Linh vật việt nam trong văn hóa truyền thống năm 2024

(ĐCSVN) – Linh vật được người Việt sáng tạo và sử dụng như những biểu trưng văn hóa để truyền đạt ý tưởng, niềm tin tâm linh, tôn giáo, đồng thời phản ánh khả năng cảm thụ nghệ thuật của người Việt ở mỗi vùng văn hóa. Di sản văn hóa vật thể này góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Việt đa dạng và lung linh sắc mầu.

Nghệ thuật điêu khắc linh vật cổ của người Việt xuất hiện lâu đời và trải dài qua nhiều vùng văn hóa. Kho tàng nghệ thuật dân gian này được lưu giữ trong đời sống dân gian, các bảo tàng, các đền chùa hay trong các nghi lễ tôn giáo…

Các tác phẩm điêu khắc mang biểu tượng linh vật ở nhiều thời kỳ lịch sử đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng lịch sử Việt Nam; và trong các bộ sưu tập linh vật cổ dưới đây, giúp công chúng thưởng lãm những nét đẹp của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, ý nghĩa của linh vật đối với đời sống xã hội. Qua đó, bồi đắp thêm khả năng cảm thụ nghệ thuật của công chúng, phát huy những giá trị di sản mỹ thuật truyền thống, làm lành mạnh môi trường thẩm mỹ cộng đồng, đồng thời góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị truyền thống trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

Ngày 28/10/2015, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã khai mạc và giới thiệu tới công chúng triển lãm cổ vật với chủ đề “Linh vật Việt Nam”.

Trong đời sống văn hóa người Việt, linh vật là những con vật linh thiêng, có trong huyền thoại hoặc được con người linh hóa, sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin về tâm linh, tôn giáo.

Linh vật việt nam trong văn hóa truyền thống năm 2024
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm “Linh vật Việt Nam” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Linh vật việt nam trong văn hóa truyền thống năm 2024
Triển lãm đem đến cho người xem nhiều thông tin thú vị về nguồn gốc cũng như vai trò, chức năng sử dụng của các linh vật truyền thống trong đời sống văn hóa Việt Nam.

Linh vật việt nam trong văn hóa truyền thống năm 2024
Triển lãm cũng thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài.

Trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, linh vật có nhiều loại khác nhau. Có loại do người Việt Nam tự sáng tạo, có loại hình thành nên do quá trình tiếp biến từ những nền văn hóa bên ngoài. Mỗi linh vật trong quá trình hình thành, phát triển vừa thể hiện bản sắc riêng phù hợp với truyền thống văn hóa, vừa mang đặc điểm, phong cách của từng thời kỳ.

Triển lãm lần này giới thiệu hơn 100 hiện vật tiêu biểu được chia thành 27 loại hình linh vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Trong đó có nhiều hiện vật quý và có giá trị như: vật Tổ trong Văn hóa Đông Sơn, rồng, kỳ lân, rùa, long mã, voi, 12 con giáp….

Triển lãm “Linh vật Việt Nam” được trưng bày lần này với mong muốn giúp công chúng khám phá, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sự phong phú, đa dạng và độc đáo của những linh vật Việt Nam, cũng như những diễn biến phát triển, đặc điểm tạo hình, phong cách nghệ thuật, chức năng sử dụng, cùng những ý nghĩa biểu tượng văn hóa của chúng... Từ đó khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam, nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa.

Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Lâm Biền khẳng định linh vật là sản phẩm tư duy liên tưởng của con người gắn với thực tế cuộc sống, đặc biệt là lao động sản xuất. Qua linh vật, con người gửi gắm vào đó ước vọng, niềm tin vì linh vật mang trong mình sức mạnh tổng hòa của nhiều con vật hội tụ lại.

Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, linh vật Việt Nam cơ bản nhất phải nhắc đến long, lân, quy, phượng, trong đó, rồng (long) trong dân gian thường hay liên quan đến mây, mưa, sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi; còn với vương triều phong kiến, rồng thường hay gắn với uy quyền của nhà vua.

Phượng và lân là các linh vật thường gắn với tầng trời, là hiện thân của các bậc thánh nhân, người tài trí; sau này phượng còn được gắn với hình ảnh của hoàng hậu trong các triều đình phong kiến.

Con lân trong văn hóa người Việt còn có nhiều tên gọi khác như nghê, sấu, cù... Con rùa là vật dưới đất, thường hay đội hạc nhằm tạo nên thế âm dương đối đãi...

Ngoài 4 linh vật nêu trên, văn hóa Việt Nam còn hay để cập đến một số linh vật khác như hổ, voi, hươu, ngựa, cá chép, khỉ...

Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Lâm Biền khẳng định trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử, văn hóa Việt Nam có giao thoa, học tập nhiều nét từ văn hóa nước ngoài song về cơ bản, linh vật của Việt Nam luôn giữ nét hiền hòa, cân bằng tạo cảm giác yên bình chứ không có tính chất áp chế, đe dọa như linh vật nước ngoài.

Linh vật (những con vật linh thiêng) là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa, được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo.

Linh vật thường được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết và được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Người xưa tin rằng linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.

Linh vật trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam có nhiều loại khác nhau, do người Việt Nam sáng tạo nên hoặc giao lưu, tiếp biến từ các nền văn hóa bên ngoài, được sử dụng rộng rãi từ lâu đời, phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc. Mỗi linh vật trong quá trình hình thành, phát triển vừa thể hiện bản sắc riêng phù hợp với truyền thống văn hóa, vừa mang đặc điểm, phong cách nghệ thuật đặc trưng riêng của mỗi thời kỳ lịch sử.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng đang trưng bày chuyên đề “Linh vật Việt Nam,” giới thiệu đến công chúng hơn 100 hiện vật tiêu biểu về các loại hình linh vật.

Đặc biệt, trưng bày chuyên đề lần này còn thí điểm ứng dụng công nghệ trình chiếu, tương tác 3D (trình chiếu 3D Hologram) một số hiện vật đặc sắc nhưng không có điều kiện giới thiệu trong phòng trưng bày, nhằm giúp khách tham quan có được những trải nghiệm thú vị và cảm nhận sự phong phú, đa dạng của sưu tập linh vật Việt Nam hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.