Những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế

BÀI TẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NINVai trò của công nghệ thông tin đối với Y tếThế giới luôn luôn phát triển không ngừng, luôn hướng tới những cái mới, ngày càng tạo ra nhiều tri thức mới để phục vụ cho cuộc sống con người. Tri thức Khoa học Công nghệ là một tri thức khoa học mà sản phẩm của nó là các thành tựu khoa học vô cùng quý giá. Việc tạo ra các tri thức Khoa học, công nghệ như là một bước đột phá của sự phát triển trong xã hội loài người, nó thể hiện những gì tinh túy nhất của tri thức con người. Giờ đây khoa học công nghệ (KHCN) đã không thể thiếu trong cuộc sống con người, nó đã đi sâu vào mọi mặt mọi lĩnh vực của cuộc. sống trong xã hội. Nhờ có nó mà cuộc sống con người đã hoàn toàn thay đổiTừ việc con người phải dùng tay tính toán các phép tính đơn giản thì ngày nay có phát minh của máy vi tính mà việc tính toán hàng tỷ phép tính chỉ trong vài giây đã trở nên hết sức đơn giản phục vụ cho các nghiên cứu và dự đoán. Từ việc liên lạc với nhau bằng những bức thư viết tay thì giờ đây nhờ có hệ thống Internet toàn cầu thì con người có thể trực tiếp nói chuyện với nhau ở bất cứ nơi đâu trên trái đất. Trong các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…thì việc quản lý đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ các phần mềm quản lý do con người tạo ra. Cũng như trong y học thì việc khám và chữa bệnh nhờ các kĩ thuật hiện đại đã thực sự không thể thiếu, nhờ có nó mà một số căn bệnh trươc đây y học phải bó tay mà giờ đây đã trở nên hết sức dễ dàng…1Ta có thể thấy vai trò không thể thiếu của các tri thức khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội hiện đại. Với sự phát triển của các lĩnh vực đó thì nó càng thể hiện rõ được vai trò của nó. Tri thức khoa học, công nghệ luôn khẳng định được vai trò chủ đạo của nó với sự phát triển đi lên của các lĩnh vực trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học vào mục tiêu phát triển là một điều tất yếu không thể thiếu vì những gì mà KHCN đem lại là hết sức to lớn, góp phần cho sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả.Cụ thể ta có thể thấy được hiệu quả của việc áp dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào lĩnh vực Y tế như thế nào. Vai trò của CNTT với sự phát triển của ngành Y tế là hết sức to lớn và cần thiết. CNTT đã dần trở thành một yếu tố không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển ngành Y tế của một quốc gia, nó nắm giữ một vai trò chủ đạo.Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ là mũi nhọn cho quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý mà còn “đỡ đầu” cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong KCB như chụp cắt lớp, mổ nội soi... thăm khám cho bệnh nhân qua hệ thống điện tử...Ta có thể thấy được những hiệu quả vô cùng to lớn mà Công nghệ thông tin đem lại trong việc khám chữa bệnh ở các bệnh viện: “Hơn một năm trước, Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, BV Bạch Mai, một trong những đơn vị tiên phong của BV đã áp dụng thử nghiệm đưa thẻ KCB điện tử nhỏ gọn như thẻ ATM với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân. Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ KCB điện tử mua thẻ tại Khoa KCB theo yêu cầu, bệnh nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu để truy cập trang web của BV Bạch Mai bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn là có... đường truyền Internet! Hiệu quả của việc ứng 2dụng CNTT đã thấy rõ, bởi thẻ KCB điện tử giống như một bệnh án điện tử, mỗi lần đi KCB, bệnh nhân không phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án và chờ đợi làm các thủ tục xét nghiệm, thăm khám lại mà bác sĩ điều trị vẫn có thể xác định tương đối chính xác phác đồ điều trị bởi mọi thông tin như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các chất chống chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần KCB, điều trị... đã được lưu giữ tại hệ thống máy tính của BV. Việc này vừa tạo ra vô vàn thuận lợi cho người bệnh vừa góp phần nâng cao chất lượng KCB và đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục hành chính của Khoa.” Việc áp dụng CNTT vào việc khám bệnh đã làm giảm thời gian khám bệnh, giúp cho bệnh nhân không phải chờ đợi lâu so với trước kia, vì vậy đã giúp ích rất tốt cho công tác khám chữa bệnh ngày nay: “Tại BV Nhi Đồng 1, thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung bình khoảng 30 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút nay còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2-4 giờ, nay chỉ còn... 15 phút! Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ xấu, khó đọc nay nhờ áp dụng CNTT, đơn thuốc được in trên giấy không chỉ dễ đọc, lãnh đạo BV lại dễ dàng quản lý việc kê đơn đã làm giảm đáng kể tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý cho người bệnh.” “Với BV Gang thép Thái Nguyên, 100% bệnh nhân đã được quản lý trên mạng của BV với mã số riêng giúp cho việc tra cứu các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh chóng trong thời gian khoảng 1 phút thay cho việc phải chờ đợi các thủ tục hành chính để rút các hồ sơ bệnh án như trước (kéo dài gần 1 ngày); Việc ứng dụng CNTT cũng đã giúp phòng chức năng kiểm tra được các thất thu về tài chính, làm giảm tỷ lệ thất thu trong toàn BV từ trung bình >10 triệu đồng/tháng xuống còn < 1 triệu đồng/ tháng... và làm giảm 2/3 thời gian giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện cho cho các thầy thuốc có thêm thời gian chăm sóc bệnh nhân”3Trong công cuộc đổi mới của đất nước hơn 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Chính phủ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và sự phấn đấu vượt lên trên mọi gian khó của đội ngũ cán bộ khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trong ngành, Ngành Y tế Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ con người Việt Nam đã đạt đựơc mục tiêu đề ra. Trong đó, khoa học và kỹ thuật công nghệ đã đóng góp vai trò quan trọng giải quyết những vấn đề thiết thực, cấp bách về y tế và y học, góp phần to lớn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Khoa học, công nghệ thực sự là động lực phát triển Y tế và Y học Việt NamKhông chỉ vây, việc áp dụng CNTT nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn cho nền Y học của Việt Nam:Khoa học, công nghệ đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bước thanh toán một số dịch bệnh nguy hiểm ở Việt Nam trong 10 năm cuối thể kỷ XX, giảm tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh như: sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp ở trẻ em, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh lớn ngay cả trong và sau thiên tai bão lụt lớn. Ví dụ như, về sốt rét năm 2000 so với năm 1991 đã giảm chết hơn 96,8% và giảm mắc hơn 73,1% và duy trì kết quả bền vững đến nay.Trong lĩnh vực khám chữa bệnh: “Ứng dụng nhiều kỹ thuật mới hiện đại đã thiết thực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các kỹ thuật hiện đại về chẩn đoán hình ảnh đã được áp dụng tại các trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế... góp phần phát hiện chính xác một số căn bệnh mà trước kia chưa chẩn đoán được. Các kỹ thuật điều trị hiện đại như phẫu thuật nội soi, tán sỏi, ghép thận, ghép tuỷ, thay chỏm xương đùi, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh ngoài bao (phương pháp Pha - co), các 4kỹ thuật vi phẫu tạo hình, công nghệ cao về nha khoa, ứng dụng công nghệ laser vào y học, ứng dụng máy giatốc trong điều trị ung thư, về sản khoa, đã thành công thụ tinh trong ống nghiệm. Đặc biệt, trong chuyên ngành Tim mạch đã tiếp thu, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến. Đó là các kỹ thuật không xâm hiện đại nhưSiêu âm Doppler màu, siêu âm ba chiều, siêu âm trong thực quản. Ngành tim mạch Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật tim mạch can thiệp như mổ tim hở, thay van tim, chụp buồng tim, nong động mạch vành, bắc cầu nối động mạch vành, nong van 2 lá bằng bóng Inoue, ghi điện sinh lý trong buồng tim và triệt bỏ các cầu nối phụ để điều trị loạn nhịp tim”Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp các bệnh viện quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thống thất thu viện phí, công khai minh bạch tài chính bệnh nhân, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toànChẩn đoán hình ảnh đã góp phần quan trọng nâng cao tính chính xác, kịp thời và hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh. Như dựa trên hình ảnh siêu âm, người thầy thuốc có thể đo được tương đối chính xác kích thước các tạng đặc trong ổ bụng (gan, lách, thận, tuỵ, ...) và phát hiện các khối bất thường nếu có. Từ hình ảnh siêu âm tim có thể xác định cấu trúc, kích thước các buồng tim, van tim và các mạch máu lớn. Trong sản khoa, siêu âm giúp xác định và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ; hình ảnh CT Scanner giúp thầy thuốc xác định được một số bệnh lý ở sọ não, đặc biệt là xác định máu tụ nội sọ, khối u não; chụp cộng hưởng từ hạt nhân xác định chính xác hơn các hình thái và các khối bất thường trong cơ thể (nếu có).Các thiết bị và máy y tế về chẩn đoán hình ảnh ngày càng ứng dụng nhiều hơn về công nghệ thông tin, các phần mềm cho các máy Y tế ngày càng được nâng cấp, nhất là khi kỹ thuật số ra đời và phát triển đã ghi nhận và phân tích tín hiệu rất tốt, cho hình ảnh sâu hơn, chất lượng ảnh tốt hơn.5

