Nguoi mua chưa có đánh giá nào của shoppe

“Kiểm tra hàng lâu hơn một chút so với bình thường nhưng an tâm hơn hẳn”, chị Thùy Mai (TP.HCM) trả lời ngắn gọn về trải nghiệm mua hàng đồng kiểm tại Shopee.

Nguoi mua chưa có đánh giá nào của shoppe

Khởi động từ tháng 5-2023, chính sách Đồng Kiểm là một trong những nỗ lực mới nhất từ Shopee nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng và giúp người dùng an tâm khi mua sắm online qua sàn

Trong vòng một tháng trở lại đây, nhiều người dùng Shopee nhận thấy ra một điểm lạ trên giao diện ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) màu cam này. Hầu hết các sản phẩm đăng bán trên sàn đều được gắn nhãn đỏ có chữ "Đồng kiểm" đi kèm. Đây là một tín hiệu rõ ràng để người mua biết rằng khi chọn mua sản phẩm này, họ có thể mở bao bì đóng gói và kiểm tra ngoại quan sản phẩm trước khi đồng ý nhận hàng.

Khi mua sắm trực tuyến, rủi ro mà người tiêu dùng thường xuyên vấp phải là hàng hóa nhận được không giống với quảng cáo. Từ thực tế này, Shopee triển khai chính sách đồng kiểm giữa bên mua và bên giao hàng, giúp người dùng kiểm soát chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian đổi trả trong trường hợp hàng hóa nhận được sai khác với mô tả ban đầu.

Nguoi mua chưa có đánh giá nào của shoppe

Việc cho phép người mua đồng kiểm sẽ tác động đến quyết định mua sắm online

"Trước nay mình có thói quen chọn hàng trên Shopee Mall, nay lại thêm bước kiểm tra hàng trước khi nhận để đảm bảo là sản phẩm về tay đúng như ý muốn. Từ kinh nghiệm cá nhân thì mình thấy quá trình này không quá tốn thời gian nên cả người mua và người giao hàng đều cảm thấy thoải mái", anh Quân (24 tuổi, Hà Nội) cho biết.

Chị Phương Uyên (Đà Nẵng) cũng ủng hộ đồng kiểm, xuất phát từ chính trải nghiệm mua hàng online: "Có nhiều hôm, đem gói hàng về đến nhà mới phát hiện ra là đồ nhận được không đúng với hàng đã đặt nên vừa thất vọng vừa bực. Cho nên với mình chuyện đồng kiểm là việc phải làm. Nhận đúng hàng thì không sao nhưng nếu giao sai mẫu thì cũng đỡ tốn thời gian đổi trả".

Trên thực tế, quy trình đồng kiểm của Shopee được đánh giá là đơn giản dựa trên sự đồng thuận của các bên liên quan. Người giao hàng sẽ cung cấp dụng cụ mở túi hàng Shopee khi được người mua yêu cầu đồng kiểm.

Trong suốt quá trình kiểm tra hàng hóa, người giao hàng đóng vai trò giám sát bằng cách quay video hoặc chụp ảnh, đảm bảo khách hàng được kiểm tra ngoại quan mà không gây hư hại đến sản phẩm. Trường hợp sản phẩm sai khác với mô tả, thời gian hoàn trả cũng sẽ được rút ngắn tối đa.

Nguoi mua chưa có đánh giá nào của shoppe

Người dùng kiểm tra ngoại quan sản phẩm trong quá trình đồng kiểm

"Là người kinh doanh trên sàn lâu năm nên tôi không gặp vấn đề gì khi Shopee triển khai đồng kiểm. Chưa kể việc này còn giúp người mua thiện cảm hơn với gian hàng và chủ động đánh giá sao tốt nhiều hơn, rất có lợi để tăng độ uy tín và thu hút thêm khách hàng mới", anh Hùng Tuấn, chủ gian hàng kinh doanh thời trang nam chia sẻ.

Ở góc nhìn khác, chị Nhi Phạm, chủ gian hàng kinh doanh mỹ phẩm trên Shopee cho biết tỉ lệ khách đồng kiểm hiện tại của shop đang tăng lên nhưng chưa phải chiếm đa số. Tuy nhiên, điểm tích cực hơn cả của việc gắn mác đồng kiểm là nó thể hiện tính minh bạch của gian hàng.

"Khi người dùng biết họ được kiểm tra sản phẩm trước khi nhận, thời gian cân nhắc mua hàng cũng có xu hướng được rút ngắn, chị Nhi Phạm khẳng định.

Rõ ràng, vẫn cần thêm thời gian để cả người bán và người mua Shopee quen thuộc với việc đồng kiểm hàng hóa. Tuy nhiên, những lợi ích mà chính sách này mang lại là điều khó có thể bàn cãi ở thời điểm hiện tại.

Vài ngày qua, trên một số hội nhóm của Facebook đã xôn xao, và vô cùng hoang mang trước sự việc hàng loạt người đặt mua sản phẩm loa thông minh Google (Google Home) dưới hình thức online với giá rẻ, nhưng sau ít ngày chỉ nhận được hộp không, thậm chí là gạch, giấy vụn,... hay những món đồ không đúng như niêm yết.

Theo tìm hiểu, tất cả những đơn hàng bị lừa đảo xuất phát từ một cửa hàng trên Shopee có tên là “phukiengiasi.cf”, chuyên đăng bán các mẫu sản phẩm công nghệ với mức giá rẻ, hấp dẫn.

