Niêm mạc hậu môn là gì

1. Tổng quan:

Nứt ống hậu môn là một vết rách nhỏ trên da và niêm mạc hậu môn. Nứt ống hậu môn có thể xảy ra khi bạn đi cầu táo bón hoặc phân quá cứng. Đây là một trong bệnh lý điển hình thường gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đi cầu.

Nứt ống hậu môn thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng cũng là nguyên nhân chảy máu hậu môn hay gặp ở tuổi thiếu niên . Đa số bệnh sẽ khỏi trong vài tuần với việc cải thiện tình trạng táo bón, nhưng một số ít nứt hậu môn sẽ thành mạn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

- Đau hậu môn nhiều khi đi cầu, đau rát có thể kéo dài đến vài giờ.

- Có máu đỏ tươi dính phân hoặc giấy vệ sinh.

- Ngứa ngáy, khó chịu quanh hậu môn.

- Có thể thấy một vết rách trên da quanh hậu môn.

- Thường có da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vị trí vết nứt.

3. Nguyên nhân

- Các nguyên nhân thường gặp là: Phân cứng hoặc phân quá lớn; Táo bón và phải rặn nhiều khi đi cầu; Tiêu chảy kéo dài; Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng; Bệnh Crohn’s  hoặc các bệnh viêm đại tràng khác

- Các nguyên nhân ít gặp hơn: Quan hệ tình dục ngã hậu môn; Ung thư hậu môn- trực tràng.

HIV; Lao hậu môn –trực tràng; Giang mai.

4. Yếu tố nguy cơ

- Trẻ em: nhiều trẻ nhỏ bị nứt hậu môn trong những năm đầu đời mà không  có nguyên nhân.

- Người lớn tuổi :nhiều người lớn tuổi có thể bị nứt hậu môn do sự giảm máu nuôi, hậu quả của việc giảm tưới máu vùng hậu môn trực tràng.

- Táo bón: rặn nhiều khi đi cầu và phân quá cứng tăng nguy cơ bị nứt hậu môn.

- Hậu sản: Nứt hậu môn thường xảy ra vối phụ nữ trong thời kì hậu sản, có lẽ do ăn uống quá kiêng khem gây táo bón.

- Bệnh Crohn’s.

5. Biến chứng

- Nứt hậu môn mạn tính: nứt hậu môn không lành sau 6 tuần sẽ trở thành mạn tính.

- Nứt hậu môn tái phát: những người từng bị nứt hậu môn một lần, có nguy cơ sẽ bị lần khác.

- Vết nứt lan vào cơ vòng hậu môn: nứt hậu môn có thể ăn sâu vào cơ vòng hậu môn, làm cho vết nứt khó lành. Giai đoạn này cần điều trị thuốc hoặc phải phẫu thuật.

6. Chẩn đoán

- Nội soi trực tràng: Thường được thực hiện ở bệnh nhân dưới 50 tuổi, không có yếu tố nguy cơ bệnh lí ruột non hay ung thư đại tràng.

- Nội soi đại tràng: Thực hiện đối với bệnh nhân trên 50 tuổi, cho phép khảo sát toàn bộ đại tràng.

- Đo áp lực hậu môn: Nhằm đánh giá trương lực cơ thắt hậu môn, cũng như đo độ nhạy cảm và chức năng của trực tràng.

7. Điều trị

- Nứt ống hậu môn thường lành trong vài tuần, nếu bệnh nhân giữ cho phân mềm và điều trị táo bón hay tiêu chảy. Tuy nhiên nếu vết nứt không lành trong 6 đến 8 tuần, bệnh nhân cần điều trị thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.

- Đối với trẻ nhũ nhi bị nứt hậu môn, thay tã thường xuyên và giữu hậu môn khô sạch, chống táo bón và giữ trẻ không rặn nhiều khi đi cầu.