Từ giao thông vận tải đến sản xuất cho đến giáo dục, công nghệ thông tin đang ảnh hưởng đến hầu hết mọi ngành công nghiệp của nước ta, đặc biệt là ngành y tế. Từ việc kiểm tra bệnh nhân bằng phương pháp điện tử và cập nhật hồ sơ bệnh án của họ đến chuyển tiếp kết quả xét nghiệm máu kỹ thuật số cho bệnh nhân, công nghệ thông tin đang chuyển đổi ngành y tế một cách nhảy vọt. Vậy ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Trong khi công nghệ thông tin đề cập đến việc sử dụng máy tính, viễn thông và các hệ thống khác để lưu trữ, truy xuất và chia sẻ thông tin thì công nghệ thông tin trong y tế đề cập đến việc sử dụng an toàn công nghệ để quản lý thông tin liên quan đến sức khỏe.

Một số ví dụ về công nghệ thông tin trong y tế là:

  • Sổ đăng ký bệnh trên máy tính
  • Kê đơn điện tử
  • Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử
  • Ứng dụng CNTT sức khỏe người tiêu dùng...

Mục đích chính của công nghệ thông tin trong y tế là nâng cao sức khỏe tổng thể của người dân thông qua việc nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Đồng thời, duy trì sự riêng tư trong khi cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân. 

Ý nghĩa của công nghệ thông tin trong ngành y tế

Công nghệ thông tin đang được sử dụng theo nhiều cách để cải thiện sự an toàn của bệnh nhân, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giao tiếp giữa nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân. 

Công nghệ thông tin trong ngành y tế hay trong khám chữa bệnh có vai trò rất quan trọng vì nó: 

  • Giúp cung cấp thông tin chính xác hơn, có thể hành động và dễ tiếp cận hơn liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của họ. 
  • Cho phép các quyết định tốt và nhanh hơn liên quan đến các rủi ro sức khỏe ảnh hưởng đến một cá nhân cũng như công chúng.
  • Hỗ trợ giao tiếp tốt hơn giữa bệnh nhân và các y, bác sĩ chăm sóc sức khỏe.  
  • Giúp xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội cho cả bệnh nhân cũng như đội ngũ y, bác sĩ chăm sóc sức khỏe.
  • Nâng cao nhận thức của bệnh nhân cũng như công chúng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe có thể dẫn đến kết quả tích cực.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế như thế nào?

Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, hiện nay ngành y tế đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc vận hành hệ thống khám chữa bệnh, công tác khám chữa bệnh, quản lý bệnh nhân cũng như các hoạt động của cơ sở y tế. 

Một trong những ứng dụng đáng chú ý nhất của công nghệ thông tin trong y tế là quản lý hồ sơ và dữ liệu bệnh nhân. Trước đây, các tài liệu bằng giấy được sử dụng để duy trì hồ sơ của bệnh nhân nhưng những hồ sơ này dễ bị mất, hiểu sai hoặc hư hỏng. CNTT đã giúp các y, bác sĩ chăm sóc sức khỏe theo dõi hồ sơ của bệnh nhân một cách dễ dàng và an toàn. Nhân viên y tế có thể thêm hồ sơ dược, tia X, kết quả xét nghiệm và thậm chí là dấu hiệu quan trọng vào biểu đồ ảo để dễ đọc, chia sẻ và kiểm tra so với các hồ sơ khác.

Ngoài ra, một ngành học hoàn toàn mới được gọi là tin học điều dưỡng đã được hình thành bằng cách kết hợp CNTT và chăm sóc y tế. Ngành học này kết hợp thực hành điều dưỡng với quản lý CNTT và giúp những người có niềm đam mê khoa học và dữ liệu trong việc phục vụ bệnh nhân y tế đồng thời cải thiện chăm sóc sức khỏe. Với nhu cầu ngày càng tăng trong công nghệ, lĩnh vực này đang trở nên phổ biến hơn từng ngày.

Theo một cuộc khảo sát của Robert Wood Johnson Foundation, người ta thấy rằng các y tá sử dụng CNTT có nhiều khả năng phát hiện ra các lỗi y tế hơn. Bên cạnh đó, nếu y tá dành ít thời gian hơn cho việc ghi chép việc chăm sóc bệnh nhân thì họ có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc bệnh nhân. 

Ngoài ra, khi ngày càng có nhiều người tham gia bảo hiểm và tìm kiếm dịch vụ chăm sóc chất lượng, nhu cầu về công nghệ thông tin có thể giúp họ theo dõi chính xác hồ sơ của bệnh nhân và cải thiện chăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt, khi công nghệ thông tin trong y tế được mở rộng, nó sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho các chuyên gia CNTT trong môi trường bệnh viện. Từ nhân viên ghi chép y tế, chuyên gia mã hóa y tế, chuyên gia tư vấn CNTT lâm sàng và nhà phân tích hệ thống chăm sóc sức khỏe, vai trò trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang tăng lên hàng năm. Ngoài việc tạo ra việc làm, CNTT sẽ luôn phù hợp với các nhà quản lý bệnh viện và các nhà hoạch định chính sách để tăng khối lượng, tốc độ và chất lượng dịch vụ của họ trong các trung tâm chăm sóc. 

Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế đang là một lĩnh vực đầy tiềm năng và dự báo một tương lai phát triển hơn nữa. Nhờ công nghệ thông tin mà khoảng cách giữa các y bác sĩ và bệnh nhân được kéo lại gần hơn, tăng sự tương tác cũng như mang lại sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất. 

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong đời sống của chúng ta. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline 0976.389.199, ISOCERT sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất cho bạn!