Người nông dân trồng lúa ở đâu

Hạt gạo lúa mùa là sự kết hợp tinh túy của đất trời và tình người miền Tây. Ăn cơm gạo lúa mùa không chỉ tưởng nhớ công ơn bậc tiền nhân dày công mở đất mà còn trở về với đời sống thuận tự nhiên.

Clip: Mô hình trồng lúa mùa thuận tự nhiên theo kiểu "hoài cổ", trở về "ngày xửa ngày xưa" của hộ ông Lê Quốc Việt, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang). Video: Bảo Phong. 

Những ngày đầu xuân Nhâm Dần, trang trại trồng lúa mùa Tư Việt ở tỉnh Kiên Giang đã tổ chức ngày hội xuống đồng với các hoạt động thu hoạch lúa mùa theo kiểu cổ điển, thu hút người yêu thích văn hóa trồng lúa nước từ khắp nơi đến trải nghiệm.

Nhiều hoạt động thú vị như cắt lúa bằng vòng gặt hay còn gọi là kần điêu của người Khmer, đập lúa, xay lúa, giã gạo và sàn rê trấu nhằm khơi dậy quá trình lao động vất vả của người nông dân xưa. 

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Đập lúa mùa bằng ván ngựa tại trang trại trồng lúa mùa Tư Việt ở tỉnh Kiên Giang

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Đập lúa mùa trong bồ ví lúa

Đây chính là lý do ông Lê Quốc Việt, chủ nông trại lúa mùa Tư Việt ở Kiên Giang muốn bảo tồn. Ông Việt cho biết:"Cách thức ông bà mình làm lúa mùa hồi xưa là nét văn hóa rất hay. Từ đời này qua đời khác, tích tụ hàng trăm năm. Đến nay nông dân cả nước đang chuyển sang trồng lúa cao sản, áp dụng công nghệ, kỹ thuật hết. Như vậy nếu không có ai quan tâm về vấn đề này sẽ mai một văn hóa lúa mùa, là một điều đáng tiếc cho thế hệ mai sau..."

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Người dân, du khách trãi nghiệm giã gạo lúa mùa hộ ông Lê Quốc Việt, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang).

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Ông Việt giới thiệu những sản phẩm gạo chế biến từ hạt lúa mùa trồng thuận tự nhiên

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Nông dân khmer cắt gặt lúa mùa bằng dụng cụ cổ điển có cái tên là kần điêu của người Kh'mer.

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Sàng gạo lúa mùa

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Du khách trãi nghiệm công việc rê lúa mùa...

Bảo tồn văn hóa lúa mùa, làm lúa mùa thuận tự nhiên là quyết tâm của ông Việt. Ông đã cất công sưu tầm nhiều nông cụ trồng lúa, đập lúa, xay lúa hay giã gạo. 

Hằng năm cơ sở của ông đều tổ chức cho nông dân xuống đồng trải nghiệm cách thu hoạch lúa mùa...

Hơn 5 năm qua, ông Lê Quốc Việt, chủ nông trại lúa mùa Tư Việt ở thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã dành 2,5 ha đất nông nghiệp để bảo tồn văn hóa lúa mùa.

Mỗi năm ông chỉ chỉ làm 1 vụ lúa mùa thu hoạch vào đầu năm để kêu gọi mọi người đến tham quan, trải nghiệm.

Sau thời gian phục hồi văn hóa lúa mùa, ông Việt đã lưu giữ khoảng 30 giống lúa mùa thơm, chất lượng gạo tốt, nấu cơm rất ngon. Đó là các giống lúa Châu Hồng Võ, chim Rơi, Tàu Hương. v.v...Hiện ông Việt còn liên kết với nông dân để sưu tầm thêm, duy trì bảo tồn nhiều giống lúa quý khác có khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng miền đất biển khu vực ĐBSCL. 

Có được nông trại lúa mùa với nhiều giống lúa hấp dẫn, cho cơm thơm, ngon, ông Việt mong muốn nhiều nông dân cùng hợp tác để có thêm nguồn giống lúa mới, lạ. Sản phẩm hạt gạo lúa mùa đảm bảo sức khỏe người trồng và người tiêu dùng.

