Nguyễn văn chưởng đã bị tử hình chưa

TTO - Theo Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, vụ án đã có quyết định của hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, là quyết định cuối cùng nên giờ có thấy sai cũng không thể kháng nghị.

Nguyễn văn chưởng đã bị tử hình chưa
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện khẳng định: vụ án Nguyễn Văn Chưởng có phát hiện sai sót thì cũng đã hết đường kháng nghị - Ảnh: Việt Dũng

Ngày 20-3, tiếp tục phiên họp Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt ra câu hỏi: nếu phát hiện sai sót trong vụ Nguyễn Văn Chưởng thì xử lý thế nào?

Vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) bị kết án tử hình về tội giết người và tội cướp tài sản đang có nhiều đơn kêu oan.

Theo dự thảo báo cáo của Đoàn giám sát, "qua nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy Chưởng bị kết tội cùng các đồng phạm Trung và Hoàng về hai tội giết người và cướp tài sản là đúng, đủ căn cứ, không oan”.

“Tuy nhiên vai trò của Chưởng như thế nào trong tội giết người như Chưởng có bàn bạc và có hành vi giết bị hại hay không thì chưa rõ. Đây là căn cứ rất quan trọng cần được làm rõ để quyết định hình phạt tương xứng với tính chất, hành vi của Chưởng trong tội giết người” - dự thảo báo cáo nhấn mạnh.

Vụ án này từng được Viện trưởng Viện KSND tối cao kháng nghị, cũng với quan điểm cần làm rõ vai trò của Chưởng trong tội giết người, nhưng Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã bác kháng nghị này.

Trình bày trước Đoàn giám sát, Phó viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hải Phong một lần nữa bảo lưu quan điểm của lãnh đạo Viện KSND tối cao.

“Qua xem xét hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người” - ông Phong nói.

Thành viên đoàn giám sát, đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) phân tích: trước khi gây án, các bị cáo thống nhất với nhau là “đi bay” (tức đi cướp), vì vậy Chưởng bị kết tội cướp tài sản là không có gì phải bàn cãi nữa.

Nhưng tội giết người thì cần phải xem lại, bởi hồ sơ bản án thể hiện Chưởng là người lái xe máy, khi gặp nạn nhân thì hai bị can ngồi sau nhảy xuống đâm, chém và trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân Sinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng căn cứ vào hồ sơ thì Chưởng cũng không phải là người có vai trò chính gây ra cái chết (gây ra vết thương trên trán của nạn nhân - NV).

Hồ sơ không chứng minh được Chưởng chủ mưu bàn bạc đi giết người thì không thể kết tội giết người và tuyên án tử hình Chưởng được.

Theo ông Hiện, vụ Nguyễn Văn Chưởng đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm với cấp xét xử cao nhất là Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

"Theo quy định của pháp luật hiện hành thì vụ này nếu có sai cũng hết đường kháng nghị, bởi quyết định của pháp luật về tố tụng hình sự thì quyết định của Hội đồng thẩm phán là quyết định cuối cùng” - ông Nguyễn Văn Hiện nói.

Ông đề nghị TAND tối cao phải có ý kiến chính thức về vụ việc này và tìm cách giải quyết, nếu không thì Ủy ban Tư pháp cũng sẽ có kiến nghị.

Trao đổi với phóng viên Tuổi trẻ, một thành viên Ủy ban Tư pháp nói rằng căn cứ vào các quy định của pháp luật thì vụ án Nguyễn Văn Chưởng không được xem xét lại nữa, tức là đã hết cách để cơ quan tiến hành tố tụng sửa sai.

Tuy nhiên, căn cứ vào kết luận của Đoàn giám sát và ý kiến của các bên liên quan, Chủ tịch nước hoàn toàn có thể ân xá giảm án cho Nguyễn Văn Chưởng.

Khi Nguyễn Văn Chưởng bị bắt vào ngày 3/8/2007, không một người thân nào nghĩ rằng anh vô tội. Mọi người đều nghĩ rằng khi công an đã bắt là đúng người, đúng tội.

Ba ngày sau, một cuộc điện thoại đã làm thay đổi tất cả.

