Phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng là gì

Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương là ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

Cân đối nguồn vốn để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương là ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu (trừ các xã an toàn khu thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được bố trí vốn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo các tiêu chí, hệ số ưu tiên phân bổ được quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ), xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức đạt chuẩn của một số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững. Các tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Bố trí vốn ngân sách trung ương để thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (Chương trình vốn vay ADB) sau khi được Quốc hội cho phép bổ sung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình triển khai Chương trình.

Cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương

Về cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện theo cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020 và căn cứ theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, theo nguyên tắc:

Đối với các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương, không hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Ngãi).

Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên, ưu tiên bố trí ở mức độ cao phù hợp với tổng số xã; xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các phường, thị trấn, xã đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (xã đặc biệt khó khăn).

Đối với tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức dưới 50%, bố trí vốn ở mức thấp hơn so với nhóm nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên.

Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thực hiện cơ chế hỗ trợ theo nguyên tắc: Ngân sách trung ương không hỗ trợ các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi).

Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó ưu tiên hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, các tỉnh còn lại nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên.

Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình

Đối với các tỉnh tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam), 100% nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn.

Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam:

+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 60% và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1,5).

Phát biểu thảo luận tại Hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Chu Thị Hồng Thái – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng nguồn vốn đầu tư cho các tỉnh miền núi, các tỉnh nhận hỗ trợ lớn ngân sách từ trung ương để thực hiện các công trình giao thông, nhất là ở khu vực miền núi, góp phần phát triển kinh tế -xã hội tại địa phương.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU NGÀY 30/10: TIẾP TỤC THẢO LUẬN VIỆC TRIỂN KHAI CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 30/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng là gì

Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, đại biểu Chu Thị Hồng Thái – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Đại biểu cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương đã có nhiều cố gắng tìm các giải pháp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, điều này được thể hiện trong việc Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn, và tại kỳ họp này Chính phủ đã ban hành Tờ trình số 557/TT-CP, ngày 16/10/2023 về các cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, cũng còn có nhiều những hạn chế, bất cập, trong báo cáo giám sát của Quốc hội đã phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.

Về các giải pháp trong thời gian tới, đại biểu Chu Thị Hồng Thái bày tỏ sự đồng tình với dự thảo nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời gian thực hiện nguồn vốn 03 chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2023 chưa giải ngân hết, đến hết ngày 31/12/2024 (bao gồm cả vốn kế hoạch năm 2022). Trong báo cáo của Chính phủ đã nêu đến 30/9/2023 các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân được 32% kế hoạch (đã bao gồm vốn năm 2022), như vậy nguồn vốn chưa giải ngân được là rất lớn, bên cạnh đó những khó khăn đã có từ trước, và mới phát sinh. Do vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét để bảo đảm nguồn vốn thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.

Phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng là gì

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu thảo luận tại phiên họp.

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái cho rằng, tỷ lệ đối ứng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cao, trong khi nguồn thu ngân sách một số địa phương còn hạn chế nên khó khăn trong việc cân đối ngân sách địa phương để đảm bảo đối ứng theo quy định. Cụ thể, thực hiện Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg, ngày 25/3/2022 của Chính phủ, các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 60% - 80%, hằng năm ngân sách địa phương phải đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ (tỉ lệ 1:1), trong đó có tỉnh Lạng Sơn, ngoài thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia, còn có rất nhiều các hạng mục công trình, cần phải đầu tư, nhất là các công trình giao thông ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, đường kiểm tra cột mốc khu vực biên giới, thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh…, hàng năm ngân sách tỉnh không thể cân đối cho tất cả các nhiệm vụ này, phải huy động nguồn lực từ nhân dân, song đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh còn khó khăn nên nguồn lực huy động cũng rất hạn chế.

Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi theo hướng giảm tỷ lệ đối ứng đối với các tỉnh nhận hỗ trợ lớn từ ngân sách trung ương, để tỉnh có thể cân đối được nguồn vốn của địa phương. Đồng thời, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng nguồn vốn đầu tư cho các tỉnh miền núi, các tỉnh nhận hỗ trợ lớn ngân sách từ trung ương để thực hiện các công trình giao thông, nhất là ở khu vực miền núi (trong báo cáo giám sát có nêu Tiêu chí số 2 về Giao thông ở vùng Trung du miền núi phía Bắc mới có 56,8% số xã đạt tiêu chí giao thông), trên thực tế cho thấy nói nào có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, thì nơi đó sẽ phát triển hơn về kinh tế -xã hội, do vậy, rất mong Quốc hội, chính phủ xem xét, quyết định.

Phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng là gì

Về thực hiện tín dụng chính sách xã hội, đại biểu bày tỏ nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội là quan tâm bố trí tăng nguồn vốn thực hiện tín dụng chính sách xã hội từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội, mở rộng phạm vi, đối tượng thụ hưởng, nâng định mức cho vay để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét giảm lãi suất đối với một số chương trình hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, hỗ trợ sản xuất được xem là nội dung quan trọng nhất, tác động đến đời sống, thu nhập của người dân, việc hỗ trợ chính sách tín dụng là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện nội dung này, việc hỗ trợ tín dụng sẽ tạo động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo, góp phần làm giảm sự trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự hỗ trợ của nhà nước.

Đối với mức hỗ trợ hộ nghèo trong xây dựng nhà ở, với quy định như hiện nay tại khoản 2, điều 9, Quyết định số 02/2022/QĐ-TTG, ngày 18/1/2022 của Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Hỗ trợ xây mới là 40 triệu đồng/hộ, sửa chữa là 20 triệu đồng/hộ, từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương. Tuy nhiên, với định mức hỗ trợ 40 triệu đồng, chưa đủ để có thể đảm bảo được yêu cầu 3 “cứng” về chất lượng sau khi được hỗ trợ theo Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. là hộ nghèo, còn phải lo ăn từng bữa, để có số tiền đối ứng hoàn thiện căn nhà, bảo đảm tiêu chí 3 “cứng” như yêu cầu của chương trình là vấn đề rất khó khăn, nan giải nên nguồn vốn hỗ trợ này nhiều địa phương cũng chưa giải ngân được, do vậy đại biểu kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét tăng mức hỗ trợ xây nhà lên 70% đến 80% giá trị nhà ở đạt tiêu chí cho hộ nghèo.

Đại biểu tỉnh Lạng Sơn bày tỏ nhất trí với dự thảo nghị quyết là xây dựng, ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, đây là những đối tượng yếu thế trong xã hội, không có cơ hội để vươn lên thoát nghèo do bệnh tật, người già neo đơn… rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước để cuộc sống của họ bớt khó khăn hơn và thiết thực thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để a bị bỏ lại phía sau”./.

Nguồn vốn đối ứng là gì?

Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án, được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn ...

Vốn đối ứng bao gồm những gì?

7. Nguồn của vốn đối ứng bao gồm: ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước; vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi); vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Phí dự án là gì?

"Phi dự án" được hiểu như sau:là phương thức cung cấp vốn ODA không hoàn lại dưới dạng khoản viện trợ riêng lẻ và không cấu thành dự án cụ thể, như bằng tiền, hiện vật, hàng hóa, chuyên gia để thực hiện một trong những hoạt động hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo.

Nguồn vốn vay là gì?

+ Vốn vay gồm vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác. Đây là khoản tiền mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư sản xuất kinh doanh.