"Trước mắt, mình sẽ tìm ra những giống lúa mùa thích hợp với thổ nhưỡng ở vùng đất biển tỉnh Kiên Giang rồi rủ thêm bà con cùng làm, nhiều người làm được nhiều giống thì càng tốt. Cái thứ hai là mình cũng mong muốn các Trường Đại học, anh em sinh viên sẽ là người truyền đạt cảm hứng văn hóa lúa mùa. Cái thứ ba nữa là chúng tôi mong muốn những ai thích quay về ký ức xưa để trải nghiệm cái thời văn hóa trồng lúa mùa của người xưa tại khu vực miền Tây", ông Việt trăn trở.

Cây lúa mùa đã đồng hành cùng dân tộc Việt, Khmer, Hoa hơn 300 năm qua theo cách sống thuận tự nhiên ở khu vực ĐBSCL. 

Giống lúa được chọn lọc và mỗi cách làm, mỗi động tác trồng lúa là sự kết tinh quá trình lao động sáng tạo cải tiến của nông dân miền Tây qua hàng trăm năm khai phá phát triển đồng bằng sông Cửu Long.

Với ông Lê Quốc Việt xây dựng nông trại lúa mùa nhằm mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng, giữ gìn nền văn hóa trồng lúa nước của tiền nhân, hướng tới có những sản phẩm sạch bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 

Đây cũng là nông trại duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long phục hồi trồng lúa mùa cổ điển để sinh viên, nhà nghiên cứu, nông dân đến học tập với khẩu hiệu "Chung tay gìn giữ lúa mùa xưa".

Ngày 30/11, trao đổi với PV báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, nông dân Nguyễn Anh Đức, giám đốc HTX Đức Bình ở huyện Tánh Linh khẳng định mức thu nhập trên nhờ trồng lúa hữu cơ. "Tiếng là giám đốc HTX cho oai vậy chứ tui là nông dân thứ thiệt đó nhà báo!", ông Đức bộc bạch!

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Cán bộ nông nghiệp huyện Tánh Linh (Bình Thuận) luôn theo sát nông dân trồng lúa hữu cơ. Ảnh CTV

Theo lời ông Đức, trước đây ông và người thân trong gia đình cùng nhau trồng lúa theo cách cũ, suốt ngày vất vả nhưng thu nhập không tốt. Đã thế còn bị độc hại, ảnh hưởng sức khỏe do phải sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều. 

Nhưng từ năm 2016, gia đình ông nghe theo hướng dẫn của huyện Tánh Linh chuyển sang trồng lúa hữu cơ một năm 2 vụ trên diện tích hơn 10ha, đến nay đã cho thu nhập khá hơn nhiều. Điều mà ông thấy quý nhất trồng lúa hữu cơ, làm gạo hữu cơ là sức khỏe của ông và cộng đồng được bảo vệ tốt hơn.

Theo lời ông Đức, làm lúa hữu cơ lợi nhiều hơn cách làm cũ. Hiện tại gia đình ông mỗi tháng đóng gói và giao khoảng 10 tấn gạo hữu cơ cho khách hàng trong tỉnh và cả TP.HCM. 

Mỗi bịch 5kg, có logo Gạo Tánh Linh trên bao bì với các giống lúa ST 25… ông bán giá khoảng 140.000 đồng trở lại. "Nhờ trồng lúa hữu cơ và sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi thu nhập trung bình từ 500 đến 700 triệu đồng/năm…", ông Đức tâm sự.

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Nông dân, giám đốc Nguyễn Anh Đức, giám đốc HTX Đức Bình ở huyện Tánh Linh khẳng định mức thu nhập 700 triệu nhờ trồng lúa hữu cơ, bán gạo hữu cơ. Ảnh CTV

Được biết, sản phẩm gạo hữu cơ của HTX Đức Bình đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận "Gạo Đức Lan" nằm trong thương hiệu, chỉ dẫn địa lý Gạo Tánh Linh. Nông dân Nguyễn Anh Đức năm 2020 được đại diện cho tỉnh Bình Thuận ra Hà Nội dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu  63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2020".

Gạo Tánh Linh nhờ thiên thời- địa lợi- nhân hòa

Trao đổi với chúng tôi, ông Giáp Hà Bắc, chủ tịch UBND huyện Tánh Linh cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trong và ngoài tỉnh Bình Thuận, cách đây vài ngày, Trung tâm Kỹ thuật & Dịch vụ nông nghiệp huyện Tánh Linh vừa khai trương cửa hàng, giới thiệu nhãn hiệu Gạo Tánh Linh (được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận) ra thị trường.