Một người bạn đã gọi cho Nguyễn Trọng Đoàn, em trai của Nguyễn Văn Chưởng, nói rằng Chưởng đã đi chơi tại Hải Dương cùng với người này vào thời điểm xảy ra vụ án mạng tại Hải Phòng, rồi về nhà bố mẹ của Chưởng để ngủ đến sáng.

Trong khi đó, theo báo chí, bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hải Phòng khẳng định Chưởng cùng đồng phạm giết chết thiếu tá công an Nguyễn Văn Sinh vào khoảng 21:00 ngày 14/7/2007 rồi ở lại Hải Phòng cho đến sáng hôm sau thì mới về nhà ở Hải Dương để trốn. [1]

Tháng 6/2023, Nguyễn Trọng Đoàn, em trai của Nguyễn Văn Chưởng, đã qua đời vì căn bệnh ung thư xương. Đến ngày 4/8, gia đình anh nhận được quyết định thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng. [2]

Bài phỏng vấn này được thực hiện vào tháng 10/2019, khi Nguyễn Trọng Đoàn đang trải qua nhiều đợt hóa trị, tóc đã rụng hết và chỉ còn một cánh tay. Đoàn mặc một chiếc áo thun có cổ màu đỏ, quần tây màu xám, người đã bệ rạc vì bệnh tật nhưng trí óc vẫn còn rất minh mẫn.

Đoàn đã tìm nhân chứng để minh oan tội giết người và cướp tài sản cho anh trai mình như thế nào? Anh đã bị công an giam giữ, đánh đập ra sao khi nộp những tờ giấy xác nhận của nhân chứng dẫn đến việc lãnh bản án hai năm tù giam vì tội che giấu tội phạm?


Phóng viên: Xin anh cho biết anh Nguyễn Văn Chưởng đi làm việc ở Hải Phòng từ khi nào?

Nguyễn Trọng Đoàn: Anh Chưởng thi đỗ cấp vào cấp 3 nhưng không đi học vì nhà không có tiền. Sau đó, anh ấy đi mua dây khoai rồi hàng ngày tầm 1, 2 giờ sáng thì đẩy xe thồ từ nhà xuống Hải Phòng để bán. Hôm nào cũng đi, mưa gió cũng đi, có hôm bán còn lỗ vốn.

Sau khi đi xe thồ được một thời gian thì anh ấy về làm cho công ty vận tải của bác. Bố của bác này với ông ngoại của mình là hai anh em ruột. Anh Chưởng làm công việc lo giấy tờ thông quan cho các lô hàng nhập từ nước ngoài để vận chuyển hàng từ cảng về cho doanh nghiệp.

Ông Dương Tự Trọng, người chỉ đạo điều tra vụ án, khẳng định anh Chưởng là “lưu manh, chủ quán cà phê đèn mờ, chuyên chăn dắt gái mại dâm”. Điều này có đúng sự thật không?

Cho đến thời điểm anh Chưởng bị bắt thì anh ấy vẫn làm việc cho công ty của bác. Anh Chưởng tính hay đi chơi, thích quan hệ bạn bè, không có buổi tối nào ở Hải Phòng mà anh ấy không đi chơi cả.

Cho đến lúc bị bắt, anh ấy có quen một cô bạn gái. Cô này người Thanh Hóa, bỏ nhà đi lang thang. Gia đình mình phản đối cô này, nhưng anh Chưởng thì nghĩ là mình đang làm việc tốt, giúp đỡ cô này.

Cuối năm 2006, mình bị gãy chân, phải nghỉ ở nhà một tháng. Đến đầu năm 2007, khi mình quay lại Hải Phòng để làm cho công ty của bác thì mới biết anh Chưởng và cô này thuê một căn nhà. Cả hai người mở quán cà phê tẩm quất, massage. Cô này thì trước từng làm cái nghề này nên tìm được một nhóm các cô gái về làm. Nhưng quán chỉ mở được tầm ba tháng gì thôi, do không có người làm nữa nên chỉ dùng để ở. Một thời gian sau thì anh ấy trả lại nhà, thuê một căn nhà trọ đằng sau siêu thị Big C, đường An Đà, để ở với cô này. Sau này, sau khi anh Chưởng bị bắt thì mình mới biết là lúc đó cô này đã có thai và hai người đã lén đi đăng ký kết hôn rồi.

Anh Chưởng bị bắt vào lúc nào và trong hoàn cảnh ra sao?

