Phân tích và đưa ra các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông mà theo anh chị là hiệu quả ở tp hcm

Phân tích và đưa ra các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông mà theo anh chị là hiệu quả ở tp hcm
TP HCM tập trung đưa ra các nhóm giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016-2020

Sáng 22/1, tại TP HCM diễn ra buổi tọa đàm về “Giải pháp chống ùn tắc giao thông TP HCM” giai đoạn 2016 - 2020 do Sở GTVT TP, Ban ATGT TP phối hợp Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức. Tham dự buổi tọa đàm có Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cùng đại diện các lãnh đạo, đơn vị có liên quan.

Ứng dụng CNTT quản lý giao thông

Nội dung buổi tọa đàm bàn về 6 nhiệm vụ giải pháp giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016-2020 gồm: chỉ đạo điều hành; khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa, kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ; tăng cường công tác kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm, điều phối các lực lượng trong công tác điều tiết giao thông, kiên quyết lập lại trật tự lòng lề đường.

Phân tích và đưa ra các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông mà theo anh chị là hiệu quả ở tp hcm
 

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia là các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành GTVT phát biểu và đóng góp các ý kiến bổ sung về các giải pháp trên. Ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP HCM cho rằng, TP nên áp dụng CNTT vào việc chống ùn tắc giao thông, năm 2016 TP nên lập đề án trung tâm quản lý thông tin về giao thông, từ đó mới có những giải pháp cụ thể. Bởi hiện nay thông tin về giao thông rời rạc chưa có sự đồng bộ nên kết nối các thông tin đang thiếu.

Ông Hỷ cũng nêu nên hai nhóm giải pháp, phải giảm phương tiện cá nhân, giảm xe quá tải quá khổ vào trung tâm TP; chọn một điểm trung tâm để thí điểm, lập đề án về xe đạp điện để thay thế xe máy.

Phân tích và đưa ra các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông mà theo anh chị là hiệu quả ở tp hcm
ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP HCM đưa ra ý kiến nên xây dựng trung tâm điều khiển giao thông thông minh

Giải pháp mà ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP HCM đưa ra là cần có quy mô dự án giao thông thông minh. Xây dựng chung thành một khu vực có sự phối hợp chung của các ban ngành. Sử dụng CNTT quản lý giao thông để quản lý các tuyến đường. TP cần có chi phí điều tra thông tin giao thông để đánh giá mô hình chung giao thông, hạn chế phát triển số lượng xe taxi. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ùn tắc kéo dài.

Còn PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cho rằng: Để giảm ùn tắc giao thông, trách nhiệm không thuộc riêng của Sở GTVT mà còn có sự phối hợp các Sở ngành có giải pháp tổng thể cho TP và giải pháp từng khu vực. Ngoài ra, việc quản lý các tuyến đường cần cụ thể hơn, thúc đẩy mạnh phát triển xe buýt, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng lề đường…

Phân tích và đưa ra các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông mà theo anh chị là hiệu quả ở tp hcm
PGS TS Phạm Xuân Mai, Đại học Bách khoa TP HCM cho rằng nên đầu tư hệ thống xe buýt BRT

Đẩy mạnh phát triển phương tiện công cộng là ý kiến của PGS TS Phạm Xuân Mai, Đại học Bách khoa TP HCM. Đối với hệ thống giao thông công cộng ưu tiên đầu tư dự án xe buýt BRT. Bởi đây là dự án chi phí thấp, hiệu quả cao mà có thể giải quyết được 10-15% nhu cầu đi lại và từ đó kéo giảm người đi xe máy sang phương tiện giao thông công cộng, trong khi dự án tuyến tàu điện ngầm metro chi phí cao mà trong vòng 10 năm nữa mới chỉ đáp ứng 7-8% so với nhu cầu.

Quy hoạch giao thông cần được ưu tiên

Trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT Công an TP HCM cho biết, thực trạng phương tiện xe cá nhân từ 2010-2015 tăng 2,5 triệu phương tiện gây áp lực các tuyến đường TP. Đặc biệt ở các điểm nóng gây ùn tắc như cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, cao điểm một ngày 100.000 lượt người ra vào, khu vực cảng Cát Lái cũng lên tới 18.000 lượt xe container ra vào mỗi ngày.