Cụ thể, vào ngày 1/9, shop này đăng bán sản phẩm loa thông minh Google Home với giá chỉ 255.000đ, rẻ hơn 1/3 giá gốc là 789.000đ, nhưng kèm theo cam kết hấp dẫn như “chính hãng nguyên seal”, “xả kho”,... để “câu kéo” người ham mua giá rẻ. Hệ quả là đã rất nhiều người dính phải cái bẫy do chủ shop này đặt ra. Có người đặt 2-3, thậm chí là 4 chiếc Google Home vì giá quá tốt.

Nguoi mua chưa có đánh giá nào của shoppe

Nhiều người đặt mua tới vài chiếc loa thông minh Google Home "xả kho" với giá siêu rẻ từ "phukiengiasi.cf"

Tuy nhiên theo chia sẻ của một số người mua khi mới nhận hàng, họ đã “tá hoả” khi bên trong chỉ là gạch đá, giấy vụn, hay những món đồ không liên quan được đóng gói rất cẩn thận. Khi kiểm tra kỹ lại thông tin, những người này càng sửng sốt hơn khi đơn hàng không được gửi từ Shopee, mà là một đơn vị vận chuyển không cho phép hoàn tiền.

Những người này sau đó lập tức đăng thông tin cảnh báo lên các diễn đàn, hội nhóm Facebook, thì mới hay rằng cũng có nhiều người bị lừa giống như mình.

Chiêu lừa đảo kinh điển, nhưng vẫn nhiều người mắc bẫy

Nguoi mua chưa có đánh giá nào của shoppe

"phukiengiasi.cf" được nhiều người dùng tố cáo là lừa đảo trên nền tảng Shopee, đã bị khoá shop từ ngày 4/9.

Một số người mua hàng online lâu năm ngay lập tức nhận rằng đây là chính chiêu lừa đảo kinh điển thường được các shop lừa đảo áp dụng nhuần nhuyễn, chủ yếu hướng đến người dùng ham rẻ, và dù không quá tinh vi, nhưng lại có tỷ lệ thành công rất cao.

Thông thường, những kẻ lừa đảo sẽ lập một gian hàng “ma” trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada,... rồi đăng bán các sản phẩm giá cực rẻ để thu hút khách. Sau khi có người đặt hàng, chúng sẽ huỷ đơn và ngay lập tức chuyển “hàng giả” tới cho khách dựa trên thông tin có được từ đơn đặt, nhưng theo một bên chuyển phát thứ 3.

Những người mua hàng thiếu cảnh giác, nếu không theo dõi tình trạng đơn hàng trên Shopee, Lazada,.. hoặc vô tình bỏ sót, sẽ dễ dàng lầm tưởng đây là món đồ mình đã đặt trên sàn thương mại điện tử và vẫn thanh toán bình thường khi nhận hàng. Những người này đa số đều không biết đơn hàng của mình đã bị chủ shop huỷ từ trước.

Nguoi mua chưa có đánh giá nào của shoppe
Nguoi mua chưa có đánh giá nào của shoppe
Nguoi mua chưa có đánh giá nào của shoppe

Người dùng tố giác hành vi lừa đảo trên hội nhóm Facebook có chủ đề về thiết bị thông minh.

Do kẻ lừa đảo đã tính toán rất kỹ, nên nếu rơi vào trường hợp này, người tiêu dùng sẽ rất khó để hoàn tiền, hay bảo hành, do không nhận được hình thức hậu mãi hay hỗ trợ nào từ phía chủ shop - mà thực tế shop “ma”, lẫn sàn thương mại điện tử (do không phải đơn mà họ nhận chuyển). Còn bên vận chuyển thứ 3 thì thường không đi kèm chính sách hoàn trả, bồi thường.

Theo ghi nhận, vào chiều ngày 4/9, shop “phukiengiasi.cf” đã chính thức bị khoá trên Shopee. Tuy nhiên nếu tính từ khi vụ việc bị phát giác lần đầu tiên cách đó khoảng 3 ngày, thì đã có rất nhiều người bị lừa và hiện chưa rõ đơn hàng của mình sẽ được xử lý như thế nào, bồi thường ra sao.

Bài học từ những cú lừa

Trên thực tế, việc kiếm được một sản phẩm có giá rẻ hơn nhiều so với giá gốc trên Shopee, hay các sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt nam là điều không hề hiếm gặp.

Lý do là vì các đơn vị phân phối thường được nhà cung cấp trợ giá, giúp giảm giá mua khi tới tay người tiêu dùng, nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo, thậm chí kèm theo cam kết hoàn trả, thanh toán tiền nếu gặp sản phẩm lỗi, nên tâm lý người dùng cũng yên tâm hơn.

Tuy nhiên, nhiều kẻ lừa đảo đã lợi dụng tâm lý bất cẩn này, để chuộc lợi cho bản thân. Do sự phổ biến của thương mại điện tử, chúng càng có nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng, hoặc ít nhất cũng có trong tay danh sách, thông tin người mua hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại, sản phẩm quan tâm,... để lợi dụng cho mục đích xấu sau này.

Dưới phương diện người tiêu dùng, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta cần luôn cảnh giác khi mua hàng online, đặc biệt là các sản phẩm có giá rẻ thì cần kiểm tra xem shop có uy tín không, đánh giá từ người dùng khác như thế nào, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình trạng đơn hàng xem có bị huỷ không, đã giao hàng chưa,...

Đối với những trường hợp chưa kiểm tra thông tin hàng, hoặc thấy dấu hiệu nghi vấn, người dùng hoàn toàn có thể từ chối nhận hàng, hoặc gọi điện cho bên cung cấp để xác minh.