Nghị quyết của bộ chính trị về toàn cầu hóa năm 2024

Đất nước hay Tổ quốc là tổng hòa các yếu tố lịch sử - tự nhiên và chính trị - xã hội của một quốc gia, dân tộc, được gắn kết chặt chẽ bởi chủ quyền lãnh thổ của đất nước và cộng đồng dân cư với chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định. Do đó, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ toàn diện cả mặt lịch sử - tự nhiên, chính trị - xã hội của Tổ quốc, chống lại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch.

Nghị quyết của bộ chính trị về toàn cầu hóa năm 2024

Nhìn lại lịch sử Việt Nam trong giai đoạn của nửa cuối thế kỷ XIX, sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, mặc dù đã có nhiều cuộc nổi dậy của các bậc sỹ phu yêu nước, xong tất cả đều rơi vào thất bại và bị dìm trong biển máu… Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc rơi vào bế tắc. Chỉ sau khi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm thấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin, lấy đó làm “kim chỉ nam” cho hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời có sự nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn của Việt Nam, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam mới lần lượt giành được những thành công trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, mà đỉnh cao là chiến thắng năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tổng kết 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định: “Chú trọng xây dựng Đảng về chính trị. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới”. Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kiên định vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời không ngừng bổ sung, phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là học thuyết, tư tưởng cách mạng mà còn phải bảo vệ thành tựu và biểu hiện cụ thể của nền tảng tư tưởng đó trong thực tiễn đổi mới đất nước. Với ý nghĩa đó, Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII ngày 11/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã khẳng định: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh mới

Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhận định, trong những năm qua và cả những năm tiếp theo, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tuy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ yếu song thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như: “chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy đang nổi lên”, các vấn đề an ninh phi truyền thống vẫn đang tiếp diễn, đại dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu… Đặc biệt, “Sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động ngày càng tinh vi hơn”. Bằng nhiều biện pháp, các thế lực thù địch đã và đang chống phá Việt Nam toàn diện như: xuyên tạc, nhằm loại bỏ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; lợi dụng quan hệ kinh tế để xâm nhập, gây sức ép nhằm từng bước chuyển hóa Việt Nam theo chế độ tư bản chủ nghĩa; tăng cường truyền bá văn hóa, lối sống thực dụng phương Tây, phủ nhận các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa; lợi dụng vấn đề nhân quyền, tôn giáo dân tộc để chống phá chính quyền Việt Nam...

Tấn công vào Chủ nghĩa Mác - Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng ta là một thủ đoạn tinh vi, thâm độc của các thế lực phản động, nhằm tạo ra những khoảng trống trong ý thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cũng như trong toàn xã hội, để từ đó thúc đẩy quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng, gây ra sự mất đoàn kết, thống nhất của Đảng... dần đưa đất nước Việt Nam vào sự bất ổn và suy yếu. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đặt ra ngày càng cấp thiết và đặc biệt quan trọng. Vì vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng chính là bảo vệ sự độc lập, ổn định và phát triển của quốc gia, dân tộc.

Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh toàn cầu hóa và không gian mạng ngày càng phát triển như hiện nay, đòi hỏi sự chung tay, góp sức của mọi cá nhân, tổ chức. Bên cạnh các vấn đề đang được quan tâm, đẩy mạnh như tuyên truyền; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phòng, chống tham nhũng... một số vấn đề sau cũng cần được quan tâm, chú trọng:

Một là, xây dựng và củng cố một hệ thống giáo dục chính trị vững mạnh, nhằm mục đích giúp cho mọi Đảng viên và nhân dân hiểu rõ hơn về các các giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó nắm vững nguyên tắc, quan điểm và phương pháp của Đảng, gia tăng niềm tin vào đường lối của Đảng. Đồng thời quá đó, xây dựng được đội ngũ đảng viên đoàn kết và có trách nhiệm.

Hai là, xây dựng nền tảng vững chắc trong không gian mạng, bao gồm việc phát triển các kênh thông tin chính thống, quản lý thông tin một cách khoa học và xử lý kịp thời các thông tin sai lệch về tư tưởng của Đảng. Trong thời đại kỹ thuật số và toàn cầu hóa, không gian mạng đã trở thành một nền tảng quan trọng để truyền tải thông tin và tư tưởng. Việc tiếp cận và hấp thu các tư tưởng từ các quốc gia khác đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Do đó, việc giải thích và truyền bá đúng đắn về nền tảng tư tưởng của Đảng cũng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các phương pháp tuyên truyền, giáo dục sáng tạo và linh hoạt hơn để tác động và thu hút tốt hơn sự quan tâm của người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Ba là, xây dựng các diễn đàn chính trị chính thống theo hướng mở, với sự tham gia tích cực của các nhà lý luận chính trị và các nhà khoa học - nơi mọi thành viên có thể thảo luận, trao đổi và đóng góp ý kiến cho sự phát triển của Đảng. Bằng cách này, nền tảng tư tưởng của Đảng sẽ được thể hiện và phát triển với sự ủng hộ và tham gia của giới trí thức nói riêng và nhân dân nói chung. Việc lắng nghe ý kiến, góp ý và phản biện từ các diễn đàn cũng sẽ giúp Đảng kịp thời nắm bắt các vấn đề cần điều chỉnh và hoàn thiện, đồng thời tạo ra sự đồng lòng trong toàn dân.

Bốn là, tăng cường sự liên kết và hợp tác với khu vực và trên thế giới để thể hiện quan điểm và vai trò lãnh đạo; chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm sự hợp tác, nhất trí trong việc bảo vệ và phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đây cũng là những hoạt động nhằm thể hiện sự sẵn sàng của Đảng trong việc đối diện với những thách thức mới và thích ứng với sự biến đổi của thế giới đương đại.

*

* *

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và không gian mạng là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức, vì sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh các biện pháp đang thực hiện, Đảng cần chú trọng hơn tới một số các biện pháp như: xây dựng và củng cố một hệ thống giáo dục chính trị vững mạnh; xây dựng nền tảng vững chắc trong không gian mạng; xây dựng các diễn đàn chính trị chính thống theo hướng mở, với sự tham gia tích cực của các nhà lý luận chính trị và các nhà khoa học; tăng cường sự liên kết và hợp tác với khu vực và trên thế giới. Với những nỗ lực và sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân, chắc chắn dưới sự dẫn dắt của Đảng với nền tảng tư tưởng triết học Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành tựu lớn lao, đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. http://dukcqtw.dcs.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-duk15694.aspx, truy cập ngày 20/6/2023.
  1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.164.
  1. Lương Thị Tuyên (2023), “Chủ nghĩa Mác - Lênin - Nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng Việt Nam” (http://truongchinhtrils.vn/node/1468, truy cập ngày 20/06/2023).
  1. Trịnh Văn Quyết (2023), “Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam” (https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-mai-mai-soi-sang-con-duong-cach-mang-viet-nam.html, truy cập ngày 20/06/2023).
  1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2022), Giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo trình, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị.