Ngành nông nghiệp chiếm bao nhiêu trong cơ cấu gdp năm 2024

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng, GDP của ngành nông lâm ngư nghiệp tăng 2,74%, đóng góp 23,52% vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế và hiện chiếm tỷ trọng 12,79% trong cơ cấu của toàn nền kinh tế nước ta. Trong đó, GDP lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,32%, lâm nghiệp tăng 3,3%; thủy sản tăng 0,66%.

SẢN LƯỢNG NHIỀU LOẠI CÂY TRỒNG TĂNG CAO

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhờ thời tiết thuận lợi và gieo trồng giống lúa mới cho giá trị kinh tế cao dần thay thế giống lúa truyền thống, nên sản lượng lúa vụ đông xuân năm nay đạt 20,63 triệu tấn, tăng 755,1 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm 2020. Đối với vụ lúa hè thu, nhờ diện tích gieo cấy và năng suất tăng so với vụ hè thu trước nên sản lượng chung toàn vụ đạt 11,03 triệu tấn, tăng 282,7 nghìn tấn.

Ngành nông nghiệp chiếm bao nhiêu trong cơ cấu gdp năm 2024
Tăng trưởng GDP theo từng lĩnh vực

Sản lượng thu hoạch nhiều loại cây công nghiệp 9 tháng tăng do thời tiết năm nay thuận lợi, cây trồng không bị hạn hán.

Trong quý 3, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước đạt 65,8 nghìn ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 4.643,6 nghìn m3, tăng 2,0%. Tính chung 9 tháng, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 176,2 nghìn ha, tăng 2,8 % so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 12.589,2 nghìn m3, tăng 4,3%.Sản lượng thu hoạch các loại cây ăn quả hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm trước: xoài đạt 801,1 nghìn tấn, tăng 6,7%; thanh long đạt 1.030,5 nghìn tấn, tăng 1,7%; cam đạt 689,7 nghìn tấn, tăng 3,8%; bưởi đạt 511,3 nghìn tấn, tăng 6,1%; chuối đạt 1.779,2 nghìn tấn, tăng 2,6%; nhãn đạt 544,4 nghìn tấn, tăng 7,8%.

PHẤN ĐẤU TĂNG TRƯỞNG QUÝ 4 ĐẠT 3,2%

Sản lượng thủy sản thu hoạch trong quý 3 ước tính đạt 2.281,4 nghìn tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 9 tháng, sản lượng thủy sản đạt 6.377,3 nghìn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: cá đạt 4.612,5 nghìn tấn, giảm 1,2%; tôm đạt 810 nghìn tấn, tăng 3,4%; thủy sản khác đạt 954,8 nghìn tấn, tăng 1,5%.

Tính chung 9 tháng, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3.320,1 nghìn tấn, giảm 1,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: cá đạt 2.224,1 nghìn tấn, giảm 3,1%; tôm đạt 699,8 nghìn tấn, tăng 4,3%; thủy sản khác đạt 396,2 nghìn tấn, tăng 1,9%.

Giá cá tra liên tục ở mức thấp kể từ cuối năm 2019 đến nay, dao động khoảng 20-22 nghìn đồng/kg khiến nông dân giảm quy mô nuôi. Việc thực hiện giãn cách xã hội gây trở ngại cho sản xuất, các doanh nghiệp chế biến cá tra dừng hoặc giảm công suất hoạt động, do đó sản lượng cá tra giảm mạnh. Sản lượng cá tra 9 tháng ước tính đạt 987,4 nghìn tấn, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước (quý 3 đạt 315,3 nghìn tấn, giảm 19,8%).

Sản lượng thu hoạch tôm nuôi giảm mạnh trong quý chủ yếu do các nhà máy chế biến giảm thu mua tôm, tạm ngưng hoạt động, giảm công suất hoặc khó khăn trong thu mua. Lũy kế 9 tháng, sản lượng tôm sú đạt 196,6 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 462,2 nghìn tấn, tăng 5,5%.

Quý 4 là giai đoạn khôi phục sản xuất, chế biến và thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản nước rút cuối năm, ngành nông nghiệp phấn đấu tăng trưởng trong quý 3,2-3,3% để đưa tăng trưởng cả năm đạt 2,9-3%.