Anh Chưởng đang ngủ trong nhà trọ ở Hải Phòng thì bị bắt. Cô bạn gái cũng bị bắt cùng nhưng rồi được thả ra. Sau khi cô này được thả ra thì mình mới biết anh Chưởng bị bắt. Từ lúc anh Chưởng bị bắt thì khoảng ba ngày sau, gia đình mới biết.

Lúc Chưởng bị bắt thì ở nhà ai cũng nghĩ là anh ấy làm. Bởi vì là mình chưa tính ra ngày xảy ra vụ án là ngày nào. Khi anh ấy bị bắt thì hôm sau, báo chí đăng tin, lúc đó mình đang làm ở công ty của bác thì mới xin nghỉ để về nhà lo cho mẹ, sợ mẹ sốc.

Vậy từ khi nào anh tin rằng anh Chưởng vô tội?

Cũng trong cái hôm mình về nhà đó thì một thằng bạn tên Trường nó mới gọi điện cho mình, sau khi đọc báo về vụ anh Chưởng. Nó nói là xem lại cái ngày đó đi, đó là cái ngày nó đi cùng anh Chưởng về nhà anh Chưởng ở Hải Dương.

Lúc này mình mới nghĩ lại về cái ngày đó. Đó là ngày 14/7/2007. Nó bảo cái ngày đó nó về nhà mình cùng anh Chưởng có việc, về nhà cất đồ xong thì hai người đi chơi.

Cái ngày hôm đó, mình mới nhớ là mình đi xe nhờ của người khác để về nhà. Xe của anh Chưởng hỏng nên anh ấy lấy xe của mình đi về nhà cùng với Trường. Tối đó, mình nhớ là mình có gọi điện liên tục cho anh ấy, chờ anh ấy về để lấy xe đi chơi. Anh Chưởng luôn đòi trích xuất cuộc gọi hôm đó nhưng công an Hải Phòng không làm.

Hôm đó, lúc tầm tối ăn cơm xong rồi thì mình chờ lâu quá, mới đi bộ ra ngã tư đằng kia, trước đây có quán Internet, mình ngồi chơi nét thì đến 8 giờ 15 tối anh ấy mới về đến, từ Hải Phòng về đến quán nét, giữa đường còn bị bục săm thế nên là về muộn.

Mới đầu mình nghe thằng bạn mình nói thế mình còn không tin. Thế mình phải đi xe máy từ nhà đến Hải Phòng để đón nó về Hải Dương, hỏi nó đi chơi ở những cái nhà nào, cung đường như thế nào.

Vậy anh Chưởng đã đi đâu trong đêm hôm đấy?

Trường nói nó và anh Chưởng có mua thuốc lá nhà cô Nhiễu, mua xong còn được người ta mời ăn mít. Mua thuốc xong thì hai người ra chỗ sân tập của thanh thiếu niên, đối diện ủy ban nhân dân xã để chơi.

Hai người đứng ở đấy một lúc thì mới xuống làng văn hóa Tân Tạo (cách nhà Chưởng tầm 1-2 km) để chơi nhà bạn học anh Chưởng. Trường còn nhớ đúng ngày hôm đấy, bạn học anh Chưởng tên là Tuất đang thu hoạch dưa để bán.

Hai người chơi ở nhà anh Tuất xong thì đi về nhà, giữa đường thì gặp mưa nên đi vào nhà của Mến [bạn học của Đoàn] để trú mưa. Lúc tạnh mưa là hơn 10 giờ thì hai người về nhà anh Chưởng để ngủ cho đến sáng.

Mình nhớ, sáng hôm đó, thì có người đến nhà báo cho mình là có bà của bạn học mất thì anh Chưởng đang ở nhà rồi. Mình mới gọi điện hỏi lại ngày bà của bạn mất thì đúng là ngày 15/7/2007. Ngày hôm đó, ông cậu cũng làm cơm cúng mừng thằng em thi đậu cấp ba.

Anh xin giấy xác nhận về thời gian anh Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Dương vào tối ngày 14/7 của mấy người?

Mình xin giấy xác nhận của anh Tuất, bạn học của anh Chưởng, và Mến. Nhà anh Tuất ở cuối làng, còn nhà Mến thì ở đầu làng Tân Tạo. Anh Tuất còn nhớ ngày anh Chưởng đến là ngày anh ấy hẹn người ta mua dưa vào mùng Một âm lịch. Còn cô Nhiễu thì mẹ mình ra xin giấy xác nhận.

Nếu không có thằng Trường đi cùng và báo cho mình biết thì cả nhà vẫn nghĩ là anh Chưởng không có về quê. Trường là người quan trọng nhất. Khi mình bị bắt đúng một tuần thì nó cũng bị bắt luôn.

Nguyễn văn chưởng đã bị tử hình chưa
Nguyễn Trọng Đoàn, em trai Nguyễn Văn Chưởng, tháng 10/2019. Ảnh: Trần Phương/ Luật Khoa.

Vì sao anh lại bị bắt và kết án đến hai năm tù giam?

Vào sáng hôm đấy, mẹ mình mới kêu mình xuống Công an TP. Hải Phòng nộp đơn vì mấy ngày rồi mà công an chưa thấy phản hồi gì về các giấy xác nhận của các nhân chứng được gia đình nộp lên. Khi ấy, mẹ mình lo vì báo chí đăng hình mặt anh Chưởng bị đánh sưng như cái bánh bẻng.

Mình mới gọi điện cho thằng bạn ở cùng huyện kêu nó đưa mình đi. Xuống đấy tầm hơn 8 giờ sáng, nộp đơn cho trực ban, đơn thì có giấy xác nhận của ba nhân chứng, Tuất, Mến, Nhiễu và giấy xác nhận của mẹ mình. Mình mang vào nộp thì công an trực ban bảo chờ tí có người muốn gặp. Xong thì bị bắt luôn.

Công an có nói lý do anh bị bắt hay không?

Không. Công an đưa mình lên trên phòng của đội điều tra. Mới đầu cũng tử tế, ra hỏi nộp đơn như thế nào, mình cũng trình bày y như thế. Nó mới kêu bây giờ viết bản tường trình đi, thế là mình mới ngồi viết, viết xong thì nó đọc, đọc xong thì nó đập bàn đập ghế, nó nói là: “Thằng Chưởng gây ra vụ án như thế mà nhà mày lấy mấy cái nhân chứng vớ vẩn, định qua mặt công an thành phố, mày muốn gì?”, rồi nó đánh mình.

Mình bị còng tay ra sau ghế, gần chỗ cửa đi ra đi vào, thế là người này đi vào đánh, người kia đi ra đánh. Nó còn hỏi: “Mày có nhìn thấy vệt máu dính ở cửa kia không? Nó là máu của thằng anh mày đấy. Nó to như thế mà còn không chịu được”.

Về sau mình bị xích tay, ngủ qua một đêm ở một cái ghế băng, có một dãy bằng khen treo trên tường. Mới đầu họ nói chuyện nhẹ nhàng, về sau thì bắt đầu đánh, thì mình vẫn khai như thế, nó đánh nhiều lắm, lúc đó bị còng tay ra sau ghế, kêu la chả ăn thua gì vì cửa đóng.

Nó đánh mình nhiều, về sau mới cho một ông công an trung tá vào nói chuyện với mình. Người này nói nhẹ nhàng, nó bảo các chú bảo mày viết thế thì mày cứ viết thế đi, rồi chú cho mày về, mày bảo gia đình nhà mày rút hết mấy cái đơn đó lại rồi chú cho mày về.

Bất ngờ, mình bị đánh đập như thế thì mình hãi. Mình không nghĩ công an lại đánh người dã man như thế, chẳng cần biết phải trái, cứ đánh là đánh. Mình chỉ muốn về nhà cho đỡ sợ, cái thứ hai là mình muốn về nhà để nói cho người nhà là công an nó như thế, chứ nó không phải là người ta đang điều tra đâu.

Vậy là anh đã cho lời khai gì với công an?

Cái tờ khai đó nó đọc cho mình viết, nó đọc như thế nào thì viết như thế ấy, về việc mình đi làm giấy tờ, xác nhận giả về thời gian anh Chưởng về quê.