* Điều trị không phẫu thuật:

- Thay đổi lối sống: bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn, uống nhiều nước hơn, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc làm mềm phân, nếu vẫn không có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp không phẫu thuật sau:

+ Bổ sung chất xơ: cung cấp chất xơ thường xuyên giúp làm mềm phân và dễ đi tiêu, tránh gây nứt thêm.

+ Ngâm hậu môn:. Ngâm nước ấm 10 đến 20 phút nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đi tiêu, sẽ giúp thư giãn cơ thắt giúp dễ lành bệnh. Không sử dụng xà phòng hoặc tắm bông bóng vì có thể gây kích ứng vùng hậu môn.

+ Thuốc kem: Anusol-HC, oxit kẽm…. giúp làm giảm khó chịu từ vết nứt nhẹ.

+ Nitrogylcerin: bôi nitroglycerin vùng hậu môn giúp giãn mạch và gia tăng lượng máu đến vết nứt, giúp vết nứt mau lành. Liệu pháp này cũng giúp làm giảm áp lực cơ thắt hậu môn, giúp giảm bớt sự co thắt và giảm đau. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, huyết áp thấp và chóng mặt

+ Botox:  Tiêm một liều nhỏ của onabotulinumtoxinA (Botox) vào cơ vòng hậu môn làm liệt các cơ thắt trong vài tháng, gây giãn cơ thắt. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau tại chỗ tiêm hay nhẹ, tạm thời rò rỉ khí hoặc phân (hậu môn không kiểm soát).

+ Thuốc chẹn kênh calci: nifedipine (Adalat) và diltiazem (Cardizem), uống hoặc nghiền thành một chất gel và bôi vào vết nứt, góp phần làm giãn cơ thắt.

- Phẫu thuật: Nứt hậu môn mãn tính nếu không chữa lành với phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật liên quan đến việc cắt giảm một phần nhỏ của cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và đau , giúp vết nứt mau lành.

a. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT:

- Một phần quan trọng của việc chuẩn bị cho phẫu thuật là làm sạch phân trong đại tràng

- Sáng ngày phẫu  thuật bệnh nhân nhịn ăn uống hoàn toàn, được bơm 1 tube Fleet enema 133 ml. Sau khi đi cầu hết phân, bệnh nhân cần tắm với xà phòng diệt khuẩn, sau đó sẽ được chích kháng sinh và chuyển phòng mổ

b. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT

- Chăm sóc tại chỗ:

+ Ngâm hậu môn với nước muối ấm ( 0,9 %) ít nhất 3-4 lần một ngày và sau mỗi lần đi tiêu. Điều này sẽ giúp giảm cơn đau co thắt trực tràng và làm sạch vết  mổ. Không sử dụng giấy vệ sinh mà nên rửa bằng nước ấm sau khi đi tiêu.

+ Vết mổ sẽ rỉ dịch vàng ít nhất 7-14 ngày.  Dịch tiết sẽ giảm dần và sẽ hết hẳn vào khoảng tuần thứ tư.

+ Dùng thuốc giảm đau và dùng thuốc nhuận trường  để ngăn chặn táo bón.

+ Hoạt động:

• Tránh ngồi hoặc đứng lâu hơn 1 giờ tại một thời điểm. Trong 6 tuần đầu tiên, không nâng nhiều hơn 5 kg. Lưu ý không Khuân vác nặng vì điều này làm tăng nguy cơ chảy máu.

• Đừng lái xe trong khi uống thuốc giảm đau có nguồn gốc á phiện.

• Tái khám trước khi trở lại làm việc

• Hoạt động tình dục có thể được khi bạn cảm thấy thoải mái.

- Tránh táo bón: Ăn nhiều chất xơ và có chế độ ăn uống cân bằng mỗi ngày để tánh táo bón.

