc và ít nói, điều này lại có ý nghĩa vô cùng. Có lẽ đây chính là lễ Tạ ơn dành cho tất cả mọi người, không phải cho những vật chất chúng ta nhận được, mà cho những điều, dù rất nhỏ nhoi, khi chúng ta trao tặng cho người khác.

(Khuyết danh)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.Các em học sinh lớp Một được cô giáo yêu cầu vẽ bức tranh theo chủ đề gì ?

a. Những gì các em gắn bó thân thiết.

b. Những gì các em yêu mến.

c. Những gì các em thật sự biết ơn.

2.Vì sao cô giáo yêu cầu các em vẽ tranh ?

a. Để xem các em thật sự biết ơn những gì.

b. Để mang những bức tranh ấy đi thi.

c. Để dạy vẽ cho các em.

3.Cô giáo đã đoán các em vẽ gì ?

a. Cha mẹ.

b. Những ngôi nhà ấm cúng.

c. Gà tây, những chiếc bàn đầy ắp thức ăn.

4.Vì sao cả lớp bị thu hút bởi bức vẽ của Đu-glát ?

a. Vì bức vẽ rất đẹp.

b. Vì em đã vẽ một bàn tay mà không vẽ những gì mà người ta thường biết ơn.

c. Vì em vẽ quá ngây ngô đơn giản.

5.Điều gì bất ngờ nhất trong câu chuyện này ?

a. Đu-glát vẽ bàn tay.

b. Điều Đu-glát biết ơn nhất không phải là những vật chất đã nhận được mà là tình cảm yêu thương, sự dạy dỗ của cô giáo dành cho em.

c. Đu-glát là một cậu bé ít nói, cô độc.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1.Tìm một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ biết ơn.

2.Trong những đại từ xưng hô sau, những từ nào đã được sử dụng trong bài ?

các em, họ, cô, nó, tớ, ông ta, chúng ta

3.Chia các từ sau thành 3 nhóm : danh từ, động từ, tính từ.

biết ơn, lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, sự trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.

4.Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong 2 câu sau :

Chúng ta… phải biết ơn những vật chất mà mình nhận được… phải biết ơn những tình cảm, dù rất nhỏ nhoi, của người khác dành cho mình.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Nếu là một em nhỏ trong câu chuyện, em sẽ vẽ gì ? Vì sao ?

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Em hãy đặt mình vào vai Đu-glát, một em bé cô độc, ít nói, tả lại hình ảnh cô giáo trong giờ giải lao đã đến động viên, nắm tay em và nêu cảm xúc của em trước sự chăm sóc của cô.

Đề 2. Hãy tả một người mà em thấy thực sự biết ơn.

Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì vì sao

I. ĐỌC HIỂU

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. mang ơn (hoặc nhớ ơn), vô ơn (hoặc bội bạc).

2. các em, cô, tớ, ông ta, chúng ta.

3.

– Danh từ: lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, câu hỏi, sự trao tặng, điều.

– Động từ: biết ơn, giải lao, hỏi, trao tặng.

– Tính từ: ngây ngô, nhỏ nhoi.

4. vừa… vừa…

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Tham khảo : Nếu vẽ một bức tranh về những gì mình thực sự biết ơn, em sẽ vẽ mẹ em. Bởi vì người em biết ơn nhất là mẹ. Công ơn của mẹ thật to lớn. Mẹ thương em bằng tấm lòng hiền hậu bao dung. Từ thuở lọt lòng, em đã lớn lên bằng dòng sữa mẹ. Mỗi khi trái gió trở trời em bị ốm, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho em từng miếng ăn, từng giấc ngủ. Em lớn dần trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Tình yêu của mẹ với em đúng như câu hát : “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”. Công ơn của mẹ sánh ngang với sông sâu biển rộng. Em sẽ vẽ thật đẹp chân dung người mẹ hiền để tỏ lòng biết ơn mẹ yêu.

(Theo Nguyễn Thị Tuyết)

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

Tham khảo : Giờ ra chơi hôm ấy cũng như mọi hôm, tôi đang ngồi bên cửa sổ lớp nhìn đám bạn nô đùa, nét mặt đứa nào cũng rạng rỡ. Nhưng chẳng đứa nào muốn chơi với tôi – một đứa trẻ gầy gò, đen nhẻm và nhút nhát. Bỗng một bàn tay ấm áp dịu dàng nắm lấy tay tôi. Đó là bàn tay cô giáo. Thật là kì diệu, mỗi khi tôi cảm thấy cô đơn, cô đã động viên, an ủi tôi. Cô nhìn tôi âu yếm, đôi môi nở nụ cười, bàn tay vẫn giữ lấy tay tôi. Tôi cảm thấy ánh mắt cô đầy trìu mến và cảm thông. Cô nghiêng người xuống bên tôi, dáng người thanh mảnh, khuôn mặt tròn và mái tóc dài phủ kín bờ vai. Những khi ấy tôi thấy cô chẳng khác nào cô tiên trong truyện cổ tích, đẹp và luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Đề bài 2

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.

Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

(Quỳnh Hương)