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Lãnh đạo huyện Tánh Linh ký kết hợp tác với Viện lúa ĐBSCL. Ảnh CTV

Theo ông Giáp Hà Bắc, huyện Tánh Linh là vựa lương thực của tỉnh Bình Thuận, hàng năm sản xuất ra trên 100 nghìn tấn gạo cung cấp nhu cầu lương thực trong và ngoài tỉnh. Nhãn hiệu Gạo Tánh Linh được sản xuất theo hướng an toàn sinh học, sử dụng nước thượng nguồn sông La Ngà, kết hợp với các giống chất lượng cao của Viện lúa ĐBSCL, được nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ nên đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

"Sau khi khai trương cửa hàng giới thiệu Gạo Tánh Linh tại thị trấn Lạc Tánh, bày bán các loại gạo như: ST 25, ST 24, OM 18, OM 4900… Về sau huyện sẽ mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, đưa nhãn hiệu Gạo Tánh Linh vào các hệ thống siêu thị để phục vụ người tiêu dùng…", ông Giáp Hà Bắc nói.

Theo lãnh đạo huyện Tánh Linh, để có được uy tín Gạo Tánh Linh như hôm nay, gần cả chục năm qua, các chuyên viên của huyện, liên tục khăn gói đi các tỉnh miền Tây, học hỏi các chuyên gia ở Viện lúa ĐBSCL rồi về áp dụng, hướng dẫn lại bà con nông dân...

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp huyện Tánh Linh cho biết, hơn 10 năm trước, trên địa bàn có khoảng 11.000 ha đất trồng lúa nằm ở vùng thung lũng sông La Ngà. 

Các cơ quan chức năng xác định, đây là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Bình Thuận. Trong đó lúa gạo là sản phẩm chủ lực trong chương trình Tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Tánh Linh. 

Sau khi hệ thống thủy lợi được hoàn thiện dần, diện tích trồng lúa ổn định từ khoảng 22.000 ha – 24.000 ha lúa/năm. Tuy nhiên, do sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, không đồng nhất chủng loại nên giá cả, đầu ra thiếu ổn định, cạnh tranh kém, thu nhập của nông dân thấp...

Người nông dân trồng lúa ở đâu

Cán bộ nông nghiệp huyện Tánh Linh luôn theo sát nông dân trồng lúa hữu cơ. Ảnh CTV

Từ năm 2010, huyện Tánh Linh đã khoanh vùng quy hoạch vùng lúa chất lượng cao 3.000 ha và tập huấn kỹ thuật, cho những nông dân giỏi tham gia trực tiếp chương trình này. 

Giống lúa được tuyển chọn các giống hạt dài từ Viện lúa ĐBSCL. Lãnh đạo huyện cũng bỏ công, sức đi mời gọi các doanh nghiệp, cùng liên kết đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao cho nông dân (liên kết 4 nhà). 

Những vụ đầu trong vùng 3.000 ha lúa chất lượng cao (có khoảng 1200 ha "Cánh đồng lớn", trong đó có khoảng 200 ha trồng lúa hữu cơ) cho thấy, chất lượng lúa rất tốt, nên huyện tiếp tục nhân rộng.

Hàng năm, huyện đã dành nguồn ngân sách đầu tư, hỗ trợ cho nông dân kỹ thuật trồng lúa, trong đó có trồng lúa hữu cơ. 

Ban đầu chỉ 3 HTX và 3 Tổ hợp tác chuyên sản xuất giống lúa với diện tích khoảng 50 ha/vụ (chỉ sản xuất 2 vụ lúa giống/năm) tham gia. Đến nay nhãn hiệu Gạo Tánh Linh đến nay đã có một số đơn vị trên địa bàn sử dụng, đóng bao sản phẩm theo hướng hữu cơ với số lượng khoảng 1000 tấn/năm như gạo Đức Lan, Đức Phú, Nghị Đức, Đức Bình…

Theo UBND huyện Tánh Linh, nhờ liên kết với Viện lúa ĐBSCL chuyển giao kỹ thuật từ năm 2015 đến nay, nguồn thu nhập của người dân trồng lúa chất lượng cao và trồng lúa hữu cơ tốt hơn.

Huyện Tánh Linh cũng đặc mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ tiếp tục mở rộng diện tích xây dựng "Cánh đồng lớn" trên toàn bộ vùng lúa chất lượng cao 3.000 ha. Bên cạnh đó là xây dựng vùng trồng lúa hữu cơ, hướng hữu cơ khoảng 1000 ha…

Gạo hữu cơ Đức Lan ST 24 được trưng bày tại cửa hàng, sản phẩm không sử dụng phân và thuốc hóa học.