- Báo bác sĩ ngay khi có các triệu chứng:

+ Chảy lượng lớn máu đỏ tươi từ trực tràng không dừng khi đè ép trực tràng trong 10 phút

+ Nhiệt độ hơn 38,5 độ C cho 2  lần lấy cách nhau 4 giờ. Lấy nhiệt độ của bạn một lần mỗi ngày trong một tuần

+ Dịch tiết có mùi hôi

+ Sưng đau nhiều vùng mổ

+ Đi tiêu không tự chủ

+ Khó đi tiểu

KẾT LUẬN:

- Nứt ống hậu môn là bệnh lí thường gặp, đặc biệt ở giới trẻ trong thời đại ngày nay do chế độ ăn ít chất xơ, ít uống nước và thói quen ít vận động.-

- Nếu đến sớm thì việc điều trị không khó, 80-90 % nứt hậu môn điều trị sớm và đúng sẽ khỏi bệnh sau 4 tuần. Tuy nhiên do e ngại nên bệnh nhân thường đến khám trễ, khi vết nứt hậu môn đã chuyển sang mạn tính, thường cần phải phẫu thuật để điều trị. Vì vậy chúng ta cần nang cao nhận thức về bệnh. Có chế độ ăn uống nhiều chất xơ,uống nhiều nước, tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên để có cuộc sống khoẻ mạnh, không bệnh tật.

BS. NGUYỄN PHAN – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn 

Tài liệu tham khảo:

  1. bệnh học hậu môn – trực tràng. GS Nguyễn Đình Hối.
  2. www.mayoclinic/heath/ anal- fissure/31 Aug 2010.
  3. www.patient.uk/an anal fissure.

Niêm mạc hậu môn là gì
Niêm mạc hậu môn là gì

Nứt hậu môn, hay còn gọi là bệnh nứt kẽ hậu môn, có thể gây đau và chảy máu trong hoặc sau khi bạn đi đại tiện. Vậy nứt hậu môn là gì? Làm thế nào để điều trị nứt hậu môn đúng cách? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Vết nứt hậu môn (nứt kẽ hậu môn) là một vết cắt nhỏ hoặc rách ở niêm mạc hậu môn. Các vết nứt trên da gây ra đau dữ dội và có thể chảy máu đỏ tươi trong và sau khi đi tiêu. Đôi khi, vết nứt có thể đủ sâu để lộ các mô cơ bên dưới.

Thực tế, nứt hậu môn thường là một tình trạng nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, và thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì đây là nhóm tuổi dễ bị táo bón nhất.

Trong hầu hết các trường hợp, vết nứt sẽ tự lành trong vòng 4-6 tuần. Trong trường hợp vết nứt kéo dài hơn 8 tuần, bạn sẽ mắc nứt hậu môn mãn tính.

Các triệu chứng nứt hậu môn là gì?

Các triệu chứng nứt hậu môn bao gồm:

  • Đau, đôi khi có thể nghiêm trọng, trong khi đi tiêu
  • Đau sau khi đi tiêu có thể kéo dài đến vài giờ
  • Máu đỏ tươi trên phân hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiêu
  • Một vết nứt có thể nhìn thấy ở vùng da xung quanh hậu môn
  • Một cục u nhỏ hoặc mụn thịt trên da gần vết nứt hậu môn

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Gặp bác sĩ nếu bạn bị đau khi đi tiêu hoặc thấy có máu trên phân hay giấy vệ sinh sau khi đi tiêu.

Nguyên nhân gây nứt hậu môn

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến hậu môn bị nứt là do tổn thương niêm mạc hậu môn hoặc ống hậu môn, phần cuối của ruột già.

Hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người bị táo bón, khi phân cứng hoặc lớn làm rách niêm mạc ống hậu môn.