Ông Phong đề xuất TP khẩn trương đầu tư hoàn chỉnh hệ thống camera đường sắt để kịp theo dõi và phối hợp hiệu quả. 10.000 nhân viên của Cảng hàng không có thể điều chỉnh phương tiện đậu đỗ cho phù hợp để giảm tải cho bãi đậu xe tại khu vực này. Tuyên truyền để cải thiện ý thức người dân về cách thức sử dụng phương tiện cá nhân, thay vì đi xe máy trong bán kính ngắn người dân có thể đi bộ để hạn chế phương tiện cá nhân ra đường.

Phân tích và đưa ra các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông mà theo anh chị là hiệu quả ở tp hcm
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT Công an TP HCM khuyến khích người dân đi bộ, xe đạp trong bán kính ngắn thay vì đi xe máy làm lưu lượng tham gia giao thông ngày một tăng 

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhận định, một trong những nguyên nhân gây tình trạng ùn tắc giao thông do không thực hiện nghiêm về quy hoạch, tăng trưởng phương tiện giao thông ngày một nhiều. Do vậy để giải quyết vấn đề này nên xem xét cụ thể, phân tích từng địa điểm, vị trí chỗ nào chưa phù hợp thì tháo gỡ. Để giảm phương tiện cá nhân, kết cấu hạ tầng nên tính toán cả về vấn đề tăng dân số.

Phân tích và đưa ra các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông mà theo anh chị là hiệu quả ở tp hcm
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại buổi tọa đàm

Thứ trưởng đề xuất nên tách nhóm giải pháp quy hoạch giao thông là một nhóm giải pháp riêng để tập trung phát triển, quản lý. Đây là một giải pháp rất quan trọng về trước mắt cũng như lâu dài trong việc phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông TP.

Ngoài ra, Sở GTVT TP HCM đề xuất bổ sung giải pháp cơ chế chính sách, cơ chế đặc thù riêng cho TP cũng như kết cấu hạ tầng giao thông để có thể khuyến khích TP phát triển theo hình thức quản lý riêng nhưng đồng bộ trong quy hoạch.

Ai cũng biết kẹt xe, ùn tắc giao thông là do: đường hẹp - xe nhiều - người đông, đây là điều tất nhiên. Như vậy để giải quyết thông thường người ta lại đưa ra giải pháp: 1. Đường hẹp: mở đường (rộng thêm hoặc mở thêm đường mới)! 2. Xe nhiều: giảm xe! 3. Người đông: giảm dân nhập cư!

- Vấn đề đường hẹp: Với giải pháp mở đường thì không thể tiến hành trong ngày một ngày hai và cũng cần một nguồn kinh phí rất lớn. Như vậy chúng ta chỉ có thể làm ngay là: làm cho thông thoáng đường trả lại tất cả diện tích đường cho lưu thông bằng cách:

+ “Dẹp” càng nhanh càng tốt các công trình xây dựng đang “nghênh chiến” trên đường.

+ Dừng ngay điệp khúc “đào - lấp, đào - bỏ đó… ”

+ Phải kiên quyết chuyển các họat động quét hốt rác, vận chuyển rác, sơn đường, rửa đường, vẽ đường, nạo vét cống… vào ban đêm khi có ít phương tiện lưu thông.

+ Thực hiện nghiêm các biện pháp chống buôn bán lấn chiếm lòng lề đường.

Đây là một việc rất khó, vì do tập quán mua bán của người dân đã ăn sâu, tuy nhiên phải kiên quyết giải quyết được điều này thì mới mong giảm được vấn nạn kẹt xe. Biện pháp căn cơ nhất là phải tổ chức những khu chợ và trung tâm thương mại để hạn chế việc buôn bán nơi mặt tiền đường như hiện nay, và chỉ khi ấy mới không có cảnh người vừa chạy xe vừa ngó nghiêng rồi đột ngột dừng lại…

- Vấn đề xe nhiều: với các giải pháp hạn chế đăng ký, tăng phí đánh vào túi tiền của người dân... xem ra không khả thi. Xin đưa ra một số quan điểm như sau:

+ Cấm lưu hành xe ba bốn bánh tự chế (theo nghị quyết 32) là một giải pháp, tuy nhiên cần quan tâm tới việc giải quyết lao động.

+ Hiện tượng xe đạp, xe 2 bánh gắn máy cơi nới chở quá khổ rất nhiều ở trên đường cũng góp phần gây kẹt xe, lực lượng CSGT thường “ngó lơ” với các đối tượng này vì phải “mắc công” nghe năn nỉ, nên cần phải chấn chỉnh ngay.

+ Thực hiện nghiêm công tác kiểm định xe để đảm bảo 100% xe lưu thông là được kiểm định và hạn chế thấp nhất tình trạng xe “nằm đường” gây ùn tắc giao thông.