Từ đầu năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu phấn đấu năm 2021 tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3 - 3,2%, giá trị sản xuất toàn ngành tăng từ 3,2 - 3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm đạt khoảng 45 tỷ USD…

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định do đặc thù của sản xuất nông lâm ngư nghiệp thường theo mùa vụ, thời gian trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mỗi vụ từ 3 đến 6 tháng (tùy thuộc đối tượng nuôi trồng) nên khâu sản xuất suy giảm ít trong quý 3 vừa qua. Tuy nhiên, ảnh hưởng thiệt hại trong thời gian giãn cách xã hội chủ yếu tác động lên các khâu chế biến và tiêu thụ nông sản.

Để đạt được các mục tiêu cả năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Từng ngành hàng sẽ phải điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết: Ngành Nông nghiệp thực hiện Kế hoạch năm 2023 trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.

Tuy nhiên, với sự thống nhất từ nhận thức đến hành động và việc tổ chức thực hiện chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thuỷ sản (NLTS); chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng theo đúng định hướng tại Nghị quyết "Tam nông" và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững;... toàn ngành đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) tăng cao, ước đạt 3,83%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, một số tổ chức tài chính trên thế giới đưa ra dự báo giá lúa gạo sẽ vẫn ở mức độ cao trong năm 2024 và 2025. Tuy nhiên, khó có thể cao so với 2023, nhưng vẫn cao do nhu cầu tiêu thụ tăng trong khi sản lượng gạo trên thế giới không tăng nhiều.

Về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong năm 2024, theo ông Cường, cả nước sẽ gieo trồng 7,1 triệu ha, trong đó đảm bảo sản lượng trên 43 triệu tấn. "Như vậy vấn đề an ninh lương thực hoàn toàn được đảm bảo trong bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào", ông Cường khẳng định và cho hay, vẫn đảm bảo được sản lượng xuất khẩu gạo 8 triệu tấn như 2023 .

Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Trồng trọt, xuất khẩu gạo cũng phải phụ thuộc vào thị trường thế giới và năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo Việt Nam.

Đối với xuất khẩu rau quả, ông Cường cho biết, hiện nay sản xuất một số ngành hàng chủ lực cơ bản ổn định, tuy có bị ảnh hưởng của El Nino tại một số diện tích ở ĐBSCL và Tây Nguyên. Năm 2024 dự báo El Nino ở mức độ không gay gắt so với các năm trước, bởi vậy hoàn toàn có thể chủ động đảm bảo được kế hoạch sản xuất và xuất khẩu.

"Năm 2024 sầu riêng vẫn là trái cây chủ lực trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, tiếp đến là dừa, bưởi", ông Cường thông tin.

Ngành nông nghiệp chiếm bao nhiêu trong cơ cấu gdp năm 2024

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Sản lượng lúa năm nay đạt 43,4 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,6 triệu tấn, tăng 3,5%; sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn, tăng 2,9%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 53,01 tỷ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục 12,07 tỷ USD, tăng 43,7% chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao kỷ lục như: Hàng rau quả đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%, gạo đạt 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%.

Ngành nông nghiệp tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế (Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo, Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng chống thiên tai...), qua đó giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông lâm thủy sản trong nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản; nhất là việc phát động thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên tăng đều qua các tháng và đạt 11.000 sản phẩm, (tăng 2.189 sản phẩm so với năm 2022). Nhiều hoạt động tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Năm 2023 cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó, có 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có 270 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM.

Năm 2024 dự báo nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành Nông nghiệp, nông thôn cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm NLTS; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.

Công nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm GDP Việt Nam?

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.

Nền nông nghiệp ở Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm?

Về kinh tế, GDP nông nghiệp chiếm khoảng 13,96% tổng GDP năm 2019. Tuy nhiên, con số này phản ánh mức giảm đều từ 38,06% năm 1986,4 cho thấy sự chuyển đổi sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam.

Nông dân chiếm bao nhiêu phần trăm?

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 ở Việt Nam cho thấy: “số lượng dân số sống ở nông thôn nước ta là 63.086.436 người, chiếm gần 65,6%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009 - 2019... gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn”(9).

Nông nghiệp Thái Lan chiếm bao nhiêu phần trăm?

Khoảng 60% lực lượng lao động của Thái Lan làm trong ngành nông nghiệp. Lúa là loại cây trồng quan trọng nhất của quốc gia này; Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp khác có số lượng đáng kể là tôm, cá và các loại thủy sản, sắn, cao su, ngũ cốc, và đường ăn.