Các nguyên nhân có thể khác có thể gây nứt kẽ hậu môn như:

  • Tiêu chảy kéo dài
  • Bệnh viêm ruột (IBD), chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
  • Mang thai và sinh nở
  • Đôi khi, nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI), chẳng hạn như giang mai hoặc herpes, có thể lây nhiễm và làm hỏng ống hậu môn
  • Cơ hậu môn co thắt chặt chẽ khác thường, có thể làm tăng áp lực trong ống hậu môn, làm cho nó dễ bị rách hơn

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ không thể xác định nguyên nhân rõ ràng gây bệnh.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và các đặc điểm của cơn đau. Họ cũng có thể hỏi về thói quen đi vệ sinh của bạn.

Bác sĩ thường sẽ có thể nhìn thấy vết nứt bằng cách quan sát trực tiếp.

Ngoài ra, họ cũng có thể yêu cầu thủ thuật này gọi là khám trực tràng bằng ngón tay. Trong đó, bác sĩ sẽ đưa ngón tay đeo găng và được bôi trơn vào hậu môn để cảm nhận sự bất thường. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được sử dụng để chẩn đoán vết nứt hậu môn vì có thể gây đau.

Nếu nghi ngờ các vấn đề nghiêm trọng gây ra vết nứt, bác sĩ có thể kiểm tra hậu môn của bạn kỹ hơn bằng cách dùng thuốc gây mê để giảm đau.

Đôi khi, bác sĩ sẽ đề nghị đo áp lực cơ thắt hậu môn đối với các vết nứt không đáp ứng với các phương pháp điều trị đơn giản.

Điều trị nứt hậu môn

Hầu hết các vết nứt hậu môn không cần điều trị chuyên sâu. Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp thúc đẩy chữa bệnh và giảm các triệu chứng khó chịu. Bạn có thể điều trị nứt hậu môn tại nhà bằng cách:

  • Sử dụng thuốc làm mềm phân không kê đơn
  • Uống nhiều nước
  • Bổ sung chất xơ và ăn nhiều thực phẩm nhiều chất xơ, như trái cây và rau củ
  • Tắm ngồi để thư giãn các cơ hậu môn, giảm kích ứng và tăng lưu lượng máu đến vùng hậu môn
  • Bôi thuốc mỡ nitroglycerin để thúc đẩy lưu lượng máu đến khu vực hoặc kem hydrocortison để giúp chống viêm. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Dùng thuốc giảm đau tại chỗ, chẳng hạn như lidocaine, vào hậu môn để giảm bớt sự khó chịu

Nếu các triệu chứng của bạn không giảm bớt trong vòng hai tuần điều trị, hãy đến gặp bác sĩ để được đánh giá thêm. Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đề nghị các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như dùng thuốc mỡ hoặc tiêm botox.

Nếu tình trạng của bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt cơ thắt hậu môn.

Bạn cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các vết nứt hậu môn là dấu hiệu của chế độ ăn ít chất xơ và táo bón. Chúng có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tiềm ần.

Tình trạng này có thể dẫn đến:

  • Vết thương không thể chữa lành. Nếu vết nứt không lành trong vòng 8 tuần, bạn có thể bị nứt hậu môn mãn tính và cần điều trị thêm.
  • Tái phát vết nứt. Một khi đã bị nứt hậu môn, bạn có xu hướng sẽ tái phát tình trạng này.
  • Vết nứt kéo dài đến các cơ xung quanh. Trong một số trướng hợp, vết nứt có thể kéo dài vào vòng cơ co thắt hậu môn, làm cho vết nứt khó lành hơn. Điều này có thể khiến bạn khó chịu và phải cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật để giảm đau và sửa chữa hoặc loại bỏ vết nứt.

Phòng ngừa nứt hậu môn

Thực tế, không thể phòng ngừa tình trạng nứt này, nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro mắc bệnh bằng cách:

  • Luôn giữ cho vùng hậu môn khô
  • Làm sạch vùng hậu môn nhẹ nhàng bằng xà phòng nhẹ và nước ấm
  • Uống nhiều nước, ăn thực phẩm nhiều chất xơ và tập thể dục thường xuyên để tránh táo bón
  • Điều trị tiêu chảy ngay lập tức
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ sơ sinh

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.