+ Nhà nước cần quy định khi xe hư thì bắt buộc phải gọi dịch vụ cứu hộ đến giải quyết ngay. Chứ không như hiện nay khi xe hư các “bác tài” và phụ xế gọi thợ đến “khám và chữa” ngay tại hiện trường.

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ cứu hộ để khi chẳng may xe bị “nằm đường” thì anh cứu hộ đến kéo đi ngay.

+ Lực lượng công an cần phải giải quyết nhanh chóng các vụ tai nạn giao thông để lưu thông được bình thường.

+ Thay vì cấm lưu hành xe ba bốn bánh tự chế... nên thu thêm phí giao thông đối với những xe có kích thước bằng và lớn hơn kích thước các xe bị ngưng hoạt động, đặc biệt là xe ôtô cá nhân.

+ Nâng cao hơn nữa tính hiệu quả và khoa học đối với họat động vận tải công cộng (đặc biệt là xe buýt).

Theo tôi hiện nay xe buýt vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa: có rất nhiều xe chạy trên một đọan đường thậm chí nhiều đường (trùng tuyến, trùng đoạn) tranh giành khách và đây là một nguyên nhân ùn tắc kẹt đường Cũng như gây tai nạn giao thông rất phổ biến. Thiếu: có những con đường xe buýt không hề đi qua nên người dân không thể sử dụng được dịch vụ công cộng này.

- Vấn đề người đông: Đúng là mấy năm gần đây tốc độ dân nhập cư vào thành phố tăng rất nhanh, góp phần làm cho vấn nạn kẹt xe ùn tắc giao thông càng thêm trầm trọng. Tuy nhiên việc dân nhập cư vào các thành phố lớn là điều tất yếu, không có gì mới mẻ trên thế giới, do đó đừng tìm cách để hạn chế hay khống chế tình trạng này một cách tiêu cực mà phải đối mặt với nó. Việc giải quyết căn cơ vẫn là mở đường, mở rộng thành phố, thành lập thành phố vệ tinh... nhưng những việc này quá lớn cần nhiều thời gian và kinh phí.

Vậy nên bàn phương án khác ít tốn kém hơn, thực hiện cấp bách để góp phần giảm nạn ùn tắc kẹt xe, như:

+ Có rất nhiều con đường buổi sáng thì kẹt xe bên làn đường bên này và buổi chiều thì lại kẹt xe bên làn đường bên kia. Từ hiện tượng này chúng ta có thể đưa ra phương án phân luồng giao thông theo buổi, theo giờ chứ không nên phân luồng cứng nhắc như hiện nay.

+ Nên luôn cho xe hai bánh rẽ phải khi gặp đèn đỏ đối với hầu hết các giao lộ (trừ những giao lộ không thuận tiện).

+ Tại các giao lộ đã có bố trí đèn tín hiệu thì phải có tín hiệu đèn đỏ (hiện nay một số chỉ có đèn vàng nhấp nháy) để dừng chứ không mạnh bên nào nấy tranh.

+ Phải có biện pháp kiểm tra và xử lý ngay lập tức đèn tín hiệu giao thông 24/24 không để xảy ra hiện tượng “đèn chết, đèn loạn”. Nếu bị mất điện hay tín hiệu không đúng thì rất cần có anh CSGT ngay lập tức để điều khiển giao thông.

+ Nên xem xét bố trí lại các chỗ hở của dải phân cách (con lươn) cho hợp lý, đây là nơi các phương tiện qua đường mà lại không có đèn tín hiệu, thậm chí chỗ hở này lại ngay trước một nơi tập trung đông đúc như: trường học, chợ, quán ăn...

+ Việc số nhà “nhảy múa” lung tung trên rất nhiều con đường, việc thay tên đổi họ nhiều con đường hay các biển báo giao thông bị “nấp”... cũng góp phần làm cho giao thông bị ách tắc.

+ Cuối cùng người tham gia giao thông phải nâng cao ý thức và cư xử văn minh trong giao thông và Nhà nước đóng vai trò trong việc vận động tuyên truyền.

Tóm lại, để giảm bớt được nạn ùn tắc kẹt xe trong thành phố thì cần có sự phối hợp của tất cả bộ ngành và toàn xã hội chứ không riêng một bộ ngành nào. Rất mong một ngày không xa người dân đi trên chính những con đường thân quen lại có cảm giác đường phố rộng thênh thang an tòan như những ngày... Tết!

LÊ VÕ TẤN KHOA