Đó là ngày mùng 10 tháng Tám, khoảng tám ngày sau khi anh Chưởng bị bắt. [Nguyễn Văn Chưởng bị bắt vào rạng sáng ngày 3/8/2007]

Nó cho mình viết mấy tờ khai ấy, cho cả người vào ghi cung, hỏi cung mình vào ngày đấy, rồi ngày sau nữa. Đến ngày thứ ba nó chuyển mình từ Công an TP. Hải Phòng về Công an quận Lê Chân. Nó vẫn mớm cung mình trong mấy lần hỏi cung, nó nói tạm giữ mày ở đây, mày cứ khai ngoan đi rồi cho mày về, tức là khai là làm giấy tờ giả như công an đã đọc cho mình ghi.

Rồi một buổi sáng mình được gọi lên ký giấy tờ thì mới thấy lệnh bắt tạm giam mình hai tháng. Mình bị đưa vào giam ở buồng H giam những người có bệnh.

[Hết phỏng vấn]


Nguyễn Trọng Đoàn bị tuyên án hai năm tù giam về tội “che giấu tội phạm” trong cùng vụ án xét xử Nguyễn Văn Chưởng và những người khác.

Anh ra tù vào năm 2009, lập gia đình với một người bạn học vào năm 2013. Một vài năm sau đó, Đoàn được chẩn đoán ung thư xương. Anh qua đời vào ngày 7/6/2023. Anh và vợ có hai con.

Năm 2013, nhân chứng Trần Quang Tuất tố cáo với báo chí rằng anh đã bị điều tra viên bức cung, bị đấm vào đầu nên cho lời khai sai. Anh Tuất đính chính với báo chí rằng Nguyễn Văn Chưởng đã đến nhà anh chính xác vào lúc 21h15 phút tối ngày 14/7/2007, hôm đó trời mưa, anh còn phụ vợ che bạt cho đám dưa chờ người đến cân. Vì vậy Chưởng không thể nào đi về Hải Phòng để giết người. [3]

Chị Nguyễn Thị Bảy - vợ của Nguyễn Văn Chưởng - nói với báo chí rằng tối ngày 14/7/2007, Chưởng và anh bạn tên Trường đã ăn cơm tại quán cà phê Thiên Thần, tức là nơi Chưởng và chị mở quán tẩm quất, và sửa xe ở hàng bên cạnh rồi đi về Hải Dương. Đến 11h tối ngày hôm sau thì hai người mới quay lại quán cà phê này.

Nguyễn Trọng Đoàn cũng từng thuật lại với báo chí rằng công an từng cho anh xem một tờ giấy nhận tội đã giết người của Nguyễn Văn Chưởng để bắt anh khai rằng Chưởng không có về nhà vào đêm hôm ấy. Đoàn bảo đây không phải là nét chữ của anh Chưởng thì bị đánh ngay lập tức. Họ còn nói rằng: “Mày biết vụ bên Thủy Nguyên không? Cả làng nó ra làm chứng nhưng bọn tao thích bắt và vẫn bắt”.

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án

Ngày 4/8/2023, gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng nhận được thông báo từ Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng về việc làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt của người bị thi hành án tử hình. Thông báo không nói rõ ngày thi hành án

Tại sao Nguyễn Văn Chưởng bị tử hình?

Lý do Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình là do cảnh sát Hải Phòng cho rằng ông là chủ mưu. Tuy nhiên căn cứ kết tội chỉ là lời khai của một trong ba người bị tố cáo tham gia vụ giết người, ông Vũ Toàn Trung và bạn gái ông này.

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng là ai?

Nguyễn Văn Chưởng (sinh năm 1983, quê ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) bị cáo buộc chủ mưu trong vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tối 14/7/2007, tại Hải Phòng. Ngày 12/6/2008, Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Văn Chưởng.

Tử tù Lê Văn Mạnh là ai?

Ông Lê Văn Mạnh, sinh năm 1982, bị kết án tử hình vì bị cho là thủ phạm trong vụ án "hiếp dâm và giết" một nữ sinh ở cùng thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá năm 2005 cho dù ông liên tục kêu oan và việc kết tội ông không có bằng chứng thuyết phục cũng như có nhiều thiếu sót trong quá trình điều tra.

Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan Luật sư nói gì?

Trong đơn kêu oan của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, ông nói rằng mình bị tra tấn, nhục hình. Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư TP Hà Nội), người bảo vệ cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cùng từng thông tin rằng, tại tòa cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội.